Có bao nhiêu bí tích thì tùy theo cách sử dụng từ ngữ này.
Chữ bí tích được dịch từ chữ Latinh sacramentum, nó có gốc từ chữ sacrare, có nghĩa “làm cho linh thiêng” hay “thánh hóa”. Có lúc, chữ sacramentum ám chỉ lời thề linh thiêng, nhưng sau cùng nó ám chỉ các nghi thức linh thiêng trong bất cứ tôn giáo nào.
T. Augustine viết: “Không thể có tổ chức tôn giáo, dù tôn giáo thật hay giả, mà không có một số bí tích hay dấu hiệu hữu hình để dùng như một mối kết hợp” (Reply to Faustus 19:11). Vì thế trong lịch sử, các tác giả Công Giáo từng đề cập đến các nghi thức Do Thái Giáo tỉ như chiên Vượt Qua và một vài sự chúc lành như “bí tích của Luật Cũ”.
Trong bối cảnh Kitô Giáo, “bí tích” ám chỉ nhiều nghi thức Kitô Giáo. Vì thế thần học gia Hugh của đan viện St. Victor (1096-1141) đã kể ra ba mươi bí tích (On the Sacraments of the Christian Faith). Các tác giả khác thời Trung Cổ cũng đưa ra các con số khác nhau (thường từ năm đến mười hai), điều đó cho thấy lúc bấy giờ không có sự xác định. Chữ này thì linh động.
Sau cùng, một định nghĩa chuẩn mực được sử dụng. Định nghĩa này nhìn nhận rằng các bí tích là các nghi thức do Đức Kitô thiết lập để ban ơn sủng. Sách Giáo Lý viết: “Các bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng do Chúa Kitô thiết lập và ủy thác cho Hội Thánh, qua đó Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống thần linh” (GLCG 1131).
Khi định nghĩa này được áp dụng, con số bí tích trở nên rõ ràng hơn. Một số nghi thức – tỉ như bt rửa tội – được Đức Kitô thiết lập để chuyển đạt ơn sủng và đời sống thần linh một cách hữu hiệu (Matt. 28:19; 1 Pet. 3:21), và vì thế chúng được kể là bí tích. Các nghi thức khác – tỉ như rửa chân – có lẽ được thiết lập bởi Đức Kitô (Ga 13:1-17), nhưng chúng không chuyển đạt ơn sủng và vì thế không phải là bí tích. Vẫn còn một số khác được thiết lập sau thời của Đức Kitô và vì thế không phải là bí tích. Loại sau này được gọi là “á bí tích” (GLCG 1667-79).
Vì thế Giáo Hội nhìn nhận có bảy bí tích theo định nghĩa này: rửa tội, thêm sức, Thánh Thể, sám hối, xức dầu bệnh nhân, chức thánh, và hôn phối (GLCG 1113).
Đây là điều dễ cáo buộc nếu không nhìn đến chứng cớ.
Các tôn giáo đưa ra các giá trị luân lý và quy luật sống (đừng nói dối, đừng ăn cắp, đừng giết người), nhưng các tổ chức khác cũng vậy – tỉ như triết lý và chính quyền. Tuy vậy, không ai nói rằng triết lý và chính quyền được sáng chế ra chỉ để kiềm chế dân chúng. Cũng như tôn giáo, triết lý tìm câu trả lời cho những thắc mắc thâm trầm (chúng ta từ đâu đến, chúng ta đi về đâu, thực tại sau cùng là gì). Cũng giống như tôn giáo, chính quyền tìm cách cổ vũ sự thịnh vượng của con người.
Người lãnh đạo trong mọi lĩnh vực có thể thủ đoạn và phục vụ chính mình, nhưng thật sai lầm để cho rằng việc kiềm chế người khác là động lực duy nhất.
Đây là trường hợp cụ thể với các triết gia và người lãnh đạo tôn giáo. Bất cứ khiếm khuyết nào họ có, việc đánh giá thực tế những người này cho thấy hầu hết họ không phải là những người rối loạn thần kinh, đói khát quyền lực, nhưng là những người thành thực tin vào những gì họ công bố. Điều này có nghĩa tôn giáo không phải là một trò chơi để thao túng. Nó là điều gì đó mà các người lãnh đạo tôn giáo thực sự tin tưởng.
