Thúc viết tiếp:
Anh nói là anh đã gặp gỡ và sinh hoạt với các Phật tử chùa Viên Giác, rất thân mật, tôi biết có lẽ còn hơn thế nữa. Chắc cũng có người gọi anh là thầy nữa là đằng khác. Tôi đã ghé thăm anh Kiều thôn ba du anh ấy vẫn gọi anh là thầy ủy cơ mà. Ở Ðời có nhiều chuyện buồn cười lắm anh ạ. Có nhiều ông Linh Mục, thầy chùa Không có duyên với đạo Pháp.''Thích ăn chơi'' ''Thích đủ thứ'' đã hoàn tục lấy vợ sinh con đẻ cái, đi chợ mua tã lót cho con đạo hữu gặp có người thưa bẩm cha, lạy thầy. Vậy thì phật tử gặp anh gọi thầy cũng chẳng sao.
Chùa Viên Giác có lòng tiếp đón anh cũng như tiếp bất cứ một người Việt Nam nào khác. Chùa Viên Giác cũng là nơi gặp gỡ của tình đồng hương trong số những người Việt sống xa quê. Nhiều người Việt Nam không phải là Phật tử vẫn thường đến thăm chùa Viên Giác như anh. Ngoài ra, chùa Viên Giác có hàng ngàn công việc của chùa Viên Giác; anh cũng có những công việc của anh. Tinh thần và thái độ của chư tăng ni, cũng như các bác cư sỹ tại chùa Viên Giác Hannover đối với anh rất tốt. Họ là những người đấu tranh cho chính nghĩa dân tộc Việt Nam. Họ muốn có sự đoàn kết dân tộc nên đã xem anh như người bạn. Lời em viết trong thư hàm chứa một sự bất bình khi nghe anh được chùa Viên Giác đối xử tử tế. Ðây là một ngôi chùa đàng hoàng, Thúc đừng vì anh mà nói móc lò họ. Ðối với anh Kiều Ba Du cũng thế. Anh đã xa anh Kiều Ba Du trên 35 năm rồi, nhưng không bao giờ quên đức tính hiền hòa chơn chất nơi anh ấy. Kiều Ba Du còn gọi anh là thầy Ủy, hay thằng Ủy cũng được. Cái tình lâu dài nơi con người quý hơn tiếng xưng hô của thói quen. Trường tiểu học Cổ Lũy, nơi tuổi thơ của anh được vui đùa, đã có những người học trò rất quý yêu từ làng Ba Du vào từ 1956 đến 1959. Ðó là Thái, Lai, Kiều, Thống, Ứng, Hải. Các anh đó đều lớn tuổi hơn anh nhiều, nhưng chưa bao giờ họ cư xử với anh như Thúc đã từng làm.
Thúc có ý mỉa mai những tu sỹ đã thôi mặc áo tu, ra đời lập gia đình như mọi người. Thúc cũng nhắc đến các sự kiện xã giao ngoài phố chợ giữa những người tín đồ Thiên Chúa Giáo cũng như Phật Giáo đối với các cựu tu sỹ đã xuất tu. Khi tín đồ các tôn giáo gặp lại người tu sỹ cũ, họ gọi bằng Cha hay Thầy với thái độ lịch sự là việc rất bình thường. Một vị đại đức hay một vị linh mục đã cởi áo ra đời, lập gia đình để sống một cuộc sống đàng hoàng vẫn đáng tôn trọng. Họ có trách nhiệm với gia đình, vợ con của họ. Họ mua sắm tã lót cho con, đó là một hành động rất đáng yêu. Khi Thúc có con, em vẫn bồng ẳm, giặt gỵa, mua sắm tả lót cho con mình, phải không? Thúc cho rằng làm việc đó là xấu sao? Ðâu có đạo nào dạy em những sai lầm như thế? Người không còn mặc áo thầy tu nữa chưa hẳn là một kẻ Thích ăn chơi, Thích đủ thứ như Thúc nghĩ đâu. Thích đủ thứ là người còn mặc áo tu mà bị ''thiếu đủ thứ'', hoặc ''thừa đủ thứ''. Những người thôi tu là những người thích bình thường. Làm một người chồng, một người cha đúng nghĩa đã là chân tu rồi.
