Bà thấy khó chịu thế nào, và nó cảm thấy điều đó nhiều hay ít? Thời gian ở cùng nhau có căng thẳng không, có đưa đến việc ít tiếp xúc không? Dĩ nhiên một tương giao khó chịu thì ít tiếp xúc.
Không hồ nghi là bà muốn được thân cận với cháu gái, ngay cả khi nó tiếp tục gần gũi với bạn trai của nó. Tuy vậy bà không muốn bỏ qua sự chung sống của nó. Bà thấy hai đứa nó hòa hợp không? Bên ngoài thì có vẻ không hợp. Ở gần với ai đó không có nghĩa bà phải vui mừng hay ngay cả đồng ý với những lựa chọn của họ.
Trên tất cả, hãy yêu thương cháu. Cả hai người cùng có một quá khứ lâu dài. Hãy dựa vào đó. Điều này có thể không được tự nhiên khi bạn trai của nó hiện diện, vì hắn tương đối mới trong cuộc đời của bà. Tuy vậy, hãy đối xử cả hai với sự tôn trọng và đứng đắn. Làm như thế không có nghĩa bà bằng lòng với sự chung sống của chúng.
Yêu thương cháu gái có nghĩa bà không thay đổi đối với nó. Về cảm xúc, bà không lạnh nhạt hơn, xa cách hơn, hay khó đến gần. Ý định của bà không phải là để trừng phạt nó cho đến khi nó sửa đổi. Đó là cách đối xử với nó giống như trước khi nó sống với bạn trai. Dù sự tương giao của chúng suy yếu hay mạnh hơn, bà muốn giữ sự tương giao của bà với cháu gái vẫn vững vàng. Đó là cách tốt nhất để ảnh hưởng đến nó, nếu không bây giờ thì một ngày nào đó.
Cố đừng lập đi lập lại lập trường luân lý của bà. Nếu cháu bà khui ra vấn đề này, cửa đã mở để nói chuyện. Nếu chính bà mở ra, có lẽ bà không đạt nhiều kết quả hơn là sự căng thẳng giữa bà cháu. Cuộc đối thoại có thể trở nên cứng cỏi khi một hoặc cả hai phần tử đoán được một đề tài nhậy cảm đang len vào.
Thật dễ hiểu là sự khó chịu của bà có thể theo sau cuộc đối thoại. “Ngoại ơi, bà phải coi bộ ghế cháu mới mua. Nó rất giống với bộ của bà. Tụi cháu đang tìm một chung cư khác, tốt hơn cái hiện thời. Khi nào ngoại có thể đến ăn cơm tối với tụi cháu và coi nhà hả Ngoại?”
Bà phản ứng thế nào khi chúng nó nói và hành động như thể là vợ chồng? Hãy đối thoại. Hãy hỏi về bộ ghế, chung cư. Hãy nói với nó như bất cứ ai. Bà không phải xúc động thốt ra, “Thật tuyệt vời. Ngoại rất mừng cho cháu.” Đúng hơn, bà đang cho thấy một sự lưu tâm êm đềm.
“Ngoại không chắc về việc ăn tối.” Chắc chắn đó là quyền ưu tiên của bà. Xin nhắc lại, tuy vậy, nếu bà chấp nhận lời mời, không có nghĩa bà chấp nhận ẩn ý của lời mời ấy. Bà đang giữ sự tương giao với cháu của bà.
“Nếu cháu tôi coi phản ứng của tôi như chấp nhận lối sống của nó thì sao?” Cháu của bà đã biết bà bao lâu? Nó có rõ về những gì bà tin tưởng và lý do không? Nó có vẻ sẽ nghĩ như thế này không, “Tốt quá. Bà sẽ đến. Phải mất cả chục năm, nhưng sau cùng bà đồng ý với con.”
Hầu như cháu bà hy vọng rằng quan điểm luân lý của bà sẽ mờ dần. Nó muốn bà tán thành. Ngay cả vậy, bà không cần phải nhấn mạnh đến lập trường luân lý của bà mỗi khi bà nghĩ rằng nó tưởng sự nồng ấm của bà là một cách tán thành. Trong nhiều năm, bà thật rõ ràng trong lời nói và đời sống của bà. Bà không thể kiểm soát cách nó giải thích bà bây giờ.
Tình yêu của bà dành cho cháu và chồng nó là phương cách tốt nhất để khích lệ chúng về luân lý. Nếu không có sự tương giao tốt, bà không có nhiều cơ hội để thuyết phục nó. Khi lối đối xử của nó làm bà khó chịu nhất, có lẽ bà phải làm như không có gì quan trọng. Nói cho cùng, điều đó đáng giá, cho cả hai người.
Một ngày nào đó, dù cháu bà và bạn trai có đổ vỡ, kết hôn, hay sống riêng, nhịp cầu giữa bà và nó vẫn vững chắc.
Sự nồng ấm của bà không có nghĩa bà cho phép nó sống chung. Nó có nghĩa tình thương của bà thì vô điều kiện. Và điều đó sẽ kéo dài, ngay cả khi sự tương giao của nó với bạn trai đứt đoạn.
Đó là bước nhẩy ngày lễ. Ai đi đâu, khi nào, và bao lâu trước khi đến nhà khác? Các gia đình hỗn hợp hay gia đình phân ly lại có thêm những bước nhẩy khác.
