Trong khi Gioan, tác giả phúc âm, xứng đáng với uy tín là một tác giả về thần học và sự huyền nhiệm, người còn đưa ra một số thoáng hiện nghiêm túc vào “lịch sử có thực”.
Trong bài đọc hôm nay, chúng ta được biết Gioan Tẩy Giả thì không biết đến người bà con của ông là Đức Giêsu, và có khó khăn để nhận biết Người (cc. 31, 33). Bất kể điều này, Gioan Tẩy Giả tự xưng mình là một “nhân chứng” cho Đức Giêsu.
Một đồng nghiệp của tôi mới đây đi nghỉ phép với gia đình người bạn ở Naples. Người bạn này yêu cầu đồng nghiệp của tôi làm nhân chứng trong một vụ kiện để yêu cầu người hàng xóm chấm dứt việc ức hiếp con trai của người bạn này.
Đồng nghiệp của tôi đến với biện lý, ông này hỏi, “Ông đã trông thấy điều gì?” Đồng nghiệp của tôi nói: “Tôi không nhìn thấy việc đánh nhau. Nhưng ở trong nhà, tôi có thể nghe được tiếng ồn ào ngoài đường phố, sau đó tôi nhìn thấy đứa con trai bị bầm tím và quần áo tả tơi. Hơn nữa, tôi thường thấy đứa con trai này đi học về nhà với hình dáng như thế, và nó nói là đứa hàng xóm đánh nó.”
Khuôn mặt của ông biện lý tái nhợt. Ông tựa lưng vào thành ghế và nói: “Đó là tất cả những gì ông thấy sao? Việc này khiến tôi muốn bỏ hành nghề luật. Chưa bao giờ trong đời tôi gặp một nhân chứng thành thật như thế.”
Đồng nghiệp của tôi hiểu rằng, trong bối cảnh văn hóa đó, “nhìn thấy” có nghĩa là báo cáo những gì người ta cảm thấy, hình dung, phỏng đoán, hay mong muốn, nhất là điều đó sẽ trợ giúp cho một người bạn có nhu cầu. Ông phải diễn tả thật chi tiết với cảm xúc mãnh liệt về việc đánh đập ông chưa bao giờ nhìn thấy. Đây là những gì mà văn hóa đó mong đợi nơi một “nhân chứng.”
Các nhân vật trong các trang Tân Ước thì ở cùng một vùng trên thế giới như người bạn của đồng nghiệp tôi. Chúng ta có thể mong đợi họ “làm chứng” theo cùng một kiểu cách.
Các vụ kiện thời Ít-ra-en xưa được quyết định bởi những người lãnh đạo của một thành hay hội đường là người thi hành sự công chính “ở cửa công” (xem ; ). Họ không điều tra sự kiện nhưng đưa ra một quyết định dựa trên tính cách có thể thừa nhận và năng lực của các nhân chứng là những người lên tiếng hoặc để bảo vệ hoặc để chống với người bị kết tội. Ai có thể quy tụ được nhiều nhân chứng có ấn tượng nhất thì thường thắng kiện.
Tổng quát, Phúc Âm của Gioan có một đặc tính pháp lý. Chính yếu trong các nhân chứng có ấn tượng là Gioan Tẩy Giả. Khi nói với các đối thủ của mình, Đức Giêsu nói về Gioan: “Ông ta là ngọn đèn cháy sáng, và các ông đã muốn vui hưởng ánh sáng của ông ta trong một thời gian” . Các chứng cớ quan trọng trong Phúc Âm Gioan là việc làm của Đức Giêsu, Thiên Chúa, và Sách Thánh.
Các kẻ thù của Đức Giêsu trong Phúc Âm này thường hỏi ý kiến Gioan về lời chứng của ông. Ngay từ ban đầu, người Giuđê sai các tư tế và thầy Lêvi đến từ Giêrusalem để tìm hiểu căn tính của Gioan. Và khi ông nói cho họ biết, họ hỏi tại sao ông làm phép rửa vì ông không có sự ủy nhiệm thích hợp ).
Gioan được coi là một người làm chứng cho “sự thật”, là điều rất bất thường trong thế giới Địa Trung Hải (5:33). Nói về phương diện văn hóa, rất ít người ở ngoài vòng gia đình chặt chẽ của một người thì có quyền biết sự thật.
Trong Phúc Âm Gioan, chức năng của Gioan Tẩy Giả là một nhân chứng pháp lý độc đáo. Ông đến để làm chứng cho sự sáng ). Ông làm chứng về “người đến sau tôi” ). Ông là một nhân chứng bền bỉ về sự trong trắng của Đức Giêsu. Ông nói về Đức Giêsu như Chiên Thiên Chúa không tì ố, đấng xóa tội trần gian ). Ông mạnh dạn xác nhận sự thánh thiện của Đức Giêsu khi ông nói rằng ông nhìn thấy Thần Khí của Thiên Chúa ngự trên Đức Giêsu ).
Theo Phúc Âm này, Đức Giêsu chịu phép rửa để như thế Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en ). Ở đây chính Gioan, một nhân chứng chứ không phải “tiếng nói từ trời” mạnh mẽ công bố rằng Đức Giêsu thì không ai khác hơn là “Con Thiên Chúa” ).
Nhận thức của người Địa Trung Hải về “nhân chứng” như Gioan thì khiến người Hoa Kỳ phải bối rối vì họ hấp dẫn với lời chứng “tai nghe mắt thấy” và tính xác thực của sự kiện. Trái lại, người Địa Trung Hải coi việc điều tra của chúng ta và “quyền được biết của công chúng” thì thô lỗ và có tính cách xâm phạm. Vấn đề trong cả hai văn hóa là đức tin. Chính xác điều đó có nghĩa gì?