Hồi còn mặc áo cà sa, anh đi cứu trợ; khi đến đầu cầu Nam Ô Ðà Nẵng, có đôi vợ chồng chở nhau trên xe Honda, cả hai té ngã. Ông chồng bị thương bất tĩnh. Bà vợ ngồi bệt giữa đường, đẻ ra một hài nhi đỏ hõn. Một bé trai! Anh giúp người mẹ sinh con bất đắc dĩ ấy. Dù mặc chiếc áo cà sa rụt rè, sợ sệt, anh vẫn cặm cụi giúp bà ta và em bé. Tuy vụng về, luộm thuộm, nhưng anh xúc động vô cùng. Lần đầu tiên trong đời, anh được nhìn thấy sự sinh đẻ của người mẹ. Anh giữ em bé nhỏ xíu, tím ngắt, trơn trợt trong tay. Em bé đỏ au, nóng hỗi, ngo ngoe, mặt nhăn nhó phát ra tiếng khóc. Anh run lên vì xúc động. Ra khỏi lòng mẹ rồi mà bụng em bé vẫn còn dính với mẹ bằng một sợi dây đầy gân máu bờn nhờn khiến cho anh không thể đem em bé ra khỏi bà mẹ được. May thay một người lính Mỹ kịp thời đến cắt đứt sợi dây mẫu tử kia. Em bé được tách ra khỏi lòng mẹ. Sau biến cố đó, anh về chùa hay nhớ lại mẹ mình đã sinh ra mình và 8 anh chị em nữa. Suốt cả thời kỳ chiến tranh chống pháp. Nghèo. Ðói. Chạy giặc. Thế mà mẹ anh sinh ra được 9 người con và nuôi sống hết sau đó bà mới qua đời lúc 49 tuổi. Từ đó anh kính trọng sự sống nhiều hơn. Anh yêu kính người đàn bà mang nặng đẻ đau. Anh cảm nhận thêm một ý nghĩa sâu xa về mẹ của mình. Khi về tu học ở chùa Báo Quốc Huế, mỗi lần nghe người vợ ở sau chùa bị chồng đánh bịch bịch, anh nghe tiếng khóc và lời than buồn thảm của người đàn bà bị hành hạ ấy. Anh nghĩ rằng mình cần có một người đàn bà, phải biết yêu thương chung sống để có con, để yêu con, để học làm một người chồng không đánh vợ. Chưa bao giờ anh nghe thấy bố mẹ anh cãi vã nhau một lần. Anh đã cởi áo tu ra đời, làm một người chồng không ngoại tình, không đánh vợ, nhưng bị vợ bỏ đi ngủ lang với bồ. Có lần anh trách vợ, bị bà dộng cho một bạt tai. Ðó là bà vợ làm công an chìm. Ôi, mơ ước và thực tế khác nhau đến bao nhiêu nhỉ?
Sau thời gian bị Cộng Sản bỏ tù, anh trở về đạp xích lô giữa Sài Gòn buồn bã. Ban đêm lang thang dọc đường phố, anh gặp một bà mẹ vô gia cư đang lúc đau bụng bể bầu. Anh đã dìu bà lên xích lô, đưa vào bịnh viện. Anh tự hỏi tiếng khóc chào đời của những đứa bé không cha, không nhà, không nơi nương tựa nầy có khác gì tiếng khóc chào đời của những thánh nhân không ? Chỉ có hoàn cảnh những bà mẹ là khác nhau biền biệt. Khi các bé lớn lên rồi mới biền biệt khác nhau xa. Anh mở miệng đọc bài thơ xích lô:
Tôi làm nghề đạp xích lô
Ðưa người lỡ bước đón cô bạn hàng
Chở anh ngồi sát bên nàng
Chở bà bụng nghén giữa đàng kêu đau
Ði quanh ngõ trước đường sau
Ðất bằng tôi đạp, dốc cầu đẩy lên
Mồ hôi ướt đẫm đồng tiền
Lưng còng, chân mỏi vẫn siêng cần cù
Tôi còn chở cả thầy tu
Và vui hơn hết các cô mặn mà
Xe qua ngõ hẹp quê nhà
Nghe thao thức mộng sơn hà phân bua...
.............................
Bà vợ bạc nghĩa của anh đẻ ra đứa con trai, anh cũng tận tuỵ giặt gỵa, nấu nướng; làm bất cứ điều gì bà cần anh. Thậm chí bà không biết cho con bú, không biết dỗ con; anh là người chồng hướng dẫn cho bà làm những điều đó. Anh không hề xấu hỗ khi săn sóc vợ con mình. Anh là người chồng đã nhiều đêm đấm lưng cho vợ. Chỉ tiếc một điều là tình yêu chân thật của mình đem trao cho kẻ bội bạc, coi hạnh phúc gia đình không bằng một trò chơi tình ái nhà nghề. Nhưng kẻ bội bạc mới là kẻ đánh mất tình yêu. Yêu là một phần của bản năng vạn vật. Nhưng chỉ có tình yêu của loài người mới được phát triển và tiến bộ theo từng thời đại văn hóa, xã hội, trí khôn. Tình yêu loài người cao cấp đến thế mà cũng chưa hoàn hão. Dù vợ chồng, cha con, mẹ con khi ở vào những điều kiện bất đắc ý, họ vẫn có thể thay đổi tình yêu từ vị tha đến ích kỷ và rất dễ biến sự lành thành sự dữ để hại nhau. Tình yêu nhân loại vẫn là tình yêu tương đối. Thật là phước cho bất cứ ai nhận được tình Yêu của Ðấng Tạo Hóa để biết rằng Ðấng Tạo Hóa là Ðấng chí thánh, chí ái.