Ông bà thường nhạy cảm về việc phân chia thời gian. Với họ, ngày lễ thì đầy những kỷ niệm, đầy những lần xum họp trong một mái nhà – nhà của họ. Việc chia sẻ thời gian ngày lễ thì hầu hết được chấp nhận, nhưng không phải là không có nuối tiếc ngày cũ.
Lý tưởng, chương trình nghị sự được tiến hành mà không quá nhiều trục trặc và với thiện tâm của mọi người. Tuy nhiên, trên thực tế, những bất quân bình đã xảy ra, với một bên được ít thời gian hơn. Các lý do thì nhiều: đường xa, gia đình lớn nhỏ, áp lực thái quá, chương trình, cha mẹ cô độc, những xếp đặt giám hộ con vì ly dị.
Các ông bà cảm thấy ngắn ngủi khi họ giải thích các phần ngày lễ là dấu chỉ sự ưu tiên; đó là, “con tôi và vợ/chồng nó có vẻ thích bên kia hơn chúng tôi”. Nó không xoa dịu các hồ nghi nếu lời giải thích yếu ớt. “Chúng con định đến sớm, nhưng các cháu còn ngủ. Khi chúng con định đi thì đã gần hết ngày. Chúng con sẽ đến vào cuối tuần này. Lúc đó, các cháu sẽ mở quà.”
Con gái của ông có thể cảm thấy lý do là áp lực từ phía bên kia. Để giữ hòa bình, cô ta nhượng bộ, vì biết rằng ông sẽ thông cảm cho điều đó. Trong một phương cách, đó là sự ca ngợi. Cô biết rằng ông là người dễ thích ứng, không muốn đưa cô ta vào vị thế thua thiệt.
Như vậy, chồng của cô ta có thể là người làm áp lực. Nó thúc đẩy vì cha mẹ nó, sự trung thành, bổn phận, mặc cảm tội lỗi, hay cảm thấy áp lực của họ. Ai đó phải là người uyển chuyển hơn, và con gái ông, sau khi cân nhắc, đã quyết định là người ấy.
Nhìn về chính mình thường thì tốt. Nhà của ông trong dịp lễ thì êm đềm và thư thả, hay nhiều căng thẳng? Cãi nhau? Than trách? Chua chát? Từ chính ông hay từ bác Phong? Hãy hỏi cô con gái về bầu khí ngày lễ trong nhà của ông. Ông sẽ biết những gì cần phải thi hành để làm cho nó tốt đẹp hơn cho mọi người.
Bất cứ lý do gì làm cho ngày lễ khác biệt, hãy kiểm soát điều đó nếu có thể. Hãy dễ chịu hơn. Đừng áp lực theo chiều hướng của ông. Đừng so sánh thời gian các ngày lễ trong quá khứ để làm to chuyện. Hãy nhớ, đừng dùng mặc cảm tội lỗi. Điều ông có được về thời gian bởi mặc cảm tội lỗi, ông sẽ mất đi sự sẵn lòng. Ông có muốn con gái ông sẵn lòng đến thăm ông không?
“Nếu tôi không lên tiếng, không có gì thay đổi.” Lên tiếng thì có thể ảnh hưởng đến việc điều chỉnh thời gian của vợ chồng nó, nhưng động lực của chúng là gì? Để xoa dịu? Còn nữa, nếu bên ông nhạc cũng nóng nảy, liệu ông có muốn lập cuộc song đấu giữa hai ông không? Nó lợi cho ông khi nổi nang trong cuộc giằng co ngày lễ. Về lâu dài, ông chỉ thấy có gia đình ông mà thôi.
“Chúng tôi sẽ không được chấp nhận bất cứ quãng thời gian nào chúng tôi có hay sao?” Con gái ông có biết ông quý trọng gia đình như thế nào không? Nó có thấy điều đó khi lớn lên không? Nếu có, có lẽ nó sẽ thấy ông cảm động bởi lòng tốt hơn là sự lãnh đạm. Có thể nó biết ông thích có thêm thời gian ngày lễ, nhưng nó cũng biết rõ là ông sẽ không ép buộc điều đó.
Sự ganh đua được chú ý trong ngày lễ giữa các ông bà nội ngoại có thể tạo ra sự bất hòa cũng như xa cách. Đừng ganh đua. Đó là cách tốt nhất để chiến thắng.
Các ông bà có khuynh hướng muốn được công bằng bất cứ khi nào và dù cách nào có thể. Lễ Giáng Sinh có thể đưa đến động lực công bằng, nhiều hơn các ngày sinh nhật.
Vì thứ nhất, gia đình thường hiện diện đông hơn. Ai ai cũng có thể thấy những gì một người cho đi và nhận được. Không ai muốn mang tiếng là hà tiện.
Thứ hai, các trẻ nhỏ không giấu được phản ứng của chúng. Các bộ vớ và quần áo thường bị xếp dưới những món đồ được chúng ưa thích. Trò chơi video và kỹ thuật nằm ở trên cùng. Các trẻ lớn có khuynh hướng thích tiền mặt. Ông bà muốn thấy sự phấn khởi đó, nếu không về phẩm chất, thì về số lượng.
Thứ ba, Giáng Sinh gợi lên tinh thần độ lượng về vật chất. Các món quà như muốn nói, “Thấy không, bà thương cháu biết chừng nào.”
Tất cả những điều này có thể thúc giục các ông bà cho quà cách rộng rãi, trong khi cha mẹ chỉ muốn sự giới hạn.
