Câu chuyện quen thuộc hôm nay sẽ có một chiều hướng rất khác biệt khi được kính cẩn đặt trong bối cảnh văn hóa Địa Trung Hải.
Người Hoa Kỳ được công nhận là người rất cá nhân chủ nghĩa từng sống trên hành tinh này. Mỗi một người cố trở nên khác biệt. Ở Hoa Kỳ, mỗi người có một số an sinh xã hội và nhiều giấy tờ khác biệt và độc nhất khác.
Người Địa Trung Hải thì thật trái ngược. Các chuyên gia diễn tả họ là nhân cách đôi (dyadic personality). Chữ dyad có nghĩa “đôi”. Những người như thế thì hướng đến người khác đến một mức độ mà họ không còn cảm nhận về cá nhân của mình nhưng đúng hơn tùy thuộc vào quan điểm của người khác để giúp nhận biết họ là ai.
Bởi thế, câu hỏi của Đức Giêsu thì không phải là một “hỏi đáp thần học” cho các môn đệ. Nó phản ánh một sự tò mò bình thường, có tính cách Địa Trung Hải bởi Đức Giêsu, một nhân cách đôi, về điều người khác nghĩ. Cũng như mọi người khác trong văn hóa này, Đức Giêsu cần ý kiến phản hồi như thế vì Người không rõ mình là ai, và Người đang cố tìm hiểu điều này từ những người khác đáng lưu ý trong cuộc đời mình.
Trong trường hợp của Đức Giêsu, câu hỏi này thì đặc biệt lý thú, bởi vì khuôn mẫu thông thường của văn hóa đó thì không có kết quả. Các kẻ thù của Đức Giêsu hài lòng khi biết Người là “Giêsu ở Nagiarét”. Biết quê quán của một người là biết mọi thứ về người ấy. Mọi người ở Nagiarét được giả sử giống nhau. Câu hỏi khoa trương của Natanien, “Có gì hay xuất phát từ Nagiarét chứ?” (Gioan 1:46) thì đơn giản âm vang một hình ảnh rập khuôn mà người ta thường nghĩ về dân cư ở làng này: vô giá trị hay không có gì tốt.
Một sự nhận diện rập khuôn khác về Đức Giêsu là “con của thợ làm đá hay thợ mộc” (Mt 13:55; Máccô 6:3). Người xưa thường nhận xét, “cha nào con nấy.”
Biết một gia đình là biết mọi thứ của các phần tử gia đình ấy. “Không phải mẹ ông ấy là bà Maria sao? Không phải anh em ông ấy là Giacôbê và Giuse và Simon và Giuđa sao? Không phải tất cả chị em của ông ấy ở với chúng ta sao? Ở đâu ông ấy có được tất cả những điều này?’ Và họ tấn công Đức Giêsu” (Mt 13:55-57). Một lý do tấn công là vì Đức Giêsu không cùng nghề như ông Giuse, như một người con trai ngoan ngoãn và có trách nhiệm phải như thế. Đức Giêsu biết tất cả những căn tính rập khuôn này thuộc về Người. Tuy thế, Người vẫn hỏi ông Phêrô về quan điểm của ông.
Đúng với các hình thức Địa Trung Hải, các môn đệ của Đức Giêsu nói với Người những gì mà người khác nói về Người, và cách họ nhận biết Người: Gioan Tẩy Giả, Êlida, Giêrêmia, một trong các ngôn sứ. Tất cả những điều này là vinh dự nếu nhận thức sai lầm. Nhưng Đức Giêsu muốn biết quan điểm của ông Simon, và ông nói, “đấng Mêsia, con của Thiên Chúa hằng sống.”
Bây giờ Đức Giêsu có khá nhiều loại quan điểm để cân nhắc. Để cảm ơn ông Simon về thông tin này, Đức Giêsu ban cho ông một biệt danh, Đá Tảng hay Phêrô. Các tên mới thường được ban cho vào những giây phút quan trọng trong đời sống của một nhóm, nhất là đối với các phần tử nổi nang hơn. “Đá Tảng” đóng một vai trò của người thầu khoán luân lý trong toàn thể phúc âm, hỗ trợ sự nghiệp của Đức Giêsu từ ngày ông đáp lời kêu gọi của Người và thúc đẩy sự nghiệp ấy bất cứ khi nào có cơ hội. (Sau này, cộng sự viên của Phêrô là Giacôbê và Gioan thúc đẩy mẹ của họ xin Đức Giêsu cho họ được một ân huệ, như thế họ có thể vượt qua ông Phêrô và biệt danh mới của ông. Xem Mt 20:20-28).
Ngoài ra, Đức Giêsu hứa rằng ông Phêrô sẽ trở nên giống như Người, một trung gian có thể thể giúp tiếp cận với Thiên Chúa chủ nhân. Đây là điều quan trọng khi ban cho ông “các chìa khóa nước trời.” Chìa khóa mở cửa, đó là một cách khác để diễn tả sự đặc biệt của người trung gian.
Bên trên và bên ngoài điều đó, ông Phêrô được ban cho một thẩm quyền đặc biệt để tuyên bố các phán quyết có uy thế (“cầm buộc và tháo cởi”), là điều dường như được ban cho tất cả các môn đệ trong Mátthêu 18:18.
Nếu tín hữu Hoa Kỳ đọc câu hỏi của Đức Giêsu ở đây từ một quan điểm tâm lý cao độ mà nó khống chế những sự tin tưởng của người Hoa Kỳ thời nay về tự biết mình và biết người khác, họ sẽ cho rằng Đức Giêsu biết mình là ai và đang thử thách các môn đệ của Người xem có biết như thế không. Nếu họ dùng bối cảnh Địa Trung Hải được vẽ ra ở trên, họ sẽ phải giả sử rằng Đức Giêsu không biết và tìm kiếm nơi những người quan trọng để biết. Bạn sẽ đọc đoạn này như thế nào?