Thư của Barnabas đại diện cho một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất không thuộc về Tân Ước bàn đến những vấn đề mà những người theo Đức Giêsu đã phải đối mặt vào những ngày đầu sứ vụ của Người: Các Kitô hữu phải giải thích Kinh Thánh của người Do Thái như thế nào? Bản chất của mối tương quan giữa Kitô giáo và Do Thái giáo là gì? Việc viết tác phẩm này vào một thời điểm mà mức độ rạn nứt giữa giáo hội và hội đường vẫn còn tăng thêm, tác giả vô danh của tập “tiểu luận” này muốn trình bày những phương pháp giải thích Kinh Thánh theo lối phóng dụ mà các Kitô hữu là những người thừa hưởng thật sự và được mong đợi cho giao ước của Thiên Chúa.
Mặc dù tác phẩm Barnabas trình bày dưới hình thức của một lá thư, cấu trúc theo dạng thư từ (các đoạn 1.1–8; 21.1–9) là một cách thức văn chương phổ biến. Phần lớn của tác phẩm này (đoạn 2.1–17.2) là một tiểu luận mang tính bút chiến để giải thích và thuyết phục – một số điều nào đó trong một “dịp lễ”. Trong tác phẩm này, tác giả chia sẻ với độc giả γνῶσις “gnốsis” (sự hiểu biết, tri thức) (đoạn 1.5b)1 mà chính ông đã đón nhận (đoạn 1.5a) – tức là, chất liệu truyền thống – cùng với điều ông xem là những hiểu biết sâu sắc được chọn lọc cẩn thận của riêng ông.
Trong đoạn 18.1–20.2 tác giả trình bày, như là “một sự hiểu biết và giáo huấn khác nữa”, một thị kiến về “Hai Con Đường”, một con đường của ánh sáng (đoạn 19.1–12) và một con đường của bóng tối (đoạn 20.1–2). Phần trước đó được soạn tác hầu như toàn bộ về “việc phải làm và việc không được phép làm”, trong khi phần sau là một miêu tả về những việc làm xấu xa và những kẻ dữ. Điều ấy cho thấy một ứng dụng của Kitô giáo về một hình thức phổ biến của người Do Thái trong việc hướng dẫn đời sống luân lý. Chất liệu tương tự được tìm thấy trong một số tác phẩm khác của Kitô giáo từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ năm, bao gồm cả Didache (có sự liên hệ giữa Barnabas với Didache và chủ đề “Hai Con Đường”).
Sự thống nhất giữa hai phần lớn của tác phẩm này và cấu trúc theo lối thư từ là một sự lưu tâm toàn diện về đạo đức đã hình thành theo nhãn giới cánh chung. Đó là cuộc chiến giữa thiện-ác trong “thời đại hiện tại của sự ác” (các đoạn 2.1; 4.1; 4.9) sẽ sớm (các đoạn 4.9b; 21.3) đi đến hồi kết thúc vào “thời sẽ đến” (đoạn 4.1) và cuộc phân xử đi kèm theo đó (các đoạn 4.12; 5.7; 15.5; 21.6), vì thế mà các Kitô hữu phải chuẩn bị cho điều đó. Sự kết án này làm cho những lời cổ võ có thêm phần lưu ý mang tính cấp bách được nhận thấy xuyên suốt tác phẩm này: Các Kitô hữu chẳng coi một điều gì là hiển nhiên cả (các đoạn 2.1; 4.9b; 4.13), khác với dân Israel (đoạn 4.13–14), những người được xem là một dẫn chứng tiêu cực cách thường xuyên trong tác phẩm.
Đối với dân Israel và giao ước của Thiên Chúa, tác giả của tác phẩm Barnabas khẳng định rằng dân Israel hủy bỏ giao ước vì tội thờ ngẫu tượng (các đoạn 4.8; 16.1–2), bất phục tùng (các đoạn 8.7; 9.4; 14.1–4a), và sự vô tri (họ đã giải thích luật Môsê theo nghĩa đen hơn là theo “tinh thần”, vì chủ đích [của họ] [đoạn 10.2, 9]). Bấy giờ, tác giả xác nhận các Kitô hữu là những người đích thực thừa hưởng giao ước (các đoạn 4.8; 6.19; 13.6; 14.4b–5).
Tác giả đạt được trong việc đọc ra ý hướng của luật Môsê và các ngôn sứ bằng cách dùng phương pháp chú giải theo lối phúng dụ. Trong khi làm theo lối ấy tác giả tuân theo việc chú giải truyền thống có tính cổ thời và đáng trân trọng.
Được người Hy Lạp phát triển, phương pháp theo lối phúng dụ cho rằng có sự tồn tại của ý nghĩa thiêng liêng trong bản văn đang bị che dấu và tìm cách hé mở ý nghĩa thiêng liêng ấy, mà nó [ý nghĩa thiêng liêng ấy] có thể hoàn toàn khác biệt với ý nghĩa được biểu hiện bên ngoài. Phương pháp giải thích này có một vai trò trong tất cả các hình thức được biết đến của Do Thái giáo vào thế kỷ thứ nhất, cách đặc biệt trong những tác phẩm của Philo, một người Do Thái ở Alexandria đương thời với thánh Phaolô (chính thánh nhân đã cho một ví dụ về cách tiếp cận [phương pháp này] trong Gl 4,21-31). Nhờ vào việc tiếp cận phương pháp chú giải theo lối phúng dụ này, tác giả Thư của Barnabas có thể mang đến một việc chú giải các bản văn Thánh Kinh đậm tính “Kitô giáo” mà thoạt nhìn [bản văn Thánh Kinh] có vẻ chẳng có gì liên quan đến Đức Giêsu (đoạn 9.7–8), và khẳng định rằng chỉ các Kitô hữu mới hiểu ý nghĩa thật sự của Thánh Kinh (đoạn 10.12).
Tài liệu này là một tác phẩm của một vị tôn sư vô danh (các đoạn 6.5, 9, 10b; 9.7; 13.1; 14.4; 16.1; 17.1). Chẳng có một liên hệ nào với thánh Barnabas cả, dù một vài điều được viện dẫn, thì [hai vị] vẫn hoàn toàn khác biệt.2 Tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ Alexandria, với nhiều quan điểm tương đồng trong cách tiếp cận và văn phong của việc chú giải giữa Do Thái Giáo và Kitô giáo ở Alexandria, và thực tế chứng nhân cựu trào nhất của tác phẩm là Clement ở Alexandria (người đã chấp nhận tác phẩm Thư của Barnabas cũng có giá trị như là Các thư công giáo).3 Tác phẩm có lẽ được viết sau khi Đền Thờ Giêrusalem bị phá hủy vào năm 70 CN (đoạn 16.3–5) và trước khi thành thánh được Hadrian xây lại sau cuộc nổi loạn vào năm 132-135 SCN. Trong phạm vi giới hạn tác phẩm này không thể nào có một sự rõ ràng hơn được nữa.4
Thư của Barnabas
(1) Xin thân ái chào các con, nhân danh Chúa, Đấng đã yêu thương chúng ta, trong bình an. (2) Hãy nhìn xem sự công chính của Chúa thực hiện cho các con thật lớn lao và dồi dào phong phú biết bao, cha vui mừng khôn tả và chan chứa hân hoan vì tâm hồn [các con] được hạnh phúc và rạng ngời vinh quang; vì ân sủng thiêng liêng đã đóng ấn sâu đậm [vào tâm hồn các con] mà các con đã đón nhận! (3) Vì vậy chính cha, là người cũng đang hy vọng sẽ được cứu độ, vui mừng sung sướng hơn nữa bởi ở nơi các con cha thật sự thấy Thánh Thần đã tuôn đổ trên các con từ nguồn mạch dồi dào phong phú của Chúa. cha đã hết sức xúc động, vì lợi ích của các con, bởi niềm khao khát muốn gặp các con! (4) Thế nên, với niềm xác tín tận thâm tâm rằng cha đã nói nhiều điều khi ở với các con, cha biết Chúa đồng hành với cha trên đường ngay nẻo chính, và trên hết5 cha cũng được thúc đẩy làm việc này là: yêu thương các con hơn chính mình cha, bởi đức tin mạnh mẽ và lòng mến nồng nàng vẫn luôn ở nơi các con, nhờ niềm hy vọng [được chia sẻ] sự sống của Người. (5) Theo như cha nhận định, nếu cha đủ quan tâm đến các con để thông truyền một số điều mà cha đã được lãnh nhận, thì cha sẽ nhận được phần thưởng cho việc phục vụ những tâm hồn như [các con], cha vội vàng cố gắng gởi đến các con một vài lời vắn tắt, ngõ hầu nhờ vào lòng tin của các con, các con cũng có thể đạt được hiểu biết hoàn hảo. (6) Quả thật, có ba điểm giáo lý căn bản của Chúa như sau: niềm hy vọng vào sự sống [đời đời] là khởi điểm và cùng đích của đức tin chúng ta; sự công chính là khởi điểm và cùng đích của cuộc phán xéy; và tình yêu được tỏ hiện trong niềm sung sướng và hân hoan, [đó là] bằng chứng cho thấy các hành động công chính. (7) Qua các ngôn sứ, Chúa đã cho chúng ta biết về những điều quá khứ và những điều hiện tại, và cũng đã cho chúng ta niếm trước những điều sẽ đến. Do đó, khi chúng ta thấy những điều tuần tự xảy ra, từ điều này đến điều khác như lời Chúa nói, chúng ta cần sống cao thượng hơn và quảng đại hơn mà thêm lòng sùng kính Chúa.6 (8) Về phần cha, [cha] không chỉ là thầy dạy nhưng còn là người giữa các con, cha xin chỉ ra một vài điều mà nhờ đó các con sẽ vui mừng trong những hoàn cảnh hiện tại.