Điều này cũng đúng về lịch sử. Hầu hết các tôn giáo không có người sáng lập rõ rệt nhưng dần dà phát triển thành tổ chức. Các người lãnh đạo tôn giáo, dù là thầy cúng trong làng hay pháp sư bộ lạc, thường chia sẻ các điều tin tưởng với người chung quanh. Họ không sáng chế ra các điều tin tưởng này để phù hợp với họ nhưng thừa hưởng chúng từ các thế hệ trước.
Khi nhìn đến các tôn giáo có người sáng lập, chúng ta thấy một bức tranh phức tạp. Tuy một số tôn giáo có những người sáng lập mà họ có lợi về vật chất (ví dụ, Môhamét, Joseph Smith), các tôn giáo khác có những người sáng lập từ bỏ sự giầu sang và quyền thế (ví dụ, Phật Gautama) hoặc từ bỏ quyền lực chính trị và chịu đau khổ cực kỳ, cho đến độ chết vì đạo (ví dụ, Đức Giêsu Kitô; x. Gioan 6:15, Mt. 27-28).
Dù động lực của một số người sáng lập như thế nào, không có một nền tảng để nói rằng tôn giáo là một hiện tượng được sáng chế ra nhằm đem cho một số người sự kiềm chế những người khác. Đặc biệt khi để ý rằng tôn giáo là một sự phổ quát của loài người. Nó xuất hiện trong mọi xã hội, cả ngày nay cũng như trong lịch sử. Điều này chứng tỏ rằng tôn giáo là một phần cơ bản của bản tính con người; nó không phải là điều gì đó được sáng chế ra bởi một nhóm người.
Sau cùng, các khía cạnh tôn giáo ảnh hưởng đến lối sống thì không phải là đặc tính chính yếu của tôn giáo. Nếu không, các tôn giáo chỉ là luật đối xử, và chúng không phải như vậy. Đó là những hệ thống tin tưởng về thần linh và sự sống đời sau.
Đức Giêsu không nói đến ngày tận thế.
Có một ý nghĩa mà trong đó vương quốc Thiên Chúa sẽ đến vào ngày tận thế (1 Cor. 15:24), nhưng vương quốc này là một thực thể phức tạp, bao gồm hoạt động của Thiên Chúa trước khi đến lúc đó (1 Cor:25). Đức Giêsu nhìn nhận điều này. Khi được hỏi khi nào vương quốc này xuất hiện, Người trả lời: “Này đây, vương quốc Thiên Chúa đang ở giữa các ông” (Lc 17:21).
Như thế chúng ta phải tự hỏi các đoạn trên ám chỉ điều gì trong thời của Người. Phúc Âm Luca chỉ nói về một số người không phải chết trước khi nhìn thấy vương quốc này, nhưng Máccô nói họ nhìn thấy vương quốc “đến với quyền lực” và Mátthêu nói họ nhìn thấy “Con Người đến trong vương quốc của người.”
Điều này gợi ý chúng ta phải nhìn đến một biến cố mà Đức Giêsu biểu thị trong một phương cách mạnh mẽ, lạ lùng. Và đó là sự Biến Hình.
Trong từng cuốn Phúc Âm nhất lãm, sự Biến Hình ngay lập tức sau khi Đức Giêsu công bố (Mt. 17:1–9; Mc 9:2–10; Lc 9:28–36). Đức Giêsu đưa ba môn đệ – Phêrô, Giacôbê, và Gioan – lên một ngọn núi. Y phục của Người trở nên sáng chói, ông Môsê và Êligia xuất hiện bên cạnh Người, tất cả ở trong một đám mây, và Thiên Chúa Cha nói từ trời, nhận biết Đức Giêsu là Con/Người Được Chọn của Người, và tuyên bố, “Hãy lắng nghe người!”
