Không phải mọi người tìm lời khuyên lại muốn theo điều ấy. Họ tìm sự đồng ý của tôi về lời khuyên của chính họ. Để bảo đảm ai đó sẽ nghe theo lời tôi khuyên, tôi cần tìm hiểu xem họ muốn nghe những gì và rồi tôi nói điều ấy.
Con gái của bà tìm kiếm sự đồng cảm hay sự hướng dẫn? Sự đồng cảm có thể giúp nó cảm thấy tốt hơn trong lúc hiện thời. Sự hướng dẫn tốt sẽ không chỉ làm tan đi sự chán nản.
Các cha mẹ nói, “Tôi đã thử điều đó. Nó không hữu hiệu.” Hãy tìm hiểu tại sao, tôi nghe những câu tương tự: không trước sau như một, không nhẫn nại, không theo cho đến cùng, mệt mỏi, người kia (vợ/chồng) không đồng ý. Sau khi nói chuyện với hàng trăm phụ huynh, tôi biết được nhiều cách vượt qua chướng ngại. Vì có lẽ bà không có hàng trăm trẻ con, có thể bà không rõ phải trả lời thế nào với sự phản đối.
Thay vì trả lời mọi chống đối của cô con gái, bà hãy bắt đầu với câu hỏi, “Con có thích sống với những thất bại ấy không?” Có lẽ cô ta sẽ nhìn bà như muốn nói, “Câu hỏi gì kỳ cục vậy?” Hãy tiến tới. “Điều con đang làm có hiệu quả không?” Lại im lặng, “Nếu có hiệu quả, con bực tức làm gì?” Đây là câu mở đầu của bà: Cô ta sẽ mất gì khi phải theo lời khuyên của bà? Kiểu kỷ luật của cô ta – hoặc có vẻ là kỷ luật – thì chỉ làm hao mòn quyền thế của cô ta. Thành thật mà nói, cô ta không muốn làm cha mẹ như thế. Có một tương quan trực tiếp: càng thất vọng, càng sẵn sàng đón nhận sự chỉ dẫn.
Kế đến, hỏi cô ta có đồng ý với thời gian thử thách không. Cô ta có muốn thực hành các ý tưởng của bà trong một tháng không? Cho đến cuối tháng ấy, dù sự tiến bộ chỉ có một phân, đó là sự tiến bộ, bằng chứng là lời khuyên tốt.
Một người mẹ của đứa trẻ bốn tuổi yêu cầu tôi dành thời gian đến nhà cô ta để chỉ cho cô thấy làm thế nào để kỷ luật tốt hơn. Cô ta muốn tận mắt nhìn thấy cách tôi thi hành những gì mà tôi khuyên cô ta làm, và nếu nó không hiệu quả, tôi sẽ điều chỉnh như thế nào. Liệu cô con gái của bà có đồng ý với những điều tương tự như thế không? Không cần phải nhà của cô ta. Có thể bất cứ đâu – nhà của bà, ở tiệm ăn, công viên, v.v.
“Với tôi, chúng không nghịch ngợm như thế.” Đừng lập lại điều đó với cô ta. Cô đã hồ nghi về khả năng kỷ luật của cô ta. Hơn nữa, chúng sẽ không nghe lời của bà khi có mẹ chúng ở đó. Cô ta là người mà chúng thách đố. Điều đó sẽ cho phép bà có cơ hội để thi hành những gì bà từng nói với cô ta, dĩ nhiên, giả sử rằng cô ta sẵn sàng cho phép bà.
Hãy hỏi cô ấy: “Con có nghĩ là mẹ nuôi nấng con tốt đẹp không?” Nếu có, hãy hỏi tiếp, “Con không nghĩ là những gì mẹ sẽ làm thì tốt cho con của con hay sao?” Nếu không hay cô ta nói luyên thuyên, hãy chấp nhận điều đó, và lần tới khi cô ta đến xin bà lời chỉ dẫn, cô ta sẽ lắng nghe. Hiển nhiên, cô ta có một số hồ nghi về cách nuôi con của bà và muốn đi theo một đường lối khác, dù đường lối đó đang dẫn đến sự thất bại.
Tất cả những điều này giả sử rằng bà có lời khuyên tốt. Hầu hết các ông bà đều có như vậy. Bản năng của họ được trau dồi qua kinh nghiệm và sự khôn ngoan được tích tụ bởi biết bao thế hệ trước đó. Là một phần của thế hệ này, con gái bà có thể do dự bởi những quan niệm được gọi là khai sáng, một số điều thấy tốt trên giấy nhưng không hữu hiệu trên thực tế với trẻ con. Như thế, trong khi con gái bà đang thử thi hành tất cả những điều đúng, cô ta do dự bởi kết quả sai lạc. Vì thế cô tìm đến bà, nguồn chính yếu về cách làm mẹ.
Sự thất bại của cô ta phải giúp cô biết lắng nghe. Hãy sẵn sàng để nói chuyện.
Theo những lời đáng nhớ của đạo sư Elmer Fudd: “Hãy im lặng, hãy thật, thật im lặng.”
Cha mẹ thường được con cái lớn tuổi tìm đến để được khuyên bảo về đời sống – nuôi con, hôn nhân, tài chánh. Khi người con đó chán nản lên tiếng về người phối ngẫu, cha mẹ phải thận trọng về cách họ lắng nghe và những gì họ giúp đỡ.
Sự cố vấn hôn nhân cũng có điểm song song, mà nó giống như đi trên giây xiếc. Một đàng, nhà trị liệu lắng nghe cả hai vợ chồng, giữ sự trung lập, tối thiếu trong một thời gian. Đằng khác, nhà trị liệu biết rằng họ đang nghe hai quan điểm, và sự khó khăn là giữ được quân bình mà không làm người vợ hay chồng quá bực mình.