(1) Vì vậy, khi những ngày này thuộc về ác thần và chính Kẻ Nắm Quyền7 [ác thần] đầy sức mạnh, cho nên chúng ta phải đề cao cảnh giác và tìm kiếm những luật điều công chính của Chúa. (2) Những nguồn trợ lực đức tin chúng ta là lòng kính sợ Chúa và lòng nhẫn nại chịu đựng, và những nguồn trợ thủ chúng ta là đức kiên trì và sự tự chủ. (3) Khi những điều ấy [được ai] duy trì thực hiện cách tinh tuyền trước nhan Chúa, thì đức khôn ngoan, sự thông minh, sự sáng suốt và niềm vui hiểu biết sẽ ở cùng người ấy. (4) Qua các ngôn sứ, Người đã cho chúng ta thấy rõ là Người chẳng cần hy lễ, chẳng cần lễ toàn thiêu cũng như lễ tiến, khi đã phán rằng: (5) “ ‘Những hy lễ của các người đối với ta nào nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta đã ngấy. Máu bò, máu chiên dê, Ta chẳng thèm! Khi các ngươi đến trình diện Ta, ai khiến các ngươi phải giẫm lên khuôn viên của Ta? Thôi, đừng đem những lễ vật vô ích đến nữa. Ta ghê tởm khói hương; Ta không chịu nổi những ngày đầu tháng, những ngày sabát”.8 (6) Vì vậy, Người đã hủy bỏ những điều ấy, để luật mới của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, thoát khỏi ách bó buộc, có một hiến lễ không phải do tay phàm nhân thực hiện. (7) Một lần nữa Người nói với họ [dân Ítraen]: “Ta đã chẳng nói gì với chúng, Vì khi đưa cha ông các ngươi ra khỏi đất Ai cập, phải chăng ta truyền dạy chúng điều chi về lễ toàn thiêu và lễ hy sinh cả?9 (8) Nhưng điều Ta truyền cho chúng là: Đừng để một ai trong các ngươi để lòng mình chất chứa điều ác, và cũng đừng ưa chuộng thề gian.”10 (9) Thế nên, chúng ta hiểu được ý định nhân từ của Chúa Cha (nếu chúng ta không quá mu muội), bởi Người đang dạy chúng ta; Người muốn chúng ta tìm cách tiến đến gần Người, hơn là đi chệch khỏi đường lối [Chúa dạy] như họ [dân Ítraen]. (10) Người nói với chúng ta điều này: “Lạy Thiên Chúa,11 tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát,12 một hương thơm dâng lên Đức Chúa là một tâm hồn biết tôn vinh Đấng Tạo Hóa của mình”.13 Do đó, các con thân mến, chúng ta phải hết sức long lắng đến ơn cứu độ của mình, vì e rằng tên cám dỗ len lỏi vào tâm trí chúng ta mà tạo ra một vài sai lầm và bằng cách ấy lôi kéo chúng ta lạc xa sự sống.
(1) Vì vậy Người lại phán với họ về những điều này: “ ‘Tại sao các ngươi ăn chay để tiếng các ngươi kêu thấu trời cao thẳm? Đây không phải cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành thống hối; (2) ngay cả khi các ngươi cúi rạp đầu, mặc áo vải thô và nằm trên tro bụi, thì các ngươi cũng không thể gọi là ăn chay được.’ ”14 (3) Còn với chúng ta, Người phán: “ ‘Đây là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng là mở xiềng xích bất công, tháo gông cùm cưỡng bức, trả tự do cho người bị áp bức, và xé bỏ mọi khế ước bất công. Chia cơm cho người đói, và nếu ngươi thấy ai mình trần, thì cho áo mặc; rước những người không chốn nương thân vào nhà ngươi, và nếu ngươi thấy ai thấp kém, thì đừng khinh thường họ, các thành viên trong nhà hay trong gia đình mình ngươi cũng sẽ không làm như vậy. (4) Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên vào rạng đông, và vết thương15 ngươi sẽ mau lành, và đức công chính sẽ đi trước mặt ngươi, và vinh quang Đức Chúa sẽ bao bọc quanh ngươi. (5) Bấy giờ ngươi kêu lên, Đức Chúa sẽ nghe tiếng ngươi; trong khi ngươi vẫn kêu cầu, Người sẽ phán “Có Ta đây” – nếu ngươi loại khỏi nơi ngươi sự áp bức, những cử chỉ đầy khinh khi và những lời càm ràm, và thực tâm nhường cơm cho kẻ đói, và thương xót một tâm hồn bị áp bức.’ ”16 (6) Cho nên, vì lý do này, hỡi anh em, Người rất mực nhẫn nại, khi thấy trước dân Người đã chuẩn bị trong Con yêu dấu của mình sẽ tin tất cả mọi điều thuần khiết, đã mạc khải trước mọi điều cho chúng ta, để chúng ta không đắm chìm bản thân bằng việc trở thành, như điều đã từng là, “những người ủng hộ” cho lề luật của họ.
(1) Do đó, chúng ta phải điều tra hoàn cảnh hiện tại thật cẩn thận và tìm kiếm những thứ có thể cứu thoát chúng ta. Vì vậy, chúng ta hãy tránh tuyệt đối tất cả những việc làm vô pháp vô thiên kẻo những việc làm vô pháp vô thiên ấy chế ngự chúng ta, và chúng ta hãy chê ghét sự dối trá của thời hiện nay, để chúng ta được yêu mến trong thời mai sau. (2) Chúng ta đừng để tâm hồn mình lơi lỏng, dẫn đến việc linh hồn có thể kết thân với những kẻ tội lỗi và ác nhân, kẻo chúng ta trở nên giống như họ. (3) Chướng ngại cuối cùng đang ở rất gần, liên quan đến điều Kinh thánh nói, như Hê-nóc nói. Vì Tôn Chủ đã rút ngắn thời gian và ngày tháng, hầu cho Con yêu dấu của Ngài có thể nhanh chóng đến gầy dựng cơ nghiệp của Ngài. (4) Và cũng có lời của vị tiên tri nói rằng: “Mười ông vua sẽ cai trị toàn cõi đất, và sau họ17 một ông vua khác sẽ chỗi dậy, vị vua này sẽ hạ bệ ba vua cách nhanh chóng.”18 (5) Tương tự như vậy, Đa-ni-ên nói, về cùng một điều: “Tôi thấy con thú thứ tư, hung ác, mạnh mẽ và đáng sợ hơn tất cả các con thú trên cõi đất,19 nó có những mười cái sừng mọc lên từ nó, và từ những cái sừng này một cái sừng nhỏ hơn mọc lên, và nó nhổ đi ba cái sừng lớn hơn cách nhanh chóng.”20 (6) Do đó, các con nên hiểu điều ấy. Hơn nữa, cha cũng hỏi các con điều này, như là một người trong số các con và là người đặc biệt yêu mến các con hơn cả chính mình cha: ngay bây giờ các con hãy đề phòng, và đừng giống như một số người; nghĩa là, đừng tiếp tục chồng chất tội lỗi của mình trong khi tuyên bố rằng giao ước của mình là giao ước không thể thay đổi được, bởi vì trên thực tế21 những người đó đã đánh mất nó hoàn toàn theo cách sau đây, khi Môsê chỉ vừa mới nhận lấy nó. (7) Vì lời Kinh Thánh nói rằng: “Ông Môsê ở trên núi không ăn không uống bốn mươi ngày bốn mươi đêm, và ông đã nhận lấy giao ước từ Đức Chúa, hai tấm bia đá do chính tay Thiên Chúa viết.”22 (8) Thế nhưng chính bởi việc quay lại với ngẫu tượng họ đã đánh mất giao ước ấy. Cho nên lời Đức Chúa phán: “Môsê, Môsê, hãy đi xuống ngay, vì dân ngươi, dân mà ngươi đã dẫn ra khỏi Aicập, đã phá bỏ Lề Luật.”23 Và Môsê đã biết điều ấy và đã ném hai tấm bia đá khỏi tay mình, và giao ước của họ bị vỡ tung từng mảnh, để giao ước của Chúa Giêsu có thể được đóng ấn trong lòng chúng ta, trong niềm hy vọng được soi dẫn bằng đức tin vào Ngài. (9) (Mặc dù cha muốn viết nhiều điều hơn nữa, không phải với tư cách là một thầy dạy mà chỉ phù hợp là một người không muốn bỏ bất cứ thứ gì chúng ta có, tuy nhiên, cha giục mình mau chóng thành người hầu tận tụy của các con.)