Sự khải hiện này dường như là sự ngự đến của vương quốc “với quyền lực” mà Đức Giêsu muốn nói đến, và bản văn của từng Phúc Âm gợi ý rằng đây là cách các thánh sử hiểu. Sự Biến Hình không chỉ xảy ra ngay sau khi công bố, nhưng từng Phúc Âm nói rằng khoảng một tuần sau (Mt. 17:1, Mc. 9:1, Lc. 9:28).
Như thế các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là ba người đã không nếm cái chết trước khi họ được nhìn thấy vương quốc này đến với quyền lực.
Nguồn gốc của lễ Phục Sinh là từ Do Thái Giáo. Đó là ngày lễ của Kitô Giáo tương đương với lễ Vượt Qua.
Chữ phục sinh được dịch từ chữ “Easter” có gốc trong Anh ngữ. Thần Ishtar được thờ cúng trong vùng Mesopotamia (Iraq ngày nay), chứ không ở Anh quốc, cách đó hàng ngàn dặm. Bất kể hai chữ (Easter và Ishtar) nghe giống nhau, hai chữ này không có liên hệ.
Sử gia Bede, người Anh, trong thế kỷ thứ tám cho rằng chữ “Easter” đến từ tên của một tháng mà trong đó lễ này xảy ra (căn bản là tháng Tư). Ông nói, tháng này từng được gọi là “Eostur”, dù nó không còn đúng trong thời của ông. Ông cũng nghĩ là tháng này được đặt tên theo một nữ thần của Đức mà không còn được thờ cúng (The Reckoning of Time 15).
Ông Bede là nguồn duy nhất có nhắc đến nữ thần này, như thế có lẽ ông không đúng. Dù vậy, điều này chỉ áp dụng cho nguồn gốc của tiếng Anh – không phải nguồn gốc của ngày lễ. Nguồn gốc của lễ được tiết lộ qua các thứ tiếng khác. Trong tiếng Ý, nó là Pasqua; tiếng Tây Ban Nha, Pascha; tiếng Bồ Đào Nha, Páscoa; tiếng Pháp, Pâques; tiếng Đan Mạch, Paaske; tiếng Hòa Lan, Pasen; tiếng Thụy Điển, Påsk; và vân vân. Tất cả những chữ này xuất phát từ tiếng Latinh Pascha hay Hy Lạp Paskha, cả hai chữ này là những chữ về ngày lễ Vượt Qua của Do Thái Giáo (Hebrew, Pesakh).
Ngày lễ Phục Sinh cử mừng sự Phục Sinh của Đức Giêsu, và nó được cử hành cùng với lễ Vượt Qua vì Đức Giêsu bị đóng đinh vào dịp lễ Vượt Qua và chỗi dậy vào Chúa Nhật tiếp đó (Gioan 19:14–18, 20:1–20).
Lý do mà thời điểm của lễ Phục Sinh được dựa trên ngày trăng tròn sau khi xuân phân vì đó là thời điểm của lễ Vượt Qua trong lịch Do Thái Giáo. Luật Môsê đòi hỏi lễ Vượt Qua phải được cử hành vào ngày mười bốn tháng Nisan (Lêvi 23:5). Đây là một tháng mùa xuân có xuân phân, và vì các tháng của Do Thái Giáo bắt đầu vào ngày trăng tròn, ngày thứ mười bốn rơi vào ngày trăng tròn. Như thế thời điểm của lễ này là từ Do Thái Giáo, không phải từ ngoại giáo.
Điều thực sự quan trọng là ý nghĩa của lễ Phục Sinh ngày nay – sự Sống Lại của Đức Giêsu – chứ không phải nó xuất phát từ đâu.
Một số điều có thể phù hợp với Kinh Thánh ngay cả khi không có chữ được dùng. Luyện ngục không phải là vận mệnh thứ ba hay cơ hội thứ hai.
Nhiều chữ – tỉ như Ba Ngôi Thiên Chúa, tội nguyên thủy, và ngay cả chữ Kinh Thánh – được đặt ra sau khi Kinh Thánh được viết xuống nhưng vẫn diễn tả các thực tại trong Kinh Thánh.
