“Nếu tôi biết là khi có các cháu thật vui thích dường nào thì tôi có chúng trước.” Đây là một tâm tình chung. Điều gì làm cho ông bà thật vui thích như thế?
Các cháu thêm tuổi trẻ. Nhiệt huyết, hăng say, năng lực – các cháu có đủ cho chúng và cho chúng ta. Chúng ta già đi, nhưng chúng kéo tuổi chúng ta xuống. “Ông cùng chơi với con đủ mọi thứ, ba lần trên cầu tuột”. Các cháu giúp chúng ta vui vầy với con nít lần thứ hai. Những gì chúng ta biết được từ nhiều thập niên làm cha mẹ, chúng ta có thể đem vào cuộc đời của chúng. Chúng ta được dịp làm lại.
Con cháu thêm tình yêu. Các cháu nhỏ nhìn ông bà qua đôi mắt ngưỡng mộ của chúng. Ít có tương giao nào lại được dễ dàng chấp nhận như vậy. Ai lại không thích vui đùa trong loại đặc ân đó, nhất là khi họ từng nuôi nấng các thiếu niên cách đó không lâu.
Thời khóa biểu linh động. Với hầu hết các ông bà, việc sinh con, gìn giữ gia đình và việc làm toàn thời gian, hầu như đã qua đi. Cơ cấu đời sống đang lỏng dần, dành chỗ cho các ưu tiên khác: “Mẹ ơi, mẹ có thể đón thằng Út ở trường học tối thứ Ba dùm con không?”
“Ông từng đến xem mọi trận đấu banh của con trong năm nay.” Ông bà chứ không phải cha mẹ thường là các khán giả. Và hầu như họ không phải ở đâu khác. Họ có thời giờ để la cà, để ăn mừng chiến thắng hay để an ủi khi thất bại.
Tiền bạc rộng rãi. “Ông mua cho con cái này, bà mua cho con hai cây cà-rem.” Quý vị có tự do tiêu xài như thế khi với chính con của mình không? Và ngay cả như thế, quý vị có hạn chế đôi chút vì sợ con hư hỏng không? Quý vị còn hạn chế như thế không? “Mẹ ơi, thôi đừng mua thêm mấy con thú nhồi bông nữa. Con Kim phải ngủ trên sàn vì giường nó không còn chỗ.” Nhiều ông bà thích nuông chiều nhiều hơn khi họ là cha mẹ.
Giảm thiểu kỷ luật. Kỷ luật là việc khó khăn của cha mẹ, gây ra sự bất mãn của con cái với cha mẹ, dù tạm thời. Hầu hết các ông bà để quên vai trò quyền bính ở đằng sau. Vì thế, trong mắt của các cháu, họ dễ chịu và dễ hòa hợp hơn với thời thơ ấu. Ông bà thường tìm thấy lý do để tha thứ cho cháu.
Khi tôi lớn lên, tôi có năm cặp chú dì, ông nội, ông ngoại và một bà nội, tất cả sống trong vòng năm dặm. Khi tôi lên bốn, gia đình tôi di chuyển cách xa ông bà chừng bảy dặm. Là một người Ý, tôi tự hỏi chúng tôi có phá vỡ quy luật nào đó không.
Dù là người nào đi nữa, trong quá khứ, các thế hệ sống gần nhau, nương tựa vào nhau. Ông bà liên hệ đến toàn thể gia đình, cho biết sự hướng dẫn qua kinh nghiệm.
Ngày nay, các gia đình sống tách biệt, có người còn nói là sống rải rắc khắp nước, ngay cả thế giới. Với những người già hơn, sự hưu dưỡng có thể đem lại tự do để dời chỗ mà trước đây họ không thể. Với người trẻ hơn, sự nghiệp đòi hỏi phải di chuyển, có khi nhiều hơn một lần. Một bản thăm dò cho biết trung bình gia đình dời chỗ cứ bốn năm một lần.
Trong khi cuộc sống ngày nay tạo khoảng cách giữa các gia đình, nó cũng đem lại các phương cách để làm ngắn lại đường dài. Nó cho phép sự đi lại bằng kỹ thuật.
Khi ở đại học, tôi liên lạc với gia đình chính yếu là qua những lá thư gửi bưu điện chậm như ốc sên. Lúc ấy điện thoại đã được phát minh, nhưng với phí tổn gọi đường dài (long-distance call) chỉ ít hơn học phí có một chút, thì ít gọi và ngắn gọn. So với phương tiện hiện thời, việc liên lạc thì chậm và nhiều nỗ lực.
Không biết tốt hơn hay xấu hơn, tuổi trẻ ngày này được trang bị với sự dễ dàng và mau lẹ - tin text, Skype, email, “instant messaging”, Face Page, Space Book, hay bất cứ gì khác, ngay cả lời nhắn.
Hầu hết những người già chúng ta đều ý thức về những phương tiện thông tin mới nhất. Nhưng chúng ta chỉ mò mẫm. Một tấm ảnh phổ thông trên mạng vẽ đứa bé hai tuổi tay cầm điện thoại di động, tay kia giơ lên cao tỏ vẻ thất vọng, miệng nói, “Không phải đâu, ngoại ơi, nhấp chuột bên phải hai lần vào cái hình đó.”
Trong khi chúng ta thông thạo với những gì khi chúng ta lớn lên, tuổi trẻ ngày nay thông thạo với những gì khi chúng lớn lên. Đó là những gì chúng sử dụng. Hãy làm quen cách sử dụng của chúng. Hãy tự mình tập sử dụng dù không dễ dàng như các cháu.
Kỹ thuật, dù tân tiến đến đâu, cũng không thể thay thế con người, nhưng nó cung cấp một cửa ngõ thật dễ dàng để đi vào thế giới của người thân yêu.