Cách của bà là gì? Hợp tác. Đồng ý hay không, hãy chấp nhận những mong muốn của con trai bà. Có thể bà thấy không trở ngại về tài chánh, nhưng con trai bà có đặt ra các giới hạn. Cũng cố chống lại sự cám dỗ là giữ lại món quà chờ dịp tương lai. Tôi nghĩ con trai của bà sẽ hồ nghi khi thấy một cái áo khoác dịp Giáng Sinh lại xuất hiện vào một ngày trong năm.
“Ông bà ngoại không chịu giảm bớt.” Bà không thể làm gì nhiều cho vấn đề đó. Họ và cha mẹ các cháu có thể có sự thương lượng riêng. Có thể họ chống đối đến độ bất hòa. Mục đích của bà là tránh sự bất hòa.
“Nếu con trai tôi và vợ nó chỉ đưa ra yêu cầu với chúng tôi thì sao?” Có lẽ các ông bà khác cũng đã tự giới hạn số quà. Hoặc, có lẽ có tiêu chuẩn ngoại trừ ở đây. Xin nhắc lại, tuy tình cảnh có vẻ bất công, hãy vui vẻ chấp nhận. Hãy bỏ qua bất cứ thái độ nào như nói rằng, “Tại sao bố mẹ phải như thế trong khi họ thì không. Điều đó có đúng không?” Dầu sao, bà thông minh hơn khi tuân theo. Nếu không có gì khác, con trai bà sẽ quý mến bà vì đã không khơi dậy sự tranh cãi Giáng Sinh khi cứ tiếp tục cho quà như thế.
“Có thể nào các cháu nghĩ là tôi yêu chúng ít hơn không?” Ít hơn ai? Ông nội thì giầu, bà nội thì nghèo? Dường như điều đó tùy thuộc vào sự tương giao của bà. Nếu nó tốt đẹp cả năm, các cháu sẽ không nghĩ gì đến điều đó trong lễ Giáng Sinh. Có lẽ chúng không lưu tâm đến ngay cả sự khác biệt của các món quà. Trừ khi bà lại bố thí các chiếc vớ và quần áo. Điều đó có thể thử nghiệm mối tương giao của bà.
Khi nghe theo lời yêu cầu của con trai, bà mất ít và được nhiều. Bà gieo tinh thần thiện tâm của Giáng Sinh. Ảnh hưởng trên các cháu thì ít, về vật chất và cảm xúc. Và bà sẽ giảm bớt chi tiêu dịp Giáng Sinh. Hãy dùng tiền tiết kiệm ấy để cho người nghèo thay mặt cho các cháu.
Đó là sự rập khuôn, nhưng nó bao quanh một số sự thật. Ông bà có sự nuông chiều nhiều hơn cha mẹ. Câu hỏi kế tiếp: Nuông chiều bao nhiêu thì quá đáng? Và ai là người quyết định?
Sự khác biệt giữa bình thường và quá đáng là gì? Trước hết hãy định nghĩa sự nuông chiều. Có phải chúng ta nói về thời gian, tình cảm, sự vui vẻ? Nói khác, nuông chiều những điều vô hình? Giữa các thế hệ ít có điểm ganh đua. Hầu hết các cha mẹ đều cảm kích khi ông bà cho quà vì sự tương giao tốt đẹp. Chỉ có bất hòa khi cha mẹ cảm thấy họ ganh đua với ông bà để được tình cảm con cái. Đó là một đề tài khác.
Rất thông thường, sự nuông chiều có nghĩa về đồ vật. Con gái ông không lưu tâm về sự to lớn vật chất của ông, cho đến một điểm. Điều cô ấy tranh luận nằm trong khoảng cách giữa sự to lớn của ông và những giới hạn của cô ta.
“Tôi không thấy có thiệt hại gì khi cho chúng một vài món đồ lúc này lúc nọ.” Nếu đó là “một vài món đồ lúc này, lúc nọ” liệu cô con gái của ông cũng không thấy gì thiệt hại? Hầu hết các cha mẹ chấp nhận ông bà cho quà nhiều hơn họ. Nếu họ phải làm việc vất vả để đáp ứng nhu cầu, một số phụ trội của ông bà thường được đón nhận. Đó là khi những phụ trội đó tuôn chảy từ một nguồn dường như vô tận khiến cha mẹ phải lo lắng sự ảnh hưởng của chúng đến con cái.
“Tôi không nghĩ là quá đáng”. Giả sử ông thăm dò ý kiến một trăm ông bà, và giả sử bảy mươi ba người đồng ý với ông. Qua con số này, ông có sự hỗ trợ của nhiều thế hệ. Điều đó có nghĩa gì? Chẳng có gì cả. Chỉ có một phiếu đáng kể: của cô con gái. Ngay cả đa số cho rằng cô ấy vô lý, lý lẽ của cô thắng tất cả. Cô ta có quyền phủ quyết.
“Tôi không muốn các cháu nghĩ tôi hà tiện với chúng, hoặc không chăm sóc chúng như các đứa cháu khác.”
Trước hết, ông không hà tiện với các cháu. Ông vẫn độ lượng, nhưng không đến mức ông muốn. Quan trọng hơn, tôi chắc là ông không bủn xỉn với những gì thực tế, tỉ như tình thương, thời giờ, trò chơi. Ông vẫn có thể chơi cướp cờ với chúng chứ? Còn trò “Monopoly” thì sao? Sự hiện diện của ông quý giá hơn món quà gấp bội. Và các cháu cảm thấy điều đó. Trong những cách thực sự quan trọng, ông không cho chúng ít đi.