Luyện tội là sự thanh luyện sau cùng Thiên Chúa thi hành cho những ai đã chết trong tình bằng hữu với Người nhưng chưa hoàn toàn trong sạch. Như thế, nó không phải là một vận mệnh thứ ba ngoài thiên đường và hỏa ngục. Ai xuống luyện ngục sẽ lên thiên đường. Nó chỉ là một giai đoạn để chuẩn bị người ta được sự thanh sạch cần thiết ở thiên đường (x. Dt 12:14).
Luyện ngục cũng không phải là “cơ hội thứ hai” sau khi chết. “Con người được định là phải chết một lần, và sau đó chịu phán xét” (Dt 9:27). Không có những cơ hội thứ hai. Hoặc chết trong tình bằng hữu với Thiên Chúa hoặc không.
Một đoạn Kinh Thánh ám chỉ đến luyện ngục là cuốn 2 Macabê 12:38-46, trong đó ông Giuđa Macabê tìm thấy xác của những người đã chết trong cuộc chiến đấu cho Chúa, mà họ vẫn còn đeo các bùa hộ mệnh của thần ngoại giáo. Sau đó ông hướng đến sự cầu nguyện, cầu xin cho tội này được xóa bỏ, và ông thu một số tiền để dâng lễ cho họ ở Giêrusalem. Điều này phản ánh một ý thức rằng, qua sự cầu nguyện, người sống có thể giúp cho những ai cần đến sự thanh luyện sau khi chết.
Đoạn này không tìm thấy trong Kinh Thánh Tin Lành, nhưng trong 1 Côrintô 3:11-15 thì có. Trong đoạn này, Phaolô nói về những việc làm của chúng ta được kiểm tra “với lửa” như thế nào. Ông nói rằng nếu việc làm của một người tồn tại, họ sẽ nhận được phần thưởng, nhưng “nếu việc làm của bất cứ ai bị thiêu hủy, họ sẽ đau khổ mất mát, tuy chính họ sẽ được cứu, nhưng như thể băng qua lửa.” Sự cứu độ của ông không là vấn đề, nhưng Phaolô so sánh cảm nghiệm của ông thoát qua lửa như thể ông được thanh tẩy khỏi những việc làm ô uế đã thi hành trong đời.
Một tờ báo hàng ngày cũng thế thôi.
Công việc của một tờ báo là tường thuật những điều quan trọng xảy ra. Điều đó không có nghĩa nó tán thành. Các báo tường thuật những vụ hiếp dâm, giết người, và tội ác chứ không tán thành những điều đó. Các báo cũng tường thuật những điều người ta nói mà các thông tín viên và ban biên tập không hoàn toàn đồng ý.
Tương tự, chỉ vì Kinh Thánh tường thuật một số điều, nó không có nghĩa là thừa nhận điều đó. Nó có nghĩa tác giả Kinh Thánh nghĩ về sự kiện này thì quan trọng mà độc giả của ông phải biết, nhưng điều đó không có nghĩa chính tác giả – hay Thiên Chúa – tán thành. Kinh Thánh ghi nhận những lời và hành động của quỷ, nhưng các hoạt động của quỷ thì bị mạnh mẽ phản đối.
Tương tự, khi ông Jephthah liều lĩnh thề hứa để dẫn đến cái chết của con gái ông, là trở nên của lễ toàn thiêu sau khi thắng trận (Thủ Lãnh 11:30-40), độc giả được hiểu rằng hành động của ông thì man rợ và kinh khủng. Ông Jephthah chỉ là một thí dụ của sự tàn bạo trung thực trong Kinh Thánh về các người lãnh đạo dân Israen, họ thường sai lầm nghiêm trọng. Ngay cả các nhân vật đáng tôn trọng như Đavít và Salômôn cũng bị báo cáo về tội lỗi xấu xa của họ (x. 2 Sam 11, 1 Các Vua 11:1-13).
Vậy thì, người ta không thể đơn giản nhận xét rằng vì Kinh Thánh báo cáo người nào đó nói hay làm điều gì ghê tởm nên kết luận rằng sách dạy những điều gớm ghiếc. Khi thẩm định những cáo buộc đó, người ta phải hỏi sự dữ được đưa ra đó có bị kết án không.