Khi còn bé, anh được chứng kiến những con trâu, con bò, con heo sinh đẻ, con gà con chó sinh đẻ. Anh cũng hiểu được bản năng một số con vật làm mẹ biết nuôi dạy con cái như thế nào. Anh biết mẹ anh sinh ra các em của anh và bà nuôi nấng, ôm ấp hát ru cho từng đứa. Nhờ vậy, anh hiểu được tình yêu của mẹ anh đối với anh. Cho nên anh rất kính trọng tình yêu mẹ con trong con người cũng như trong con vật. Phật Giáo dạy sinh là một trong 8 nguyên nhân chính của đau khổ (Khổ Ðế), vì có sinh mới có lão, bịnh và tử. Họ cho rằng sự sinh đẻ là ô uế, là tạo nghiệp. Phật Giáo cho rằng tình yêu là ái nghiệp, một nguyên nhân của đau khổ. Cho nên Phật Giáo dạy diệt dục để không sinh, không lão, không bịnh, không tử nữa. Nếu giáo lý nầy của đạo Phật là hoàn toàn đúng và triệt để áp dụng trong vòng một thế kỷ thì chắc chắn trái đất không còn loài người giống như loài khủng long đã bị diệt chủng. Nhưng lúc đó các loài vật vẫn sinh sản thì sao? Vì loài vật không biết diệt dục! Nhưng bây giờ anh không nghĩ như thế, vì thấy rằng càng diệt dục càng gây thêm dục, càng làm cho dục vọng biến tấu tràng giang đại hải. Con người không phải muốn sinh là được sinh, muốn tử là được tử. Ðau khổ là do tội lỗi của con người. Dù con người đau khổ vì tội lỗi, nhưng trong sinh, lão, bịnh, tử con người vẫn tìm thấy ân hồng của Ðấng Tạo Hóa. Bây giờ nhớ lại hoàn cảnh đồng bào mình trong chiến tranh, các bà mẹ và những em bé đã gặp biết bao nhiêu tai họa, anh càng muốn tạ ơn Trời hơn nữa, vì ngày nay mình còn được sống để hiểu biết ý nghĩa của sự sống. Càng suy tư, càng thấy sự sống mầu nhiệm làm sao. Chúng ta không thể không nói cám ơn Ðấng Tạo Hóa khi lòng mình tin rằng Người đã dựng nên con người chúng ta giống như ảnh tượng của Người. (Sáng thế ký 1 : 27)
Khi còn là thầy tu, anh làm việc trong các trung tâm trẻ mồ côi. Trong khi các nữ nhân viên không thể nào lo xuể cho hàng trăm trẻ sơ sinh, anh đã giúp họ cho trẻ bú, dọn vệ sinh, thay tã lót cho các em sơ sinh, cắt móng tay, dọn bô cho các em nữa...Cũng như sau tết Mậu Thân tại Huế, anh tham gia vào các toán thanh niên Phật Tử, theo chân quân đội VNCH, mang băng hồng thập tự đi đào một số hầm xác chết do Cộng Sát thảm sát. Anh đỡ từng xác lên, sắp họ thành hàng, giữ gìn da mặt người chết khỏi bị trầy tróc để thân nhân dễ nhận dạng. Những xác đã bị mục nát thì phải đậy lại kẻo quá đau lòng. Khi mới đào lên, sự hôi hám vô cùng khó chịu, nhưng sau đó khứu giác mình quen dần. Trong vài trường hợp khác, đôi khi anh thấy người ta để xác chết Việt Cộng nằm nghênh ngang ngoài đường lộ, anh cũng chôn cất đàng hoàng cho họ.. Sau tết Mậu Thân, anh đi từ Diên Sanh ra Quảng Trị, khi gần đến ngã ba Long Hưng, thấy một đám đông người tụ tập giữa đường. Tại đó có một xác chết của cô gái hãy còn