“Tôi không thể thuyết phục con gái tôi sao?” Chắc chắn là được, hãy cho nó thấy kết quả thăm dò. Ngay cả thế, các quyết định của cha mẹ thì không được thành hình bởi đa số. Chỉ có cha mẹ mới đặt giới hạn về các món quà, ngay cả khi chín mươi chín cha mẹ khác có giới hạn rộng hơn. Không phải là ông đã tự ban cho ông quyền quyết định như thế lúc còn nuôi cô con gái hay sao? Không phải là ông đã từng nói, “Nếu mọi đứa khác nhảy vào hồ bơi, con cũng muốn nhảy vào sao?” Chắc chắc phải như thế. Đó là điều cổ điển.
Thực sự, con gái ông đang giúp đỡ ông. Cô ta giúp ông tiết kiệm. Ngay bây giờ, bé Duy vui với chiếc xe đồ chơi của nó. Trong một vài năm, có thể nó đòi nhiều hơn, tỉ như xe trượt tuyết hay một máy truyền hình màn ảnh lớn.
Đó là sự rập khuôn, nhưng nó ăn sâu trong thực tại. Các ông bà có thể không ngừng đề cao cháu của mình cho bất cứ ai muốn nghe và ngay cả những người không muốn nghe. Đó là một sự thôi thúc dễ hiểu phát sinh từ sự tự hào về gia đình và sự hả hê vui thích. Nhưng, khi đưa các ông/bà có cùng sự thôi thúc đến với nhau, cuộc chiến khoác lác bắt đầu.
Ông #1. Cháu tôi bỏ tã chỉ trong ba ngày, một tuần trước khi nó được hai tuổi.
Ông #2. Cháu gái tôi nói với cha mẹ nó là nó có thể bỏ tã ngay sau khi thổi nến sinh nhật đầu tiên. Khi nó mới sáu tháng, nó đã nói được nguyên một câu.
Ông #3. Tất cả cháu tôi đều bỏ tã chỉ sau ba tháng. Đứa lớn nhất, mới ba tuổi, huấn luyện em của nó.
Những hình ảnh. Trong những ngày trước, sau khi chụp hình thì phải đi “rửa phim” thì mới xem hình được và chính yếu chỉ những người thân cận mới thấy. Ngay nay giới hạn là bầu trời – theo nghĩa đen. Phim video, Facebook, Instagram, email có đính kèm – tất cả để công bố cho thế giới biết, “Đây là cháu tôi. Nó xinh không?!”
Điều này không để phản đối các kiểu liên lạc. Chúng giúp thể hiện những gì mà trước đây không thể, mở rộng sự chia sẻ niềm vui của một người trong gia đình. Đó là những gì ông bà yêu thích nói đến, tôi muốn nói là gởi đi. Xin nhắc lại, sự nguy hiểm nằm trong sự quá đáng. Một điều rất có ý nghĩa với chúng ta thì lại có thể không cùng một mức độ như thế với người khác. Bao nhiêu người ở ngoài vòng thân quen của ông thấy phấn khởi khi cháu bé của ông chơi thể thao nhất trường?
Vậy làm thế nào để ông nói – qua bản văn hay video – trong một phương cách tiết độ hơn? Ông đã bắt đầu rồi đó: ông muốn chấm dứt. Khi ông thấy mình khoác lác, hãy tự ngắt câu. Với sự thực tập, ông sẽ biết ngừng sớm hơn, cho đến một lúc ông không muốn mở đầu câu chuyện về đề tài này. Để trở nên người đối thoại lý thú là biết lắng nghe.
Phương pháp thứ hai. Cho người nói thấy sự thích thú – về con cháu và đời sống của họ. Xoay hướng sự chú ý đến chính họ. Hãy hỏi thêm. Tìm các chi tiết. Thay vì đợi đến phiên để nói, hãy để họ nói thêm. Ngay cả khi họ lấn át, mục tiêu chính của ông là chậm lại sự đề cao của mình. Kết quả là ông đã thoát khỏi cái vòng cháu-tôi-cháu-ông.
Một người đối thoại có ý thức sẽ cảm thấy điều ông đang làm. Có thể họ sẽ hỏi về cháu của ông. Bấy giờ, tối thiểu ông được phép khoe khoang chút đỉnh.
Nếu ông khoe khoang, hãy bám lấy các sự thật. Đừng tô son đánh phấn. “Tôi nghĩ cháu Tuấn của tôi có một tương lai sáng lạn là trở nên nhà vật lý hạch tâm nguyên tử. Cô giáo lớp vườn trẻ của cháu nói như thế mà!”
Thế nào là quá nhiều thì tùy thuộc vào bà có bao nhiêu cháu nội ngoại, tuổi của chúng, lối đối xử của chúng, sự biết ơn của chúng, túi tiền của bà, túi tiền của cha mẹ chúng, những giới hạn của cha mẹ chúng, những giới hạn của ông nhà.
Các con số không thôi thì có thể thấy giới hạn. Khi có thêm các cháu, giả sử rằng nguồn tài chánh của bà có giới hạn, chiếc bánh của bà được chia nhỏ hơn nữa.
Sau đây là một vài quy tắc để điều hòa các bốc đồng về vật chất của bà.