Nói rằng vợ chồng đó dường như sống trong hai căn nhà khác nhau thì không đúng sự thật. Đôi khi dường như họ sống ở hai tinh cầu khác nhau. Có ai, hay cả hai, đang cố trình bày một hình ảnh sai lạc để kéo nhà trị liệu về phe của mình hay không? Không thường như thế. Bình thường, mỗi người trình bày hôn nhân như họ nhìn thấy.
Trừ khi con rể của bà cũng trong đường giây điện thoại tay ba, bà đang nghe chỉ có một tiếng nói: con gái của bà. Dù hợp lý thế nào, nó vẫn chủ quan, có mầu sắc theo quan điểm riêng của cô ấy về hoàn cảnh. Ngay cả khi điều ấy ăn khớp với những gì bà được biết về người con rể, bà cũng không thấy được toàn thể bức tranh. Bà không ở trong cuộc. Hãy nhớ một luật căn bản về trị liệu: Hãy tôn trọng những giới hạn về sự hiểu biết của mình.
Một khách hàng nói với tôi về sự tàn phá khi thấy chồng của cô ngoại tình. Để được sự hỗ trợ thêm, cô còn nói điều ấy cho các bạn thân và gia đình biết. Dần dà, cô và chồng cứu vãn được hôn nhân. Nhưng, những người khác, họ nghe biết về sự đau khổ của cô, có thể vẫn coi người chồng bất trung như một người đáng khinh không đáng được tha thứ. Sự tương giao của cô với chồng được hàn gắn, nhưng giữa họ với anh ta thì bị tổn thương.
Cô con gái gọi cho bà trong lúc cô ấy có đầy cảm xúc không? Sau đó cô ấy có thể bình tĩnh, đạt được một thỏa thuận, hay tối thiểu một cuộc đình chiến, với chồng của cô ấy không? Họ đang trở nên hòa thuận hơn, nhưng có thể bà không biết điều đó. Sự phiền muộn của cô ấy vẫn còn vang vọng trong tai bà.
Dù con gái của bà xúc động thế nào, hãy kềm hãm lòng thương xót của bà. Sự tán thành có thể là sự hỗ trợ ngắn hạn, nhưng nó có thể dẫn đến những phiền phức gia đình lâu dài. Đây là một hướng dẫn: Con gái bà càng tức giận bao nhiêu, bà lại càng im lặng bấy nhiêu.
Sau đó, rất có thể bà lập lại, như “Ngay cả bà ngoại cũng nghĩ con thì … (điền vào chỗ trống)”. Trong một cuộc tranh luận, đưa ra những đồng minh cùng tâm trạng có nghĩa làm lệch cán cân về một phía. Bà không muốn bị đưa ra như thế. Một lần nữa, hãy nghĩ đến tương quan với người con rể trong tương lai.
Làm thế nào bà có thể khéo léo ra khỏi thế đứng giữa? Hãy dùng điện thoại có “caller ID” (biết danh tính người gọi) và hãy để máy trả lời. “Xin chào. Tôi không có ở nhà bây giờ. Tôi đang đi thám hiểm ở đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn. Tôi sẽ trả lời quý vị khi trèo xuống núi.”
Nếu đầu gối của bà không thể chịu nổi nhiều hơn ba chuyến bay và con gái bà biết điều đó, và nếu bà muốn nhận điện thoại của cô ấy, bà có những lựa chọn ít tuyệt hảo hơn.
Một, nghe nhiều hơn nói. Lắng nghe thì an toàn hơn cho biết ý kiến. Thật khó nói sai khi bà không nói. Nếu sự im lặng của bà được coi là không đồng ý, hãy trả lời với một câu như, “Mẹ đang nghe để có thể hiểu con nhiều hơn.” Khi không rõ phải nói gì, hãy theo lời khuyên của nhà trị liệu.
Hai, hãy hỏi những câu để giúp cô con gái tìm ra những giải pháp. “Con có biết tại sao Dũng lại làm như thế không? Nó có nói cho con biết không? Nó phản ứng thế nào khi con nói như thế? Có còn cách nào để tương nhượng về vấn đề này không?” Điều này dời trọng điểm từ “Việc này không thể xảy ra” sang “Mẹ có thể giúp con làm gì về vấn đề này?”
Ba, tránh phê bình. “Mẹ thường nghĩ rằng Dũng có khả năng đó. Mẹ cảm thấy buồn khi con phải hy sinh quá nhiều như vậy. Nó không biết quý trọng những gì con làm cho nó.” Có lẽ, một số hay tất cả những điều này có thể đúng, nhưng hãy tự hỏi: Nói như vậy thì có lợi ích gì cho con gái hay hôn nhân của nó?
Ở điểm nào đó, bà có thể phải thú nhận, “Mẹ xin lỗi con. Mẹ không muốn đứng giữa vấn đề này. Mẹ muốn những gì tốt đẹp nhất cho con và Dũng và các cháu, và việc mẹ can thiệp chỉ có thể gây ra khó khăn hơn.” Nếu bà không sợ lội vào vũng nước hiểm nghèo, bà có thể nói thêm, “Mẹ đoán là Dũng cũng có cái nhìn riêng của nó về các điều này.”
Hãy đón nhận lời khuyên của Elmer khi bà cảm thấy bị ép buộc phải đồng cảm và đứng về một phía: “Hãy thật im lặng.”
Có một lời khôn ngoan cho các bà mẹ trong ngày cưới của con gái: Ngồi yên, đừng nói gì, và mặc áo xám. Nó cũng là lời khôn ngoan cho các ông bà khi chứng kiến cảnh phá phách, tuy giữ sự trung lập có lẽ dễ hơn nhiều so với việc giữ miệng lưỡi.
Có phải điều này có nghĩa là lời nhận xét ấy sẽ không đúng? Không. Hoặc nó không hữu ích? Không. Hoặc nó không khôn khéo? Không. Nó có nghĩa là nếu không được tìm kiếm, có thể lời ấy không được đón nhận. Nó có thể bị bỏ qua hay từ chối thẳng thừng.
