Trong câu chuyện về “ngôi mộ trống” này mà nó làm nền tảng cho niềm tin Kitô Hữu vào sự phục sinh của Đức Giêsu, thật khó để quên đi sự quan trọng đặc biệt mà Gioan quy cho bà Maria Mađalêna.
Trong khi Mátthêu, Máccô, và Luca tường thuật có một nhóm các bà đi ra mộ vào sáng Chúa Nhật, chỉ có Gioan viết rằng bà Maria Mađalêna đến một mình, không có bà nào khác đi theo. Từ một quan điểm văn hóa, đây là một thái độ rất bất thường. Một phụ nữ đơn độc ở ngoài đường là điều dị thường. Các thần học gia tin rằng đây là cách Gioan đề cao sự quan trọng đặc biệt của bà Mađalêna. Trong tâm trí của ông, bà là một hình ảnh “mẫu” đại diện cho một nét đặc biệt hoặc phản ánh một lập trường thần học nhất định.
Phản ứng đầu tiên của bà Maria khi thấy ngôi mộ trống là nghi ngờ bị trộm (xem Mt 28:13-15; 27:62-66). Điều này được ám chỉ trong lời bà báo cáo với các môn đệ: “Họ đã lấy Chúa đi… chúng tôi không biết họ để Người ở đâu (xem Gioan 20:2, 13, 15).
Hai lần bà Maria thú nhận rằng bà “không biết,” một chủ đề chính trong Phúc Âm Gioan. Tổng quát, “không biết” thì không phải là một vấn đề trong Phúc Âm Gioan bởi vì Đức Giêsu có thể dạy bảo những người “ngu dốt” và đưa họ đến ánh sáng. Đây là điều rõ ràng Người thi hành với phụ nữ Samari ở giếng nước (4:7-26) và với ông Tôma (14:5).
Nhưng không “trong sự hiểu biết” lại là một vấn đề. Đức Giêsu khiển trách ông Nicôđêmô, một người lãnh đạo, chính vì khuyết điểm này: “Ông là một thầy dạy của Ít-ra-en nhưng ông không biết những điều này sao [về việc sinh ra từ ở trên, bởi thần khí]?” (3:10).
Tuy bà Maria thú nhận rằng bà không trong sự hiểu biết, bà được Đức Giêsu đưa đến một sự hiểu biết rất đặc biệt. Đức Giêsu nói với bà Người đi “đâu”: “Thầy đang lên đến Cha của thầy và Cha của con, với Thiên Chúa của thầy và Thiên Chúa của con” (20:17).
Sự hiểu biết đặc biệt này, được Đức Giêsu ban cho bà Maria Mađalêna cách độc đáo, làm cho bà trở hành một “điển hình” hay một người đại diện. Cũng như ông Natanien là một nhân vật điển hình, ông không bị lừa dối bởi những lời chống đối Đức Giêsu nhưng chính ông đến và xem, thì bà Maria là điển hình trong việc trở nên một người thuộc về nhóm, là người chắc chắn “trong sự hiểu biết”.
Ngay cả bà được gọi là một môn đệ yêu dấu bởi vì bà nhận được một sự mặc khải đặc biệt. Bà Maria Mađalêna nổi bật như một người “được khai sáng” trong Phúc Âm này. Bà không lệ thuộc vào nhóm này hay bất cứ người nào khác để hiểu biết đặc biệt về Đức Giêsu, như ông Simon Phêrô lệ thuộc vào người anh là Anrê (1:35-40).
Bà Maria Mađalêna cũng là điển hình từ một quan điểm khác. Trong thế giới Địa Trung Hải, địa vị người ta có thường được bởi việc gán cho. Điều này có nghĩa người ta có được địa vị bởi dòng dõi hay thừa hưởng. Nỗ lực con người thì vô ích để có được hay gia tăng địa vị, nhưng nỗ lực thất bại của con người có thể đưa đến việc mất địa vị, hay sự nhục nhã.
Phả hệ thì quan trọng không vì nó truy tìm một gia phả, nhưng vì nó minh chứng cho vinh dự hay địa vị mà một người vùng Địa Trung Hải tự nhận.
Nhưng địa vị quan trọng của bà Maria trong Phúc Âm này thì không xuất phát từ một điểm gặp gỡ với Đức Giêsu thế tục nhưng đúng hơn từ cảm nghiệm của bà với Đức Giêsu phục sinh. Khi đề cao khía cạnh cảm nghiệm này của bà Maria, Gioan đang nhấn mạnh đến một chủ đề xuyên suốt trong Phúc Âm của ông: bất cứ gì trần tục, vật chất, từ xác thịt, thì vô ích (6:63; 8:23). “Tinh thần” thì quan trọng, đó là những gì ngoài sự tầm thường. Như thế bà Maria có một địa vị tinh thần. Là một nhân vật điển hình, bà trở nên một người phi thường.
Sau cùng, trong Phúc Âm này, người phụ nữ Samari ở giếng nước (4:49); cô Mácta, một “môn đệ yêu dấu” (11:5, 25); và bây giờ bà Maria Mađalêna (20:17) tất cả nhận được những mặc khải đặc biệt từ Đức Giêsu. Trong khi người phụ nữ Samari và cô Mácta ra đi và kêu gọi người khác đến với Đức Giêsu, họ không “chính thức được ủy thác” trong công việc đó như cùng một cách mà Đức Giêsu chính thức ra lệnh cho bà Maria Mađalêna: “Hãy đi đến các anh em của thầy và nói với họ…”
Bất kể loại ủy thác khác biệt từ Đức Giêsu, ba phụ nữ này vui hưởng địa vị cao trọng trong cộng đồng của Gioan. Điều này rõ rệt hơn trong trường hợp của bà Maria Mađalêna bởi vì vai trò của bà thì khác thường và đúng hơn là đưa đến sự tranh luận.
Làm thế nào các tổ phụ của chúng ta được cho là đã chấp nhận sự giúp đỡ của các phụ nữ trong việc tìm hiểu ý nghĩa của một ngôi mộ trống? Làm thế nào các phụ nữ Trung Đông này đã thành công mà không cần đến ngạch trật và sự xác nhận của luật pháp? Các tín hữu sẽ tìm thấy sự giúp đỡ đầy khích lệ trong cuốn sách sâu sắc của Jerome H. Neyrey, The Resurrection Stories.