Khi truyền thông di chuyển với vận tốc ánh sáng (186,000 dặm một giây), khoảng cách bị co lại. Tuy vậy, quý vị vẫn không ở đó. Vào lúc được thông báo, có thể quý vị không kịp xem trận đấu banh của cháu Quân hay giữ cháu Thi trong mười lăm phút sau khi được gọi, việc thăm viếng của quý vị đã được hoạch định. Đó là những sinh hoạt đặc biệt. Vì thế, sinh hoạt đặc biệt có nghĩa quà cáp. Nói cách khác, quý vị dự tính dùng quà cáp để đền bù cho việc vắng mặt. Dù ý định tốt đến đâu, việc này có thể phản tác dụng. Nó có thể dạy các cháu mong chờ quà cáp hơn là ông bà.
Một hướng dẫn, hãy cho quà như thể quý vị sống ngay bên cạnh, dĩ nhiên, giả sử rằng quý vị sẽ không cho quá đáng. Những ngày sinh nhật, rửa tội, tốt nghiệp, và đám cưới thì dĩ nhiên phải cho quà. Nhưng ngày lễ không quan trọng thì đừng.
Hãy nghĩ đến một khách sạn. Khi con cái sống gần, có lẽ ít khi quý vị ở lại đêm. Bây giờ tiểu bang cách biệt, cuộc thăm viếng ít hơn nhưng lâu hơn. Ông Ben Franklin có nói, “Cá và khách xông mùi sau ba ngày.” Quý vị không phải là khách, quý vị là gia đình, và quý vị tắm thường xuyên. Vậy tại sao lại ở khách sạn? Đó không phải là điều bó buộc, nó là một nhiệm ý. Nó là một sự mời gọi để đem cho gia đình, và chính quý vị, một chút thời giờ riêng tư.
Nếu quý vị không nhắc đến khách sạn, nhưng con cái nhắc đến thì sao? Đừng để tâm điều ấy, đừng nghĩ, “Bố mẹ không ở đây thường xuyên, nên con nghĩ là bố mẹ có thể ở đây một vài đêm không.” Vì quý vị là người trong gia đình, điều đó không có nghĩa sự hiện diện liên tục của quý vị không thể không thêm vào một vài lồi lõm cho thói quen của gia đình con cái.
Nếu cả hai vợ chồng con cái muốn quý vị ở lại thì sao? Đừng tranh luận. Quý vị đã được đồng ý hai tay để ở lại, giả sử rằng vợ/chồng quý vị cũng muốn như thế.
Nếu chỉ có một đứa nài nỉ quý vị ở lại, đứa kia thì đang tìm địa điểm một khách sạn gần đó thì sao? Trừ khi cả hai đứa cùng một tiếng nói, hãy chấp nhận ra khách sạn. Các cháu có thể muốn ông bà ở lại, nhưng chúng chưa đến tuổi quyết định.
Trên hết, ngày hay đêm, hãy giữ thái độ tốt nhất. Hãy vui vẻ, giúp đỡ, dễ dàng. Nhớ đừng thêm ý kiến nếu không được hỏi. Đừng dừng lại ở một vấn đề như ở nhà. Nói cách khác, hãy trở nên dễ thương nếu có thể. Sự nồng ấm sẽ kéo dài suốt cả cuộc thăm viếng.
Một đề nghị sau cùng: nếu quý vị ở lại, hãy nhớ xếp giường chiếu và treo khăn ướt lên. Ở khách sạn thì quý vị không phải làm như thế, có phải không.
Chúng tôi vừa nói đến những cách để nâng cao sĩ diện của quý vị là một ông bà khi đường dài làm giảm bớt. Nói chung, đi đến bằng thông tin với vận tốc ánh sáng và qua máy video.
Về địa lý, quý vị là ông bà ở xa. Đây là một thực tại quý vị phải đương đầu. Quý vị không thể tham dự hầu hết các sinh hoạt, trông chừng đứa cháu sau khi được nhờ khoảng nửa giờ, hay thường xuyên lái xe chở cháu đến bất cứ chỗ nào. Chu kỳ đời sống hàng ngày của gia đình chúng là điều quý vị thường nghe biết. Vậy, thật dễ hiểu là sĩ diện của quý vị có tụt dốc phần nào. Khoảng cách có thể tạo nên sự thất vọng.
Có người nói, “Thất vọng là khoảng cách giữa điều thực sự xảy ra và cách chúng ta muốn chúng xảy ra.” Để bớt thất vọng, hãy bớt đi khoảng cách. Có hai cách để làm điều này: Một, thay đổi thực tế của quý vị, hoặc hai, thay đổi ý nghĩ của quý vị.
Để thay đổi thực tế, quý vị có thể dời chỗ đến thành phố của con cái, có lẽ cùng một khu phố. Hoặc dụ dỗ chúng dời nhà đến ở gần quý vị. Nếu đó là điều không thể thi hành, ngay cả ưa thích, quý vị chỉ còn cách thay đổi ý nghĩ của mình. Điều đó dễ hơn là dời chỗ.
Đây là một ý nghĩ thực tế: Các gia đình ngày nay sống rải rắc khắp nơi trên bản đồ. Trong chính gia đình tôi, ba đứa con sống ngoài tiểu bang, với những đứa khác cũng theo chiều hướng đó. (Tôi có phải là mẫu số chung không?) Con gái tôi và chồng của nó sống cách xa vài trăm dặm, cùng với cháu gái đầu tiên của chúng tôi. Tôi hỏi, “Có thể nào các con dời nhà sau khi bố mẹ có thêm vài đứa cháu khác không?” Chúng trả lời, “Con không nghĩ là quân đội đồng ý.” Một điều an ủi chúng tôi là ông bà xui gia sống cách đó 1,500 dặm. Như vậy chúng tôi là ông bà ở gần!
Giống như chúng tôi, quý vị buộc phải chấp nhận thực tại của việc gia đình di chuyển. Càng chấp nhận bao nhiêu, quý vị càng ít chán nản vì sự tách biệt bấy nhiêu.