Nếu trước đây ông đã lên tiếng, phản ứng lúc ấy là gì? Im lặng? Tự vệ? Bào chữa? Biết ơn?
Nếu ông muốn đo lường phản ứng của người khác đối với ý kiến của ông, hãy tự hỏi, “Chúng phản ứng thế nào trong quá khứ?” Sự tiên đoán đúng nhất về lối cư xử tương lai là lối cư xử trong quá khứ với cùng những điều kiện. Nếu chúng không muốn nghe trong năm lần đầu, dường như chúng cũng không muốn nghe trong hai mươi lần kế tiếp.
Ông có thể nói chuyện tự do với đứa con này hơn là với vợ/chồng của nó? Điều này thường đúng. Điều này không có nghĩa dâu rể thì tự động muốn phòng thủ. Nó có nghĩa sự tương giao giữa cha mẹ-con cái thường ban cho sự tự do để nhận xét. Như thế, trừ trường hợp cả hai vợ chồng chúng muốn nghe ông, điều khôn ngoan là ngồi yên và im lặng. Sự tương giao của ông đối với đứa này hay đứa kia sẽ không bị đau khổ, và kể cả sự tương giao giữa hai đứa nó cũng vậy chỉ vì ông. Ông muốn điều tốt nhất cho cháu của ông. Hành động tệ hại thì không tốt. Điều đó lại càng làm cho ông khó hơn để kềm hãm chính mình. Tuy nhiên, ông không phải là cha mẹ chúng. Tốt hơn hay tệ hơn, cha mẹ chúng là những người chủ yếu áp dụng kỷ luật.
Có phải không bao giờ ông được nói một lời về lối đối xử của bé An? Không nhất thiết như vậy. Nếu nó hỗn láo hay thô tục đối với ông, ông có quyền lên tiếng, tuy nhiên, cha mẹ của nó có thể phản ứng. Một đàng họ cho phép sự ngỗ nghịch đối với chính họ. Đó là sự lựa chọn của họ. Nhưng ông có cho phép lối đối xử ấy không lại là đàng khác. Ông không nói với cha mẹ của bé An về cách dạy con, ông đang đặt ra các giới hạn hợp lý về cách đối xử mà ông mong muốn.
Vậy thì, kỷ luật không luôn luôn về vấn đề cách này đúng hay cách đó sai. Kỷ luật có thể là một kiểu cách hay phương cách. Cách kỷ luật của cha mẹ chúng có thể không phải là cách mà ông sẽ hay đã từng đối xử với con của ông.
Thời gian có thể là đồng minh của ông. Nếu lối đối xử của cháu ông ngày càng tệ hại theo tuổi tác (một khuynh hướng chung), có lẽ cha mẹ chúng sẽ cảm thấy điều đó. Và ông bà sẽ được tìm đến nhiều hơn là chuyên gia trị liệu. “Này bố, bố đã thi hành những gì khi tụi con làm như vậy? Này mẹ, mẹ có cách nào để dạy bảo nó không?” Sự im lặng trong quá khứ sẽ đem cho quý vị sự tin cậy trong hiện tại.
Dầu sao, đó là ý kiến của tôi, vì ông đã hỏi.
Chỉ trong một hai thế hệ gần đây, việc đánh đòn thường đứng đầu danh sách các tội khi nuôi con. Hầu hết thế hệ chúng ta coi đó như một lựa chọn kỷ luật tốt. Nhiều người thuộc thế hệ ngày nay coi đó, tốt nhất, là phương sách sau cùng hoặc một sự xấu cần thiết. Các chuyên gia rất chống đối, các phụ huynh thì pha trộn, và như tiên đoán, hầu hết các trẻ đều không thích, cũng như bất cứ hình thức kỷ luật nào.
Tại sao có sự biến đổi mau chóng giữa các thế hệ? Động lực chính xuất phát từ các chuyên gia. Họ đánh tới tấp từ mọi góc cạnh. Sự đánh đòn dạy sự hung hăng, nó giải quyết vấn đề qua vũ lực, nó là người lớn hăm dọa con nít, ý nghĩa của nó bị pha trộn, và đáng ngại nhất, nó là một hình thức ngược đãi trẻ em.
Quả là một cáo trạng, dù sao chỉ là lý thuyết. Thực tế và nghiên cứu khách quan nói gì? Các ông bà và biết bao thế hệ trước đó biết rằng: khi được thi hành trong một mái nhà yêu dấu, với cảm xúc có kiểm soát, và sai lỗi rõ rệt, việc đánh đòn không vướng phải bất cứ tội nào kể trên. Nhưng đánh đòn, thực sự, có thể thiệt hại đến việc phát triển cảm xúc của một đứa trẻ. Chữ quan trọng là xấu. Chỉ đánh đòn thôi thì không gây thiệt hại, nhưng phản ứng quá đáng, nặng tay và thất thường thì có thể. Còn gì nữa, thói quen đánh đòn là một phần của cách dạy con tệ hại. Nói cách khác, chính việc đánh đòn thì không xấu, nó xấu khi đánh đòn đi kèm với cách dạy con tệ hại.
Tuy tôi không có bản thống kê thực sự – vì một vài thế hệ trước đây, ít người cảm thấy phải thăm dò sự bàn cãi này – kinh nghiệm của tôi là những người thuộc thế hệ của bà nhìn thấy ít nhược điểm của việc đánh đít thì gấp đôi thế hệ này. Hơn nữa, phán xét theo các thống kê hiện nay, trẻ em lúc đó cho thấy một tỉ lệ rất thấp của việc ngỗ nghịch, hung hăng, và bệnh học. Nếu việc đánh đòn bởi tự nó – bất kể loại hay khung cảnh – dẫn đến mọi tác phong bệnh hoạn, đâu là chứng cớ của điều ấy khi việc đánh đòn là cách thực hành phổ thông hơn?