Do đó, chúng ta hãy đề phòng trong những ngày sau hết này, vì đức tin24 trọn đời của chúng ta sẽ chẳng ích lợi gì cho chúng ta trừ khi bây giờ, trong thời đại vô pháp vô thiên này, chúng ta cũng kháng cự chống lại những chướng ngại sắp xảy ra, khi sống đúng tư cách con cái của Chúa, kẻo điều xấu xa tìm cơ hội để lẻn vào. (10) Chúng ta hãy25 tránh xa mọi thứ phù phiếm; chúng ta hãy dứt khoát chê ghét mọi việc làm xấu xa. Đừng sống khép kín và sống riêng lẻ, như thể các con đã được công chính rồi, nhưng hãy họp lại với nhau và kiếm tìm lợi ích chung. (11) Vì lời Kinh Thánh nói rằng: “Khốn thay cho kẻ cho mình là thông thái và coi mình là khôn ngoan.”26 Chúng ta hãy trở nên con người của Thần Khí; chúng ta hãy trở nên đền thờ hoàn hảo cho Chúa. Hãy cố công gắng sức, chúng ta trau dồi lòng kính sợ Chúa và nỗ lực tuân giữ lệnh truyền của Người, để chúng ta hân hoan trong thánh ý của Người. (12) Đức Chúa sẽ phán xét thế gian mà không thiên vị. Mỗi người sẽ nhận lãnh tùy theo điều mình đã làm: nếu là người tốt, thì sự công chính của người ấy sẽ làm chứng cho; còn nếu là kẻ xấu, thì hậu quả của việc làm bất chính sẽ đón chờ người đó. (13) Chúng ta đừng ngủ say trong tội lỗi của mình, như thể “đã được Chúa gọi” là lời viện cớ cho việc lơi lỏng, để cho thần dữ thống trị và xua đuổi chúng ta ra khỏi Nước Chúa. (14) Hơn nữa, cũng hãy suy xét điều này: khi các con thấy biết bao dấu lạ điềm thiêng đã được thực hiện nơi dân Israel, thế mà họ vẫn bị bỏ rơi, chúng ta hãy coi chừng kẻo chúng ta bị kể vào số những người mà Kinh Thánh đã viết rằng: “kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít.”27
(1) Đây là lý do mà Chúa đã bằng lòng hiến thân chịu chết để chúng ta được tha tội và được thanh sạch nhờ máu Người được rảy trên chúng ta.28 (2) Vì thế, về mối tương quan của Người với toàn dân Israel và với cả chúng ta nữa, Kinh Thánh nói như sau: “Người đã chịu thương tích vì chúng ta phạm tội, và chịu đau đớn vì tội lỗi chúng ta; nhờ những thương tích của Người mà chúng ta được chữa lành. Người như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín trước người xén lông.”29 (3) Vậy, chúng ta phải hết lòng tạ ơn Chúa, bởi Người đã cho chúng ta am tường quá khứ, cho chúng ta khôn ngoan hiện tại; và còn những điều tương lai, không phải chúng ta không được biết. (4) Bây giờ, Kinh Thánh nói rằng: “Chẳng phải là vô lý mà người ta giăng lưới bắt chim”30 Nghĩa là kẻ đáng chịu chết nếu đã biết đường công chính mà lại tự gài bẫy chính mình trong đường tối tăm. (5) Còn điều này nữa, thưa anh em thân mến: Nếu Chúa chịu đau khổ vì tâm hồn chúng ta, dù cho Người là Chủ Tể của thế giới, là Đấng đã phán vào lúc tạo thành vũ trụ rằng: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh Chúng Ta và giống như chúng ta,”31 vậy thì làm sao Người đã chịu đau khổ trong tay phàm nhân? Xin hãy biết rằng, (6) các ngôn sứ, được ân sủng Người ban cho, đã tuyên sấm về Người. Chính Người chịu đau khổ, để có thể hủy diệt sự chết và biểu dương thực tại sự sống lại từ cõi chết, bởi thế điều cần thiết là Người tỏ hiện trong xác phàm. (7) Cũng thế, Người chịu đau khổ để có thể cứu độ theo lời đã hứa với các tổ phụ và – trong khi chuẩn bị cho mình một dân mới – đã chứng tỏ, lúc còn ở dương thế, rằng sau khi phục sinh, chính Người sẽ thực hiện cuộc phán xét. (8) Vả lại, bằng việc dạy dỗ dân Israel và thực hiện các điềm thiêng dấu lạ, Người đã rao giảng và đã yêu họ cách say đắm. (9) Và khi Người chọn cho riêng mình các tông đồ là những người được tiền định để giảng dạy tin mừng của Người, (và cũng là những người đầy tội lỗi để Người có thể chứng tỏ rằng “Người không đến để kêu gọi người công chính, nhưng là kẻ tội lỗi”32), sau đó Người mạc khải chính mình là Con Thiên Chúa. (10) Vì nếu Người đã không đến trong xác phàm, thì con người không hề được cứu độ khi hướng nhìn33 lên Ngài.34 Khi họ ngắm nhìn chỉ mặt trời thôi, thì họ không thể nhìn chằm chằm vào những tia sáng ấy, dù cho đó là việc nằm trong tầm tay người ấy và rốt cuộc sẽ không sống được nữa. (11) Thế nên, Con Thiên Chúa đến trong xác phàm vì nguyên nhân này là Người có thể hoàn thành mọi mức độ tội lỗi của những người đã giết hại các ngôn sứ của Người. (12) Do đó, Người đã gánh chịu [tội lỗi của những con người ấy]. Thiên Chúa nói rằng những thương tích trên thân thể Người là do họ: “Khi họ đánh ngục các mục tử, thì đàn chiên sẽ tan tác”.35 (13) Thế nhưng chính Người đã muốn chịu đau khổ trong cách thế này là Người chịu chết trên một cây gỗ. Bởi một ngôn sứ đã tuyên sấm điều về Người là: “Xin cứu mạng con xa khỏi lưỡi kiếm,”36 và “Toàn thân kinh hãi, vì lũ37 chứng gian đứng dậy tố con”.38 (14) Và một lần nữa Người lại nói: “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn và giơ má cho người ta giật râu, và tôi trơ mặt ra như đá.”39
(1) Vì vậy, khi phán xét, Người đã phán gì? “Ai là người kết án ta? Hãy để hắn tranh tụng với ta. Hoặc ai là người kết tội ta? Hãy lôi người ấy ra khỏi đoàn tôi tớ của Đức Chúa. (2) Khốn cho các ngươi, bởi tất cả các ngươi sẽ mục đi như chiếc áo, và mối mọt sẽ rút rỉa các ngươi!”40 Và một lần nữa, vị tiên tri tuyên sấm, khi ông được đặt trên một nơi tựa như một phiến đá hùng mạnh mà nó có thể nghiền nát, “Này đây Ta sẽ đặt ở Xion một phiến đá vô giá làm nền móng vững bền, một phiến đá góc được tuyển chọn đặc biệt rất quý giá.” (3) Sau đó vị tiên tri còn tuyên sấm điều gì nữa? “và ai hy vọng vào41 Ngài thì sẽ sống muôn đời”42 Phải chăng niềm hy vọng của chúng dựa trên một phiến đá? Thưa là không phải thế đâu. Vị tiên tri tuyên sấm điều này vì chưng Đức Chúa đã làm cho xác phàm của vị tiên tri trở nên mạnh mẽ. Vì thế vị tiên tri tuyên sấm rằng: “Và Ngài đã làm cho tôi nên đá rắn chắc.”43 (4) Một lần nữa vị tiên tri nói: “Viên đá mà những thợ xây loại bỏ đã trở thành đá tảng góc tường.”44 Và vị tiên tri còn lại nói: “Đây là ngày vĩ đại và tuyệt vời mà Chúa đã làm ra.”45 (5) Cha đang viết cách đơn sơ giản dị để cho các con có thể hiểu được – cha là tôi tớ tận tụy với tình yêu của các con. (6) Sau đó, vị tiên tri lại còn tuyên sấm điều gì nữa? “Bọn gian ác bủa vây con, chúng bủa vây con như thể đàn ông vây quanh tổ,”46 và “còn áo trong chúng bắt thăm.” (7) Vì vậy, ngay khi Ngài sắp được hiển hiện và chịu khổ nạn về thân xác, cuộc khổ nạn của Ngài đã được tiên báo. Vì vị tiên tri tuyên sấm điều liên quan đến dân Israel: “Thật khốn cho chúng, vì chúng tự chuốc hoạ vào thân khi nói chúng ta hãy trối kẻ công chính, vì nó gây phiền phức cho chúng ta.”48 (8) Vị tiên tri khác là Môsê tuyên sấm điều gì với họ: “ĐỨC CHÚA phán với ông Môsê: Hãy vào miền đất tốt tươi, mà Đức Chúa đã hứa ban cho Ápraham, Ixaác và Giacóp, để sở hữu đất ấy làm sản nghiệp, một miền đất tràn trề sữa và mật.”49 (9) Thế nhưng giờ đây hãy học điều tri thức khôn ngoan dạy rằng: Hãy đặt niềm hy vọng50 vào Chúa Giêsu, Đấng sẽ mạc khải cho các con trong xác phàm. Vì con người là bụi đất chịu đau khổ, vì Ađam đã được hình thành từ bụi đất. (10) Do đó, “vào miền đất tốt tươi, miền đất tràn trề sữa và mật” có nghĩa là gì? Hỡi các con, chúc tụng Đức Chúa của chúng ta, Đấng ban cho chúng ta ơn khôn ngoan và hiểu biết những điều bí nhiệm của Người. Vì vị tiên tri nói một dụ ngôn liên quan đến Đức Chúa; ai có thể hiểu được điều ấy, ngoại trừ người khôn ngoan, sáng suốt và yêu mến Đức Chúa của mình? (11) Cho nên, khi Người đổi mới chúng ta bằng ơn tha tội, Người đã biến chúng ta thành những con người mới, ngõ hầu chúng ta có tâm hồn trẻ thơ, như thể Người đã tạo dựng chúng ta một lần nữa. (12) Kinh Thánh nói về chúng ta khi Thiên Chúa nói với Người Con rằng: “Chúng Ta hãy làm ra con người theo hình ảnh Chúng Ta và giống như Chúng Ta, để chúng làm bá chủ dã thú trên mặt đất, chim trời, và cá biển.” Và khi Người thấy công trình tạo dựng của mình tốt đẹp, Đức Chúa đã phán: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất.”51 Những điều ấy Người đã nói với Người Con. (13) Còn điều này nữa, cha sẽ nói với các con về việc Đức Chúa52 phán với chúng ta như thế nào. Người đã làm ra một công trình tạo dựng thứ hai trong ngày sau hết. Và Đức Chúa phán: “Này đây, Ta làm ra những cái mới như lúc ban đầu Ta đã làm.”53 Do đó, điều này phù hợp với lời vị tiên tri đã loan báo: “Hãy vào miền đất tràn trề sữa và mật, và làm chủ miền đất ấy.”54 (14) Như thế, chúng ta đã được tái tạo, như lời một vị tiên tri khác tuyên sấm: “Này đây, Đức Chúa phán, Ta sẽ lấy khỏi mình chúng [tức là, những người Thiên Chúa đã thấy trước] quả tim chai đá, và ban cho chúng một quả tim bằng thịt”,55 bởi chưng Người sắp tỏ mình trong xác phàm và cự ngụ giữa chúng ta. (15) Các con thân mến, vì tâm hồn chúng ta là nơi Chúa ngự và là đền thờ được thánh hiến. (16) Đức Chúa còn phán rằng: “Còn con, với điều gì, con sẽ bệ kiến Chúa, Đấng là Chúa của tôi và đáng được tôn vinh? Con56 sẽ tuyên xưng Chúa cho hết thảy anh em trong đại hội, và con sẽ tán dương Chúa cho hết thảy các thánh trong đại hội.”57 Vì vậy, chúng ta là những người được Chúa đã đưa vào miền đất tốt tươi. (17) Vậy tại sao Ngài ấy lại đề cập đến “sữa và mật ong”? Bởi chưng trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng trước bằng mật ong, sau đó bằng sữa. Vì vậy, theo cách tương tự, chúng ta cũng vậy, được nuôi dưỡng bởi đức tin đã hứa ban và bởi chính lời này, sẽ sinh sống và cai trị mặt đất. (18) Bây giờ chúng ta đã nói như ở trên: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cai trị cá biển.”58 Nhưng hiện nay ai có thể thống trị dã thú, cá biển hay chim trời? Vì chúng ta phải nhận ra rằng “cai trị” có ngụ ý là một người có thẩm quyền, để ra lệnh thực sự và nắm quyền điều khiển. (19) Tuy nhiên, nếu bây giờ không phải như vậy, thì Ngài đã cho chúng ta biết khi nào sẽ đến: khi nào bản thân chúng ta đã được nên hoàn hảo và trở thành người thừa kế giao ước của Chúa.