Ý nghĩ thực tế: Khoảng cách không tự động khiến quý vị ra khỏi tâm trí con cháu. Đúng vậy, ông bà xui gia hiện diện nhiều hơn, nhưng sự hiện diện của quý vị cũng được mong đợi. Con nít thích liên hoan, và cuộc viếng thăm của ông bà cũng giống như liên hoan. Các sinh hoạt đặc biệt, đi ăn ngoài, ăn kem sau khi ăn sáng. “Khi nào ông bà lại đến vậy?” thường được lập lại sau các lần thăm viếng.
Ý nghĩ thực tế: Sự hiện diện thì không phải là yếu tố duy nhất của sự liên lạc. Những gì xảy ra trong sự liên lạc ấy sẽ thắt chặt hay nới lỏng nó. Quý vị có dễ mến, tử tế, vui đùa không? Nếu đây là những dấu chỉ của sự hiện diện định kỳ của quý vị, chúng sẽ nhớ đến quý vị.
Quý vị có nghe ai nói, “Tôi chưa từng gặp bạn tôi kể từ khi họ đi xa hai năm trước. Tuần qua chúng tôi gặp lại và tình cảm lại tiếp nối như cũ. Dường như chưa bao giờ họ đi xa”? Sau vài tháng xa cách, quý vị trở lại thăm gia đình, tình cảm lại tiếp nối như cũ. Dường như chưa bao giờ quý vị xa cách.
Tôi không coi thường giá trị của sự hiện diện. Tôi nói rằng ít hiện diện không giống như quên hiện diện. Mỗi lần quý vị đến thăm thì làm sống lại các lý do tại sao ông bà sống ngoài tiểu bang lại khéo léo đến thế. Tối thiểu đó là điều tôi nhắm đến khi đến thăm cháu gái lần đầu tiên.
Nhân tiện, tôi thường trả tiền ăn ở nhà hàng. Điều đó tăng thêm giá trị cho lần thăm viếng của chúng tôi.
Khoảng cách có thể là kẻ thù khi mối tương giao gia đình bền chặt. Nó có thể là đồng minh khi tương giao lỏng lẻo. Thời gian giữa những lần thăm viếng có thể giải quyết những khó chịu và ác cảm, và chúng ta có thể làm lại được tốt hơn.
Sau đây là một vài đề nghị để làm lại được tốt hơn.
Quý vị có thể hòa đồng với bất cứ ai – chịu đựng? – nếu rõ ràng định trước sự chấm dứt thời gian thăm viếng. Sau cùng, trong ba ngày, quý vị sẽ từ giã để về nhà. Thực sự, đó là ba ngày, sáu giờ, và hai mươi bốn phút, nhưng có ai đếm đâu?
Đêm Giáng Sinh không phải là thiện ý xum họp mà quý vị hy vọng. Tuy nhiên, việc quy tụ khởi sự lúc 6g chiều và tàn dần lúc 10g tối. Chỉ có bốn giờ quý vị phải chế ngự cảm xúc và miệng lưỡi. Quý vị có thể làm được điều đó. Quý vị có thể xã giao, ngay cả dễ chịu – nếu cần phải làm bộ – khi sự tiếp xúc được đo lường bởi những căng thẳng ngắn, dù là nhiều giờ hay nhiều ngày.
Hãy biết rằng có thể quý vị bị coi là người khó chịu hơn cả. Dù quý vị có thực sự như thế hay không, điều đó không quan trọng. Đó là một nhận thức. Khi gia đình có sự va chạm, thường mỗi phần tử đều coi người khác là nguyên do sự khó khăn. Đó là bản tính con người. Chúng ta muốn tin rằng chính chúng ta thì dễ chịu hơn mức bình thường, và chắc chắn là dễ chịu hơn những người mà chúng ta thấy họ khó chịu.
Thật khiêm tốn để nghĩ rằng sau thời gian dài cố gắng để thân thiện, không những quý vị chỉ có được một chút tin tưởng về nỗ lực của mình, nhưng còn bị coi là người cần phải nỗ lực hơn nữa. Một ý tưởng khiêm tốn hơn. Có lẽ quý vị cần nỗ lực thêm.
Giả sử sau một cuộc thăm viếng nhiều gập ghềnh, quý vị tỉ mỉ xét mình. Quý vị nhìn nhận rằng chính mình đã góp phần gây ra những vấn đề đó, có lẽ chỉ có 25%. Đôi khi quý vị quá cường điệu hoặc trở nên ngoan cố. Như thế, hãy nhìn đến 25% của mình. Hãy xin lỗi về phần của mình, bất cứ lúc nào và bất cứ cách nào. Khi làm như thế, có thể quý vị giúp người khác nhìn vào 75% của họ. Cách chắc chắn nhất để thay đổi người khác là hãy thay đổi chính mình.
Cố đừng trả thù. Với hầu hết chúng ta trong mọi lúc, điều này có nghĩa qua lời nói. Hãy kềm chế sự thôi thúc “làm cho ra lẽ” hoặc “để nó biết tôi thực sự cảm thấy gì.” Quý vị đã từng làm như thế trong quá khứ, có phải không? Nó có sáng tỏ hơn hay thêm mù mờ? Nếu quý vị thấy người khác khó khăn, hãy nhớ rằng: Người khó khăn thì không thấy họ khó khăn. Nếu họ thấy, họ đã không khó khăn.
Đừng thêm dầu vào lửa. Nó sẽ giảm bớt nguy cơ là một bất đồng nhỏ sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát một cách đáng kể. Hơn nữa, sau đó quý vị không phải xin lỗi về 25% phần của mình gây ra khó khăn. Nếu quý vị phải nói cho hả giận, hãy xả hơi trên đường về với vợ/chồng của mình. Một vài giờ đồng hồ lái xe về nhà có đủ chưa? Nếu chưa, hãy dùng con đường dài hơn.