Không ngạc nhiên là cô con gái của bà không bao giờ nghĩ đến việc đánh đòn. Vì các chuyên gia chỉ có một vài lời nói tốt hay ngay cả những lời trung lập về cách thực hành này, dường như cô con gái của bà đã thấm nhập quan điểm của họ. Trong tâm trí của cô ấy, việc nuôi con của bà thuộc về thời gian và xã hội khác, không nhất thiết phải áp dụng vào khung cảnh và thời gian của cô ấy.
Cuốn Back to the Family của tôi trình bày những kết quả của một bản thăm dò toàn quốc về các gia đình vững mạnh. Được hỏi, “Làm thế nào quý vị nuôi dạy những người con đáng ngưỡng mộ đó?” Gần 70 phần trăm phụ huynh nói họ đã đánh đòn, có đánh đòn, và sẽ đánh đòn. Ba mươi phần trăm nói họ không bao giờ. Con gái của bà hiện thời thuộc về 30 phần trăm đó.
Sự đánh đòn phải được phân định theo như mọi cách kỷ luật phải có. Nó hữu hiệu thế nào, trong nhà quý vị, với các giá trị gia đình và cá tính của con cái quý vị? Bé Châu có thể bị đánh đòn hai lần trong sáu năm, phản ứng là khóc lóc, “Bố ơi, con xin lỗi bố. Con hứa sẽ không làm thế nữa.” Cái bạt tai có thể được cảm nhận mạnh mẽ, nhưng đứa con có thể trố mắt nhìn, “Có vậy thôi sao?”
Ngay cả khi bà thuyết phục được cô con gái là các con của nó sẽ được ích lợi từ một bàn tay vững chắc, cô ấy sẽ không thoải mái hoặc tự tin để làm như thế. Hậu quả là các con cô ấy có lẽ sẽ chống lại nhiều hơn, như thể xác nhận với cô ta: “Điều đó không hiệu quả. Nó chỉ làm tệ hơn.”
Đừng cố thúc đẩy cô ta thi hành những gì bà đã làm. Vì bất cứ lý do gì, cô ta không bắt chước mọi kiểu cách kỷ luật của bà. Lý luận thông thường, “Thì con trở nên tốt đấy” có lẽ không thuyết phục được cô ấy. Có lẽ cô ta không nghĩ là cô đã trở nên tốt như bà nghĩ. Hoặc nếu có, có thể cô không tin rằng việc đánh đòn đã giúp đạt được điều ấy.
“Mẹ có thể nói rằng chúng trở nên bướng bỉnh.” Không phải thiếu đánh đòn dẫn đến sự bướng bỉnh. Có thể là, cô con gái của bà đã cố thi hành mọi sự của một người mẹ, cô trở nên hoang mang bởi các lý thuyết trong sách báo và những nhận xét đương thời. Các trẻ con cảm thấy điều đó và chúng thúc đẩy mạnh hơn. Không phải là thiếu đánh đòn mà dẫn đến sự bướng bỉnh; chính là sự cho phép.
Nếu sự chống đối của trẻ con gia tăng theo tuổi tác, lời khuyên và kinh nghiệm của bà có lẽ được tìm kiếm một ngày nào đó. Hãy âm thầm chờ đợi ngày ấy. Hãy cẩn thận tránh bất cứ giọng điệu nào, “Mẹ tự hỏi khi nào con mới thấy điều đó.” Vào lúc đó, các cháu có thể đã lớn hơn tuổi bị đánh đòn. Tuy nhiên, nhu cầu kỷ luật vững chắc thì không có giới hạn tuổi. Hãy nói về cách làm thế nào cô ta trở nên một người mẹ vững mạnh hơn, và như thế cô ta không cần phải đánh đòn để trở nên một người như vậy.
Đàng khác (xin lỗi), không phải các cha mẹ trẻ luôn chống với việc đánh đòn. Ông nội hay bà ngoại có thể thay đổi suy nghĩ. Trước đây họ đồng ý với việc đánh đít con mình, bây giờ họ co rúm hay nổi giận khi Bố hay Mẹ cũng thi hành như vậy với bé Phong. Trong khi người lớn-con nít nhận thấy điều trớ trêu: “Có phải điều tốt cho chúng con thì xấu cho các cháu?”
Hãy giữ tay lại. Đừng bi thảm hóa. Đừng gieo mình vào giữa cha mẹ và con cái. Bà có thể không đồng ý, nhưng điều đó không có nghĩa họ sai. Như thường được nói, đặc quyền của cha mẹ về cách kỷ luật thì tối thượng.
Ngoài ra, nếu bà sống với cháu Phong hàng ngày, có lẽ bà thấy mình trở lại cách đánh đòn như trước.
“Tôi không nói nhiều về điều đó.” Có lẽ ông để những lời lẽ trong đầu. Ông có thể nghĩ đến các lời ấy, nhưng không nói ra. Thật khôn khéo.
“Bình thường.” Có nghĩa thỉnh thoảng ông có nói. Có lúc ông đồng ý, có lúc không. Nhưng một khi ông không tích cực can thiệp, con trai ông không phản ứng. Nếu ông can gián vào, như ông thấy, nó sẽ phản ứng.
Chữ của tôi về việc đó là xói mòn. Đó là một hành động cố ý làm nguy hại đến kỷ luật của cha mẹ ngay trước mặt cha mẹ và con cái. Sự xói mòn gồm nhiều thứ hơn nghĩa chữ. “Nó không muốn xô đẩy em nó; nó chỉ vội vàng qua mặt”. Xói mòn là hành động. Nếu diễn giải, nó mang ý nghĩa, “Bố của cháu thì dữ quá. Họ không hiểu cháu như ông hiểu. Ông sẽ sửa lại.”
“Nhưng đó không phải là ý định của tôi.” Ngay cả như thế, đó là cách một đứa trẻ hiểu. Cha mẹ chúng cũng vậy.