(1) Vì vậy, hỡi các con trong niềm hân hoan, hãy hiểu rằng Chúa nhân lành đã mạc khải mọi sự cho chúng ta biết trước, để chúng ta có thể biết Đấng mà chúng ta phải tạ ơn và ngợi khen về mọi sự. (2) Nếu Con Thiên Chúa, Đấng là Đức Chúa và được tiền định để phán xét kẻ sống và kẻ chết, phải chịu đau khổ để những vết thương của Ngài có thể trao ban cho chúng ta sự sống, thì chúng ta hãy tin rằng Con Thiên Chúa không thể chịu đau khổ ngoại trừ ích lợi của chúng tôi.
(3) Nhưng Ngài cũng được cho uống giấm chua và mật đắng khi chịu đóng đinh. Hãy nghe xem các thầy tư tế trong đền thờ đã tiết lộ điều này như thế nào: khi mệnh lệnh Chúa truyền “bất cứ người nào không ăn chay hãm mình, thì chắc chắn sẽ chết”59 được viết ra, Chúa đã truyền lệnh đó vì chính Ngài đã định dâng thân xác đầy Thần Khí của mình như một hiến lễ làm của lễ đền thay tội lỗi của chúng ta, để lễ tế do Isaac thiết lập, người đã được hiến dâng trên bàn thờ, có thể được thành toàn. (4) Vậy Ngài nói gì nơi vị tiên tri? “Và hãy để chúng ăn thịt con dê được tiến dâng vào ngày lễ đền tội của chúng” - hãy chú ý cẩn thận! - “và tất cả các thầy từ tế (chỉ ngoại trừ họ mà thôi) hãy ăn phần nội tạng chưa rửa bằng giấm.”60 (5) Tại sao vậy? “Vì khi Ta sắp dâng thân mình làm của đền tội cho dân mới của Ta, thì các ngươi sẽ cho Ta mật đắng với giấm để uống, còn các ngươi phải ăn, trong khi dân chúng ăn chay và than khóc khi mặc vải thô và xức tro” — điều này là để chứng tỏ rằng Người phải chịu đau khổ dưới tay của họ. (6) Hãy chú ý đến lệnh Người truyền: “Hãy đem hai con dê, loại tốt và toàn vẹn mà dâng, và để vị tư tế lễ lấy một con làm lễ toàn thiêu để đền tội”.61 (7) Nhưng họ sẽ làm gì với con dê còn lại? Người phán: “con dê còn lại bị nguyền rủa.”62 Hãy để ý xem kiểu mẫu của Chúa Giêsu được mạc khải làm sao! (8) “Tất cả các ngươi sẽ phỉ nhổ nó và thúc vào nó, buộc sợi lông cừu đỏ quanh cổ nó, rồi xua đuổi nó vào hoang địa.”63 Và khi những việc này đã được thực hiện, một người chăn dê dẫn nó vào hoang đia, gỡ len và đặt nó trên một bụi cây thường gọi là cây rachia (những chồi nôn của cây mà chúng ta thường ăn khi tìm thấy chúng ở miền quê; chỉ có quả của cây rachia là ngọt).64 (9) Ý nghĩa của việc này là gì? Xin hãy lưu tâm để ý là “một con dê là cho bàn thờ, và con dê còn lại là bị nguyền rủa,” và cũng hãy lưu tâm để ý đến con bị nguyền rủa được trao vương miện. Vì họ sẽ thấy Người vào ngày đó, mặc một chiếc áo choàng dài màu đỏ trên người, và họ sẽ nói: “Đây không phải là Người mà chúng ta đã từng đóng đinh và sỉ nhục65 khi phỉ nhổ vào Người sao? Chắc chắn chính một người đàn ông từng nói rằng ông này là Con của Thiên Chúa! ” (10) Bây giờ Người giống con dê đó như thế nào? “Hai con dê đều giống nhau, loại tốt và toàn vẹn,” vì lý do này: để khi họ nhìn thấy Người sắp đến sau đó, họ có thể ngạc nhiên về điều tương tự của con dê. Do đó, hãy quan sát kiểu mẫu của Chúa Giêsu, Đấng đã được tiền định để chịu đau khổ. (11) Và điều đó có nghĩa gì khi họ đặt những sợi len lên giữa bụi gai? Đó là kiểu mẫu của Chúa Giêsu, được đặt ra cho Hội thánh, bởi ai muốn thu lấy những sợi len màu đỏ thì phải chịu rất nhiều đau khổ do gai nhọn khủng khiếp, và chỉ có thể đạt được nó qua cơn hoạn nạn. Tương tự như vậy, Ngài phán, “những ai muốn nhìn thấy Ta và đạt được vương quốc của Ta thì phải đón nhận Ta qua cơn hoạn nạn và đau khổ.”66
(1) Bây giờ các con nghĩ kiểu mẫu nào đã được dự định, khi Ngài truyền cho dân Israel rằng những người phạm tội cách trọn vẹn thì phải dâng một con bê (heifer), mổ thịt nó và toàn thêu nó, sau đó các đứa trẻ lấy tro bỏ vào thùng chứa, và buộc lại bằng len đỏ ở xung quanh một cái cây (hãy quan sát lại cây thánh giá và sợi len đỏ), và cầm “cây dùng để rảy” (hyssop), rồi rảy lên từng người một, để họ có thể được thanh tẩy khỏi tội lỗi của mình? (2) Hãy hiểu rằng Người đang nói với các con một cách rõ ràng như thế nào: con bê ấy (calf) là Chúa Giêsu; những người tội lỗi dâng nó là những người đã mang Người để sát hại. Sau đó, những chẳng còn tội nhân nữa; chẳng còn sự vẻ vang của tội nhân nữa.67 (3) Con trẻ cầm cây rảy là những người đã rao giảng cho chúng ta tin mừng về sự tha thứ tội lỗi và sự thanh tẩy cõi lòng, họ là những người được Ngài trao quyền rao giảng Tin Mừng;68 có mười hai người trong số họ là những chứng nhân cho các chi tộc, vì có mười hai chi tộc Israel. (4) Và tại sao có ba đứa trẻ rảy? Là những chứng nhân cho Ápraham, Isaac và Giacóp, vì những vị này rất vĩ đại trước mắt Thiên Chúa. (5) Và sau đó là vấn đề của sợi len ở trên cây: điều này biểu thị rằng triều đại của Chúa Giêsu là ở trên cây69 [thập giá], và những ai hy vọng vào Người sẽ được sống đời đời. (6) Nhưng tại sao len và “cây dùng để rảy” lại kết hợp với nhau? Bởi vì trong triều đại của Ngài sẽ có những ngày đen tối và gian ác, trong triều đại ấy chúng ta sẽ được cứu độ, vì ai chịu đau khổ nơi thân xác thì được chữa lành nhờ dòng nước màu đen được rảy từ cây ấy. (7) Vì lý do ấy, chúng ta thấy những điều này xảy ra, nhưng đối với họ thì khá mù mờ, vì họ không nghe theo tiếng Chúa.
(1) Hơn nữa, với đôi tai thành kính lắng nghe, Ngài mô tả Ngài cắt bì lòng dạ chúng ta như thế nào.70 Đức Chúa phán nơi vị tiên tri rằng: “Ngay khi chúng nghe lệnh, chúng đã tuân hành con”.71 Và một lần nữa, Ngài nói: “Người ở xa sẽ nghe bằng tai mình, và chúng sẽ biết những việc Ta làm.”72 Cũng vậy, “Hãy cắt bì lòng dạ các ngươi,”73 Đức Chúa phán. (2) Và một lần nữa Người phán: “Hỡi Israel, hãy nghe đây, vì đây là điều Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi phán.” Và một lần nữa Thần Khí của Thiên Chúa lại tuyên sấm:74 “Ai là người thiết tha được sống đời đời? Với đôi tai, ngươi ấy hãy nghe tiếng tôi tớ Ta.”75 (3) Và lại nữa Người phán: “Trời hãy nghe đây, đất lắng tai nào, vì Đức Chúa phán những điều này làm lời chứng.”76 Và một lần nữa ông nói: “Hãy nghe lời của Đức Chúa phán, hỡi các người cai trị dân này.”77 Và thêm một lần nữa Người phán: “Này các con hãy lắng nghe tiếng người hô giữa đồng hoang”78 (4) Nói tóm lại, Người cắt bì đôi tai chúng ta để khi nghe lời Người phán mà chúng ta tin.
Nhưng phép cắt bì mà họ tin tưởng đã bị bãi bỏ, vì Ngài đã tuyên bố rằng phép cắt bì không phải là chuyện thân xác. Nhưng họ không vâng lời, vì một ác thần đã “soi đường dẫn lối” họ. (5) Người phán với họ: “Đây là điều Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi phán [ở đây tôi tìm thấy một lệnh Chúa truyền]:“Đừng gieo vào gai góc, hãy cắt bì để thuộc về Đức Chúa của các ngươi.”79 Và Người phán điều gì? “Hãy cắt bì lòng chai dạ đá của các người và đừng cứng cổ nữa.”80 Còn ghi lại điều này nữa:81 “Này đây Đức Chúa phán rằng, tất cả các dân tộc là những dân chưa cắt bì, nhưng còn dân này [nhà Israel] cũng vẫn là dân chưa cắt bì trong lòng!”82
(6) Tuy nhiên các con sẽ nói: “Nhưng chắc chắn rằng dân tộc đã được cắt bì làm dấu ấn!”83 Nhưng dân Syria và dân Ả Rập và tất cả các tư tế thờ ngẫu tượng cũng đều bị cắt bì; phải chăng điều này có nghĩa là họ cũng thuộc về giao ước của họ? Tại sao, ngay cả dân Ai Cập cũng thực hành việc cắt bì!