Quy tắc #1. Đừng cho tất cả những gì bà có thể hoặc bà muốn. Có thể bà đang ở giai đoạn cuộc đời mà sự chi tiêu giảm bớt và lợi tức gia tăng. Như thế, tại sao tôi không được chiều theo sự cám dỗ đó? Thật vậy, nhiều ông bà hứng thú cho quà các cháu theo những cách mà trước đây họ không thể đối với con cái.
Khả năng và sự ao ước phải được điều hòa. Nếu không, chúng sẽ dẫn đến sự nuông chiều.
Một phản ứng của đứa cháu có thể khiến ông bà hành động quá đáng: cháu ôm hôn; hoặc câu nói, “Cháu thương bà lắm. Cháu cảm ơn bà. Bà là người tốt nhất.”; hoặc câu “Bố mẹ không bao giờ cho cháu cái này.” Trong khi đây là một câu nói thích được nghe và khích động, nó không nhất thiết là một hướng dẫn tốt để cho quà. Một giây phút sung sướng của đứa bé thì không phải là dấu chỉ cho thấy đó là điều tốt cho nó về lâu dài. Trẻ con không phải là các thẩm phán tốt để biết bao nhiêu thì quá nhiều.
Quy tắc #2. Tuân theo các quy tắc của cha mẹ chúng. Nếu họ nghĩ rằng bà đang nuông chiều các cháu, hãy tin như thế. “Nhưng tôi không nghĩ như thế, và hầu hết người khác sẽ đồng ý với tôi.” Ngay cả như vậy, bàn tay nắm vòi nước là cha mẹ chúng. Nếu họ muốn đóng lại, hãy đóng lại. Hãy tôn trọng những giới hạn của họ. Cha mẹ là những người quyết định về những gì có hữu ích hay thiệt hại cho con của họ.
Quy tắc #3. Hãy quan sát lối đối xử của các cháu. Một bà nói với tôi là vào dịp Giáng Sinh nọ, các cháu đưa cho bà một cuốn catalog với những món quà chúng thích được đánh dấu. Bà coi đó như sự xác nhận là đã đến lúc phải giảm bớt sự thường xuyên. Một số ông bà được trao các danh sách, đôi khi từ các cháu, đôi khi từ cha mẹ chúng. Hãy để ý xem có dấu hiệu nào cho thấy từ thái độ biết ơn đã đi đến sự đòi hỏi.
Các cháu bà nhận quà như thế nào? Không phải mọi sự đón nhận đều tích cực. “Cháu đã có cái này rồi. Phim video mới thì hay hơn cái này. Cháu làm gì với cái này?” Hoặc không có một tiếng “cảm ơn.”
Không có tình cảm nếu món quà không như sự mong đợi. Nó sẽ bị cự tuyệt. Không phải là mới nhất, nhanh nhất, hay tốt nhất. Đó là những dấu hiệu chắc chắn cho thấy đã đến mức độ quá đáng.
Quy tắc #4. Hãy thẩm định thương số nuông chiều của đứa trẻ. Một số trẻ em thì dễ bị hư hỏng vì nuông chiều. Mỗi lần bà đến thăm, thằng Bình thường kiểm điểm món quà sau lưng bà. Con Phương thì ít khi như thế. Nó mừng rỡ khi gặp bà. Dù cách nào đi nữa, hãy giảm bớt quà cho cả hai. Vì con Phương không bị hấp dẫn bởi quà, có lẽ ngay cả không để ý xem có bị cắt giảm hay không. Thằng Bình thì sẽ thấy điều đó, nhưng sự giảm bớt sẽ có lợi cho nó.
Một quy tắc đơn giản. Khi nghi ngờ về việc cho quà quá nhiều, hãy cho ít đi.
Cẩm Nang cho Ông Bà, tiết 5, câu 3C viết: “Vì đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời một đứa bé, trong một số trường hợp nào đó, ông bà được cho phép mềm mỏng và nuông chiều trong sự tương giao với các cháu. Ngoại trừ những điều sau, nhưng không chỉ có thế:
Tình cảnh khó khăn của ông dường như thuộc ngoại trừ số 5. Cha mẹ đã chiếm đoạt đặc quyền này của ông. Họ đang nuông chiều hơn cả những gì ông có thể làm, ông chỉ còn chút uyển chuyển thi hành tình trạng có thể chấp nhận được của ông bà theo tiết 5, câu 3C của cuốn cẩm nang.
Với hầu hết mọi người, sự nuông chiều và làm hư thì đồng nghĩa. Chính xác các chữ ấy có nghĩa gì? Chính yếu, chúng có nghĩa (1) kiểu kỷ luật dễ dãi và (2) chủ nghĩa vật chất và chiêu đãi quá đáng. Chúng tôi đã đề cập đến kiểu kỷ luật dễ dãi trong cuốn này. Ở đây chúng ta hãy chú ý đến đứa cháu bị hư hỏng vì chủ nghĩa vật chất.
Một khi cha mẹ chúng đã quá đáng làm hư hỏng, có phải ông bị bó tay hoặc do dự để làm hoàn cảnh thêm tệ hại? Cho đến khi cha mẹ chúng cảm thấy có lỗi vì sự quá đáng ấy, có lẽ ông sẽ phải làm thật ít đi, đó là cho quà vật chất ít hơn là ông muốn. Điều này không cản trở ông chiều chuộng đứa cháu trong một phương cách tốt hơn.