Đôi khi, có sự kết án hiển nhiên (tác giả Kinh Thánh kết án tội thờ tà thần của Salômôn; 1 Cv 11:9-10). Những lần khác, sự kết án thì tiềm ẩn, nhưng các mấu chốt trong bản văn cho thấy sự phản đối (như khi các con gái của Israen phàn nàn những gì Jephthah đã làm; Thủ Lãnh 11:39b-40). Hoặc sự phản đối được suy diễn vì hành động này được kết án ở đâu đó trong Kinh Thánh (tỉ như, ngay cả khi tội ngoại tình của Đavít không được kết án rõ rệt trong 2 Samuen 12, chúng ta biết là hành động của ông thì sai vì nó vi phạm Mười Điều Răn; Xuất Hành 20:14, Đnl 5:18).
Sau cùng, cảm nhận luân lý tự nhiên của chúng ta có thể là một mấu chốt về sự phản đối của tác giả Kinh Thánh (tỉ như, tuy vua Đavít không đích thân giết Uria người Hít-tai, vua đã chủ mưu giết người, và ngay cả không bị kết án rõ ràng trong 2 Samuen 12, độc giả cũng cảm nhận rằng vua đã vi phạm luân lý về việc cấm giết người). Nói chung, khi cảm nhận luân lý của chúng ta nói với chúng ta rằng điều gì đó mà Kinh Thánh kể lại thì có vấn đề, đó là một mấu chốt để hiểu rằng có lẽ Kinh Thánh cũng phản đối.
Không ai từ bỏ ngay những điều tin tưởng chỉ vì một chút dữ kiện trái nghịch. Điều này không đúng trong tôn giáo, và nó không đúng trong các lãnh vực khác.
Chúng ta gặp vô số dữ kiện trong đời sống, một số sẽ trái ngược với những gì chúng ta tin. Khi điều này xảy ra, chúng ta có ba lựa chọn căn bản: (1) bỏ qua dữ kiện mới, (2) duyệt lại đức tin để xem có hợp với dữ kiện mới không, hoặc (3) từ bỏ đức tin.
Mỗi lựa chọn có thể hợp lý trong những hoàn cảnh khác nhau. Nếu chúng ta có chứng cớ mạnh mẽ cho đức tin và dữ kiện trái ngược thì ít, chúng ta có thể cho rằng đó chỉ là sự may rủi và đức tin hiện thời của chúng ta thì vững vàng. Nếu dữ kiện mới có một sức nặng đáng kể, điều hợp lý là duyệt lại đức tin của chúng ta để xem có cần sửa đổi hay không. Và nếu dữ kiện mới thật trùm lấp, điều hợp lý là từ bỏ đức tin.
Mỗi một quyết định cũng có thể không hợp lý. Thí dụ, một khoa học gia có thể bị coi là dại khờ khi gạt bỏ một lý thuyết được hỗ trợ mạnh mẽ chỉ vì một chút chứng cớ trái ngược. Đó không phải là điều một khoa học gia thi hành. Khi chỉ có một chút dữ kiện trái ngược, các khoa học gia thường bỏ qua, giả sử rằng lý thuyết hiện thời sẽ được hỗ trợ bởi chứng cớ tương lai. Khi dữ kiện trái ngược tăng thêm, họ có thể sửa đổi lý thuyết hiện thời, và họ chỉ từ bỏ lý thuyết ấy khi chứng cớ trái ngược ngày càng nhiều.
Đó là điều hợp lý để các khoa học gia tiến hành theo đường lối này, và nó hợp lý cho các tín đồ thi hành giống như vậy. Họ can đảm giữ vững những điều tin tưởng và không nên, như T. Phaolô nói, “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý” (Eph 4:14).
Trong lãnh vực tôn giáo và các lãnh vực khác, việc sẵn sàng từ bỏ ngay lập tức điều tin tưởng chỉ vì một chút dữ kiện trái ngược thì không hợp lý và sẽ đưa đến hậu quả là một người “sẽ nghe bất cứ ai và không bao giờ nhận biết được chân lý” (2 Tim 3:7).
