Tựa của sách này là từ câu đầu tiên, “Diễm Ca của Sôlômon”. (Trong một số Kinh Thánh, sách này được gọi là “Song of Songs”). Sách này dường như là tập hợp sưu tầm các bài thơ tình yêu được xếp đặt cách lỏng lẻo để diễn tả sự tán tỉnh và hôn nhân của một cặp vợ chồng quê. Bất kể những trở ngại, họ tìm kiếm nhau. Ngay cả sự tưởng tượng kỳ quặc “mạnh mẽ như sự chết” và “biết bao nước không thể làm hết khát” (Dc 8:6-7), cũng không thể tiêu diệt tình yêu của họ. Ý tưởng này được cho là của chính Sôlômon,
Ngôn ngữ và kiểu cách của sách thuộc thời điểm sau Lưu Đầy. Việc sách nhắc đến Sôlômon chỉ có nghĩa sách này thuộc về những cuốn được cho là của ông như một hiền nhân đầu tiên của Ít-ra-en.
Diễm Ca của Sôlômon được nhiều người ca ngợi qua các thế kỷ vì hình ảnh sống động và ngôn ngữ đầy đam mê của nó. Nhưng có nhiều ý kiến về cách diễn giảng. Một số coi sách này như một diễn tả tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân theo kiểu dụ ngôn. Một số khác coi đó như một bài thơ nhiều cảm hứng nói lên sự xinh đẹp của tình yêu hôn nhân của con người.
Có lẽ cách tốt nhất để đọc Diễm Ca của Sôlômon là coi đó như một bài thơ tình mà nó cũng nhắc nhở chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Tuy nhiên, thơ của người này là thuốc độc của người khác. Một thanh niên thời nay khó có thể ca ngợi người yêu với những lời như, “Tóc em mượt như đám lông dê” (Dc 6:5). Có thể chúng ta không dùng ngôn ngữ tình yêu của nó, nhưng chúng ta có thể học cách quý trọng thi ca và sự đam mê của Diễm Ca. Chúng ta cũng có thể biết rằng tình yêu hôn nhân của con người thì tốt, quá tốt đến độ trong Kinh Thánh nó trở nên một dấu hiệu cho tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Hãy đọc Diễm Ca 2 để biết một mẫu thi phú của sách. Hãy để ý đến phần ghi chú để giải thích từ vựng và hình ảnh. Hãy đọc Diễm Ca 8:6-7 về một bài tụng ca thật hay về tình yêu con người. Những câu này có thể tiêu biểu cho hai cách sử dụng sách Diễm Ca. Một đôi vợ chồng có thể dùng Diễm Ca để nói với nhau khi diễn tả tình yêu, hoặc bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể dùng chúng như một loại cầu nguyện với Thiên Chúa, đấng là Tình Yêu.
Tựa đề này phù hợp với sách, một khái luận về sự khôn ngoan của Thiên Chúa. (Trong một số Kinh Thánh khác, sách này được đơn giản gọi là sách Khôn Ngoan). Dựa trên nội dung và kiểu cách, hầu hết học giả Công Giáo đồng ý rằng sách được viết vào khoảng 50 B.C. bởi một người Do Thái sống ở Aléchxăngđria. Tác giả viết bằng tiếng Hy lạp và trích dẫn bộ Bẩy Mươi của Cựu Ước.
Thế kỷ sau cùng trước thời Đức Kitô là thời gian hỗn loạn cho người Do Thái ở Palestine và nơi khác. Đầu thế kỷ đó, một cuộc nội chiến cay đắng đã đưa người Pharisêu ở Giuđêa chống lại thượng tế theo Hy Lạp, Aléchxăng Gianút, và các đồng minh của ông người Xađuxê. Aléchxăng chiến thắng; vì thế, chính ông và những người kế vị theo khuynh hướng pha trộn các truyền thống Hebrew với triết thuyết và lý tưởng Hy Lạp.