Khi ông nghĩ con của mình quá nghiêm khắc, tôi hỏi, “Nó có phải là một cha mẹ tốt không? Nó có ngược đãi cách nào không? Nó áp dụng kỷ luật có khác với cách của ông không?” Nếu chúng là cha mẹ tốt, không ngược đãi và kỷ luật không khác với của ông, thì “quá nghiêm khắc” chỉ là sự khác biệt về quan điểm hơn là một thực tế.
“Nhưng tôi e ngại về sự lành mạnh của đứa cháu”. Trong nhà này có tình thương không? Nó có vui vẻ không? Nó có dễ chịu để đến gần không? Hầu hết câu trả lời là có – điều đó xác nhận thêm là sự lưu tâm được dựa trên cảm xúc, nhưng các ông bà nội ngoại thường cảm thấy lo ngại khi các cháu bị phạt và vì thế họ muốn bảo vệ chúng.
Tại sao ông nghĩ là con ông quá bực mình? Nói cho cùng, ông đã không kỷ luật đứa cháu như con ông. Trái lại, ông là ân nhân, giúp cháu thoát khỏi cảnh ngặt nghèo, ông ôm và hôn nó, an ủi, “Bố con không có ý vậy đâu. Bố cháu xin lỗi rồi.” Ông không nói vậy, phải không?
Con ông giận không phải vì ông đã lấn lướt nó, nhưng vì ông đã làm cho nó có vẻ bất công trước mặt con gái của nó. Hơn nữa, ông can thiệp vào như người bảo vệ đứa cháu, như thế ông làm gia tăng cơ hội ngỗ nghịch hơn của đứa cháu bất cứ khi nào có ông ở gần.
Con nít, dù nhỏ đến đâu, chúng lanh lẹ biết nhìn quanh để tìm bất cứ ai có thể giải cứu nó khỏi hình phạt của cha mẹ. Chỉ một vài lần được giải cứu, chúng có thể đặt thành câu: Bố/mẹ thì dữ; ông/bà thì tốt.
“Bình thường tôi không nói nhiều về kỷ luật của nó.” Hãy bỏ chữ “bình thường,” và chắc chắn là đừng nhào vào nếu không được mời, ưa thích hơn là qua chữ viết (đừng nói), ưa thích hơn là một tin ngắn (đừng dài dòng).
Cô ấy có nghĩ là đủ miệng ăn không? Cô ấy có cảm thấy quá sức không? Nó có muốn thêm con không?
Bà có nói gì với cô con gái về sự hồ nghi của bà không? Nếu có, tôi đề nghị bà đừng nói thêm. Nếu chưa, thì đừng.
Một người cha nói với tôi rằng, sau đứa con thứ ba, cả hai vợ chồng không cần phải tuyên bố, “Chúng tôi có thai.” Phản ứng từ bạn hữu và gia đình thì ít sốt sắng hơn. Mỗi lần mang thai, lời phê bình giảm dần. Có lẽ điều đó liên hệ đến việc họ được gán cho là thiếu căn nguyên, những ai muốn có thêm con thì bất kể người khác nghĩ gì.
Các ông bà thường bày tỏ sự lưu tâm giống như bà. Trớ trêu, chính họ có đến bốn, năm, sáu đứa con, hay hơn nữa, nuôi chúng thật ít tiện nghi hơn – về vật chật và thứ khác – so với các cha mẹ ngày nay. Nhà cũng nhỏ hơn.
Tại sao lại có sự thay đổi thái độ này? Một số phản ánh quan điểm của xã hội ngày nay về gia đình lý tưởng: một trai, một gái. Ba đứa thì có thể chấp nhận được nếu chúng không cùng giới tính. “Có đúng là bạn đang cố có được một đứa con trai/gái không?” Nếu cả ba đứa cùng giới tính thì sao? Thôi, đã đến lúc phải chấp nhận tính di truyền.
Có lẽ con gái của bà cũng được nghe những lời phê bình tương tự khi lần thai nghén thứ tư ngày càng rõ rệt hơn. Trong một xã hội mà 40+ phần trăm số trẻ con sinh ra bởi người mẹ cô độc, tại sao một phụ nữ có con trong hôn nhân lại phải đối diện với sự xét đoán của xã hội như vậy?
Tôi không nghĩ là cô con cái của bà tiên liệu điều này. Tôi cũng hồ nghi rằng cô ta có cảm nhận về điều đó. Người khác có lẽ không hiểu cô ta, nhưng nếu mẹ của cô hiểu, điều đó quan trọng nhất.
Hãy quan sát thái độ của con gái bà. Có lạc quan, ngay cả khi mệt mỏi không? Nếu vậy, hãy an tâm. Cố kềm hãm những lời nói như, “Mọi sự bây giờ thì ok, nhưng nó càng phức tạp hơn khi chúng lớn lên.” Nói cho cùng, một ngày nào đó, chúng sẽ là thanh niên, biết lái xe, nộp đơn xin vào đại học. Phải, các nhu cầu thì thay đổi theo tuổi tác. Nhu cầu không nhất thiết có nghĩa là sự căng thẳng. Vào thời điểm nào đó, gia đình chín chiếc xe đậu trong lối vào. Tiền bảo hiểm không tệ. Tổng cộng khoảng $110… một ngày. Các gia đình lớn tìm ra những cách để sinh tồn. Phải như vậy.
Các bà mẹ có vài con thường do dự nói về những chán nản thông thường, hàng ngày. Họ biết có thể họ phải đối diện với những phản ứng như, “Thì đó là điều bạn mong đợi khi có đông con, có phải không?” Đôi khi lời phê bình cho thấy sự lưu tâm lẫn với lo âu, “Bạn có thể lưu ý đến từng đứa không? Bạn có thể lần lượt chăm lo mỗi đứa không? Bạn có đủ phòng ngủ không?” Nhà chúng tôi có bốn phòng ngủ. Chúng tôi nghĩ nó quá đầy đủ.