Kinh Thánh diễn tả nền móng của Giáo Hội tối thiểu trong năm phương cách. Bạn không thể chọn một và bỏ qua những cách kia.
Phaolô không nói về nền móng của Giáo Hội hoàn vũ. Ông đề cập đến việc ông đã khởi sự giáo đoàn ở Côrintô như thế nào, mà Đức Kitô là nền móng không thể thay thế được. Người ta có thể nới rộng ý niệm này cho Giáo Hội hoàn vũ, nhưng không thể không để ý đến những điều khác trong Tân Ước.
Trong thư 1 Phêrô 2:6, đoạn Isaia 28:16 được áp dụng cho Đức Kitô: “Này đây, Ta sẽ đặt ở Xi-on một phiến đá, phiến đá góc được chọn và quý giá, và ai tin tưởng vào Người sẽ không bị tủi hổ.” Ở đây chữ “phiến đá” thì không phải là petros (tên mà Đức Giêsu đặt cho ông Phêrô) nhưng là lithos. Hơn nữa, thư 1 Phêrô 2:6 nói rằng Đức Giêsu là “đá góc” của Giáo Hội (tiếng Hy Lạp là akrogōniaios). Một đá góc là một phần của nền móng – phần góc của nó.
Êphêsô 2:20 nói rằng nhà của Thiên Chúa “được xây trên nền móng là các tông đồ và ngôn sứ, chính Đức Giêsu Kitô là đá góc.” Các ngôn sứ ở đây là các ngôn sứ thời Tân Ước, như được nói rõ bởi hai điều đề cập đến họ trong thánh thư này (Eph 3:5, 4:11). Cùng với các tông đồ, họ hình thành nền móng của Giáo Hội trong đoạn này, với Đức Kitô là đá góc. Sự kiện là ông Phaolô viết đoạn này và 1 Côrintô cho thấy không có sự mâu thuẫn trong ý nghĩ của ông giữa Đức Kitô là nền móng trong một ý nghĩa và những người khác là nền móng trong ý nghĩa khác.
Trong Khải Huyền 21:14, thành Giêrusalem Mới được nói là có mười hai nền móng với tên của mười hai tông đồ được viết trên đó. Hãy để ý rằng Nhóm Mười Hai là một nhóm được chọn, họ từng đi theo Đức Giêsu trong sứ vụ của Người (Công Vụ 1:21-26); không phải Phaolô và Bácnaba là phần tử của nhóm Mười Hai này, tuy họ cũng là tông đồ (Công Vụ 14:14).
Sau cùng, trong Mátthêu 16:18, Đức Giêsu nói: “Và thầy nói với anh, anh là Phêrô, và trên tảng đá này thầy sẽ xây Giáo Hội của thầy, và các cửa hỏa ngục sẽ không phá nổi.”
Như vậy, chúng ta thấy Kinh Thánh không diễn tả nền móng của Giáo Hội chỉ có một phương cách, và điều Đức Giêsu nói với ông Phêrô thì thích đáng.
Trái lại, các chi tiết trong các Phúc Âm cho thấy chúng rất đáng tin.
Trong Phúc Âm Gioan, khi Đức Giêsu sắp sửa làm phép lạ bánh hóa nhiều để nuôi năm ngàn người, Người hỏi ông Philípphê là có thể mua bánh ở đâu (Goan 6:5-6). Đây là điều ngạc nhiên, vì Philípphê không phải là một tông đồ cao cấp.
Tuy nhiên, Gioan cũng ghi nhận rằng Philípphê là người làng Bét-sai-đa – cùng quê quán với hai ông Phêrô và Anrê (Ga 1:44, 12:21). Việc nuôi năm ngàn người xảy ra trong một nơi vắng vẻ gần làng Bét-sai-đa (Lc 9:10-13). Điều này giải thích tại sao Đức Giêsu lại yêu cầu ông Philípphê mua bánh ở đâu, nhưng vì ông Phêrô và Anrê cũng từ làng Bét-sai-đa, và hai ông này là các tông đồ nổi nang nhất, chúng ta có thể thắc mắc tại sao Đức Giêsu lại không hỏi hai người này.