rất trẻ. Người ta cởi truồng cô gái ra, để nằm ngửa, đặt vào âm hộ cô một điếu thuốc Salem đầu lọc. Người ta vui cười trước một xác chết như thế. Ðó là cô gái Việt Cộng lẽn về làng ban đêm, vừa bị bắn chết. Anh quan sát đám đông, thấy người ta vui với thi hài của một cô gái mới bị giết chết. Họ phì cười với điếu thuốc bốc khói nơi cửa mình cô ta nằm ngửa bên vệ đường. Anh liều mạng đến lấy điếu thuốc ra vứt đi. Người ta bu vào chưởi anh: Ê. Ð.M Ông thầy chùa muốn theo Việt Cộng hả? Một người lính địa phương quân đến túm lấy áo cà sa của anh. Y định đánh anh. Nhưng anh bình tỉnh nói: anh em không nên làm như thế với một người đã chết.. Tiếp theo là những tiếng chưởi thề rộn rã vang lên. Ð.M thầy chùa Việt Cộng! Anh bỏ đi, nhưng trong thâm tâm mình cảm thấy những người lính nầy đang tự làm cho họ thua trận. Anh buồn cả mấy ngày. Ðúng thế. Họ đã thua trận. Khi về chùa Quảng Trị, anh kể cho thầy Chánh Trực nghe. Người rầy anh một chặp. ''Nên tránh xa những việc như thế. Ách giữa đàng đừng mang vào cổ !''. Nhưng không hiểu sao Trời đặt trong lòng anh gánh nặng của tình yêu quê hương và đồng loại. Anh không thể làm ngơ trước những thảm cảnh như thế được, dù biết rằng mình dính vào cũng chẳng tốt đẹp chi.
Sau 1975, Việt Cộng lại độc ác hơn bằng nhiều cách khác, ngu xuẩn trăm lần hơn thế nữa. Việt Cộng đã đánh đập tàn bạo một em thiếu niên bị loạn trí trong nhà tù Nhà Bè, đó là em Mực, chỉ mới chừng 15, 16 tuổi. Mực bị nghi là CIA giả bộ điên. Mực bị ông cán bộ Mười Cư đánh từng chặp một dù hai chân, hai tay em đang bị xiềng. Ðây không phải tra tấn, chỉ đánh để biểu dương uy quyền của đảng CSVN mà thôi. Một em khác tên Tuấn, cũng bị tâm thần nặng; Việt Cộng cho là CIA nên bỏ đói liên tục. Tuấn đói quá lượm bất cứ cái gì cũng cho vô miệng. Nhưng ai cho Tuấn ăn là coi chừng mang tội nuôi CIA. Tuấn chết bên cạnh anh. Chết từ từ rất yên lặng. Anh được cán bộ cho phép lấy chiếu cuốn tuấn lại và đem chôn. Khi anh ôm Tuấn vào mình, em ấy vẫn còn nóng, nét mặt một người điên mà chết đói trông vẫn đẹp và thanh thản hơn những tay Việt Cộng nhiều; thanh thản hơn những người tù đang còn sống vẫn ngồi im. Trại giam Nhà Bè Có cán bộ Mười Cư và Hai Diên tàn bạo không thể tưởng. Thế nhưng cũng có những tay cảnh sát VNCH như Hứa Kỳ Huệ đã nịnh nọt cán bộ bằng cách hành hạ bạn cùng tù quá cỡ. Kẻ ác chắc chắn không bền lâu. Anh cũng xác quyết rằng những kẻ nầy đang tự làm cho họ thua trận. Bây giờ họ đang thua. Dù đã dấn thân vào những việc đời đầy oan nghiệt, anh cho rằng mình may mắn được trải qua những hoàn cảnh như thế bên cạnh người sống cũng như người chết. Những biến cố ấy trở nên tiếng khóc lâu dài trong tâm thức anh đến ngày hôm nay, một tiếng khóc thăm thẳm trong linh hồn anh khi mình còn yêu thương đồng loại.