Hãy hỏi những câu cho thấy sự hỗ trợ: “Mẹ có thể giúp con xếp đặt các phòng ngủ không? Con có cần mẹ giữ mấy đứa nhỏ vào những chiều nào đó để con làm việc vặt không?”
Chính các trẻ con làm giảm bớt sự lo âu của một gia đình lớn. Cha mẹ nào muốn có nhiều con, họ rất quý trọng đời sống gia đình. Như thế, họ quyết tâm trở nên các cha mẹ tốt lành, và con cái họ, một cách tổng quát phản ánh điều đó. Với mỗi đứa con, có nhiều vui thích, chứ không bớt; nhiều niềm vui, chứ không bớt; nhiều tình thương, chứ không bớt.
Như một bà mẹ có nói, “Tình yêu thì gia tăng; nó không phân chia.”
Khi con ông sinh ra, ông có nghĩ, “Để xem mình nuôi con tệ đến mức nào?” Hay “Tôi sẽ đứng nhìn xem để tự nó lớn lên.” Còn câu này thì sao, “Còn nhiều năm nữa mới phải lo, bây giờ chẳng cần lo nghĩ gì.”
Chắc chắn, khi nhìn lại ông muốn làm khác đi. Từ khoảng cách này, có lẽ ông thấy chính ông khi còn trẻ thì thiếu chín chắn, hay thiếu trách nhiệm, hay quá mê mải chính mình. Như ngạn ngữ nói, “Chúng ta già mau, và khôn trễ”.
Nhìn qua vai người khác, thật dễ để có cái nhìn rõ ràng. Ít người trong chúng ta có sự sáng suốt khi nhìn đến trước. Có phải tôi coi thường những thiếu sót nuôi con của ông không? Không. Có phải tôi giúp ông bào chữa cho những điều đó không? Không. Có phải tôi muốn nói là không chỉ có một mình ông hối tiếc khi nhìn lại quá khứ không? Phải. Hầu hết các cha mẹ, kể cả tôi, nếu có cơ hội thứ hai, chúng ta sẽ thay đổi.
“Cách nuôi con của tôi thì tệ nhất.” Có lẽ đúng, có lẽ không. Có bao nhiêu nội bộ gia đình tốt đẹp, ông có biết không? Tôi có các thân chủ họ cũng nhìn thấy chính họ cũng như ông. Họ cảm thấy kém hơn các cha mẹ khác. Họ không luôn như vậy. Những so sánh của họ được dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về mọi góc cạnh trong chính căn nhà của họ trong khi chỉ để ý chút xíu, ngay cả bỏ qua, những gì đang xảy ra trong nhà người khác. Nói tóm, điều mà ông thấy thì không luôn như vậy. Cách nuôi con của ông có thể đầy lỗi lầm theo mắt của ông, nhưng không quá xa với mức bình thường như ông nghĩ.
Hối tiếc đi đôi với mặc cảm tội lỗi. Là một bậc ông bà, đó là lúc phải gạt sang một bên mặc cảm tội lỗi về việc nuôi con của ông. Vì hai lý do. Một, quá khứ. Vai trò làm cha mẹ khi trẻ của ông, có lẽ, đã qua vài thập niên. Ông hối tiếc về điều đó. Có nghĩa Thiên Chúa tha thứ cho ông về điều đó. Đến lúc ông cũng phải tha thứ cho chính mình.
Hai, hiện tại. Mặc cảm tội lỗi cản trở việc trở nên một ông bà tốt. Nó cám dỗ ông bù đắp quá đáng. Nhiều ông bà thú nhận họ thái quá – về vật chất, tài chánh, sự cho phép – vì họ cảm thấy, khi là cha mẹ, họ đã làm không đủ. Họ vung vãi quà cáp. Kỷ luật của họ trở nên lỏng lẻo để bù đắp cho việc quá khắt khe khi họ là cha mẹ. Họ quá mau chóng sửa sai đứa con lớn mà lỗi lầm của nó gợi lại những lỗi lầm của chính họ.
Tuy nhiên, dù thiện ý đến đâu, không thể nào thay đổi được quá khứ. Nó chỉ thêm phức tạp trong hiện tại, gây ra những va chạm với đứa con đã lớn mà có lẽ nó không muốn hoặc cũng không đánh giá cao những gì thái quá.
Hãy cố chống lại khuynh hướng sửa sai con ông khi thấy nó lập lại một số sai lầm trước đây của ông. (Ông nói là tương giao thì mong manh). Hãy tập trung vào việc sửa đổi chính ông. Hãy là một ông nội tốt hơn so với khi ông làm cha. Hãy có mặt – trong những trận đấu banh, các sinh hoạt. Hãy dành nhiều thời gian cho các cháu hơn là cho tiền. Hãy lắng nghe các cháu và cha mẹ chúng. Nói ngắn, hãy làm những gì có thể làm nếu ông có thể sống lại thời trẻ làm cha mẹ.
Ông đã có cháu nội. Ông được ban cho cơ hội để làm lại. Hãy bỏ lại những hối tiếc trong quá khứ. Hãy tận dụng hiện tại.
Những người con trưởng thành từ bỏ tôn giáo thời trẻ là nguồn sầu não, thường là tự trách, cho cha mẹ. Bất cứ bà suy đoán thế nào về cách nuôi dậy cô con gái, bây giờ lại được gia tăng bởi cách nó nuôi con cái của nó.
Bà có cảm thấy trách nhiệm phần nào về sự thay đổi của thế hệ này không? Chỉ khi nào bà thường … (điền vào chỗ trống). Chỉ khi nào bà ít … (điền vào chỗ trống). Càng mặc cảm tội lỗi về quá khứ bao nhiêu, động lực sửa sai hiện tại càng mạnh mẽ bấy nhiêu.