(7) Hỡi các con yêu dấu, hãy học hỏi thêm về mọi điều: Ápraham, người đầu tiên làm phép cắt bì, đã trông đợi Chúa Giêsu trong tinh thần khi ông cắt bì, đã nhận được sự giáo huấn của chữ cái này. (8) Vì có lời nói rằng: “Và Ápraham cắt bì cho “mười”, “tám” và “ba trăm” người trong nhà ông.”84 Vậy thì ông được trao ban tri thức gì? Hãy quan sát điều đề cập đến “mười và tám” trước, và sau là một khoảng giữa “ba trăm.” Đối với “mười và tám”, chữ cái “I” là “số mười” và chữ cái “H” là “số tám”;85 do đó các con có “Giêsu.”86 Và bởi vì thập tự giá, có hình dạng giống như chữ “T”, được tiển định để thông truyền ân sủng, nên nó cũng đề cập đến “ba trăm”. Vì vậy, ông tiết lộ Chúa Giêsu trong hai chữ cái, và thập tự giá trong chữ còn lại. (9) Ông Ápraham, người đã đặt trong chúng ta ân sủng được đính liền trong giao ước87 của mình, hiểu được ý nghĩa ấy. Chưa ai học được từ cha một lời đáng tin cậy hơn thế, nhưng cha biết rằng các con xứng đáng với điều ấy.
Bây giờ, khi Môsê nói: “Các ngươi không được ăn thịt heo, hoặc đại bàng, diều hâu hay quạ, hay bất kỳ loài cá nào không có vảy,”88 theo cách hiểu đúng thì ông đã nhận được ba mệnh lệnh Chúa truyền. (2) Hơn nữa, ông nói với họ trong sách Đệ Nhị Luật rằng: “Ta sẽ lập giao ước với dân này các mệnh lệnh Ta truyền.”89 Vì vậy, không phải mệnh lệnh Chúa truyền là họ không được ăn; đúng hơn là Môsê đã nói về điều thiêng liêng. (3) Theo đó, ông ấy đề cập đến loài heo vì lý do này: theo ý ông ấy, ngươi không được kết giao với những kẻ như vậy, những người có lối sống giống như loài heo. Nghĩa là khi sung túc, chúng lãng quên Chúa, nhưng khi thiếu thốn, chúng nhìn nhận Chúa, giống như loài heo, nó không để ý đến chủ khi cho nó ăn, nhưng khi đói nó kêu eng éc và chỉ im lặng sau khi được cho ăn lại. (4) “Các ngươi cũng không được ăn đại bàng và chim ưng, diều hâu và quạ.” Ý ông là ngươi không được kết giao với hoặc thậm chí có lối sống tương tự với những người như vậy, những người không biết kiếm ăn cho bản thân bằng sức lao động và đổ mồ hôi mà lại cướp bóc tài sản của người khác một cách vô pháp; quả thật, dù chúng đi lại với vẻ ngoài ngây thơ, nhưng chúng vẫn cẩn thận quan sát và tìm kiếm những người khác để cướp của theo lòng tham của mình, giống như những con chim này không kiếm ăn cho mình mà chỉ ngồi im để tìm cách ăn thịt của những người khác — họ không hơn gì những con vật gây hại mang trong mình sự gian ác. (5) ông nói: “Và ngươi sẽ không được ăn lươn biển, bạch tuộc cũng như mực nang.”90 Ý ông là ngươi không được giống như91 những người như vậy, những người tàn nhẫn độc ác và đã bị kết án tử, tựa như những loài cá này bị nguyền rủa và bơi dưới vực sâu, không bơi như những loài cá khác mà sống trong bùn bên dưới vực sâu. (6) Hơn nữa, “Ngươi không được ăn thịt thỏ.” Tại sao? Ý ông là đừng trở thành kẻ làm chuyện đồi bại với các thanh thiếu niên, hoặc thậm chí giống những người như vậy, bởi vì mỗi năm loài thỏ lại đào thêm một hang khác, và do đó có bao nhiêu hang là có bấy nhiêu tuổi. (7) Một lần nữa, “Ngươi cũng không được ăn linh cẩu.”92 Ý ông là đừng trở thành một kẻ ngoại tình hay một kẻ quyến rũ, hoặc thậm chí có lối sống giống những người như vậy. Tại sao? Bởi vì loài vật này thay đổi bản tính của mình từ năm này qua năm khác, và trở thành con đực, con cái lúc này lúc nọ. (8) Nhưng ông cũng ghét con chồn, và có lý do chính đáng. Ý ông là đừng trở nên giống như những người, mà chúng ta nghe nói, với ý định vô luân quan hệ khẩu dâm mà bị cấm, cũng như không được kết giao với những hạng phụ nữ quan hệ khẩu dâm mà bị cấm. Vì loài vật này thụ thai qua miệng của chúng.
(9) Sau đó, liên quan đến vấn đề thực phẩm, ông Môsê nhận ba mệnh lệnh Chúa truyền với ý nghĩa này và nói theo nghĩa thiêng liêng, nhưng vì ham muốn theo tính xác thịt nên dân chúng chấp nhận các mệnh lệnh ấy cứ như là các mệnh lệnh ấy quy định cho thực phẩm trong thực tế. (10) Vua Đavít cũng nhận được sự hiểu biết về ba ba mệnh lệnh Chúa truyền tương tự, và nói: “Phúc cho ai đã không nghe theo lời khuyên của phường vô đạo” —tựa như những loài cá di chuyển trong bóng tối dưới vực sâu; “Và đã không đi theo đường lối quân tội lỗi” – tựa như những người giả vờ kính sợ Chúa đã phạm tội như loài heo; “Và không ngồi vào chỗ của bọn ác nhân” — tựa như những loài chim ngồi chờ cướp bóc. Bây giờ bạn có toàn bộ câu chuyện liên quan đến thực phẩm.
(11) Một lần nữa, Môsê lại nói: “Hãy ăn bất cứ loài nào có chân chẻ làm hai móng và thuộc loài nhai lại”.93 Tại sao ông nói điều này? Bởi khi ai nhận lãnh thức ăn, người ấy sẽ biết ai đang nuôi dưỡng mình, và trông cậy vào người đó, hỷ hoan vui mừng với người đó.94 Ông cũng đã nói rõ mệnh lệnh Chúa truyền này. Vậy thì, ý ông là gì? Hãy kết giao với những người có lòng kính sợ Chúa, với những người suy niệm trong lòng về ý nghĩa đặc biệt của lời mà họ đã lãnh nhận, với những người rao giảng và tuân theo các mệnh lệnh Chúa truyền, với những người biết rằng việc suy niệm là một việc của niềm vui và những ai suy ngẫm lời của Chúa. Nhưng tại sao ông lại đề cập đến “chân chẻ làm hai móng”? Vì người công chính không chỉ sống ở thế gian này mà còn mong chờ thời thánh thiện sẽ đến. Hãy quan sát ông Môsê quả là một nhà ban hành luật khôn ngoan biết bao! (12) Nhưng làm sao dân chúng có thể nắm bắt hoặc hiểu được những điều này? Tuy nhiên, chúng ta, sau khi hiểu đúng các mệnh lệnh Chúa truyền, hãy giải thích chúng theo ý định của Chúa. Ngài cắt bì cho chúng ta vì mục đích này, ngõ hầu chúng ta có thể hiểu được những điều này.
(1) Nhưng chúng ta hãy hỏi xem Chúa có quan tâm đến việc tiên báo về nước và thập tự giá hay không. Bây giờ, liên quan đến nước, có người viết đến Israel rằng họ sẽ không bao giờ chấp nhận phép rửa mang lại sự tha thứ tội lỗi, nhưng sẽ tự mình tạo ra một phép rửa khác thay thế. (2) Vì thế vị tiên tri tuyên sấm: “Này trời, hãy kinh khiếp, đất hãy rùng mình kinh hãi, vì dân này đã làm hai điều ác: họ bỏ rơi ta, nguồn mạch sự sống, và tự đào hố tử thần để chôn mình.”95 (3) “Núi thánh Sinai của Ta có phải là sa mạc sỏi đá không? Vì thế các ngươi sẽ như chim non chập chờn khi bị ném khỏi tổ.”96 (4) Một lần nữa, vị tiên tri lại tuyên sấm: “Ta sẽ đi trước mặt ngươi, san bằng các đồi núi, phá tan các cửa đồng, bẻ gãy từng mảnh các song sắt, Ta sẽ ban cho ngươi những kho tàng nằm trong bóng tối, giấu kín, không thấy được, để chúng biết rằng Ta là Đức Chúa.”97 Và: “Ngươi sẽ trú ẩn trong một hang núi đá” (5) Và: “Nước của Người sẽ không bao giờ thiếu; ngươi sẽ thấy Vua trong vinh quang, và linh hồn ngươi sẽ suy gẫm về lòng kính sợ Chúa”.98 (6) Và một vị tiên tri khác lại tuyên sấm rằng: “Còn ai làm những việc này, thì sẽ tựa như cây trồng bên dòng nước, sẽ kết trái đúng mùa, lá không bao héo và bất cứ thứ gì, anh ấy sẽ đều thịnh vượng. (7) Còn phường vô đạo sẽ không được như vậy; thay vào đó chúng giống như bụi bị gió thổi đi khỏi mặt đất. Vì vậy, phường vô đạo sẽ không đứng vững trong cuộc phán xét, cũng như quân tội lỗi chẳng thể họp đoàn với người công chính, vì Đức Chúa biết đường người công chính, và còn đường phường vô đạo sẽ bị diệt vong.”99 (8) Hãy để ý vị tiên tri ám chỉ đến nước và thập giá với nhau như thế nào. Vì đây là điều ông muốn nói: Phúc thay cho những ai, đặt niềm hy vọng vào thập giá, đã bước xuống dòng nước, bởi vì ông nói về phần thưởng “đúng mùa”; lúc đó ông có ý nói, Ta sẽ ban thưởng. Nhưng bây giờ ông nói gì? “Những chiếc lá sẽ không khô héo.” Ông muốn nói rằng mọi lời xuất ra từ miệng bạn trong đức tin và trong đức ai sẽ mang lại sự hoán cải và niềm hy vọng cho nhiều người. (9) Và một lần nữa ở một vị tiên tri khác, ông tuyên sấm: “Và miền đất Giacóp sẽ được ca tụng hơn bất cứ miền đất nào.” Điều này có nghĩa là ông đang ca ngợi thân xác đầy thần khí của mình. (10) Sau đó ông nói gì? “Bên hữu ngạn có một con sông chảy, cây cối đẹp đẽ mọc lên từ đó, kẻ nào ăn chúng sẽ sống đời đời”.100 (11) Ý của ông là trong khi chúng ta bước xuống dòng nước đầy tội lỗi và dơ bẩn, chúng ta sẽ vươn lên sinh hoa kết trái trong lòng, với lòng kính sợ Chúa và niềm hy vọng vào Chúa Giêsu trong lòng dạ chúng ta. “Và ai ăn chúng sẽ được sống đời đời” có nghĩa là thế này: ông nói rằng bất cứ ai nghe những điều này đã được nói và tin vào những điều ấy thì sẽ sống đời đời.