Vấn đề được sáng tỏ trong Máccô, trong đó cho thấy ông Phêrô và Anrê lúc bấy giờ đang sống ở làng Ca-phác-na-um (Mc 1:21-29). Họ không còn sống ở Bét-sai-đa và không biết rõ có thể mua bánh ở đâu. Vì thế Đức Giêsu hỏi ông Philípphê.
Điều ngạc nhiên là từng dữ kiện được nhắc đến chỉ trong một Phúc Âm:
Đây không phải là loại tình cảnh mà nó phát sinh nếu các thánh sử bịa đặt các chi tiết một cách tình cờ. Các Phúc Âm thì quá ngắn để giải thích một vấn đề. Tình cảnh này cũng không phản ánh một sự thông đồng của các tác giả, vì các chi tiết thích hợp chỉ được nhắc đến trong quá khứ và không có gì được bịa đặt.
Điều này cho thấy các thánh sử ghi lại chính xác các chi tiết trong lịch sử, mà sự ngay thẳng của họ được thấy khi so sánh các tường thuật của họ.
Đức Giêsu có lý do cho hành động này; đó không phải là việc phá hủy một bất động sản thiếu mục đích.
Trước hết, Đức Giêsu không hủy diệt đàn heo. Để giải thoát một người khỏi bị quỷ nhập, Người cho phép lũ quỷ nhập vào một đàn heo. Các quỷ này gây ra thái độ tự hủy diệt trong người bị chúng ám (Mc 5:5), và hiển nhiên chúng hành hạ đàn heo, khiến các con heo tìm cách trốn tránh và vô ý đạp lên nhau đổ xô xuống biển (Mc 5:13).
Điều này có thể là một hậu quả nhìn thấy trước, nhưng nhìn thấy trước điều gì thì không giống như gây ra điều đó. Đức Giêsu cho phép quỷ nhập vào đàn heo, và lũ quỷ phá ngang việc sống trong đàn heo bằng cách hành hạ chúng nên chúng đạp lên nhau và chết, nó cho thấy bản chất tự hủy diệt của quỷ.
Thứ hai, các biến cố được thấy trước hậu quả tiêu cực thì có thể được bào chữa về luân lý khi có lý do cân xứng. Đó là trường hợp ở đây, vì biến cố này dạy nhiều bài học đáng giá.
Các chủ nhân của đàn heo, và người sống trong vùng này, là dân Ngoại. Tuy các chủ nhân đàn heo bị thiệt hại về kinh tế, họ được lợi nhiều về tinh thần. Cái chết của đàn heo là một minh chứng sống động về thẩm quyền thần thánh của Đức Giêsu và vai trò của Người trong kế hoạch của Thiên Chúa. Khi cho phép quỷ nhập vào đàn heo, việc trừ quỷ được đi kèm bởi một sự biểu hiện mạnh mẽ và đáng nhớ về quyền năng của Thiên Chúa và về lòng thương xót của Người dành cho lũ quỷ. Sự kiện quỷ kiềm chế một đàn heo 2,000 con cho thấy người bị nhập phải đau khổ vì sự áp bức tinh thần như thế nào, và tuy vậy, Đức Giêsu vẫn có thể giải thoát họ.
Điều này cho thấy quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa dành cho người Ngoại Giáo. Nó cho thấy rằng một Thiên Chúa đích thực thì có thể giải thoát họ khỏi quyền lực mạnh mẽ nhất của quỷ. Nó cũng cho thấy Thiên Chúa của người Do Thái thì yêu thương và có lòng trắc ẩn đối với dân Ngoại.
Giá trị tinh thần của các bài học này – mà nó có thể đưa người ta về với Thiên Chúa – vượt hơn giá trị kinh tế của đàn heo rất nhiều. Nếu Đức Giêsu không cho phép quỷ, các bài học này có thể không được nhớ đến trong một phương cách không thể quên được như thế.