Thi hành hoạch định B: ở khách sạn. Đó là một lựa chọn tốt khi cuộc thăm viếng êm đẹp, nó còn tốt hơn nữa nếu cuộc thăm viếng có nhiều va chạm. Thiếu một thư mời rõ rệt “bố mẹ hãy ở đây qua đêm,” thì tìm cách ngủ ở đâu đó. Nếu con cái đưa ra ý tưởng này trước, cố đừng cảm thấy bị xúc phạm. Nếu quý vị cảm thấy không thoải mái trong ngày, hãy nghĩ rằng con cái cũng vậy. Một đêm thư giãn có thể giúp ngày mai thêm dễ chịu.
Ngược lại, nếu quý vị được yêu cầu ở lại, đừng tranh luận. Hãy giả sử điều đó chân thành. Ngay cả quý vị hồ nghi, vẫn luôn có tối ngày mai.
Hòa đồng tốt hơn với ai đó thường có nghĩa hòa đồng ít nghèo nàn hơn. Nếu ai đó là người hàng xóm dễ cáu kỉnh cách đó vài căn nhà, sự tiếp xúc của quý vị chỉ là một nụ cười và nhấn còi xe khi đi ngang qua. Nếu ai đó là người trong gia đình, chính vì lợi ích tối đa cho bản thân, hãy làm cho sự tiếp xúc càng hòa thuận càng tốt. Hãy tự nhắc nhở: Phần tử gia đình đó là người sinh ra các cháu của quý vị.
“Chúng không dễ để trông coi như thế.” Đó có phải là một cách khéo léo để nói rằng con nít thì ngỗ nghịch và bướng bỉnh không? Nói cách khác, chúng không lắng nghe. Nếu vậy, đó là lý do thông thường tại sao ông bà không muốn trông coi các cháu và có thể thường được che giấu bởi bệnh nhức đầu sổ mũi.
Làm thế nào quý vị trở nên sẵn sàng hơn? Có ba phương cách:
Phương cách một là lựa chọn đầu tiên nếu quý vị không muốn trông coi các cháu nữa. Nó chắc chắn sẽ gây ra những lời bào chữa, những bất đồng, hay những phòng thủ. Ngay cả khi cha mẹ chúng nhận ra sự thật điều quý vị muốn nói, họ sẽ không sẵn sàng thú nhận. Ít cha mẹ nào muốn nghe nói rằng con cái của mình hư hỏng. Phương cách một sẽ đưa quý vị ra khỏi cảnh trông cháu trong tương lai. Tuy nhiên, mối tương giao sẽ bị thiệt hại. Hãy bỏ qua cách này.
Phương cách hai đem lại sự hậu thuẫn bằng hình ảnh cho những lời báo cáo của quý vị. Hình ảnh có giá trị gấp ngàn lời nói. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không muốn nghe về sự tệ hại của con cái, họ lại càng không muốn thấy các hình ảnh ấy. Vả lại, đó không phải là cách tốt cho sự tương giao của quý vị. Ngoài ra, quý vị có muốn để dụng cụ quay phim đắt tiền gần các cháu đó không?
Phương cách ba là chọn lựa tốt cho quý vị. Trong khi nó có thể thương tổn đến sĩ diện của quý vị – thật vậy, quý vị từng tài giỏi về việc giữ kỷ luật – phương cách này có tiềm năng là được sự hợp tác của cha mẹ các cháu. Khi không còn tập trung sự chú ý nhiều đến các cháu và đặt nó trên quý vị, quý vị đang xin sự giúp đỡ chứ không nói rằng, “Con cái của tụi bay thật khó để trông coi.”
Rất có thể nó đem lại cơ hội là cha mẹ chúng sẽ hỏi, “Các cháu thế nào hả bố/mẹ?” Nếu có, đừng che đậy, “Ô, các cháu ok,” hoặc “Mẹ không ngờ con nít lại náo động như vậy.” Hãy khôn khéo nhưng rõ ràng. “Thằng Thanh không ngừng ném banh ‘golf’ vào tường cho đến khi bố phải thu trái banh đó lại.” Sau đó hỏi tiếp, “Con muốn bố phải làm gì nếu lần sau nó làm như vậy?”
Nếu cha mẹ chúng không lên tiếng hỏi, quý vị có thể hỏi, “Hai đứa muốn biết các cháu hôm nay thế nào không?” Hãy pha trộn những điều tốt và xấu. Hãy bịa ra điều tốt nếu phải như thế.
Quý vị có thể hỏi các con trước khi ra về, “Con muốn bố/mẹ phải làm sao khi ….?” Hy vọng, họ không trả lời rằng, “Ô, bé Dung không bao giờ làm như thế.” Nếu họ trả lời như vậy, hãy nói rằng, “Thì, nếu xảy ra như vậy, bố/mẹ muốn biết cách đối xử tốt nhất.” Điều này cũng có thể là một dấu hiệu cho con cái biết trước về cách đối xử với bé Dung.
Trường hợp tệ nhất. Bất kể những nỗ lực của quý vị, các cháu và cha mẹ chúng chậm hợp tác. Bây giờ, quý vị phải đối diện với câu hỏi khó khăn: Có thể nào tôi vui thích với các cháu khi bàn tay kỷ luật của tôi bị trói lại? Một số ông bà nói có thể. Thời gian ở với các cháu thì đáng giá hơn bất cứ sự khó chịu nào xảy ra. Một số nói không. Sự ngỗ nghịch làm cho con nít thật khó vui thích. Chỉ có quý vị là người quyết định xem sự quân bình ở đâu.
Thời gian thường thay đổi hoàn cảnh. Đó là, con nít có thể ngoan hơn hay tệ hơn sau một thời gian. Cha mẹ có thể giữ lập trường cứng rắn với con cái hoặc không. Nếu những điều xảy ra ngoài tầm tay, quý vị phải thành thật với con trai và vợ của nó. Quý vị muốn ở với các cháu, nhưng quý vị cần sự hợp tác. Là một người tình nguyện, quý vị có tiếng nói chính đáng trong các điều kiện trông cháu.