(1) Tương tự, Chúa lại đưa ra lời giải thích về thập giá nơi một vị tiên tri khác, vị tiên tri tuyên sấm : “Và khi nào những điều này sẽ được hoàn thành? Chúa nói: “Khi một cái cây ngã xuống và trồi lên lại, và khi máu chảy ra từ cây ấy.”101 Một lần nữa bạn có một tham chiếu về thập giá và về Người đã được tiền định để chịu đóng đinh. (2) Và một lần nữa Người nói với Môsê,102 khi dân ngoại dấy lên chiến tranh chống lại dân Israel, và để Người nhắc nhở những người đang bị tấn công rằng họ đã lọt vào tay tử thần vì tội lỗi của họ, Thần Khí nói với lòng dạ Môsê rằng ông nên làm một biểu tượng về thập giá và về Đấng sẽ phải chịu số phận đau khổ bởi vì, Thiên Chúa phán rằng, trừ khi họ đặt niềm hy vọng vào Đấng ấy, chiến tranh sẽ được dấy lên để chống lại họ mãi mãi. Vì vậy, Môsê chất đống khiên này lên khiên khác giữa trận chiến, và đứng trên một điểm cao, ông dang tay ra, cho nên Israel lại chiến thắng. Nhưng bất cứ khi nào ôgn hạ tay xuống, thì dân lại bị giết.103 (3) Tại sao thế? Thưa là để cho họ biết rằng họ không thể được cứu trừ khi họ đặt hy vọng vào Người. (4) Và một lần nữa ở nơi một vị tiên tri khác, Chúa phán: “Suốt ngày, Ta đã giang tay với một dân ngỗ nghịch, một dân chống lại đường lối công chính của Ta”.104 (5) Một lần nữa, Môsê làm biểu tượng của Chúa Giêsu - cho thấy rằng Ngài phải chịu đau khổ, và chính Người mà họ nghĩ rằng họ đã tiêu diệt thì sẽ ban sự sống - trong một dấu chỉ được ban cho khi dân Israel sa ngã. Vì Chúa đã khiến loài rắn độc cắn họ, và họ bị trừng phạt (kể từ khi cuộc sa ngã105 xảy ra bởi loài rắn, với sự giúp đỡ của Eva), để Người có thể thuyết phục họ rằng họ đã lọt vào tay tử thần vì họ đã phạm tội. (6) Thật vậy, mặc dù chính Môsê đã truyền lệnh rằng: “Các ngươi không được đúc hay tạc tượng hình Đức Chúa của mình”,106 tuy nhiên chính ông đã làm một biểu tượng để cho dân thấy một biểu tượng của Chúa Giêsu. Vì vậy, Môsê đã làm một con rắn bằng đồng và dựng nó lên để dễ thấy, và truyền lền dân chúng tụ họp lại. (7) Khi tụ họp lại, dân khẩn xin Môsê cầu nguyện cho họ, để họ được chữa lành. Nhưng Môsê nói với họ: “Bất cứ khi nào,” ông nói, “ai trong số các ngươi bởiắn cắn, hãy đem người ấy đến với con rắn được treo trên cột gỗ,107 người ấy hãy hy vọng và tin rằng dù khi con rắn ấy đã chết, nhưng nó vẫn có thể ban sự sống, và người ấy sẽ được cứu chữa ngay lập tức.” Và họ đã làm như vậy.108 Một lần nữa trong những điều này các con có được sự vinh quang của Chúa Giêsu, bởi vì mọi sự đều ở trong Người và cho Người.
(8) Một lần nữa, ông Môsê nói điều gì với ông “Giêsu”109, con trai ông Nun, khi ông Môsê đặt cho ông cái tên này, khi ông Môsê là một vị tiên tri, với mục đích duy nhất là mọi người có thể nghe thấy rằng Chúa Cha đang mạc khải mọi điều về Con của mình là Đức Giêsu? (9) Ông Môsê nói với ông “Giêsu”, con trai ông Nun, khi ông Môsê đặt cho ông cái tên này dịp ông Môsê sai ông đi dò xét vùng đất, “Hãy cầm một cuốn sách trong tay và viết vào đó những gì Đức Chúa phán, rằng trong những ngày sau hết, Con Thiên Chúa sẽ cắt đứt tất cả gốc rễ của nhà Amalếch.”110 (10) Hãy quan sát một lần nữa để biết rằng đó là Chúa Giêsu, không phải con của loài người mà là Con của Thiên Chúa, và đã tỏ mình trong xác phàm bằng một biểu tượng.
Tuy nhiên, họ sẽ nói rằng Đấng Mêsia là con vua Đavít, chính vua Đavít, sợ hãi và nhận biết lỗi lầm của tội nhân, đã nói tiên tri rằng: “Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi rằng: Hãy ngự trị bên hữu Cha đây cho đến khi Cha đặt kẻ thù làm bệ dưới chân con.”111 (11) Và một lần nữa, Isaia tuyên sấm như sau: “ Đức Chúa phán cùng Đấng Mêsia, Chúa Thượng tôi, tay phải của nó Ta đã cầm lấy, rằng các dân tộc sẽ vâng lời nó, và Ta sẽ đập tan sức mạnh của các vua.”112 Hãy quan sát vua Đavít gọi Đấng Mêsia là “Đức Chúa” như thế nào, chứ không gọi là “con”.
(1) Bây giờ chúng ta hãy xem liệu dân hiện nay hay dân trước đây là dân thừa kế, và liệu giao ước dành cho chúng ta hay cho họ. (2) Vậy, hãy nghe Kinh Thánh nói gì về “dân thừa kế”: “Và ông Isaac đã cầu nguyện cho Rebecca, vợ ông, vì bà đã son sẻ; và bà đã thụ thai. Sau đó bà Rebecca thỉnh ý Đức Chúa. Đức Chúa phán cùng bà: ‘Có hai dân tộc ở trong lòng ngươi, và hai dân tộc từ dạ ngươi sinh ra; dân này sẽ thống trị người kia, và đứa lớn sẽ làm tôi đứa bé.’ ”113 (3) Bạn nên hiểu Isaac đại diện cho ai, Rebecca đại diện cho ai, và liên quan đến người mà Đức Chúa đã cho thấy rằng dân tộc này vĩ đại hơn dân tộc kia. (4) Và trong một lời tiên tri khác, Giacóp nói rõ hơn với Giuse, con trai ông rằng: “Này đây, Đức Chúa đã không lấy đi sự hiện diện của con khỏi cha; hãy đem các con trai của con đến cho cha, để cha chúc phúc cho chúng.”114 (5) Ông Giuse đem Épraim và Mơnase, với ý định rằng Manase, vì là anh, nên được chúc phúc, nên ông Giuse đã dẫn Mơnase đến bên tay hữu của Giacóp cha mình. Nhưng trong Thần Khí ông Giacóp đã nhìn thấy một biểu tượng của dân sẽ đến. Và ông nói gì? “Và Giacóp bắt chéo tay, đặt tay phải lên đầu Épraim, đứa con thứ và nhỏ tuổi hơn, và chúc phúc cho nó. Ông Giuse nói với ông Giacóp rằng, “Xin cha hãy đặt tay hữu mình lên đầu Mơnase, vì thằng này là con trai đầu lòng của con.” Và ông Giacóp đã nói với ông Giuse rằng: “Cha biết, con ơi, Cha biết mà; nhưng đứa lớn sẽ làm tôi đứa bé. Tuy nhiên, đứa lớn cũng sẽ được chúc phúc.”115 (6) Hãy quan sát xem Ngài đã ấn định rằng dân tộc này phải là dân đầu tiên, và là người thừa kế giao ước như thế nào.
(7) Bây giờ, nếu thêm vào điểm tương tự cũng được thực hiện qua Ápraham, thì chúng ta sẽ thêm một chi tiết cuối vào kiến thức của mình. Vậy, Đức Chúa nói gì với Ápraham, khi chỉ một mình ông tin và được kể là người công chính? “Này đây, Ta đặt ngươi, Áp-ra-ham, làm cha của các dân tộc tin vào Chúa mà không cần chịu phép cắt bì.”116
(1) Đúng vậy. Nhưng chúng ta hãy xem liệu Người có thực sự ban giao ước Người đã thề với các tổ phụ mà Người sẽ ban cho dân tộc ấy hay không.117 Người đã thực sự ban cho dân ấy; nhưng họ không xứng đáng lãnh nhận nó vì tội lỗi của họ. (2) Vì vị tiên tri tuyên sấm: “Và ông Môsê đã ăn chay trên núi Sinai bốn mươi ngày bốn mươi đêm, để nhận giao ước của Đức Chúa với dân. Và ông Môsê đã nhận từ Chúa hai bia đá do chính tay của Chúa viết trong thần khí.”118 Và khi Môsê nhận được chúng, ông bắt đầu mang chúng xuống để trao cho dân. (3) Và Chúa phán với Môsê: “Hỡi Môsê, hãy xuống mau đi, vì dân của ngươi, dân mà ngươi đã dẫn ra khỏi xanAi Cập, đã phá vỡ Lề Luật”. Và Môsê nhận ra rằng một lần nữa họ đã đúc các hình tượng cho chính mình, và ông ném các tấm bia từ tay mình, và các tấm bia giao ước của Đức Chúa bị vỡ tan.119 (4) Vậy, Môsê đã lãnh nhận giao ước, nhưng họ lại không xứng đáng.
