Nguoi Tin Huu Logo
  • Trang Nhà
  • Trang Chính
    • CHIA SẺ
      • ĐỖ TRÂN DUY
      • Lm. HỒNG GIÁO
      • THƠ CÔNG GIÁO
      • NGUYỄN HUỆ NHẬT
        • TỪ ÁO CÀSA ĐẾN THẬP TỰ GIÁ
        • AI CHẾT CHO AI? AI SỐNG CHO AI?
        • ĐỐI THOẠI VỚI MỘT PHẬN TỬ
      • NHIỀU TÁC GIẢ
    • DÒNG MÁU ANH HÙNG
    • ĐƯỜNG VÀO ĐẠO
    • HIỂU ĐỂ SỐNG ĐẠO
    • HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
    • HỘ GIÁO
    • LỊCH SỬ GIÁO HỘI
    • MÁI ẤM GIA ĐÌNH
    • PHỤNG VỤ
      • Bài Giảng
      • Các Nghi Thức
    • SÁCH & TRUYỆN
  • Trang Hàng Ngày
    • GƯƠNG THÁNH NHÂN
    • SUY NIỆM HÀNG NGÀY
  • Trang Ngoài
    • VIETCATHOLIC
    • CẦU NGUYỆN BẰNG THÁNH VỊNH ĐÁP CA
    • HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
    • DÒNG CHÚA CỨU THẾ VN
    • DÒNG TÊN VN
    • LIÊN HIỆP BỀ TRÊN THƯỢNG CẤP VN
    • TRANG SỨ GIẢ TÌNH YÊU

John J. Pilch (Thế Giới Văn Hóa Thời Đức Giêsu - Pt Tv. Nhật lược dịch)

CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN

Lc 1:1-4; 4:14-21

Ngoài Phúc Âm Máccô, Luca còn sử dụng bản dịch Cựu Ước tiếng Hy Lạp (bộ Bảy Mươi) như một nguồn để biên soạn Phúc Âm của chính ông. Điều này thì hiển nhiên khi so sánh những gì Đức Giêsu được tường thuật là đã đọc sách Isaia trong Luca 4:18-18 với Isaia 61:1-2 trong Sách Thánh Hebrew. Các ấn bản tiếng Hebrew và Hy Lạp thì khác nhau, và Luca sử dụng bản Hy Lạp một cách đáng ngưỡng mộ để đưa ra nhiều điểm trong Phúc Âm của ông.

PHÚC ÂM LUCA

Một độc giả có con mắt tinh tường phân biệt được các khuôn khổ trong các bản văn xưa thì sẽ nhận thấy rằng các câu của Isaia được Đức Giêsu đọc trong Luca (4:18-19) thì được xếp đặt theo một khuôn khổ phổ thông thường được thấy trong văn chương cổ:

A – tin mừng cho người nghèo
B – phóng thích kẻ tù đầy
C – THỊ GIÁC CHO NGƯỜI MÙ
B’ – tự do cho người bị áp bức
A’ – công bố năm hồng ân của Chúa

Sự xếp đặt các ý tưởng đồng tâm này dẫn độc giả đến sự nhận thức rằng các ý tưởng của dòng A và A’ thì giống nhau, và các ý tưởng của dòng B và B’ thì giống nhau. Câu C nổi bật là điểm chú trọng của các câu này.

Thật vậy, thoáng nhìn về phúc âm Luca và Công Vụ Tông Đồ, cuốn thứ hai của ông, cho thấy một trong những hoạt động chính của Đức Giêsu trong Phúc Âm này là phục hồi thị lực cho người mù (7:21) và sự hiểu biết cho người u tối. Nhưng nhiều người thách đố và tẩy chay sự hiểu biết hay sự sáng suốt này, dù được đưa ra bởi Đức Giêsu hay các môn đệ của Người (xem kết luận của Luca về cuốn hai của ông trong Cv 28:23-28).

Cảnh tượng thứ nhất của thừa tác vụ của Đức Giêsu trong Phúc Âm Luca là để chuẩn bị cho độc giả hay thính giả về những gì sẽ xảy đến trong phần còn lại của cuốn Phúc Âm. Ngoài việc cung cấp sự hiểu biết mới cho cử tọa của mình (dòng C), Đức Giêsu sẽ giải thoát dân chúng khỏi sự ràng buộc (tỉ như, các quỷ thần, dòng B và B’) và phục hồi ý nghĩa cho đời sống dân chúng bởi chữa lành họ (dòng A và A’). Chính vì tác vụ tổng hợp này mà Thần Khí đã xức dầu Đức Giêsu. Như thế Luca dùng đoạn trích từ Isaia để tiết lộ hoạch định của cuốn Phúc Âm và Công Vụ Tông Đồ của ông.

CẢNH TƯỢNG Ở HỘI ĐƯỜNG

Sự duyệt xét cặn kẽ biến cố ở hội đường Nagiarét cho thấy Luca đã tổng hợp các truyền thống từ nhiều nguồn để sáng tác ra một cảnh tượng cho sự thăm viếng quê nhà của Đức Giêsu. Sự sáng tác này thì hiển nhiên không cân bằng, nhưng nó minh họa rõ các phản ứng tích cực và tiêu cực mà Đức Giêsu đã khuấy động.