Ði tu hay không đi tu vẫn làm con người. Người Âu Châu trưởng thành hơn chúng ta về ý thức quyền con người. Chúng ta thường kiêu hãnh những bốn ngàn năm văn hóa. Nhưng chúng ta chưa thật sự tôn trọng những người có quan niệm sống khác mình. Anh nghĩ rằng người nào đã thừa hưởng một chiều sâu văn hóa của bốn ngàn năm chắc dễ cảm thông, dễ khiêm tốn hơn chứ không kiêu căng, tự phụ như Thúc đâu. Theo Thúc, bất cứ ai không thể nào đi tu được nữa, họ phải làm gì để khỏi bị em chê? Tại sao Thúc coi thường những người chỉ vì không tu được mà trở về sống bình thường? Thúc là gì? Là ai? Thúc đã sống trong sạch hơn các cựu tu sỹ ở những điểm nào? Họ không đi tu nữa và có vợ có con thì xấu hơn Thúc có vợ có con hay sao? Theo Kinh Thánh, người có vợ con đàng hoàng vẫn tốt hơn người sống độc thân mà để lửa tình un đốt bất chính. Kẻ đi tu một lần rồi trở về vẫn đáng trọng như bao nhiêu người khác. Kinh Thánh dạy rằng người ưa nhạo báng, kiêu căng hay đi theo mưu kế của kẻ dữ. Lòng họ chứa đầy sự tối tăm và cứng cỏi, Nếu không kịp ăn năn quay về với Ơn Tha Thứ của Thiên Chúa để được đổi mới trong tâm hồn, họ sẽ mang theo các thứ ấy xuống âm phủ để phải trả giá của chúng sau khi đã chết. Anh mơ ước rằng linh hồn Thúc, linh hồn vợ con Thúc, linh hồn tất cả chúng ta đều được gặp nhau trong Nước Chúa sau khi mình rời khỏi miền đất đầy thử thách, đầy cạm bẫy nầy. Ðức Chúa Trời dựng nên thiên dàng cho người biết ăn năn hối cãi, Người cũng dựng nên địa ngục cho người ham thích sự ác. Muốn vào thiên đường hay vào địa ngục là quyền quyết định của chúng ta. Ai là người tự cho mình đủ khả năng tu hành trong sạch để vào nước thiên đường? Trần gian nầy không ai có thể tự làm sạch tội lỗi của mình. Ngược lại những người trong Phật Giáo tin rằng họ tự làm sạch tội lỗi của họ. Ai tự làm sạch được tội lỗi của mình đều rất đáng kính. Tiếc thay anh chưa hề gặp người đó. Khi Ðức Phật đang thuyết pháp, Người bị người anh chú bác ruột là Ðề Bà Ðạt Ða cho voi đẩy đá từ trên núi xuống. Ðầu gối Người đã bị thương. Các đệ tử hỏi Ðức Phật vì lý do gì mà Người phải bị như thế? Ðức Phật trả lời rằng ''Ta còn một số nghiệp chưa dứt.''. Ðây cũng là một điều đặc biệt khác nhau giữa Ðức Chúa và Ðức Phật. Nếu chúng ta chân thành tìm hiểu, chắc chắn sẽ học được nhiều điều bổ ích. Nếu ai cứ giữ thành kiến tôn giáo để kích bác nhau, chắc chắn sẽ làm vui lòng ma quỷ.
Tôi đang biết anh đang viết quyển đối thoại với một phật tử vì sao anh theo chúa? Xù phật. Tôi không mong đọc quyển sách nầy xin anh đừng gởi. Nhưng có một điều xin anh đừng quên. Ai đã tạo cho anh có một kiến thức như ngày hôm nay? Nếu không muốn nói là nhờ cửa chùa rộng mở? Nhà dì dượng chín mười người con. Anh chưa lớn để đủ tuổi tập kết như Nguyễn Ðạo Hoàn. Anh không giỏi hơn anh qua. Một thời quân dịch rồi làm tài xế. Nguyễn Ðạo Uynh Biệt Kích rồi thợ sửa máy. Ðạo trừơng nghĩa quân. Thế thì Nguyễn Ðạo Uỷ cũng chỉ trong vòng lẩn quẩn đó thôi. Ðiều kiện nào đã vươn lên khi gia đình không đủ ăn, ở đời chẳng mấy ai thích anh ''Lừa thầy phản đạo''. Viết tới đây mới thấm thía 2 vần thơ của cụ Tri tiên sinh:
''Nhà kia lỗi đạo con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chưởi chồng''
Nguyễn đạo Hoàn mở miệng ông không nuôi tôi ngày nào. Mầy đem ông về bên ấy kẻo con gái tao lớn rồi sợ ... Chưa có ai mất dạy hơn thế nữa.