Nhưng chúng ta đã lãnh nhận giao ước như thế nào? Hãy học cho biết! Môsê đã lãnh nhận giao ước như một người tôi tớ, nhưng chính Chúa đã ban nó cho chúng ta, để chúng ta trở thành dân tộc thừa kế, bởi chịu đau khổ vì chúng ta. (5) Và Người đã được tỏ mình ra để họ có thể lấp đầy tội lỗi của họ và chúng ta có thể nhận được giao ước qua Chúa Giêsu, là Đấng đã thừa hưởng giao ước đó, và cũng là Đấng đã chuẩn bị cho mục đích này, để có thể đích thân xuất hiện và cứu thoát lòng dạ chúng ta khỏi bóng tối, vốn đã được trả giá bằng cái chết và được trao nộp cho sự vô pháp của lỗi lầm, Ngài có thể thiết lập với một giao ước bằng lời của mình. (6) Vì có lời chép rằng Chúa Cha đã truyền cho Ngài cứu chúng ta khỏi bóng tối và chuẩn bị một dân thánh cho chính Ngài. (7) Vì thế, vị tiên tri nói: “Ta là Đức Chúa Thiên Chúa của ngươi, đã gọi ngươi trong đức công bình, và Ta sẽ nắm lấy tay ngươi và thêm sức cho ngươi; và Ta đã đặt ngươi làm giao ước với dân, làm ánh sáng cho các dân tộc, để mở mắt cho những ai mù lòa, và giải thoát những người bị trói khỏi xiềng xích của họ và đưa khỏi ngục những kẻ ngồi trong bóng tối.”120 Do đó, chúng ta hiểu những gì chúng tôi đã được cứu chuộc. (8) Một lần nữa, vị tiên tri nói: “Này đây, Ta đặt ngươi làm ánh sáng cho muôn dân nước, để ngươi đem ơn cứu độ đến tận cùng cõi đất; Đức Chúa là Thiên Chúa, Đấng cứu độ ngươi đã phán”121 (9) Một lần nữa, vị tiên tri nói: “Thần Khí của Đức Chúa ngự trên tôi, vì Đức Chúa đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi báo tin mừng về ân sủng cho kẻ khiêm nhường,122 Ngài đã sai tôi đến để chữa lành những tấm lòng tan nát, công bố tự do cho các tù nhân, và trả lại ánh sáng cho người mù lòa, công bố năm hồng ân của Chúa và một ngày báo phục, để an ủi mọi kẻ than khóc.”123
(1) Hơn nữa, liên quan đến ngày Sabát, nó cũng được viết, trong “Mười Lời” mà Thiên Chúa đã nói với ông Môsê diện đối diện trên núi Sinai: “Và hãy thánh hóa ngày Sabát của Đức Chúa, với tay sạch lòng thanh.”124 (2) Và ở một nơi khác, Người phán: “Nếu con cái ngươi tuân giữ ngày Sabát, thì Ta sẽ dủ lòng thương xót của Ta cho chúng.”125 (3) Người nói về ngày Sabát vào lúc khởi đầu công trình tạo dựng: “Thiên Chúa đã hoàn thành công việc do tay Ngài làm trong sáu ngày, khi làm xong xong vào ngày thứ bảy, Ngài nghỉ ngơi vào ngày đó và thánh hóa ngày đó”.126 (4) Hỡi các con hãy quan sát xem “Người đã hoàn thành trong sáu ngày” nghĩa là gì. Nó có nghĩa là thế này: trong sáu ngàn năm nữa Chúa sẽ kết thúc mọi thứ, vì với Người một ngày tựa thể ngàn năm. Và chính Người đã làm chứng cho tôi khi Người phán rằng, “Này đây, ngày của Chúa sẽ như thể ngàn năm.”127 Vì vậy, các con, trong sáu ngày - tức là trong sáu nghìn năm nữa - mọi thứ sẽ kết thúc. (5) “Và Người nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy.” Điều này có nghĩa là: khi Con của Ngài đến, Người sẽ hủy diệt thời đại của kẻ vô pháp128 và sẽ phán xét kẻ vô tín, cũng sẽ thay đổi mặt trời, mặt trăng và các vì sao, và sau đó Nguời sẽ thực sự nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy. (6) Hơn nữa, Người phán: “Ngươi sẽ thánh hóa ngày Sabát với tay sạch lòng thanh.” Vì vậy, nếu bây giờ, bất cứ ai, với lòng thanh, có thể thánh hóa ngày mà Thiên Chúa đã thánh hóa, thì chúng ta đã bị lừa dối về mọi mặt. (7) Nhưng nếu điều đó không xảy ra,129 thì chúng ta sẽ chỉ thực sự nghỉ ngơi và thánh hóa ngày thứ bảy khi chính chúng ta có thể làm như vậy, sau khi được công chính và nhận được lời hứa; khi tình trạng vô pháp vô thiên không còn nữa, và mọi sự đã được Chúa làm cho mới mẻ, để rồi chúng ta sẽ có thể thánh hóa ngày Sabát, vì chưng chính chúng ta trước hết sẽ được thánh hóa. (8) Cuối cùng, Người phán với họ: “Ta không thể chịu đựng nổi ngày đầu tháng và ngày sabát của các ngươi.”130 Các con hiểu ý của Ngài là: không phải những ngày sabát hiện tại được Ta chấp nhận, mà là ngày Ta đã làm ra; vào ngày Sabát đó, sau khi Ta đã sắp xếp mọi thứ yên ổn, Ta sẽ tạo ra sự khởi đầu của ngày thứ tám, là ngày bắt đầu của một thế giới khác. (9) Đây là lý do tại sao chúng ta dành ngày thứ tám để cử hành, ngày mà Chúa Giêsu vừa sống lại từ cõi chết, sau đó hiện ra nữa, được đem lên trời.
(1) Cuối cùng, cha cũng sẽ nói với các con về đền thờ, và những người khốn khổ đi sai đường lạc hướng và đặt niềm hy vọng của họ vào đền thờ như thế nào, như thể đó là nhà của Thiên Chúa, chứ không đặt niềm hy vọng Thiên Chúa của họ, Đấng đã dựng nên họ. (2) Vì họ, hầu như giống với dân ngoại, đã thánh hiến mình bằng phương tiện của đền thờ. Nhưng Đức Chúa nói gì khi phá hủy nó? Hãy học cho biết! “Ai lấy gang tay đo tầng trời, hay lấy lòng bàn tay đo cõi đất? Chúa nói há chẳng phải Ta sao? Trời là ngai Ta, đất là bệ dưới chân ta. Các ngươi sẽ xây cho Ta nhà như nào, hay nơi nào là chốn để Ta nghỉ ngơi? ”131 Bây giờ các con biết là hy vọng của họ thật vô ích. (3) Hơn nữa, một lần nữa Người phán: “Kìa, những kẻ phá hủy đền thờ này sẽ tự xây dựng nó”132 (4) Điều này đang xảy ra ngay bây giờ. Bởi vì họ đã tham chiến, nó đã bị kẻ thù của họ phá hủy, và bây giờ chính các tôi tớ của các kẻ thù họ sẽ xây dựng lại nó. (5) Một lần nữa, điều được mạc khải là thành phố, đền thờ và dân Israel đã được tiền định bị trao nộp. Vì Kinh Thánh nói: “Và điều sẽ xảy ra trong những ngày sau hết là Đức Chúa sẽ trao đàn chiên trên đồng cỏ, chuồng chiên và tháp canh của chúng cho sự hủy diệt.”133 Và điều ấy đã xảy ra đúng như lời Đức Chúa phán.
(6) Nhưng chúng ta hãy tìm hiểu xem trong thực tế có một đền thờ của Thiên Chúa hay không. Thưa là có — nơi đó chính Người nói rằng Người đang xây dựng và hoàn thiện nó! Vì có lời chép rằng: “Và nó sẽ qua đi khi tuần lễ kết thúc, đền thờ của Thiên Chúa sẽ được xây dựng cách vinh hiển nhân danh Đức Chúa.”134 (7) Do đó, cha phát hiện ra rằng có một đền thờ trên thực tế. Vậy nó sẽ được xây dựng nhân danh Chúa như thế nào? Hãy học cho biết! Trước khi chúng ta tin Thiên Chúa, nơi cư ngụ của cõi lòng chúng ta thì hư nát và yếu đuối, một đền thờ thật sự là do bàn tay con người xây dựng, bởi vì nó đầy rẫy ngẫu tượng và là nơi trú ngụ của ma quỷ, vì chúng ta đã làm bất cứ điều gì trái nghịch với Thiên Chúa. (8) “Nhưng nó sẽ được xây dựng nhân danh Đức Chúa.” Vì vậy, hãy chú ý, để đền thờ cuả Đức Chúa có thể được xây dựng một cách vinh quang. Bằng cách nào? Hãy học cho biết! Bằng cách đón nhận sự tha thứ của tội lỗi và đặt niềm hy vọng vào Thánh Danh, chúng ta đã trở nên thụ tạo mới, được tái tạo từ đầu. Do đó, Đức Chúa thực sự ở trong nơi cư ngụ của chúng ta - tức là trong chúng ta.135 (9) Bằng cách nào? Lời trung tín của Người, lời hứa mời gọi của Người, sự khôn ngoan của các sắc lệnh công bình của Người, các mệnh lệnh dạy dỗ của Ngài, chính Ngài đã nói tiên tri trong chúng ta, chính Ngài ở trong chúng ta; khai mở cho chúng ta là những người đã từng bị trói buộc với tử thần cánh cửa của đền thờ, đó là lối vào, và ban chúng ta ơn hối cải, Người dẫn chúng ta vào đền thờ bất diệt. (10) Vì kẻ khao khát được giải thoát thì chẳng phải nhìn vào người rao giảng136 [sứ điệp cứu độ cho kẻ ấy], mà là Đấng ngự và nói trong người ấy, và ngạc nhiên vì kẻ ấy chưa từng nghe những lời như thế từ môi miệng của những người phát ngôn cũng như về phần mình chưa từng khao khát lắng nghe họ. Đây là đền thờ thiêng liêng đang được xây dựng cho Đức Chúa.