Ý định của bà thì chân thành, nhưng bà đối diện một trở ngại lớn. Con gái của bà, và tôi giả sử rằng chồng cô ta, không đồng ý. Cô ấy chống lại bà có lẽ không bắt nguồn từ tôn giáo nhiều cho bằng vai trò làm mẹ của cô ta, nhất là khi có những khiếm khuyết. Có thể cô ta coi các cử chỉ của bà là cách bà lấp đầy khoảng cách tôn giáo của gia đình cô ấy.
Bà là Bà Ngoại. Nhưng bà không phải là Mẹ. Bất kể bà tin là cô ta sai sót thế nào, cô ta có quyền để sai lầm. Khi tìm cách hướng dẫn cô ấy, bà không chỉ chống đối cô ta, nhưng bà còn thúc đẩy cô ấy và người chồng ra khỏi sự hấp dẫn của tôn giáo. Họ sẽ khó nhẹ nhàng trong cách đối xử khi cảm thấy bà không đếm xỉa gì đến những mong muốn của họ. Còn nữa, nếu cô ta thấy không cách nào ngăn cản bà, có thể cô ấy sẽ giới hạn việc bà tiếp xúc với con cái của cô ấy. Đó là điều sau cùng bà không muốn mất. Tôi chắc như vậy.
Lời tôi khuyên: Hãy ngừng giới thiệu các thói quen đạo đức cho các cháu. Hãy xin lỗi cô con gái và con rể về hành động của bà. Hãy bảo đảm với họ là bà sẽ không làm bất cứ gì mà họ không tán thành. Và nếu có câu hỏi gì, họ là người đầu tiên bà tìm đến.
Còn nếu bà là người duy nhất trong cuộc đời các cháu để giúp chúng biết đến tôn giáo thì sao? Ngay cả vậy, bà không thể áp đặt những điều mà họ không muốn. Nhưng nếu các cháu muốn thế thì sao? Xin nhắc lại, cha mẹ chúng không muốn, và họ là người quyết định cho chúng, cho hiện tại dù sao đi nữa. Tuy nhiên, nếu Mẹ thấy con thích thú, có thể họ nghĩ lại lập trường của họ. Một quá khứ thơ ấu đầy dẫy những kỷ niệm tôn giáo dường như lởn vởn đâu đó trong đầu cô ta.
Trong những giới hạn của cô con gái, bà vẫn có thể dạy các cháu về Thiên Chúa. Cách nào? Bởi trở nên một bà ngoại tốt nhất cho toàn thể gia đình. Bởi sự chăm sóc, hợp tác và dễ dàng chung sống. Tất cả sẽ thấy rằng Ngoại là một người thật dễ thương, và tôn giáo của bà là một phần lớn của điều đó. Một tổng hợp hấp dẫn.
Với tất cả điều đó, đừng chán nản. Nhiều người trưởng thành nhìn lại đức tin thời thơ ấu của họ khi con cái chúng lớn lên. Họ sẽ nhận biết và quý trọng những gì họ nhận được khi còn nhỏ.
Con của họ sẽ đưa họ trở về nhà.
Hãy tạ ơn Chúa vì đã mở mắt cho bà. Trong khi Người biến đổi cuộc đời bà muộn màng hơn bà mong muốn, một sự hoán cải trễ vẫn tốt hơn là không hoán cải.
Dĩ nhiên, nếu bà vẫn như trước, bà sẽ không bị mặc cảm tội lỗi. Tuy vậy, sự nhận thức thì luôn được ưa thích hơn là sự ngu dốt. Cảm thấy xấu xa vì những thiếu sót thì vẫn tốt hơn là không biết những thiếu sót ấy. Lời xưa có nói, chúng ta mau già và khôn chậm.
Sự hoán cải đem đến sự tha thứ. Thiên Chúa tha thứ những gì bà đã làm hay không làm khi là mẹ. Bà yêu thương con cái như bà biết, bà nghĩ là tốt nhất, nhưng giờ đây bà biết những ý tưởng ấy đã có thể được trọn vẹn hơn nữa.
Gia đình bà có thể bị bối rối bởi bà. Dù sao, bà này là ai đây? Tất cả những thứ này ở đâu khi chúng tôi lớn lên? Có thể họ muốn bà mẹ cũ của họ trở lại. Họ có nghĩ, “Thì điều đó tốt cho Mẹ, nhưng đó không phải là chỗ của tụi con. Cũng không phải chỗ của con cái chúng con”?
Sự hoán cải khi trưởng thành vẫn còn vang vọng qua một vài thế hệ. Để củng cố sự vang vọng đó, đừng thúc đẩy hay giảng giải. Thật dễ hiểu, động lực của bà bây giờ là truyền đạt những gì bà đã không làm trước đây. Thật vậy, dường như bà cảm thấy có bổn phận về luân lý để làm như vậy. Hãy đọc lời chỉ bảo. Nếu con cái bà mời bà cho ý kiến, hãy tham gia. Nếu không, hãy bình thản. Con cái của bà không cùng chỗ với bà, và bà không thể ép buộc chúng phải ở chỗ đó. Phải mất cả nhiều thập niên bà mới đến được chỗ ấy.
Hãy thận trọng như vậy với các cháu. Trong khi chúng có thể thấy ưa thích hơn, nhất là các cháu nhỏ, việc tự do nói về đức tin của bà thì vẫn tùy thuộc vào cha mẹ của chúng. Bà sẽ gây ra khó khăn khi tìm những cơ hội mà cha mẹ chúng không tán thành. Có thể bà ao ước chia sẻ thật nhiều, nhưng bà phải tôn trọng những giới hạn của cha mẹ chúng. Điều sau cùng, bà có muốn cuộc đối thoại của bà là nguồn xích mích trong gia đình không?