Thúc cho rằng thái độ vô lễ, xấc xược của Hoàn là chưa có ai mất dạy hơn thế nữa. Không đúng đâu! Trong chế độ cộng sản, đời sống văn hóa, kinh tế, luân lý đạo đức đã bị đảo ngược. Báo chí Cộng Sản mấy năm trước đây luôn chủ trương xấu che tốt khoe. Nay tình trạng luân lý đạo đức suy đồi một cách khủng khiếp, họ không còn che nổi nữa. Ngày nay báo chí cộng sản đã đăng nhan nhãn những chuyện xấu xa hơn nhiều. Ðứa con nghiện ngập ở Bình Chánh đã giết cha, đánh gục mẹ để lấy tiền đi chích. Tình trạng nghiện ngập đã đẩy tuổi trẻ vào đường cùng phải làm bậy bạ là việc bình thường ở Việt Nam ngày nay. Người cha thôn quê ở Hốc Môn đã ăn ở với bốn đứa con gái của mình. Nạn hiếp dâm trẻ em gia tăng khủng khiếp ở Việt Nam. Những đứa con ông lớn bà lớn đã lấy tiền tham nhủng của cha mẹ đi mua sắm những phương tiện cướp của giết người rất tối tân. Nạn cướp của giết người, trấn lột đã trở nên thông thường trong xã hội cộng sản. Bịnh viện Từ Dũ đã từng được đổi tên là Xưởng Ðẻ thành phố, nơi đây mỗi ngày có hàng trăm xác hài nhi nạo thai bị bỏ vào đống rác chở lên Hốc Môn làm phân. Người ta tìm ra hàng trăm xác hài nhi trong các thùng rác bịnh viện. Sự việc xẩy ra công khai đến nỗi báo chí Cộng Sản không còn che giấu được nữa. Anh có mang bài báo nầy ra nước ngoài, và đang giữ trong tay. Trong bịnh viện Từ Dũ, Việt Cộng đã có chương trình cãi thiện kinh tế cho cán bộ. Họ nuôi heo và cho heo ăn xác hài nhi, nhau người... Việc nầy người Sài Gòn biết rất rõ. Tính ưu việt của chủ nghĩa Vô thần, duy vật là thế đó!
Viết cho anh đoạn thư nầy, Thúc đã cho anh là kẻ ''Lừa thầy phản đạo''. Anh buồn, vì em đã xếp anh vào loại người bội bạc như thế, nhưng anh biết mình là ai, đạo là gì, và mình đã làm gì cho thầy cho bạn, cho giáo hội, cho quê nhà. Khi em khôn lớn thêm, em còn cơ hội để hiểu biết thêm. Sự hiểu biết của em hiện nay còn quá ít. Anh lấy tình thương mà viết thêm cho em đôi lời. Gieo hạt giống khôn ngoan vào đầu người thiểu trí không bao giờ uổng phí. Gieo hạt giống lương thiện cho kẻ ác bao giờ cũng cần. Ðoạn thư nầy em cũng cho anh một cảm tưởng rằng em là người được sinh ra trong nhung lụa, được ăn học nên người mà không thọ ơn ai cả. Còn cả gia đình cha mẹ anh em của anh đều nghèo khổ thiếu ăn; không làm sao có điều kiện học tập để được nên người như Thúc. Gia đình anh nghèo đến nỗi anh Cảnh một thời quân dịch rồi làm tài xế. Nguyễn Ðạo Uynh Biệt Kích rồi thợ sửa máy. Ðạo trừơng nghĩa quân. Riêng anh, nhờ cơm chùa mới có một kiến thức như ngày hôm nay. Cả gia đình anh đều là thứ lỗi đạo con khinh bố, vợ chưởi chồng. Câu văn của Thúc khá cụ thể khi diễn tả ý tưởng nầy khiến anh có cảm tưởng như em đã hàm ý cho rằng cha mẹ của anh cũng chẳng ra gì mới sinh ra một bầy con vô giáo dục như thế. Thúc tỏ ra hiên ngang khi dùng lời hạ nhục những kẻ đáng kính trọng và có vai vế cao hơn cha mẹ mình. Chắc chắn Thúc còn nhớ vào những ngày cuối cùng được phỏng vấn tại Saigòn năm 1994, Thúc nhờ anh cho mượn một số tiền khá lớn để giải quyết trót lọt hồ sơ. Tại sao lúc đó Thúc tỏ ra thiết tha mềm mại với anh như thế?