(1) Trong mức độ có thể giải thích rõ ràng những điều này cho các con, cha hy vọng, theo lòng ước muốn của mình, rằng cha đã không bỏ sót bất cứ điều gì trong những vấn đề liên quan đến ơn cứu độ.137 (2) Vì nếu cha viết thư cho các con về những điều hiện tại hoặc những điều sắp xảy đến, các con sẽ không bao giờ hiểu được, bởi chúng được kể trong các dụ ngôn. Vì vậy, những điều này có rất nhiều.138
(1) Thế nhưng, chúng ta hãy chuyển sang bài học và giáo huấn khác. Có hai con đường của giáo huấn và uy quyền, một con đường của ánh sáng và một con đường của bóng tối, và có sự khác biệt lớn lao giữa hai con đường này. Vì một bên là các thiên thần của Thiên Chúa được trao ban ánh sáng đóng quân, còn bên kia là các thiên thần của Satan. (2) Và người trước là Đức Chúa từ muôn thuở đến muôn đời, còn kẻ sau là kẻ cai trị thời đại vô pháp vô thiên hiện nay.
(1) Đây là con đường ánh sáng; nếu kẻ nào muốn đạt tới đích đã nhắm, thì kẻ ấy phải siêng năng cố gắng dốc hết sức mình. Tri thức này mà chúng ta được dạy cho biết để chúng ta đi trên con đường như sau. (2) Ngươi hãy yêu mến Đấng đã làm ra ngươi; ngươi hãy kính sợ Đấng đã tạo thành ngươi; ngươi hãy tôn vinh Đấng đã cứu chuộc ngươi khỏi tử thần. Ngươi hãy có tâm hồn đơn sơ chân thành và đầy thần khí. Ngươi đừng cộng tác với những ai đi theo con đường dẫn tới sự chết; ngươi hãy chê ghét bất cứ thứ gì không đẹp lòng Chúa; ngươi cũng hãy chê ghét mọi thứ giả hình; ngươi chớ bỏ các mệnh lệnh Chúa truyền. (3) Ngươi chớ tự cao tự đại, những hãy khiêm nhường trong mọi sự. Ngươi chớ nhận lấy vinh quang cho mình. Ngươi chớ mưu hại ngươi thân cận mình. Ngươi chớ để tâm hồn mình mắc phải tính kiêu căng ngạo mạn.139 (4) Ngươi chớ làm sự dâm dục bừa bãi; “ngươi chớ ngoại tình”;140 ngươi chớ làm chuyện đồi bại với các thanh thiếu niên. Lời của Chúa sẽ không đến với ngươi giữa những kẻ ô uế. Ngươi không được thiên vị khi khiển trách ai đó về một lỗi phạm. Hãy là người khiêm tốn; hãy là người thinh lặng; hãy là người biết tôn trọng những lời ngươi đã nghe. Ngươi sẽ không mang ác cảm với anh em của mình. (5) Ngươi chớ dao động trước các quyết định của mình.141 “Ngươi không được dùng danh Đức Chúa một cách bất xứng.”142 Ngươi hãy yêu mến người thân cận hơn chính mình. Ngươi không được giết thai nhi, cũng không được giết trẻ sơ sinh. Ngươi chớ bỏ bê143 con trai cũng như con gái, nhưng từ khi chúng còn ấu thơ ngươi hãy dạy chúng biết kính sợ Chúa. (6) Ngươi chớ ham muốn của cải người thân cận; ngươi chớ trở nên hà tiện. Đừng kết thân với phường kiêu căng, nhưng hãy sống với người khiêm nhường và người công chính. Hãy đón nhận như một ơn lành mà bất cứ điều gì xảy đến cho ngươi, hãy biết rằng chẳng có chi thoát khỏi Thiên Chúa. (7) Đừng bất nhất, cũng đừng nói lời hai ý.144
Hãy phục tùng chủ nhân với lòng tôn trọng và kính sợ, như là một biểu tượng của Chúa. Ngươi không được ra lệnh cho nô lệ hay tớ gái của mình, những người đặt niềm hy vọng vào cùng một Chúa như ngươi, khi ngươi đang tức giận, kẻo họ không còn lòng kính sợ Chúa, Đấng ở trên cả ngươi, bởi Ngài đến để kêu gọi chẳng lưu tâm đến tiếng tăm mà là những người Thánh Thần đã chuẩn bị. (8) Ngươi hãy chia sẽ mọi thứ với người thân cận, và đừng bảo bất kỳ cái gì là của riêng. Vì nếu ngươi là những người cùng chia sẻ điều bất diệt, thì càng phải chia sẻ những của chóng hư biết bao nhiêu. Chớ có ăn nói nhanh nhảu, vì miệng lưỡi là cạm bẫy của tử thần. Ngươi hãy hết sức giữ mình trong sạch để mưu ích cho linh hồn mình. (9) Đừng trở nên kẻ thò tay ra để nhận, nhưng thụt tay lại khi phải cho. Ngươi hãy yêu mến như yêu quý con ngươi mắt mình người rao giảng lời Chúa cho ngươi. (10) Ngày đêm hãy nhớ đến ngày phán xét, ngày ngày ngươi hãy tìm kiếm gặp gỡ các thánh,145 cũng như cố gắng đem lời lẽ của mình khuyên bảo, và nổ lực cứu một linh hồn bằng lời lẽ của mình, đồng thời hãy lấy việc làm của chính đôi tay mìn mà chuộc tội lỗi mình. (11) Ngươi chớ ngại cho, cũng đừng lẩm bẩm càm ràm khi cho,146 ngươi sẽ biết Đấng thưởng công bội hậu cho ngươi là Đấng nào. Ngươi hãy gìn giữ điều ngươi đã lãnh nhận, cũng đừng thêm đừng bớt điều gì. Ngươi hãy chê ghét kẻ ác.147 Ngươi hãy xét xử cách công minh. (12) Ngươi đừng gây nên chia rẽ, nhưng hãy kiến tạo an bình giữa những kẻ đang tranh chấp với nhau. Ngươi hãy xưng thú tội mình. Ngươi đừng đến cầu nguyện với lòng gian ác. Đó là con đường của ánh sáng.
(1) Trái lại con đường bóng tối thì quanh co và hoàn toàn bị nguyền rủa. Vì đó là con đường dẫn đến cái chết muôn đời và hình phạt vĩnh viễn, trên con đường bóng tối ấy những điều dối trá đã hủy hoại tâm hồn con người: thờ ngẫu tượng, trơ tráo, đề cao quyền lực, giả hình, giả dối, ngoại tình, giết người, trộm cướp, kiêu ngạo, phạm tội, gian dối, hiểm độc, cứng đầu, ma thuật, yêu thuật, tham lam, thiếu lòng kính sợ Chúa. (2) Đó là con đường của những kẻ bắt bớ điều thiện,148 của những kẻ chê ghét sự thật, yêu thích sự dối trá, không biết phần thưởng của sự công chính, không tuân theo điều thiện hay sự phán xét công bình, bỏ qua người góa bụa và trẻ mồ côi, cảnh giác không phải vì kính sợ Đức Chúa Trời nhưng vì điều xấu xa, từ đó mà họ rời bỏ và xa cách hiền lành và nhẫn nại thì, yêu thích những điều vô giá trị, theo đuổi việc thưởng công đền ơn, chẳng biết thương xót kẻ nghèo, chẳng bên quyền lợi cho kẻ bị áp bức, khinh suất vu cáo, không biết đến Đấng đã tạo thành mình, [họ còn là] những kẻ sát nhân trẻ em, những kẻ phá hoại công trình sáng tạo của Thiên Chúa, quay lưng lại với người túng thiếu, áp bức những người đau khổ, bênh vực những người giàu có, xét xử người nghèo bất công, kỳ cùng tội lỗi.
(1) Do đó, sau khi học tất cả các mệnh lệnh Chúa truyền được viết ở đây, điều tốt đẹp là bước đi theo đó. Vì ai làm những điều này sẽ được vinh hiển trong Nước Chúa; còn ai chọn những điều trái ngược, thì sẽ bị hủy diệt cùng với những việc mình làm. Đây là lý do tại sao có sự sống lại, đây là lý do tại sao có sự thưởng phạt.
(2) Cha kêu gọi những ai có địa vị cao trọng, nếu các con chấp nhận một số lời khuyên đầy thành tâm thiện chí từ cha: ở giữa các con, các con có những người mà các con có thể làm điều thiện cho họ — đừng sợ thất bại. (3) Ngày ấy gần kề khi mọi thứ sẽ diệt vong cùng với kẻ ác. “ Đức Chúa, và phần thưởng của Ngài, đã gần kề.”149 (4) Cha xin nhắc lại một lần nữa: hãy là những người lập pháp tốt cho nhau; hãy tiếp tục là những người cố vấn trung thành của nhau; loại bỏ mọi thói giả hình với nhau. (5) Và cầu xin Chúa, Đấng cai trị toàn thể thế giới, ban cho các con sự khôn ngoan, sự sáng suốt, sự hiểu biết, sự am hiểu về các mệnh lệnh Ngài truyền, và lòng kiên nhẫn. (6) Hãy để Chúa hướng dẫn, hãy tìm kiếm điều Chúa mưu cầu nơi các con, và sau đó làm điều đó, để con có thể được tìm thấy150 [cứu độ] trong ngày phán xét. (7) Và nếu có bất kỳ điều tốt đẹp gì đáng nhớ, thì hãy nhớ đến cha khi các con suy gẫm về những điều này, để lòng ao ước và tinh thần cảnh giác của cha có thể dẫn đến một vài kết quả tốt đẹp nào đó; Cha xin các con điều này như một đặc ân. (8) Chừng nào các con vẫn còn ở trong “bình sành hảo hạng”151 [thân xác], thì đừng sợ thất bại trong bất kỳ những điều vừa nói, nhưng hãy liên tục tìm kiếm những điều ấy và thực hiện mọi mệnh lệnh, vì chúng xứng đáng được thi hành. (9) Vì lý do ấy, cha đã cố gắng hết sức viết thư cho các con, để cổ vũ các con. Thân ái chào các con, chúc các con bình an. Nguyện xin Thiên Chúa, Đấng đầy vinh quang và ân sủng, luôn ở cùng các con.