Thay vì đồ vật, hãy chọn thời gian và gần với các cháu. Hãy cung cấp những vui thú nhẹ nhàng thay vì những lựa chọn năng động, muốn khoản đãi chúng. Chọn những hoạt động chính yếu là để chia sẻ tính cách đồng đội: cùng đọc sách, đưa cháu đi sở thú, dẫn cháu đến hồ bơi, xem xinê chung, ráp đồ Lego, tô mầu, v.v.
Tôi thú nhận, khi là một người cha trẻ, tôi ngủ gật khi con đọc sách cho tôi nghe. Và tôi cũng dễ chán nản khi chơi đẩy xe với con trên sàn nhà. Nhưng khi là ông nội, điều trái ngược xảy ra. Tôi hăng hái ráp đồ chơi với các cháu. Tôi có thể thức nghe đọc sách lâu giờ.
Một số hoạt động của ông có thể có vẻ chán chường đối với các cháu so với những gì chúng quen làm khi lớn lên, dù vậy hai đứa nhỏ hơn của ông phải sẵn sàng hợp tác với ý tưởng nuông chiều của ông. Đứa lớn có thể cần thời gian lâu hơn. Một chiếc cà rem to, nhiều xôcôla cũng không đáng kể với nó. Dù vậy, ông có thể cho chúng thấy một khía cạnh tốt hơn để có sự vui thích giữa già và trẻ.
Làm hư hỏng là một chữ tiêu cực. Có thể nào một ông bà làm hư hỏng cách tích cực? Dĩ nhiên. Có thể nào ông cho các cháu nhiều tình thương không? Nhiều thời gian ở với nhau không? Nhiều vui thích không? Người ta có thể lý luận rằng ngay cả những điều này – ngoại trừ tình thương – cũng có thể đến mức quá đáng. Tuy vậy, nó khó hơn để làm như thế.
Khi tất cả được thi hành và thi hành quá đáng, ông vẫn còn nhiều thứ chiều chuộng. Nó tùy thuộc cách ông thực hành chữ này như thế nào.
Nếu ông bà không an ủi và giải quyết khó khăn cho đứa cháu, tôi nghĩ các nhà tư vấn sẽ đắt khách.
Ông bà có kinh nghiệm. Họ có sự khôn ngoan. Có lẽ trên tất cả, họ không phải là Bố Mẹ. Hầu hết ông bà không phải thi hành kỷ luật hàng ngày như cha mẹ. Họ hầu như không có va chạm kỷ luật với một đứa trẻ, nhất là thiếu niên. Vì thế, họ có thể được cho là an toàn hơn, hiểu biết hơn. Thật thích thú, có phải không? Khi chúng ta càng già đi, các trẻ lại nghĩ chúng ta có suy nghĩ giống như chúng.
Sự hướng dẫn của ông bà thì song song với sự hướng dẫn của chuyên gia ở một vài điểm. Thứ nhất, ông bà có một cái nhìn bao quát. Mọi người – trẻ nhất đến già nhất – nhìn người khác và sự kiện qua cái nhìn cá biệt của mình. Nó vô cùng khó khăn, càng khó khăn hơn với người trẻ, để được 100 phần trăm khách quan. Do đó, những gì bà nghe thì có thể không hoàn toàn chính xác. Đó là chưa kể cháu gái của bà cố tình tìm cách chiếm được thiện cảm hay sự đồng thuận của bà. Có thể nó không để ý là nó đang tô mầu cho những sự kiện. Một chuyên gia kinh nghiệm nhận biết rằng những gì được nghe thì có thể xiên xẹo, ngay cả sái lệch, bởi thực tế là một con người đang nói. Bất kể cháu của bà thấy như thế nào, thật vậy, bố của nó có thể không hung dữ, mẹ của nó không độc ác như nó diễn tả.
Thứ hai, hãy biết rằng những gì bà nói – được trích dẫn, được diễn giải, hay được thay đổi – có thể sẽ được lập lại, không nhiều với chúng bạn của nó, nhưng với bố mẹ của nó. Cuối cùng, họ cần biết rằng không phải chỉ cô con gái của họ nghĩ là họ sai. “Ngay cả Ngoại cũng nghĩ là bố quá nghiêm khắc về việc này,” hoặc “Nội cũng không hiểu tại sao mẹ phải như thế …” Nặng nề hơn nữa, “Chính mẹ của mẹ đồng ý với con, chứ không phải với mẹ”. Hãy thận trọng, trong cuộc cãi vã lần tới của cô cháu với cha mẹ nó, bà có thể bị lôi vào là một nhân chứng.
Chữ cần để ý là hãy thận trọng. Mau mắn lắng nghe, chậm lên tiếng. Hãy rất từ tốn đồng ý với cháu gái khi nó không vui với cha mẹ nó. “Ngoại biết, bố của con cứng đầu lắm, giống như khi còn nhỏ.”
Vì cháu của bà có thể bị tổn thương, điều tự nhiên là tỏ cảm tình. Tuy nhiên, nếu cảm tình được diễn tả như, “Ngoại đồng ý. Ngoại cũng rất chán nản bố mẹ con,” thì có thể bà sẽ đụng độ với con cái của mình nếu họ nghe được quan điểm của bà. Họ không bàng hoàng khi cô con gái nghĩ là họ cổ xưa. Nhưng có thể họ sẽ sửng sốt khi biết bà cũng nghĩ như vậy. Còn nữa, họ có thể bực mình với bà vì đã nghi ngờ và làm suy yếu thẩm quyền của họ.