Thúc ạ, bản thân em cũng là một đứa trẻ lớn lên ở thôn quê. Nhưng nhà em không có trâu, cho nên Thúc không đi chăn trâu. Có thể Thúc cho rằng vì không đi chăn trâu nên em là người đạo đức hơn, sang trọng hơn anh? Nhờ không chăn trâu nên Thúc có bằng tú tài để đi học trường sỹ quan Thủ Ðức phải không? Ðối với Thúc, như thế là quá khôn sáng quá giàu sang rồi sao? Ðọc thư Thúc, anh nghĩ chú cũng vong bản như 2 người Cộng Sản Hoàn và Thắng. Sự hiểu biết hạn hẹp của Thúc không có gì đáng trách. Nhưng tấm lòng của chú khi nhìn vào hoàn cảnh của gia đình anh đã khiến cho anh cảm thấy xấu hỗ và tội nghiệp cho Thúc. Việc anh ăn cơm chùa và thọ ơn chùa như thế nào, anh đã viết cho em phần trên. Lâu nay Thúc không hiểu và cũng không có tư cách gì để mà đặt vấn đề ơn nghĩa với anh ở đây. Nếu Thúc là một Phật Tử chính cống, thì lá thư của Thúc đã chứng tỏ thúc coi rẽ những lời dạy của Ðức Từ Bi. Lòng từ bi không đòi ơn nghĩa, nhưng luôn muôn thi ân bố đức. Thúc đã đi quá lạm. Thúc cảm thấy thích thú lắm để mạt sát anh em mình khi họ đang gặp hoàn cảnh khó khăn, cô thế. Thúc còn nói phạm đến cha mẹ của anh là những người mà rất được cha mẹ Thúc kính trọng trong đại gia tộc. Dì và Dượng không sinh nhiều con như cha mẹ anh. Nhưng cũng có những khó khăn rất lớn về con cái, và đã từng ẳm một đứa con gái bịnh nặng, bại và mù mắt rất đau đớn vào ở trong nhà anh hàng tháng để nhờ ông thầy cúng trị bịnh. Sau nầy cô ấy vẫn bị bịnh và chết cháy vì chiến tranh mà ai cũng thương khóc. Các chú, các em cũng không ai được ăn học đầy đủ. Bản thân Thúc cũng chỉ học xong trung học. Anh nghe Thúc nói là chú đã vào tới đại học. Có đúng như thế không? Ðại học gì mà đạo tạo ra một cái đầu kém cỏi, một trái tim hẹp hòi không biết trơ trẻn như thế? Gia đình Dì, Dượng cũng nhà nông như gia đình anh. Ba Thúc làm thêm nghề thợ nề. Cả nhà đều chăm chỉ làm quạt giấy, làm gióng bằng dây kẽm gai để sống qua ngày như hàng ngàn dân quê khác. Những ngày anh ở chùa, anh đi dạy học có lương, khi về thăm Dì, anh vẫn chia xẻ những thiếu thốn với Dì. Những khi giặc giã, Dì cũng giúp lại các anh chị trong Cổ Lũy. Tình cảm hai gia đình thật là quý hóa vì rất gần gũi nhau.
Sau 30.4.75, dưới chế độ cộng sản chúng ta ít có cơ hội thăm viếng nhau. Nghe nói trong thời kỳ ra khỏi trại học tập cải tạo, Thúc chịu khó làm ăn dưới chế độ cộng sản lắm, nhưng một hai lần anh về thăm quê đều không gặp em. Anh vẫn thăm Dì Dượng, và bỏ vào túi Dì Duợng tiền mua trầu hút thuốc và anh cũng không quên chia xẻ những gì mình có với các cháu ruột của Thúc như vợ chồng Sương, Chiến. Tình cảm gia tộc là động cơ của mọi hành vi thăm viếng, chia xẻ với người bà con thân thuộc trong lòng anh. Trừ anh Hoàn, là một người theo Cộng Sản mà quên tình nghĩa gia đình. Có thể người cộng sản chịu nghèo quá lâu, đến khi thấy chút của cải còn lại trong xã hội miền Nam, họ bị lòa mắt và mù lòng nên quên cả tình nghĩa ruột thịt. Giống như một người đói thấy thức ăn ngon. Giống như người nghèo lâu ngày bỗng gặp may làm ăn khá ra một chút, hắn nói phách lối theo cái kiểu của một người chưa biết nghèo là gì cả để che giấu cái mặc cảm tự ty về quá khứ. Giống như những Việt Kiều ở Tây, ở Mỹ về thăm quê cứ hiêu hiêu tỏ ra ta đây giàu sang, văn minh, học thức. Khi hỏi ra mới biết họ làm nghề lau bàn quét bụi, chùi rửa cầu tiêu, nhưng hơn người Việt trong nước ở chỗ là họ có tiền mua xe hơi, có tiền về thăm nước Việt. Thúc giống như trường hợp thứ tư nầy.
