Thời thơ ấu là một khám phá tương đối gần đây, không nhiều hơn hai trăm năm. Dĩ nhiên lúc nào cũng có các trẻ nhỏ và giai đoạn lớn lên được gọi là thời thơ ấu. Tuy nhiên, các văn hóa khác nhau giải thích giai đoạn cuộc đời này rất khác biệt.
Trong vùng Tây Phương nói chung và nhất là ở Hoa Kỳ, thời thơ ấu hình thành một quãng thời gian dài với các giai đoạn đặc biệt. Thật vậy, một số giai đoạn thời thơ ấu tạo thành một loại văn hóa tiềm ẩn thực sự.
Trái lại, thế giới Địa Trung Hải xưa chú trọng đến người trưởng thành. Thời thơ ấu là một giai đoạn đời sống rất ngắn mà trong đó một “người tí hon” được mong phát triển mau chóng thành một người trưởng thành đã lớn đầy đủ, có trách nhiệm. Văn chương của vùng này nói về các con trai và con gái thay vì con nít, và nó diễn tả làm thế nào những người này phải lớn lên thành những nam nữ có vinh dự.
Những người trưởng thành nổi tiếng thì được cấp cho các “tiểu sử” được rập khuôn. Một lô các nhân đức sẽ được gán cho người đó và ngợi khen. Một mẫu tương tự thời thơ ấu sẽ được tạo ra mà trong đó các thành quả tương lai của người này đã được biểu hiện trước từ những ngày còn thơ ấu. Từ di tích thời xưa của La Mã, tài liệu “Lives of Caesars” (cuộc đời của các hoàng đế La Mã) của Suetonius là một thí dụ điển hình.
Các học giả không coi tường thuật của Mátthêu về các Magi đến viếng Đức Giêsu mới sinh là sự kiện lịch sử. Đúng hơn đó là một suy nghĩ có tính cách truyền thống, phong phú về Kinh Thánh, có lẽ là câu chuyện của Balaam trong sách Dân Số 22-24, nhằm chứng minh rằng các tín hữu Dân Ngoại là một phần thiết yếu của hoạch định Thiên Chúa ngay từ lúc ban đầu!
Trong câu chuyện của Mátthêu, các đại diện từ các quốc gia mà Đức Giêsu Phục Sinh sai các môn đệ đến đó (Mt 28:19) thì đã có mặt ngay từ khởi đầu cuộc đời của Đức Giêsu (Mt 2:1-12).
Cũng như các tổ tiên chúng ta trong Đức Tin thường suy nghĩ và dẫn giải Kinh Thánh một cách sáng tạo để giúp họ hiểu biết và giải thích về Đức Giêsu, thì các con cháu Kitô Hữu của họ trong các thời đại sau cũng tiếp tục sự suy nghĩ sáng tạo trên câu chuyện các Magi đến thăm Hài Nhi Giêsu của Mátthêu.
Trong tiến trình sau này, số người đến thăm viếng (Mátthêu không bao giờ nhắc đến) thay đổi từ hai vị (xem tranh ảnh trong các hang toại đạo của các Thánh Phêrô và Marcellinus ở Rôma) đến mười hai vị (trong một số danh sách thời Trung Cổ). Việc Mátthêu nhắc đến ba món quà đã khiến người ta kết luận rằng có ba người khách. Ngay từ xưa (cuối thế kỷ thứ hai), các Magi này, hoặc các nhà chiêm tinh/thiên văn (các ngành này chưa được phân biệt), được nâng lên hàng vương giả. Một truyền thống có từ khoảng năm 700 TL diễn tả một trong các vị khách này thì “da đen và râu dài” và có tên là Balthasar.
Các yếu tố khác của câu chuyện Mátthêu đã phát triển qua một sự thay đổi từ từ theo sự hiểu biết về ngôn ngữ xưa. Trong phụng vụ ngày nay, câu chuyện Magi của Mátthêu được liên kết với một bài đọc từ Isaia, là người nói: “Lạc đà từng đàn che rợp đất, lạc đà ở Mi-đi-an và Ê-pha; tất cả những người từ ‘Sheba’ kéo đến. Họ mang theo vàng với trầm hương” (60:6).
Các nhà khảo cổ hiện thời đồng nhất hóa chữ “Sheba” (cổ Do Thái) với “Seba” hay “Saba” (cách viết của Nam Ả Rập), một phần của vùng tây nam Arabia mà ngày nay gọi là Yemen. Vùng này được thủy lợi rất tốt và mầu mỡ nhưng còn được may mắn là có các đoàn lữ hành thường đi ngang qua và mang theo trầm hương và mộc dược. Ngoài ra, các tàu bè của Saba đi đến Phi Châu và Ấn Độ rồi trở về với đủ loại mặt hàng, gồm các hương liệu khác ngoài trầm hương và mộc dược.
Các chuyên gia về ngôn ngữ nhận xét rằng tiếng Hebrew về vàng, zahab, phản ánh một chữ Hebrew hồi xưa, dahab. Nhưng ở Nam Ả Rập có một chữ cũng từ gốc này (dhb) ám chỉ các hương liệu hay chất nhựa tạo ra mùi thơm khi được đốt.
Như thế “vàng và trầm hương” từ Saba được Isaia nhắc đến thì rất có thể là các hương liệu, “vàng” là một loại trầm. Tại thời điểm nào đó sự hiểu biết của người Hebrew về “vàng” là kim loại đã thay thế cho sự hiểu biết “vàng” là một loại trầm trong đoạn này, và một sự dẫn giải “mới” phát sinh. Các dấu hiệu về việc làm thế nào sự thay đổi trong sự hiểu biết này xảy ra thì xuất hiện trong các ám chỉ về “vàng” được sử dụng trên “bàn thờ bằng vàng” (Dt 9:4; Kh 8:3; 9:13; xem Luca 1:11).
Sự mơ hồ về ý nghĩa của những chữ này thì thông thường trong thời xưa và ngay cả ngày nay ở Hoa Kỳ, là nơi sự hiểu biết về ngoại ngữ thì không phải là một ưu điểm văn hóa. Yếu tố này khiến cho thế giới văn hóa xa lạ của Đức Giêsu là một bối rối cho chúng ta. Hãy nghĩ xem, điều đó có thể được khắc phục thật dễ dường nào.