Quý vị có bị nhức đầu sổ mũi nữa không?
Có thể có ba hoàn cảnh ở đây. Một, quý vị và cha mẹ chúng đồng ý về quyền bính của quý vị. Hai, quý vị không đồng ý: họ nghĩ kỷ luật của quý vị thì nghèo hoặc quá đáng. Ba, quý vị không đồng ý: họ nghĩ kỷ luật của quý vị thì quá ít hoặc quá dễ dãi.
Hoàn cảnh một thì tốt cho tất cả, già cũng như trẻ. Khi cả hai thế hệ cùng một tiếng nói kỷ luật, trẻ con sẽ ngoan hơn, ông bà vui hơn, và cha mẹ không phải tìm sự giúp đỡ nào khác. Điều mà quý vị mong đợi – về sự tôn trọng, hợp tác, thời khóa biểu, sự hòa thuận – sẽ được thi hành nhiều hơn khi cha mẹ nhìn nhận rằng quý vị có quyền để mong đợi điều đó. Nói cách khác, mọi người đồng ý: Đó là nhà của quý vị và quy luật của quý vị.
Cảnh hai: quý vị và cha mẹ chúng không đồng ý về kỷ luật. Họ nghĩ cách của quý vị thì quá xưa. Họ muốn quý vị kỷ luật giống như họ.
Quý vị không thấy cách của mình thì nặng nề. Thật vậy, tay của quý vị đã nhẹ hơn sau nhiều năm. Nhưng, sự khác biệt giữa cách quý vị muốn giải quyết khó khăn và cha mẹ chúng muốn nơi quý vị, điều đó, ít nhất, là một nguyên do để thảo luận, hay tệ nhất, là sự xung đột.
Một đàng, đó là nhà của quý vị, và quý vị là người lớn hiện diện. Điều đó đem cho quý vị một số biện pháp về thẩm quyền. Đàng khác, nó là con cái của chúng và kỷ luật chúng muốn. Điều đó đem cho họ thẩm quyền theo tự nhiên. Như thế đâu là điểm gặp nhau?
Hãy bắt đầu bằng việc đặt ra những gì quý vị có thể làm. Cha mẹ chúng có đánh đòn không? Nếu không, quý vị cũng không thể. Và nếu có, họ không muốn bất cứ ai khác đánh đòn, ngay cả ông bà Nội. Có thể nào quý vị bắt con Hương đứng vào góc nhà không? Không, họ nghĩ như thế là mất phẩm giá. Ngồi trên ghế hay trên bậc thang có được không? Được, nhưng không lâu hơn một phút cho một tuổi. Có thể nào quý vị bắt thằng Dũng tập viết như một hình phạt không? Những đặc quyền nào quý vị có thể lấy đi? Hãy tìm hiểu những giới hạn. Quá đáng lắm, quý vị chỉ ra hình phạt như cha mẹ chúng muốn, mà theo quan điểm của quý vị, nó không đủ.
Kế tiếp, hãy quyết định xem những gì quý vị có thể sống với hoặc bằng lòng, như trước đây.
Một số sai trái có thể bị cấm và bị phạt bất kể sự hướng dẫn của cha mẹ chúng. Phá phách, vô lễ, đánh nhau trong nhà của quý vị là những điều không thể tương nhượng. Sống trong các giới hạn kỷ luật được đặt ra bởi cha mẹ là một việc. Nhưng lại là một việc khác khi chính quý vị và nhà của quý vị bị đối xử tệ hại. Mọi ông bà đều có quyền để đặt ra những giới hạn khoan dung riêng.
Một điều trớ trêu: Nếu con cái quý vị tin rằng kỷ luật của quý vị đã giúp họ lớn lên lành mạnh, tại sao điều đó lại trở thành vấn đề với con cái của họ?
Cảnh ba: Cha mẹ chúng tin rằng quý vị quá chậm trễ áp dụng kỷ luật. Một điều an ủi là các cháu không đồng ý. Chúng nghĩ quý vị nhanh chóng đủ, cảm ơn ông bà.
Ở đây, điều khôn ngoan là tôn trọng các tiêu chuẩn kỷ luật của con cái quý vị, dù quý vị tin rằng quá khắt khe hay bảo vệ quá mức hay không phù hợp với hầu hết các cha mẹ khác. Vì họ là cha mẹ của chúng, họ có sự rộng rãi về cách nuôi nấng con cái của họ. Nói tóm, họ có quyền để sai.
Nếu quý vị tìm cách đền bù cho những gì quý vị thấy là quá đáng của cha mẹ chúng về thực phẩm, thời gian chơi điện toán, xem truyền hình, hoặc giờ đi ngủ, quý vị đã liều lĩnh gây thiệt hại cho cha mẹ chúng và có thể mất đi tình trạng trông coi các cháu. Cha mẹ có quyền hạn chế thời giờ các cháu của ông bà vì chúng từ chối tuân theo những gì họ mong muốn. Đừng bắt con cái phải làm sự chọn lựa đó.
Điều quý vị có thể làm thì tùy thuộc: (1) chính xác bọn con nít làm gì và, (2) chính xác cha mẹ chúng phản ứng gì về điều đó.
Chính xác bọn con nít làm gì? Chúng có bất chấp cha mẹ chúng không? Yêu sách? Cãi lại? Nói cách khác, bọn con nít có đối xử tệ với cha mẹ chúng không? Điều đó có thể thật tệ; tuy nhiên, nó bao gồm con cái và cha mẹ của chúng. Quý vị, thực sự, là một người đứng ngoài, một nhân chứng. Quý vị có thể trợn tròn con mắt, nhưng có lẽ điều đó cũng không được để ý hay được thấy như một sự khiển trách thầm lặng. Tốt hơn hãy nhìn về chính quý vị.
Với những thở dài bực tức cũng thế. Hãy tập làm chủ sự thụ động một cách khó hiểu. Hãy nhìn xem, nhưng đừng lên tiếng.