Phản ứng ngay tức thì đối với đoạn Isaia mà Đức Giêsu đọc thì tích cực. Đám đông người đồng hương trong hội đường bị cảm kích và ban vinh dự cho Đức Giêsu. “Tất cả đều khen ngợi Người và ngạc nhiên về bài Người nói” (4:22).

Sau đó một sự nghi ngờ phát sinh trong bọn họ: “Đây không phải là con trai của ông Giuse sao?” Đức Giêsu, con của người thợ mộc, đang bước ra ngoài ranh giới vinh dự được gán cho mình, đó là, vinh dự Người có bởi sự sinh hạ. Trong thế giới Địa Trung Hải, người con trai tiếp nối nghề nghiệp của cha mình và nhận được danh nghĩa của ông nội. Nếu cha của Đức Giêsu là một thợ thủ công, tại sao Người lại giảng dạy thay vì phải làm việc với đôi tay đúng như thế?

Đoán được sự thách đố từ người đồng hương, Đức Giêsu đưa ra một sự nhục mạ chống với sự phản đối chưa được phát biểu của họ. “Tôi bảo thật các ông, không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê quán của mình” (c. 24). Sự nhục mạ này được sắc bén hơn nữa khi Đức Giêsu nêu bật những Dân Ngoại xa lạ trong những câu 25 đến 27 thì có thể đánh giá vinh dự của một ngôn sứ tốt hơn là những người sống cận kề hàng ngày.

Sự nhục mạ của Đức Giêsu là một thách đố vinh dự của người đồng hương. Họ phải phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt hoặc họ sẽ bị xỉ nhục bởi Đức Giêsu. Họ phản ứng với sự tức giận (c. 28) và xua đuổi Người ra khỏi thành phố để xô Người xuống vực thẳm (c. 29). Đức Giêsu, luôn làm chủ tình hình, thoát khỏi tay họ cách an toàn.

Người vẫn giữ được vinh dự đó bởi sự sinh hạ và đạt được vinh dự khác bởi đánh bại các đối thủ trong một cuộc trao đổi tinh thần.

Như được trình bày bởi sách bài đọc cho phụng vụ của ngày hôm nay, bài này trích từ Luca và phần đối tác từ Nêhêmia 8 thì đã tước bỏ các chi tiết văn hóa của chúng để nổi bật sức mạnh của lời rao giảng. Việc phục hồi các chi tiết của bối cảnh văn hóa sẽ làm nổi bật chiều kích nguy hiểm và đáng lo sợ của các hoàn cảnh rao giảng. Cả người rao giảng lẫn thính giả đều đối diện với những nguy cơ trầm trọng. Chúng ta có như thế không?

Liên Lạc Với Chúng Tôi

  • 8810 Diamond Lake Ln - Houston, TX 77083
  • 713-870-8955
  • nth@nguoitinhuu.org

Vể NGƯỜI TÍN HỮU

NguoiTinHuu.org được thành lập năm 1997 với mục đích loan truyền Tin Mừng qua hệ thống tin học và chuyển tải tài liệu. Sứ vụ này được thể hiện qua việc cung cấp MIỄN PHÍ cho tất cả mọi người các kiến thức về đức tin Công Giáo, kể cả tin tức và mọi vấn đề liên quan đến đời sống Công Giáo. Chúng tôi nhất quyết trung thành với Huấn Quyền của Giáo Hội, Đức Thánh Cha và các Giám Mục trên toàn thế giới cùng với hợp nhất với người như các chủ chăn của Giáo Hội, trong khi vẫn cởi mở đối thoại với bất cứ ai.
NguoiTinHuu.org được duy trì bởi Pt. Giuse Trần Văn Nhật với sự cộng tác của các linh mục Việt Nam trên toàn thế giới, nhất là các linh mục và phó tế của tổng giáo phận Galveston-Houston.

How to Help Nguoi Tin Huu

Please pray daily for all the members and benefactors of NguoiTinHuu.org, past and present, living and deceased.

Về Bài Trích Trong www.nguoitinhuu.org

Có thể sử dụng các bài trong www.nguoitinhuu.org cho nhu cầu tinh thần, xin đừng làm thương mãi và xin ghi rõ xuất xứ cũng như tác giả.

Về Bài Gửi Cho www.nguoitinhuu.org

Bài gửi cho www.nguoitinhuu.org thì xin đừng gửi cho chỗ khác.
Khi tự ý gửi bài cho www.nguoitinhuu.org, tác giả đương nhiên cho phép phổ biến theo quy tắc của www.nguoitinhuu.org.
Chúng tôi có toàn quyền kiểm duyệt hay từ chối đăng tải mà không cần nêu lý do.
© 2019 NGUOI TIN HUU - All Rights Reserved.NGUOITINHUU