Một cách tổng quát, tổ tiên của chúng ta trong đức tin và văn hóa Địa Trung Hải thì dễ xung đột. (Từ kỹ thuật là agonistic, xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa trận chiến, đấu tranh, thi đua.) Từ kinh nghiệm họ biết rằng sự xung đột thì nguy hiểm bởi vì nó có thể đi đến bạo lực và hậu quả đổ máu, mở đầu một mối thù đẫm máu mà nó không chấm dứt cho đến khi mọi người đều bị chết.
Vì lý do này, họ dùng một chuỗi chiến thuật để xoa dịu sự xung đột. Một cách là nói cho bớt giận và đe dọa mà không có ý định thi hành sự đe dọa đó. Đức Giêsu phun ra những lời giận dữ đối với thành Chorazin, Bét-sai-đa, và quê “thứ hai” của Người là Caphácnaum, nhưng để Thiên Chúa xét xử (Mt 11:20-24). Sau khi hả cơn giận, Người trầm tĩnh dâng lời cầu nguyện ngợi khen Chúa Cha. Niềm tin tưởng của văn hóa này là nói ra thì tốt hơn hành động.
Một chiến thuật khác để bớt giận là đưa má bên kia thay vì ăn miếng trả miếng, hay mắt đền mắt (Mt 5:38-41). Chiến thuật này thì không phổ thông với người Hoa Kỳ. Sự hiểu biết bình dân khuyên, “Đừng nóng giận, hãy trả thù,” và làn sóng bạo lực gia tăng trong quốc gia này cho thấy nhiều người đi theo lời khuyên của văn hóa này.
Đoạn phúc âm hôm nay trình bày ba chiến thuật khác để giải quyết xung đột. Chữ “anh em” trong Phúc Âm Mátthêu thường có nghĩa “một phần tử khác của Giáo Hội”. Lời khuyên này có ý định giải quyết xung đột giữa những người bên trong; nó không có ý định chi phối các tương giao với người bên ngoài.
Sự xung đột phát sinh vì “tội” là một vi phạm giữa cá nhân. Trong những xã hội mà vinh dự là giá trị cốt yếu, rất dễ phạm tội đối với người khác, xúc phạm đến vinh dự của một người khác. Ngay từ khi còn nhỏ người ta đã biết hậu quả chết người của sự xúc phạm như thế.
Nếu ai đó nghĩ rằng một người khác làm họ xấu hổ, họ được khuyên hãy đối chất tội nhân cách riêng tư (“khi chỉ có hai người”). Lý do cho sự riêng tư này là để tránh đặt phần tử xúc phạm trong vòng vinh dự và xấu hổ, đó là, dư luận. Nếu cảm nhận xấu hổ là sai lầm, hoặc sự cáo buộc xấu hổ thì không cố ý, xung đột này được xoa dịu trong riêng tư. Không ai bị mất mặt.
Chiến thuật thứ hai thì đem theo hai hay ba người đàm phán hay nhân chứng (c. 16). Bây giờ tình hình thì bán riêng tư và trở nên một vấn đề luật pháp (xem Thứ Luật 17:1-7 mà nói đòi hỏi nhiều hơn một nhân chứng). Chữ Hy Lạp trong câu 19 được dịch là “bất cứ gì” thì có nghĩa “án lệ, kiện tụng.” Các nhân chứng thực sự ý thức về sự nghiêm trọng của vai trò của họ (xem Xuất Hành 20:16; Công Vụ 6:13) và những hậu quả của việc làm chứng gian (Tl 19:15-21). Bất cứ gì họ quyết định thì có sự bó buộc luật pháp. Hy vọng là các người đàm phán hay nhân chứng sẽ thành công khi nỗ lực cá nhân thất bại. Vinh dự phải được bồi thường hay phục hồi để tránh bước kế tiếp.
Chiến thuật sau cùng bây giờ là thực sự tranh chấp các giá trị vinh dự và ô nhục. Vấn đề này có liên quan đến “giáo hội,” đó là, toàn thể cộng đồng. Biến cố này trở nên công khai. Trong vấn đề vinh dự và ô nhục, cộng đồng là thẩm phán sau cùng. Nếu người lăng nhục không tuân theo phán quyết của cộng đồng, hậu quả là khai trừ. Bị coi là “một người Ngoại hay người thu thuế” là bị chỉ định như một “người bên ngoài”. Tội nhân ngoan cố bị tống ra ngoài.
Sức mạnh của sự khai trừ thì không có ảnh hưởng đối với người Hoa Kỳ theo cá nhân chủ nghĩa, họ rất ít trung thành với bất cứ nhóm nào, kể cả gia đình. Người Hoa Kỳ muốn “một mình hành động” và “theo cách của tôi.” Tổ tiên chúng ta trong đức tin miền Địa Trung Hải thì không như thế. Không có cộng đồng người ta sẽ chết. Một người không có quan hệ, không được giúp đỡ, không có hy vọng. Và bị coi như cùng lứa với kẻ thù, đó là hình phạt tệ nhất.
Chữ “anh em” trong câu 18 có nghĩa mọi môn đệ của Đức Giêsu có quyền trói buộc và tháo cởi, đó là, giải quyết xung đột và các vụ kiện giữa các phần tử trong cộng đồng. Khi cộng đồng tụ họp trong danh Chúa Giêsu để nghe một vụ kiện, Chúa Giêsu có mặt ở đó. Khi cộng đồng đồng ý, Cha trên trời đồng ý. Thật xấu hổ dường nào khi giữa Kitô Hữu có sự xung đột.