Giữ im lặng là một thử thách. Thật khó để nhìn xem bọn con nít phá phách mà không bị phạt. Nó không tốt cho bọn trẻ cũng như cha mẹ chúng. Tuy vậy, khi nào hoàn cảnh này trở nên việc của quý vị?
Khi hành vi sái quấy nhắm đến quý vị. Khi sự vô lễ và bẩn thỉu trực tiếp ảnh hưởng đến quý vị. Thì bất kể sự thờ ơ hay chấp nhận của cha mẹ chúng, quý vị có quyền chính đáng để tự vệ và lên tiếng. Tuy nhiên, lên tiếng có thể là giới hạn của quý vị. Bất cứ kỷ luật nào cũng có thể vượt ra ngoài giới hạn. Vì sự thực tiễn hay vì cha mẹ chúng can thiệp, quý vị có thể không nên đưa ra bất cứ hậu quả nào cho hành vi sái quấy đó. Quý vị hy vọng cha mẹ chúng để ý đến những gì xảy ra trước mắt họ. Hãy tránh giọng điệu, “Tụi bay phải làm gì với cái này chứ!” Điều đó có thể là ý tưởng trong đầu, nhưng lời nói có thể đưa đến nguy cơ đối chất.
Tại sao đây là một nguy cơ? Nếu cha mẹ chúng thấy lối đối xử đó đáng phải phạt, có lẽ họ đã hành động hoặc tối thiểu cảnh cáo nó. Nếu không, đó là một dấu hiệu cho thấy họ không nghĩ nó là một vấn đề quá đáng như quý vị nghĩ.
Nếu nó phá phách nhà của quý vị thì sao? Xin nhắc lại, nếu không có người lớn ngăn cản nó, quý vị có quyền hành động. Vì đó là nhà của quý vị, quý vị có quyền của chủ nhà để đặt ra những điều kiện về cách đối xử.
Ông bà là những người trông cháu đứng hàng đầu. Một lý do là về địa lý. Sống gần con cái, họ thường sẵn sàng và có thể linh động chương trình của họ, dù được cho biết ngắn ngủi.
Một lý do khác là kinh tế. Ông bà coi cháu miễn phí, không như các người trẻ, họ tính hai chục một giờ. Tuy vậy một vài ông bà thú nhận, “Chúng không thể trả đủ cho những gì tôi đang làm miễn phí.”
Sự liên hệ là lý do thứ ba. Trông coi là mối dây tình cảm “chỉ có bà với cháu, phải không Ngoại?” Thời gian này có giá trị cao, ngay cả khi ông Ngoại thiu thiu ngủ trên trường kỷ hai tiếng trước khi đến giờ ngủ của đứa cháu bốn tuổi.
Tình thương là lý do bao trùm. Sự gắn bó với một đứa cháu có thể mãnh liệt. Nhiều ông bà không lường được nó mạnh mẽ đến thế nào. Các tấm hình không thôi cũng đủ minh chứng. Hình ảnh của bé Tuấn tràn ngập hình ảnh của các cháu khác cộng lại và bé mới chỉ lên ba.
“Tôi được yêu cầu nhiều hơn là tôi có thể hay tôi muốn.” Tôi có thể nói rằng quý vị bây giờ già hơn trước, phải không? Và như thế quý vị có một vài bước hụt hẫng so với khi chính quý vị nuôi con? Vợ tôi và tôi, sau gần ba mươi năm nuôi con, nhìn đến các cha mẹ trẻ và tự hỏi, “Chúng ta từng có loại năng lực như thế có phải không?” Không ai trong chúng tôi nhớ được rõ ràng.
“Đèn trước và đèn sau xe” là câu tóm lược của một bà về những lần các cháu đến thăm. Đèn trước khi xe chúng đến; hãy bắt đầu hoạt động. Đèn sau khi xe chúng đi; hãy bắt đầu phục hồi sức khỏe. Dù bà yêu thích các cháu đến thế nào, bà biết rằng sức lực của bà chỉ bằng một phần của chúng, và bà không muốn sự mệt mỏi hay chán nản – của bà – làm hỏng cuộc thăm viếng. Hãy mượn một câu trong cuốn phim quen thuộc, “Một người làm ông bà thì phải biết những giới hạn của mình.”
Dù sức lực không giới hạn việc trông cháu của quý vị, thời khóa biểu thì có thể. Dù người khác không thấy điều đó đóng một vai trò. “Bây giờ bố về hưu, làm gì cho hết ngày? Nhà thật yên tĩnh khi không còn đứa nào ở lại nhà.” Diễn dịch là, “Thời giờ của bố bây giờ uyển chuyển hơn.” Có lẽ vậy, nhưng có thể nó không uyển chuyển như có vẻ như thế.
Trong khi các bổn phận cũ không còn, các bổn phận khác lại chiếm chỗ. Khi quý vị nuôi con, chúng ở một chỗ: căn nhà của quý vị. Bây giờ chúng tản mác, giữ liên lạc thì phức tạp hơn. Một phương châm tiêu chuẩn của người về hưu là: “Làm thế nào tôi đã chu toàn mọi sự khi còn làm việc toàn thời gian?” Ai đó, kể cả một phần tử thân cận trong nhà, nhìn đến quý vị từ bên ngoài có lẽ họ không hiểu được tại sao quý vị lại không có sự uyển chuyển họ nghĩ là tự nhiên xảy đến khi việc nuôi con và lo cho sự nghiệp không còn.
Nếu có năng lực và thời gian, nhưng quý vị không muốn thì sao? Điều đó có làm cho quý vị trở nên “không giống như ông bà” không? Không làm ơn? Làm ơn không tương đương với sự nhận lời mỗi khi được con cái yêu cầu. Chỉ có quý vị mới có thể quyết định được vị thế đang ở đâu để thi hành, khi nào, chỗ nào, và thường xuyên ra sao. Khi để ý đến sự sẵn sàng, yếu tố chính đáng là lòng mong muốn.
