Một tục ngữ phổ thông nói: “Quen quá hóa nhờn.” Trong trường hợp các câu chuyện Kinh Thánh, sự quen thuộc làm cùn nhụt sự nhậy cảm và thường cản trở sự hiểu biết thích hợp. Bất cứ ai quen thuộc với văn hóa Địa Trung Hải thì ngay lập tức nhận ra các yếu tố chướng tai gai mắt trong câu chuyện này.
Các học giả hồ nghi rằng biến cố này từng xảy ra trong đời của Đức Giêsu. Trong các phúc âm Nhất Lãm không có chứng cớ về sự hoạt động ở Samari. Thật vậy, Đức Giêsu cấm điều đó (Mt 10:5). Sau biến cố Phục Sinh, Gioan có liên quan đến sứ vụ ở Samari (, và cộng đồng của ông Gioan có các tín hữu người Samari. Do đó, bối cảnh này dường như được nhìn từ quá trình thành lập cộng đồng của ông Gioan vào đời sống của Đức Giêsu.
Từ một quan điểm văn hóa vùng Địa Trung Hải, có những điều khác trái với quy luật mà chúng đem lại sự hiểu biết sâu sắc mới vào câu chuyện này.
Hiển nhiên, sự phá đổ văn hóa đang xảy ra. Các nhà xã hội học ngày nay sẽ gọi đây là một sáng kiến văn hóa. Dường như ông Gioan đang xác nhận những vai trò mới cho phụ nữ trong cộng đồng của ông.
Đức Giêsu không chỉ nói với phụ nữ này, nhưng trong một đối thoại bảy phần (mỗi người nói bảy lần) được dàn dựng cẩn thận, Người dẫn dắt bà từ sự dốt nát dần dà đến sự giác ngộ, từ sự hiểu sai đến sự hiểu biết rõ ràng. Bà là người được học giáo lý một cách thận trọng và cao độ trong toàn thể Phúc Âm này!
Tuy người phụ nữ này cho thấy sự trơ tráo của bà khi thảo luận về các đề tài chính trị-tôn giáo “của đàn ông” (“Mêsia” và “Đền Thờ”) với Đức Giêsu, Người chấp nhận các câu hỏi và trả lời bà thay vì hướng bà về lại các đề tài “của các bà”. Quả thật rất cách mạng!
Một số học giả còn đi rất xa khi cho rằng người phụ nữ lai-giống này là môn đệ đầu tiên trong Phúc Âm của Gioan. Họ gợi ý rằng chính Đức Giêsu đã ủy thác cho bà khi Người nói: “Hãy đi gọi chồng bà, và trở lại” (c. 16).
Những học giả khác không đồng ý và ghi nhận sự mâu thuẫn sau đây. Tác giả phúc âm cho biết: “Nhiều người Samari trong thành ấy đã tin vào Đức Giêsu vì lời chứng của bà” (c. 39). Nhưng trong tường thuật này, các ông trong làng lại đưa ra lời khen vụng về: “Chúng tôi tin không còn vì những gì bà nói mà vì chính chúng tôi đã nghe biết” (c. 42).
So sánh và đối chiếu sự tương phản vị trí của phụ nữ trong văn hóa Địa Trung Hải xưa và Tây Phương ngày nay thì có tính cách hướng dẫn theo đúng nghĩa của nó, nhưng không được làm trệch hướng chú ý đến sự kinh ngạc và hiểu biết mau chóng của người phụ nữ này về Đức Giêsu thực sự là ai: “Người Giuđê [danh tính có tính cách khinh bỉ]”, “Ngài”, và “Mêsia”, dẫn đến sự nhận biết sau cùng của dân làng về Đức Giêsu là “Đấng Cứu Chuộc trần gian.” Liệu tất cả các tín hữu có thể tiến bộ một cách thâm sâu và mau chóng như người phụ nữ này và làng của bà hay không.