Thánh Bede là một trong vài vị thánh được vinh danh ngay khi còn sống. Các sáng tác của người đầy dẫy đức tin và kiến thức đến nỗi khi còn sinh thời, một công đồng của Giáo Hội đã ra lệnh đọc các bài của thánh nhân trong các nhà thờ.
Khi còn trẻ, Bede đã được giao cho việc săn sóc đan viện trưởng của Đan Viện Thánh Phaolô ở Jarrow. Nhờ sự tổng hợp của thiên tài và giảng dậy, các đan sĩ thánh thiện đã đào tạo ra một vị thánh với sở học ngoại hạng, có lẽ là người đặc biệt nhất vào thời ấy. Bede đắm chìm trong các ngành khoa học thời bấy giờ: triết học, nguyên tắc triết lý của Aristotle, thiên văn, toán học, văn phạm, lịch sử giáo hội, đời sống các thánh và nhất là Kinh Thánh. Từ lúc chịu chức linh mục khi 30 tuổi cho đến khi từ trần, người luôn luôn bận rộn với việc học hỏi, viết lách và giảng dậy. Ngoài những sách mà người sao chép lại, người còn tự sáng tác 45 cuốn, kể cả 30 cuốn dẫn giải Kinh Thánh.
Tuy thường bị tìm kiếm bởi các vua chúa và những người thượng lưu khác, kể cả Đức Giáo Hoàng Sergius, Bede cố xoay sở để vẫn sống trong đan viện cho đến khi chết. Chỉ có một lần người xa đan viện trong vài tháng để dậy học trong một trường của đức tổng giám mục của
Cuốn “Ecclesiastical History of the English People” thường được coi là một sáng tác quan trọng về nghệ thuật và khoa học của văn phong sử học. Thời kỳ vàng son đi đến chỗ kết thúc vào lúc Bede từ trần: Thời kỳ này đã chu toàn mục đích chuẩn bị Kitô Giáo Tây Phương để đồng hóa người man rợ ở phía Bắc. Bede đã nhận ra một lối đi vào thời kỳ mới trong đời sống Giáo Hội ngay khi mới khởi sự.
Tuy cuốn Lịch Sử là di sản vĩ đại nhất mà Thánh Bede để lại cho chúng ta, công trình của người trong mọi ngành khoa học (nhất là Kinh Thánh) không thể bị coi thường. Trong mùa Chay cuối cùng của thánh nhân, người chuyển dịch Phúc Âm Thánh Gioan sang Anh Ngữ, và đã hoàn tất vào ngày người từ trần. Nhưng về công trình “khai mở lời Chúa cho người nghèo và người thất học” này, ngày nay không còn.
“Đối với tôi, dường như giữa tất cả những khám phá, chúng ta chưa sáng tạo ra điều gì tốt hơn là cuộc đời Kitô Hữu mà Bede đã sống, và cái chết Kitô Hữu mà người đã chết” (C. Plummer, chủ biên cuốn “Ecclesiastical History” [Sử Giáo Hội] của Bede).