Nếu biết điều cháu gái kể lại là đúng, bà phải làm sao? Bà từng thấy cha mẹ nó giống như nó nói. Tuy vậy, hãy tránh kể tội; hãy chú trọng đến các giải pháp. Có thể nó muốn được lắng nghe hơn là có câu trả lời. Dù sao, hãy giúp nó giải quyết vấn đề, nếu có thể, hoặc, nếu không, hãy tìm ra cách để sống hài hòa với điều đó.
Thứ ba, nhà tư vấn phải theo những quy tắc nghiêm ngặt về sự cẩn mật. Những gì được nói trong cuộc tư vấn thì ở trong cuộc tư vấn. Chỉ trong những trường hợp hãn hữu, một người tư vấn phải phá vỡ sự cẩn mật. Những điều này hầu như liên quan đến sự an toàn và phúc lợi của thân chủ hay người khác.
“Ngoại ơi, ngoại phải hứa là không được nói với ai những gì con cho ngoại biết.” Đó là một lời hứa mà tốt nhất bà không nên làm. “Con hút cần sa với đứa bạn hôm cuối tuần.” “Bạn trai của con muốn con làm tình với nó.” “Con gặp tên này trên mạng, nó muốn gặp con.” Bà có thể hứa những gì có thể, nhưng không hứa giữ bí mật mà sẽ gây thiệt hại cho cháu.
“Nếu nó không được tôi hứa, có thể nào nó im lặng không? Điều đó không xấu sao?” Cách khác thì tệ hơn. Đồng ý hoàn toàn giữ kín, điều đó có thể nguy hiểm cho cả hai. Nếu sự thật được phơi bày ra ánh sáng, và thường là như vậy, điều gì sẽ xảy ra khi cha mẹ nó biết được những gì bà đang làm? Hãy bảo đảm đứa cháu là, cùng nhau, bà sẽ quyết định cách tốt nhất để nói cho cha mẹ nó biết. Dẫn giải cho nó thấy những hậu quả có thể xảy ra khi phá vỡ sự im lặng, hãy nhấn mạnh rằng sự bí mật chỉ càng thêm phức tạp. Nó còn trẻ, nó chưa hiểu được điều đó.
Còn những khó khăn của chúng bạn nó thì sao? “Bạn của cháu muốn tự tử.” “Nó dùng ma túy.” “Anh họ của bạn con đã sờ mó nó.” Những vấn đề như thế thì quá nặng để một thiếu niên có thể tự mình nâng nhấc nổi. Nó đến với bà thì tốt. Xin nhắc lại, hãy bảo đảm với nó là bà sẽ ở cạnh nó trong mọi bước khi cho cha mẹ nó biết. Lúc đầu, có thể nó cưỡng lại. “Nó nói với tôi là điều này hoàn toàn bí mật. Tôi hứa với nó là tôi sẽ không nói với bất cứ ai. Nó sẽ rất bực mình với tôi.” Hãy biết rằng, trong khi những điều này có thể đúng, một bổn phận cao hơn chi phối tất cả: bổn phận cứu một đứa bạn.
Sau cùng, cháu bà sẽ được nhẹ nhõm khi tìm đến bà. Và trong tương lai, nó sẽ đến với bà với nhiều vấn đề hơn.
Đó, bà không thấy nhẹ nhõm sao?
Ông và vợ có nói chuyện với nhau về vấn đề này chưa? Bà ấy nhìn nhận hay từ chối? Bà ấy nhận, nhưng có coi thường điều đó không?
Hãy tìm thời giờ thuận tiện để nói chuyện. (Chắc chắn không phải ngay sau đi thăm các cháu!) Hãy từ từ bắt đầu và nhẹ nhàng. Hãy hỏi một vài câu, tìm sự hiểu biết, không phải để sửa sai. Thằng Giang khác với mấy đứa kia như thế nào? Nó ít thân thiện? Cứng đầu hơn? Xa cách hơn? Tại sao bà nghĩ nó như vậy? Điều gì khiến mấy đứa kia dễ gần gũi hơn?
Chú ý đến Giang, không phải vợ của ông. Không lý sự cùn hay tranh luận về những gì ông nghe. Mục đích của ông là được nghe những gì vợ ông nói ra điều bà suy nghĩ. Đừng đưa ra quan điểm thiên vị mà mọi người đều nhìn thấy. Cuộc đối thoại có thể mau kết thúc.
Có thể có một vài kết quả. Vợ ông có thể sẵn sàng lên tiếng khi biết sự thiên vị của bà không giấu được. Có thể bà không muốn nói, nhất là khi việc nhận con nuôi là nguyên do cảm xúc của bà. Cảm giác như thế thì thật không đúng của một bậc ông bà. Có thể bà có vẻ lúng túng, như thể muốn nói, “Tôi không hiểu ông nói gì." Bà ấy có thể cá biệt hóa, đó là nói rằng, “Làm thế nào ông lại nghĩ tôi như thế?” Bất cứ bà phản ứng thế nào, hãy kiên nhẫn. Ông không thể giải quyết mọi sự chỉ trong một lần. Những câu hỏi của ông là mầm mống để suy nghĩ. Những đối thoại tương lai sẽ dễ dàng hơn.