Hãy chấp nhận bất cứ và mọi thắc mắc. Hãy sẵn sàng giải thích những điều bà tin và làm thế nào bà có được đức tin như thế. Hãy để người khác mở đầu câu chuyện. Tùy theo việc mở đầu có rộng rãi hay không, hãy hỏi những câu của chính bà. Hãy hỏi gia đình họ nghĩ gì về con người mới của bà. Họ thấy bà thế nào, tốt hơn hay xấu hơn? Ý định của bà thì không phải để bảo vệ, tranh luận, hay ra vẻ bề trên. Bà tìm kiếm sự hiểu biết, không nhất thiết phải sửa đổi.
Hãy cho mọi người, trẻ cũng như già, biết rằng Nội là người rất dễ tính, tử tế hơn, chín chắn hơn, và biết lắng nghe hơn. Bất cứ gì Nội tin, một điều chắc chắn là: Nội yêu thương hơn và rộng rãi hơn với gia đình. Nói cho cùng, điều đó sẽ chinh phục họ hơn là những lời nói.
Một câu hỏi kết thúc: Tôi có thể giả sử rằng mọi phần tử của gia đình bà thì trẻ hơn bà, các cháu thì lại càng trẻ hơn nữa, có phải không? Họ đang ở chỗ của bà trước đây, với một sự khác biệt chính: họ có một gương mẫu tốt để nhìn vào và để học hỏi từ đó.
Trong tất cả các lý do được đưa ra để từ bỏ tôn giáo, lý do của con ông thì nằm trong mười lý do đứng đầu. Nhưng trong các lý do đích thực, nó chẳng ở đâu cả trong mười lý do đứng đầu. Nó là một lý do giả dối thường được nêu lên, ngay cả được tin như thế. Con cái xa lánh tôn giáo vì nhiều lý do kết lại: ảnh hưởng thế tục, lối sống vô luân, thờ ơ, tự tìm hạnh phúc. Một chủ đề phổ thông trong trị liệu pháp: Người ta thường không ý thức hay ngộ nhận về những động lực đằng sau lối đối xử của họ. “Tôi bị ép buộc phải đi nhà thờ” là một lý do dễ dãi mà, trong khi che đậy các động lực khác, nó còn khơi dậy sự phỏng đoán và mặc cảm tội lỗi nơi cha mẹ.
Đổ lỗi cho cha mẹ vì những chọn lựa xấu khi trưởng thành thì được hỗ trợ về tâm lý học trong các thế hệ ngày nay. Các chuyên gia về cách nuôi con không ngừng rêu rao về những vang vọng bất ngờ và lâu dài về tâm lý của cách nuôi con tệ hại. Không lạ gì nhiều người trưởng thành tin rằng “đó không phải là những hành động xấu của tôi bây giờ; đó là những hành động xấu của cha mẹ tôi lúc trước.”
Ít người bàn cãi rằng cách nuôi con xấu sẽ dẫn đến mọi thói quen của một đứa trẻ và khó khăn khi lớn lên. Sự xuyên tạc ngày nay là các cha mẹ tốt lành, yêu thương, tuy không hoàn hảo, phải nhận lỗi về các quyết định của con cái đã lớn của họ. Việc con trai của ông từ chối không cho con cái của nó biết đến tôn giáo, đó là quyết định của nó. Xác định ông là thủ phạm thì điều đó không những bất công nhưng còn nêu lên vấn đề: Tại sao nó quy trách nhiệm cho ông? Động lực nào mà nó làm ngơ hay từ chối?
Các ông bà bị mặc cảm tội lỗi gấp đôi. Con của họ xa rời đức tin, điều đó đủ xấu, bây giờ nó lại rủ rê con cái của nó. Hai thế hệ bị ảnh hưởng.
Nếu lúc trước ông có thể thi hành tốt hơn thì sao? Ngay cả vậy, để công bằng với chính mình, ông phải để ý đến toàn thể bức tranh. Cách ông nuôi con là một yếu tố trong cá tính của con trai ông. Nó không chỉ là duy nhất. Tính khí của nó, những tự do lựa chọn, văn hóa ảnh hưởng lối cư xử của nó – tất cả tương tác với nhau để hình thành những gì nó suy nghĩ ngày nay. Nói cách khác, cha mẹ ít khi phải một mình chịu trách nhiệm cho các hành động của con cái đã lớn.
Đừng đẩy con trai ông đến nhà thờ. Thứ nhất, một khi nó quy trách nhiệm cho ông vì trái với ý muốn của nó khi thanh niên, nó sẽ không quy phục ý muốn của nó khi trưởng thành.
Thứ hai, nó không muốn nghe là nó đang đánh lừa con cái của nó. Nó tin rằng nó đang quân bình hóa và uyển chuyển. Nó quyết định không thi hành những gì mà nó tin, dù sai lầm, là ông đã từng làm cho nó.
Thứ ba, tuy ông muốn sửa sai những sai lầm nuôi con của ông trong quá khứ, không còn gì để sửa đổi. Ông không có gì để xin lỗi. Ông đã thi hành những gì ông tin là tốt nhất. Ép buộc con ông bây giờ sẽ củng cố sự chống đối của nó.
Giả sử ông có thể trở lại quá khứ và quên đi những đòi hỏi của Giáo Hội. Ông có làm như thế không? Ông có cho con ông được tự do, để những thiển cận thời trai trẻ của nó chọn sự tuân phục hay chống đối Giáo Hội không? Có lẽ không như vậy. Mục tiêu của ông là để nó biết đến đức tin, chứ không ép buộc nó. Nó có phản ứng thế nào, không phải là điều ông muốn.
Có lẽ ông không thể ảnh hưởng đến lập trường con trai ông về Giáo Hội và ảnh hưởng thế nào đến con cái của nó. Tuy nhiên, ông có thể từ chối không nhận lỗi về điều đó.
Ông cũng có thể hy vọng và cầu nguyện cho nó nghĩ lại và điều đó sẽ thúc giục nó trở về với đức tin khi còn trẻ.