“Tôi cảm thấy như bị lợi dụng.” Điều này mà nói với con thì nguy hiểm. Một phản ứng, thành lời hay không, có thể là sự bực bội, “con có đòi hỏi gì thêm đâu?” Tốt hơn hãy cho biết các lý do liên quan đến sức lực và thời giờ.
“Mẹ không còn sức lực như trước. Ngày đó (tuần đó) thì chắc chắn là kẹt rồi. Mẹ không nghĩ là có thể thêm vào bất cứ gì khác.” Đây là những giải thích chính đáng. Quý vị không né tránh hay phô trương lý do thô thiển. Chúng là những thực tại, có phải không?
Một lần nữa, quý vị không phải là một người nhu nhược hay một ông bà hờ hững vì ý tưởng hợp lý về việc giúp trông cháu của quý vị thì yếu kém hơn các con. Khi quý vị nuôi nấng chúng, quý vị phải có những quyết định mà con cái không đồng ý. Đôi khi điều đó vẫn xảy ra.
Mẹ sẽ trông cháu nhiều hơn, nhưng giờ ngủ của mẹ thì sớm hơn của nó, và giấc ngủ trưa của mẹ thì dài hơn.
Rất nhiều. Quá nhiều để kể ra đây, nhưng hai điểm nổi bật: xã hội và bản thân.
Xã hội. Trong suốt lịch sử, các xã hội có thay đổi nhưng không được nhận thấy rõ. Cơ cấu, các điều tin tưởng, luân lý của các xã hội, nếu có thay đổi thì phải mất nhiều thập niên. Hậu quả là, từ thế hệ này sang thế hệ kia, khung cảnh xã hội mà trong đó các con em được nuôi dưỡng vẫn không thay đổi.
Ngày nay, kỹ thuật tiến bộ, tốt hơn hay xấu hơn, đã biến đổi tất cả những điều đó, nó đưa xã hội vào sự thay đổi quá mau chóng. Các cha mẹ phải đối diện với một quang cảnh phức tạp hơn và nhiều thách đố hơn khi len lỏi vào. Nói đơn giản, không dễ để nuôi dưỡng một đứa trẻ ngày nay so với chỉ một thế hệ trước.
Con cả của tôi cách đứa út mười hai năm – quãng thời gian ngang bằng một nửa thế hệ. Nó lớn lên mà không có những thứ như máy điện toán, điện thoại tinh vi, và văn hóa suy đồi. Con út của chúng tôi khởi đầu đời sống với các thứ này ở khắp nơi. Không hồ nghi, việc nuôi dưỡng cháu đem đến cho chúng tôi nhiều câu hỏi hơn việc nuôi dưỡng con trai cả. Sự thay đổi lớn lao thứ hai là gì? Chính bản thân. Có nghĩa, biết bao làn sóng nhận thức mới và cải tiến về việc nuôi con đã tràn ngập các cha mẹ. Không phải tất cả đều vô dụng, nhưng ảnh hưởng của nó khiến các cha mẹ cảm thấy bất an và nghi ngờ chính mình, điều này không được thấy trong các thế hệ trước.
“Tâm lý đúng đắn” là nhãn hiệu tôi gán cho hiện tượng nuôi con lan tràn rộng rãi. Đó là ý tưởng cho rằng có những kiểu cách đúng đắn về tâm lý để dạy bảo và kỷ luật; nói tóm, để nuôi dưỡng một thiếu nhi được vững vàng về cảm xúc. Còn nữa, đi chệch các kiểu cách này sẽ đưa đến các hậu quả tai hại về xã hội và tâm lý. Không lạ gì, các phụ huynh thật bồn chồn. Họ tự hỏi không biết họ có áp dụng đúng công thức hay không.
Khi một số công thức không kết quả, họ hoang mang, “Có gì sai? Tại sao tôi không thấy thành công?” Điều này dẫn đến sự hồ nghi, thiếu tự tin nhiều hơn nữa, và họ lại đi tìm những kỹ thuật mới hơn và tốt hơn.
Làm thế nào ông bà có thể đương đầu với tất cả những thứ này? Thứ nhất, đừng bị lôi cuốn vào tốc độ của văn hóa này. Hãy biết chắc là bất cứ sinh hoạt gì của quý vị và quà tặng gì, nhất là loại kỹ thuật số (digital), phải được cha mẹ chúng đồng ý. Nếu cô con gái của bà cảm thấy bị vây bủa bởi một xã hội mà nó lôi các trẻ em qua thời thơ ấu quá mau, đừng chiều theo xã hội. Hãy chiều theo con gái của bà.
Các cha mẹ cho tôi biết là nhiều ông bà đã mua cho các cháu máy truyền hình, trò chơi điện toán, điện thoại di động, và xe hơi mà ngay cả cha mẹ chúng không muốn và sẽ không mua. Đừng làm cho con gái của bà phải lưỡng lự giữa vai trò làm mẹ của nó và các mong ước của chính bà.
Còn các chuyên gia, mà ý tưởng của họ đang điều khiển con gái bà thì sao? Nếu nó muốn chiều hướng ấy, đó là đặc quyền của nó. Nó thấy đó là cách tốt hơn, một sự cải tiến so với quá khứ, ngay cả khi nó không thấy điều đó sẽ đưa đến sự thiếu tự tin cho nó.
Đàng khác, nếu nó ngày càng hồ nghi chính bản thân cùng với sự thất vọng, lời khuyên của bà có thể là một sự cứu giúp. Hãy giúp nó thẩm định sự khó khăn: Con thấy đâu là những khác biệt giữa cách dạy con của bố mẹ và của con? Con bất đồng ý với mẹ về những điểm nào? Con có nghĩ lại cách kỷ luật của con không? Bố mẹ có nhiều thẩm quyền hơn hay ít hơn so với con? Lời khuyên nào của các chuyên gia mà con nghĩ mâu thuẫn với bản năng và lương tri của con? Các chuyên gia ấy có đồng ý với những điều con tin tưởng về đời sống và luân lý không?