Nếu chính ông cũng gặp các khó khăn, hãy thú nhận. Đôi khi ông cũng phải vất vả với thằng Giang. Dường như nó không quyến luyến với ông như mấy đứa kia. Những khó khăn của ông có thể làm vợ ông ngạc nhiên, điều đó giúp bà cảm thấy an tâm hơn khi chính bà cũng thú nhận. Câu nói, “tôi cũng thế” cho bà ấy thấy rằng ông không tự đặt mình cao hơn bà ta về luân lý.
Nếu ông không gặp khó khăn với cháu Giang thì sao? Thì hãy nhận biết ai đó là người mà ông gặp khó khăn, nếu vợ ông cũng biết người ấy thì tốt. Điểm chính của ông là không phải mọi nhân cách đều ăn khớp dễ dàng. Và nhiều khi, các nhân cách ấy thì trong một gia đình.
Nhận thức các động lực là một bước đầu tiên đưa đến việc thay đổi. Bước kế tiếp thì khó hơn: thay đổi. Khi ông chấp nhận các cảm xúc của vợ ông, hãy nhắc bà ấy rằng cảm xúc không chế ngự cách đối xử của bà, dù sao nó không kiên định. Có thể bà ấy không cảm thấy nồng nhiệt với cháu Giang, nhưng bà ta không phải hành động cách lạnh nhạt.
Khuyên bà ấy, nếu cần, hãy giả vờ để cách đối xử che lấp cảm xúc. Những cử chỉ nhỏ – ôm hôn, chào hỏi, “Con chơi game giỏi không?” hay ngồi bên cạnh nó nhiều hơn các đứa khác – sẽ cho cháu Giang thấy là bà nội thương nó. Con nít, không như người lớn, chỉ để ý đến cách đối xử bên ngoài mà không lưu ý đến động lực bên trong. Nếu Nội đóng kịch giỏi, nội phải như vậy.
Qua tất cả những điều ấy, hãy trấn an vợ ông rằng bà không phải là một “người xấu”. Có thể, thật sự thằng Giang thì khó thương, và điều đó OK. Một bà nội tốt thì không phải là người không bao giờ có những cảm xúc xấu về một đứa cháu; bà là người tập cách chế ngự và hành động ngược với những cảm xúc ấy.
Các triết gia xưa có khuyên, “Hãy hành động tốt, và cảm xúc sẽ theo sau.” Nếu bà nội hành động tốt, cả bà và cháu Giang sẽ cảm thấy tốt hơn.
Một nghịch lý: Số con cái trong gia đình giảm. Số hoạt động của trẻ con lại gia tăng. Một nghịch lý thứ hai: thời khóa biểu của ông bà càng rảnh rang. Thời khóa biểu các cháu càng bận rộn.
Chữ hiếu động diễn tả nhiều gia đình ngày nay. Đi đây đó, thay đổi, làm cái này cái kia là một câu thần chú ngày nay. Đời sống đầy dẫy những thực hiện, trò chơi, sinh hoạt, trình diễn, và thời gian di chuyển đây đó. Một ông nhận xét, “Thời gian nhàm chán ở với nhau càng ít.” Sự nhàm chán cải thiện các tương giao – lắng nghe, chơi đùa, cười cợt, nghe ông nội kể chuyện hồi xưa và làm sao ông vẫn nhớ.
Lối sống thường xuyên di động là một thí dụ của việc theo đuổi một điều bình thường mà phải hy sinh điều tốt hơn. Thể thao, âm nhạc, câu lạc bộ – tất cả đem lại những tích cực cho trẻ em và trau dồi đức dục. Sự thách đố nằm trong việc duy trì sự quân bình giữa xáo trộn và gia đình, giữa tốc độ và bình yên. Đội thể thao cho đứa bé sáu tuổi thì có thể vui thích, nhưng kiệt quệ khi một tuần hai trận đấu (tối thiểu mỗi trận gần 3 tiếng rưỡi) và tập dợt ba ngày khác nhau.
Ông thích nghi thế nào với hoạt động này? Ông đã nhận ra một cách: là quan sát viên. Khi cha mẹ nó vắng mặt vì thời khóa biểu quá tải, hãy đi theo chương trình, tuy không phải là tất cả. Di chuyển theo nhịp độ của ông. Ông không thuyết phục người khác phải chậm lại. Họ phải tìm ra cách giải quyết cho chính họ.
Tuy thế, trong những xáo trộn vẫn có tâm điểm bình yên: sau các trận đấu. Kéo dài và kể lại trận đấu hay biến cố. Thảo luận về cách thực hành. Hỏi các cháu chúng nghĩ thế nào. Khen ngợi chúng khi thắng cuộc.
“Nội ơi, khi nội còn nhỏ, họ có đá banh không?”
“Có chứ, nhưng nội phải đá trái dừa chứ đâu có tiền mua trái banh thiệt.”
Hãy biết thời khóa biểu của các sinh hoạt gia đình. Đâu là những lúc rảnh rỗi. Hãy đưa mình vào đó. Đến thăm. Đem theo một cuốn phim. Mời mọi người đi ăn – ông sẽ bao hết.
Cha mẹ thường từ chối trong khi các cháu reo hò. Đây là cách ông mở đầu. Hãy hỏi một số câu để thức tỉnh cha mẹ chúng.
Tôi thú nhận rằng tôi viết bài này khi đang ở trong xe ngồi đợi đứa cháu khởi sự trận đấu banh để có thể thấy nó thắng cuộc, trước khi tôi có thể đến buổi hòa nhạc của một đứa cháu khác.