Dụ ngôn hai người con lầm lạc (cc. 11-32) là sự tự biện minh của Đức Giêsu khi “tiếp đãi” những người tội lỗi ở cùng bàn (cc 1-2).
Người con thứ (cc. 11-24). Các người cha thật chán nản khi phải phân chia gia tài khi họ còn sống (Hc 33:20-24). Nhưng dù làm như thế, một người cha vẫn có quyền trên số thu nhập khi ông còn sống. Người con này hành động một cách xấu hổ, có thể nói nó chỉ muốn cha mình chết. Sự kiện người cha này đã không nóng giận và trừng trị con ngay tại chỗ cho thấy tình yêu sâu đậm của ông.
Người con cả cũng không khá hơn. Thay vì phản đối sự phân chia gia tài không đúng lúc và từ chối phần chia của mình, anh ta chấp nhận điều đó (c. 12). Và anh ta không nỗ lực giải hòa người cha với em của mình như văn hóa đòi hỏi phải như thế. Cách cư xử của anh cũng xấu hổ không kém.
Người con thứ chìm sâu vào sự ô nhục. Việc bán đi phần chia gia tài của mình đã chọc tức những người láng giềng (xem 1 Cv 21:3). Phung phí tiền cho những người không phải dân Giuđê ở vùng đất xa xôi lại càng làm vấn đề tệ hại hơn. Khi nạn đói đến, nó bắt đầu chết đói.
Trong sự tuyệt vọng, nó tìm cách bám lấy một ông chủ giầu có, là người chỉ muốn xua đuổi nó bằng cách giao cho nó một công việc ghê tởm. Trước sự kinh ngạc của mọi người, chàng Giuđê này đồng ý chăn heo.
Tuy nhiên nó vẫn chết đói. Mớ đậu muồng nuôi heo là các loại dâu dại và đắng, buồn nôn và không đủ dinh dưỡng cho loài người. Tuy có quyền được một phần chia của các súc vật này, chàng Giuđê không ăn nổi loại thực phẩm bị cấm này.
Bị dằn vặt bởi cơn đói khủng khiếp, nó hối tiếc vì đã phung phí tiền của (cc. 17-19). Nó không chỉ có thể tự lực cánh sinh, nhưng giờ đây lại không thể chăm sóc cha của mình trong tuổi già. Đây là điều nó thực sự hối tiếc.
Giải pháp gì? Nó nhất định trở nên một “đầy tớ làm thuê” của gia đình mình, nhờ đó lấy lại một phần vinh dự, sự tự lập, và một tình trạng xã hội ngang hàng như anh và cha của nó. Hơn nữa, nó sẽ có thể đền trả những gì đánh mất, đó là, nó sẽ có thể chăm sóc cha nó một khi ông còn sống.
Nó sẵn sàng chấp nhận sự nhục nhã mà cả làng sẽ chối bỏ, tẩy chay, và hành hạ nó về thể xác vì đã lấy tài sản của người cha trước khi ông chết và sau đó phung phí với dân Ngoại, đó là, người ngoài Giuđê (Coi Huấn Ca 26:5). Nó đánh giá việc này là rẻ để trả cho đời sống và thực phẩm.
Sau đó người cha hành động hoàn toàn ngoài đặc tính văn hóa. Ông chấp nhận mọi nguy hiểm (rất không thích hợp cho một người già) mà cả làng đã chuẩn bị cho đứa con ương ngạnh trở về. Ông công khai tha thứ cho con bằng cách ôm hôn nó không ngớt lên má, và hàn gắn sự tương giao đổ vỡ giữa hai người.
Chiếc áo khoác đẹp nhất chắc chắn là của người cha. Nó sẽ bảo đảm người con này được chấp nhận bởi cộng đồng trong bữa tiệc. Chiếc nhẫn dấu ấn biểu thị sự tín thác lớn lao. Đôi đép là một dấu hiệu của một người tự do trong nhà này, không phải là nô lệ. Khi xỏ dép vào chân của cậu, các đầy tớ ra hiệu việc tái chấp nhận cậu như một người con trai. Giết con bê có nghĩa cả làng sẽ được mời và được khích lệ tha thứ. Con thú cỡ này có thể nuôi hơn một trăm miệng ăn.
Người con cả (cc. 25-32). Thay vì vinh danh cha mình bởi đón nhận người em và đóng vai trò thích hợp là chủ tiệc ở bữa ăn, người con cả công khai lăng mạ và làm xấu hổ cha của mình (cc. 28-30).
Những lời lăng mạ thì mâu thuẫn: anh nói với cha mình mà không xưng hô cách tôn trọng; anh nói về chính mình như một “nô lệ” và không phải người con (29); anh kết án người cha là thiên vị (nó được con bê, tôi không được ngay cả con dê!); anh từ chối không nhìn nhận người em của mình (“đứa con trai này của ông”); anh chế ra lời cáo buộc rằng em của anh sống với bọn điếm. Thật vậy, tâm hồn của người con cả này thường ở đâu đó. Anh cũng ao ước cha của mình chết đi.
Một lần nữa người cha trả lời cho một người con ương ngạnh với tình thương trong các hành vi tự hạ. Ông đáp trả sự lăng mạ với lời âu yếm “con ơi…” Ông bảo đảm với nó rằng tài sản của nó vẫn còn nguyên, và ông mời người con này hãy cùng hân hoan.
Dụ ngôn chấm dứt ở đây, rất đột ngột.
Người con cả đã làm gì? Đó là câu hỏi mà người Biệt Phái và các luật sĩ (xem Luca 15:2) và các tín hữu thời nay phải trả lời. Bạn sẽ làm gì?