Vào lúc này, người Do Thái ở Ai Cập có lẽ đông hơn những người ở Palestine. Trong một thành phố quốc tế như Aléchxăngđria, họ phải đối diện với mọi loại tôn giáo của dân ngoại. Họ bị cám dỗ từ bỏ các kiểu cách cũ để chấp nhận những lý tưởng mới xuất phát từ văn hóa Hy Lạp mà dường như nó chế ngự toàn thế giới, ngay cả thành Giêrusalem yêu dấu của họ.
Trong môi trường này, một người Do Thái vô danh có hiểu biết về văn hóa Hy Lạp và thành thạo tiếng Hy Lạp được Thiên Chúa linh ứng để viết sách Khôn Ngoan của Sôlômon. Ông muốn cho người Do Thái thấy rằng sự khôn ngoan đích thực thì được tìm thấy trong sự mặc khải của Thiên Chúa, chứ không phải trong các tôn giáo và triết lý của dân ngoại.
Sách của ông có thể được chia làm ba phần. Phần thứ nhất đề cập đến sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong tương quan với định mệnh con người về đời sống và sau khi chết. Tài liệu này cung cấp sự diễn giảng rõ ràng nhất của Cựu Ước về thực tại sự sống đời đời (Kn 1:1 -- 6:21). Phần thứ hai đưa Sôlômon vào vị trí để ca ngợi sự khôn ngoan và cầu xin được khôn ngoan (6:22 -- 9:18). Phần thứ ba trình bày sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong vai trò dẫn dắt người dân thời Cựu Ước. Nó đặc biệt chú trọng đến sự quan phòng và chăm sóc của Thiên Chúa dành cho người Ít-ra-en và sự trừng phạt người Ai Cập, như thế để cảnh giác người ở Aléchxăngđria rằng họ không được từ bỏ các truyền thống Do Thái để theo các ý tưởng Hy Lạp mà lúc bấy giờ thật hợp thời ở Ai Cập và các nơi khác (10:1 -- 19:22).
Sách Khôn Ngoan của Sôlômon không được trực tiếp trích dẫn bởi các tác giả Tân Ước, nhưng hiển nhiên nó ảnh hưởng đến tư duy của họ. Thí dụ, hãy để ý sách Khôn Ngoan 2:12-20 được phản ảnh trong Mátthêu 27:39-43 như thế nào.
Hãy đọc sách Khôn Ngoan của Sôlômon 9, một lời cầu xin sự khôn ngoan thật hay. Hãy đọc sách Khôn Ngoan của Sôlômon 10:15-21, một mở đầu để giới thiệu bài khái luận dài về Xuất Hành.
Sách này lấy tên của tác giả, “Giêsu, con của Elada, con của Sirach” (Hc 50:27). Ông là một hiền nhân có lẽ sống và viết ở Giêrusalem, làm ra cuốn sách này bằng tiếng Hebrew khoảng 180 B.C. Trong năm 132 B.C. cháu của ông, lúc đó ở Ai Cập, đã dịch sách này sang tiếng Hy Lạp, thêm vào đoạn mở đầu không thuộc về bản nguyên thủy. Bản văn Hy Lạp trở nên một phần của danh sách Aléchxăngđria và sau này được Giáo Hội Công Giáo chấp nhận thật nồng nhiệt đến độ nó được gọi là “Ecclesiasticus” (Sách Giáo Hội). (Một số cuốn Kinh Thánh Công Giáo vẫn còn dùng tên này)
Sách Sirach là một sưu tầm dài với những lời nói và châm ngôn được sắp xếp theo nội dung. Các đề tài gồm các bổn phận đối với Thiên Chúa và gia đình, tình bạn, việc sử dụng của cải, thận trọng lời nói, dậy dỗ con cái, lịch sự ở bàn ăn, đau yếu, và sức khỏe.
