Để người Tây Phương có nhận thức sâu sắc về bối cảnh văn hóa của “dấu lạ đầu tiên của Đức Giêsu” ở Cana miền Galilê một cách thích hợp, thật hữu ích để xem cuốn phim “Wedding in Galilee”. Trong khi cảnh thực hiện là vùng West Bank ngày nay, cuốn phim này cung cấp nhiều tình huống có giá trị văn hóa để hiểu được các đám cưới vùng Địa Trung Hải.
Các đám cưới trong thế giới Địa Trung Hải được cha mẹ xếp đặt trước cho các đôi tân hôn mà họ cũng được chọn lựa trước. Hai người thường là bà con, hầu hết là anh chị em họ (first cousin) nếu có thể. Hãy nhớ lại các phụ nữ mà các tổ phụ kết hôn (St 24:15; 25:19; 28:1-4).
Hầu hết các khách được mời cũng là bà con, tuy cũng gồm cả người ngoài dòng họ. Sự kiện Đức Maria và Đức Giêsu không do dự can thiệp vào đám cưới này để khỏi bị thiếu rượu (Ga 2:4-7) đưa ra giả thuyết mạnh mẽ rằng hai đấng có bà con với gia đình có đám cưới. Nếu người khách không phải bà con mà can thiệp vào đám cưới, đó là điều rất xấu hổ.
Phản ứng của Đức Giêsu đối với Đức Maria thì thú vị tối thiểu về hai điểm. Thật vậy, thói quen Đức Giêsu xưng hô một cách tôn trọng với các nữ giới mà Người gặp trong suốt các Phúc Âm là “Bà” (xem Mt 15:28; Lc 12:12; Ga 4:21; 8:10; 20:13). Cách sử dụng này thì cũng phổ thông trong lối viết người Hy Lạp.
Tuy nhiên, xưng hô với mẹ của mình là “Bà” mà không nhận định thêm nữa thì rất bất thường trong thế giới văn hóa thời Đức Giêsu. Trong văn học Hy Lạp cũng như cổ Do Thái thì không có sự song song với điều này. Trong khi một số học giả nhìn thấy một biểu tượng đặc biệt trong cách sử dụng này, một tình huống rất hợp lý văn hóa với miền Địa Trung Hải lại gợi ra những giải thích khác.
Sau khi sinh ra, các con trai và con gái thường được cùng nhau nuôi lớn bởi các phụ nữ (mẹ, dì, chị). Vì con trai rất được quý trọng trong nền văn hóa này, họ được nuông chiều và bị hư hỏng bởi các phụ nữ. Mối tương quan mạnh mẽ giống như sự phụ thuộc lẫn nhau được phát triển giữa mẹ và các con trai, nhất là con trai trưởng.
Khi các con trai bước vào thế giới đàn ông ở tuổi dậy thì, họ trải qua một sự thức tỉnh thô bạo. Thế giới thứ bậc khắc nghiệt này là một sự trái ngược với thế giới của các bà mà trong đó thiếu niên này vừa mới thoát ra. Để giúp cậu phát triển nam tính, các ông thường trừng phạt người trẻ này về thể xác. “Ai thương con trai của mình sẽ thường cho roi cho vọt” và “Khi nó còn trẻ, cứ thẳng tay trừng phạt, kẻo nó ra bất trị và chẳng vâng lời nữa đâu” là những lời khuyên cho các người làm cha bởi Ben Sira (Huấn Ca 30:1, 12).
Khi bước vào tuổi trưởng thành, người thanh niên cố gắng làm suy yếu những tương quan tình cảm mạnh mẽ với các bà. Trong một xã hội rất công khai như thế giới Địa Trung Hải, người trẻ sẽ tìm cách chứng tỏ sự độc lập của mình bằng cách từ chối những lời yêu cầu của mọi phụ nữ, kể cả mẹ của mình.
Câu này, dẫn giải theo nghĩa đen, nhiều khi là câu trả lời của người mà họ cảm thấy bị quấy rầy không chính đáng bởi người khác (xem Thủ Lãnh 11:12; 2 Sbn 35:21; 1 Cv 17:18; Mc 1:24; Ga 2:4[?]). Trong những trường hợp khác, câu này là câu trả lời của người mà họ muốn từ chối can dự vào những việc của người khác (xem 2 Cv 3:13; Hôsê 14:8; Ga 2:4[?]).
Trong ánh sáng của các tập tục nuôi con miền Địa Trung Hải như nói ở trên, một tình huống hợp lý văn hóa cho câu trả lời của Đức Giêsu là Người, một thanh niên trưởng thành, cảm thấy bị quấy rầy không chính đáng, có lẽ ngay cả thấy ngượng nghịu bởi nhận xét của mẹ mình và được ngầm đề nghị rằng Người phải can dự vào. Như vậy câu trả lời của Người sẽ là toan tính tạo ra một khoảng cách giữa chính Người và mẹ mình để nói lên sự độc lập hơn nữa.
Một tình huống cũng hợp lý văn hóa cho lời tuyên bố của Đức Giêsu là Người không muốn can dự vào điều mà Người tin rằng không phải nhiệm vụ của mình. Trong một trường hợp khác, Người từ chối lời mời vinh dự để làm người điều đình giữa hai anh em (Luca 12:13-15) bởi vì Đức Giêsu xét đoán rằng người cầu xin thì bị thúc đẩy bởi lòng tham hơn là bị từ chối công lý.
Tại sao Đức Giêsu nhượng bộ? Có lẽ áp lực của người mẹ thì thật khó để tránh né. Ngay cả ở tuổi trưởng thành, ao ước của mẹ người có thể là mệnh lệnh của Đức Giêsu. Hoặc có lẽ Người thực sự lưu tâm đến việc duy trì danh dự của gia đình trong một tiệc cưới của người bà con. Các vết tích văn hóa Địa Trung Hải ăn sâu và ẩn giấu trong các tình tiết của câu chuyện này đem cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về Đức Giêsu, một người Địa Trung Hải, là người mà thánh sử Gioan nói với chúng ta ngay đầu Phúc Âm là “đã cư ngụ giữa chúng ta” (Gioan 1:14). Người giống chúng ta trong rất nhiều kiểu cách của loài người.