Sau thời gian, nhiều cha mẹ thẩm định lại giá trị của các ý tưởng đã điều khiển họ. Nếu con gái của bà là một trong những người ấy, có lẽ bà là một chuyên gia mà nó sẽ quay về.
Có thể có một vài giải thích ở đây. Một, quý vị kỷ luật tốt hơn cha mẹ chúng. Quý vị từng là cha mẹ lâu hơn, với một cách kỷ luật được rèn luyện trong các giao thông hào nuôi con. Quý vị biết những gì hữu hiệu, như thế nào, và khi nào. Kết quả là các cháu không thi đua với quý vị như với cha mẹ chúng. Chúng biết tốc độ của quý vị thì chậm hơn.
Con nít và chó giữ nhà có những nét giống nhau. Điều này không có nghĩa khinh thường chó giữ nhà, chúng dễ huấn luyện về vệ sinh hơn và thường dễ bảo hơn. Khi cảm thấy bất an, chó can đảm hơn. Khi cảm thấy bất an, đứa trẻ mạnh dạn hơn. Nếu phong thái của quý vị là trầm tĩnh có trách nhiệm, các cháu có thể cảm thấy điều đó và hành động phù hợp.
Nhiều cha mẹ ngồi sững sờ trong cuộc họp phụ huynh-giáo chức khi nghe nói, “Tôi rất thích con của anh chị trong lớp của tôi. Nó vui lắm. Phải chi cả lớp giống như cháu.” Cha mẹ há hốc nhìn nhau không thể tin được, họ lôi ra tấm hình và hỏi, “Có phải đứa này không?”
Cách cư xử của một đứa trẻ tùy thuộc nhiều vào việc nó ở đâu, các quy tắc là gì, có người lớn ở đó hay không, và nó có nhận ra thẩm quyền của người đó hay không. Một đứa bé cứng đầu với người này có thể không như thế với người khác.
Giải thích số hai: Sự quen thuộc có thể không luôn phát sinh sự khinh dể, như một ngạn ngữ có nói “thương chó, chó liếm mặt”, nhưng nó phát sinh sự thân mật. Trẻ con sống với cha mẹ bao năm trời, lâu hơn quãng thời gian cần thiết để chúng biết kiểu cách kỷ luật của cha mẹ. Nếu họ nói nhiều hơn hành động, trẻ con biết điều đó. Nếu họ chỉ kỷ luật khi chịu không nổi, trẻ con cũng biết điều đó. Nói tóm, trẻ con có thể đọc được cha mẹ chúng, ngay cả một đứa bé ba tuổi chưa biết chữ. Nhưng nó có thể xem hình.
Giải thích số ba: Kỷ luật của quý vị thì lỏng lẻo hơn cha mẹ chúng. Như họ có thể nói, “Bố/mẹ không có khó khăn nhiều với các cháu vì bố/mẹ dễ dãi với chúng quá.” Một công thức kỷ luật đơn giản: Người càng nhượng bộ thì càng ít bị chống đối. “Này Châu, cháu phải ăn xong cơm thì mới được ăn kem. Đó là quy luật của Nội.”
Một cảnh cáo: Để vui thích với các cháu khi chúng lớn hơn, quý vị sẽ phải bớt lỏng lẻo và cương quyết hơn, dù làm như thế sẽ trái với sở thích của quý vị.
Hãy thử giải thích số một: Quý vị không có khó khăn với các cháu vì quý vị kỷ luật tốt. Như tôi vừa cảnh cáo đâu đó, đừng ảnh hưởng hơn cha mẹ của chúng.
Nhiều cha mẹ chán nản với những cách kỷ luật của họ nhưng không rõ tại sao. Họ cố gắng tuân theo những kết quả tâm lý mới nhất, trong khi cha mẹ của họ theo các đường lối xưa và dường như lại thành công hơn. Tại sao như thế, có thể đó là điều cha mẹ sẽ nhận thấy trong kiểu cách của mình. Và rồi họ sẽ xin những lời khuyên.
“Các cháu ngoan cho đến khi bố/mẹ đến đây.” Sự than thở của ông bà là dấu hiệu cho bé Châu biết về sự ngỗ nghịch của nó. Tuy nhiên, sự than thở của cha mẹ chúng lại là dấu hiệu cho ông bà biết phải nhường bước và nhận lấy thân phận quan sát viên. Bất kể động lực sửa sai của quý vị – đứa trẻ hay cha mẹ nó – có mạnh mẽ đến đâu, hãy thận trọng. Cho đến khi cha mẹ chúng nhận ra sự khác biệt giữa kỷ luật của quý vị và của họ, và cho đến khi họ hỏi ý kiến của quý vị, hãy để cha mẹ chúng áp dụng kỷ luật của chính họ.
Nếu được hỏi, “Các cháu thế nào, đối với bố/mẹ?” hãy thẳng thắn. “Chúng luôn ngoan ngoãn đối với bố/mẹ.” Qua đó, quý vị sẽ nhận được cái nhìn sững sờ như cha mẹ chúng nhìn thầy cô giáo.
“Này bố/mẹ, tại sao mấy đứa không xô đẩy bố/mẹ như xô đẩy con?” Đây là câu hỏi quý vị muốn nghe. Hãy khuyến khích và quả quyết. “Vì kỷ luật của con không tốt”. Ok, nhớ đấy. Hãy thử, “Tại sao con nghĩ như vậy?” Một chiến thuật tâm lý căn bản: Hãy trả lời một câu hỏi với một câu hỏi. Quý vị đang đẩy dần cha mẹ chúng về việc tự phân định.
Trong khi đó, nếu cha mẹ chúng chỉ có đôi chút hướng về việc tìm hiểu tại sao các cháu lại đối xử tốt với quý vị, quý vị vẫn có lợi. Các cháu dễ dãi với quý vị, điều đó làm cho quý vị càng dễ dãi hơn với chúng.