Kiểu cách của Sirach thì ngắn gọn và mầu sắc. Các châm ngôn thì sắc sảo và khôn ngoan. Lời khuyên được đưa ra thì hợp lương tri. Sirach khuyên kính trọng Thiên Chúa, yêu thương gia đình và bạn hữu, và các nhân đức khác được đề ra để giúp người ta có được đời sống hữu ích, hạnh phúc. Sirach dường như không để ý đến thực tại của sự sống đời đời, nhưng ông khuyên hãy chấp nhận thánh ý của Thiên Chúa trong mọi sự, kể cả sự chết. Ông mở tâm hồn chúng ta để biết đến thánh ý của Thiên Chúa được tỏ lộ qua Chúa Giêsu, là chúng ta phải có sự sống đời đời.
Sirach cung cấp những bài chiêm niệm thật hay về sự uy nghi và lòng thương xót của Thiên Chúa (Hc 18:1-14) và về quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa (39:12-35). Có lẽ những câu rất hay của ông là câu ca tụng những công trình của Thiên Chúa trong thiên nhiên (42:15 -- 43:33). Sau cùng, ông chứng minh rằng sự khôn ngoan thì không phải là một lý tưởng không có sự sống, trừu tượng. Nó được biểu lộ trong các hành động của dân tộc vĩ đại thời Cựu Ước. Sirach khen ngợi và đề nghị các hành động này như khuôn mẫu để noi theo (44:1 -- 50:24).
Hãy đọc Huấn Ca 42:15 -- 43:33, lời ca tụng công trình của Thiên Chúa trong thiên nhiên. Bạn có thể lướt qua sách này, chọn những phần đặc biệt ưa thích.
Một trong những cái nhìn sáng suốt nhất của các Sách Khôn Ngoan là “kính sợ Thiên Chúa là khởi đầu của khôn ngoan” (Hc 1:14). Khi con người xây dựng cuộc đời mình trên nền tảng là sự tôn kính và vâng theo sự dẫn dắt của Thiên Chúa, họ sẽ tận dụng mọi ngày được dành cho họ trên trái đất này.
Các Sách Khôn Ngoan dậy chúng ta hãy xây dựng đời mình trên các quy tắc đã được thử thách qua thời gian và xuất phát từ sự linh ứng của Thiên Chúa. Chúng chạm đến những hy vọng và những lo sợ của chúng ta, sự hiện hữu hàng ngày, sự tương giao của chúng ta với người khác và với Thiên Chúa. Chúng khuyên chúng ta hãy tránh những câu trả lời quá đơn giản. Chúng cung cấp các kiểu mẫu cho một cuộc đời cầu nguyện. Chúng vạch ra sự mỹ miều của tình yêu con người. Chúng chuẩn bị chúng ta để đón nhận sự mặc khải của Chúa Kitô về sự sống đời đời. Chúng giống như lời khuyên dấu ái của ông bà, là những người từng trải và muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình với chúng ta. Không ngạc nhiên, Sirach tuyên bố:
Tất cả sự khôn ngoan đều xuất phát từ Đức Chúa,
và nó vẫn ở với Người mãi mãi…
Kính sợ Đức Chúa làm sảng khoái tâm hồn,
và đem lại sự hoan hỉ và vui thích và tuổi thọ…
Kính sợ Đức Chúa là khởi đầu sự khôn ngoan (1:11, 11, 14)
Những Câu Hỏi Để Thảo Luận và Suy Nghĩ Đâu là những câu bạn thích nhất trong sách Châm Ngôn? Trong Thánh Vịnh? Nếu bạn có thể đi ngược thời gian và đến thăm một trong các tác giả của các Sách Khôn Ngoan, bạn có muốn nói chuyện với tác giả của sách Ecclesiastes hay tác giả Sirach không? Tại sao? Sinh Hoạt Bạn nghiên cứu Huấn Ca 42:15 -- 43:33. Bây giờ hãy dùng chính đoạn này để cầu nguyện. Khi bạn “nhớ đến những kỳ công của Đức Chúa,” hãy biến đoạn này như một bài thơ để chúc tụng Thiên Chúa. Hãy đọc Thánh Vịnh 6, một bài cầu nguyện khi sầu khổ. Hãy nghĩ đến ai đó đang bị sầu khổ (có thể là bệnh nặng, cái chết của người thân, hay mất việc làm). Hãy cầu nguyện với Thánh Vịnh này như thể bạn là người đó, hãy dâng lời cầu nguyện cho họ. Hãy cầu nguyện với Thánh Vịnh 117. Khi làm như vậy, hãy nghĩ bạn được kết hợp làm một với mọi thế hệ tín hữu, Do Thái Giáo và Kitô Giáo, họ đã từng đọc những lời này trên hai ngàn năm trăm năm. Hãy nghĩ về cách bạn kết hợp với các tín hữu trên toàn thế giới ngày nay, và thay mặt họ, bạn cảm tạ Thiên Chúa vì những ơn lành đổ xuống trên chúng ta. |
Trả Lời | Câu Hỏi |
---|---|
Diễm Ca của Solomon có thể được dẫn giải là một bài thơ tình mà nó cũng có thể nhắc nhở chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta | |
Diễm Ca của Solomon được viết bởi Vua Solomon | |
Trong Diễm Ca 2, cuộc đối thoại xảy ra trong (a) mùa xuân; (b) mùa hè; (c) mùa thu; (d) mùa đông | |
Trong Diễm Ca 8, tình yêu được coi là (a) xưa như các ngọn đồi; (b) xinh đẹp như mùa xuân; (c) ngắn ngủi như bông hoa; (d) mạnh mẽ như sự chết | |
Sách Khôn Ngoan của Solomon được viết bằng tiếng Hy Lạp khoảng năm 50 B.C. bởi một người Do Thái sống ở Alexandria, Ai Cập. | |
Vì tác giả sách Khôn Ngoan của Solomon quen thuộc với văn hóa Hy Lạp, ông muốn cho người Do Thái thấy rằng sự khôn ngoan đích thật có thể tìm thấy trong triết lý Hy Lạp. | |
Sách Khôn Ngoan của Solomon dạy bảo về thực tại của sự sống vĩnh cửu. | |
Không có chứng cớ rằng các tác giả Tân Ước biết đến sách Khôn Ngoan của Solomon. | |
Theo sách Khôn Ngoan của Solomon 9, sự Khôn Ngoan đã hiện diện khi Thiên Chúa dựng nên thế giới. | |
Trong sách Khôn Ngoan của Solomon 10:15-21, đề tài chính là (a) sự tạo dựng; (b) biến cố Xuất Hành; (c) tội; (d) tận thế. | |
Sách Sirach (Huấn Ca) được viết bằng tiếng Hebrew và được dịch sang tiếng Hy Lạp bởi cháu của tác giả nguyên thủy. | |
Trong một số Kinh Thánh Công Giáo, sách Huấn Ca được gọi là sách (a) Khôn Ngoan; (b) sách Giảng Viên; (c) Châm Ngôn; (d) Sách Giáo Hội . | |
Khi Sirach ca tụng kỳ công tạo dựng của Thiên Chúa, ông bao gồm tất cả những điều sau, ngoại trừ: (a) mặt trời, mặt trăng, và các tinh tú; (b) cầu vồng, mây, và cơn bão; (c) tuyết, sương giá, và nước đá; (d) sư tử, bò mộng, và thú vật (Hc 42:15 -- 43:33). | |
Trong sự ca tụng Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, Sirach dạy bảo tất cả các điều sau, ngoại trừ: (a) những vật được dựng nên bởi lời Chúa; (b) Thiên Chúa biết những ý nghĩ bí ẩn; (c) các tinh tú hiện hữu trước Thiên Chúa; (d) chúng ta không thể ca ngợi Thiên Chúa cho đủ (Hc 42:15 -- 43:33). | |
Các Sách Khôn Ngoan dạy chúng ta cách xây dựng đời sống trên những nguyên tắc đã được thử thách qua thời gian, chúng xuất phát từ sự linh ứng của Thiên Chúa. |