Tại Việt Nam vẫn có những người cộng sản còn biết ít nhiều về hiếu thảo với cha mẹ, thương kính họ hàng. Cộng Sản chưa tiêu diệt hết những hạt giống Việt Ðạo trong tất cả đảng viên của nó đâu. Anh Cảnh là người chống cộng, khi còn sống cũng thường đến với Dì. Cả gia đình anh vì mồ côi mẹ nên xem Dì là Mẹ, vì Dì giống Mẹ như hai chị em sinh đôi. Những ngày chiến tranh, anh được làm công tác cứu trợ, anh đưa cả gia đình Dì và các em vào Ðà Nẵng tạm cư, chia cơm xẻ áo với nhau. Dượng không vào được nên chú Hữu đã về tìm cha mà bị Cộng Sản sát hại. Sau 1975, anh Cảnh trong nầy cũng vì lam lũ kiếm sống mà bị tai nạn rồi chết. Hai gia đình chúng ta chẳng có ai giầu hơn ai. Nhưng tùy mỗi giai đoạn rủi may, hưng thịnh, bữa no bữa đói như hàng vạn dân làng. Phúc lớn cho hai gia đình chúng ta là số người thân chết trong chiến tranh rất ít. Chúng ta là người được sống sót cho đến ngày hôm nay. Thúc đừng vơ cả gia đình anh mà bỏ vào một cái xó cơ hàn bần khốn, thất học, và riêng anh thì Thúc cho là ''Lừa thầy phản đạo''. Con mắt Thúc nhìn anh như thế chỉ đủ chứng minh cho tấm lòng hẹp hòi, thiễn cận của Thúc mà thôi.
Nghèo không phải là một điều xấu. Giầu chưa hẳn đã tốt hết..Thúc nên nhớ rằng kiến thức và kinh nghiệm sống không hoàn toàn dựa trên miếng ăn nuốt trôi vào bao tử, mà còn ý chí vươn lên, lòng ham hiểu biết và nắm bắt những cơ hội một cách chính đáng. Có rất nhiều người nghèo đã học hành thành đạt. Cũng có không ít người giàu mà vẫn thất học. Bản thânThúc chưa phải là một người có học. Giá trị của chữ nghĩa và bằng cấp chưa bằng giá trị về đạo nghĩa mà trong người bình dân cũng không thiếu. Bộ não và trái tim con người do trời ban cho, nhưng làm cho hai thứ ấy trở nên có giá trị giữa cuộc đời thì con người phải góp phần trách nhiệm sau khi đã được sanh ra. Nếu anh không ở chùa, chắc chắn anh cũng không ngu hơn bây giờ. Anh được đi học không chỉ nhờ nhà chùa. Anh đã bị mất học một thời gian 4 năm sau khi đi tu. Vì đi tu thì phải làm việc đạo nhiều hơn học đời. Vào chùa là phải nghỉ học để làm việc rất cực nhọc. Anh ra khỏi chùa vẫn cứ đi học. Nếu cố tình lợi dụng chiếc áo thầy tu thì anh có nhiều cơ hội lắm, rất nhiều cơ hội để lợi dụng. Nhưng vì tha thiết đi tìm chân lý mà anh từ bỏ mọi quyền lợi của một vị Ðại Ðức, chứ không phải lừa thầy phản đạo để theo một cái gì khác ngon lành, lợi lộc hơn. Cũng có những người ăn cơm chùa từ khi còn rất nhỏ, nhưng trí óc thuộc loại độn căn; học thêm một chữ là đã quên đi hai chữ, vì thế khi lớn lên chỉ ở trong chùa, dù rất muốn ra đời cũng không dám ra. Ngày nay những người ấy trở thành bậc sa môn. Chễm chệ làm ông thầy. Chỉ ngồi niệm hai chữ Nam Mô là cả vạn người cúi đầu nghe theo dâng đầy tiền của. Tu lâu là phải thành sư cụ. Anh bước ra khỏi chùa để sống thật với con người mình hơn. Anh ra khỏi chùa để học tiếp những gì mình cần hiểu biết mà nhà chùa không có. Anh hiểu rằng:
Phật tại thế gian = Phật ở giữa thế gian
Bất ly thế gian giác = Không lìa thế gian mà giác ngộ
Ly thế mịch bồ đề = Lìa thế gian để tìm quả Bồ Ðề
Ư như cầu thố giác. = Giống như đi tìm sừng thỏ.
Nhận thức về đạo, quả là mênh mông. Sống chân thật với đạo, lại càng bát ngát hơn nữa. Tiếc thay những kẻ tiểu tâm, thiểu học cứ hiêu hiêu tự đắc mà không biết gì về sự ngu dốt của chính mình. Ðối với anh, chân lý không phải chữ méo chữ tròn trong sách vở. Chân lý là sự sống. Có thể nó ở ngay trong mình, nhưng mình không thấy nên phải mất công tìm Kiếm. Có thể nó không bao giờ ở trong mình vì mình đã lạc đường ra khỏi chân lý từ trong bản chất tội lỗi của tổ tiên, ngày nay lại còn gian ngoa hơn tiên tổ nữa. Miệng càng ưa nói phét, lòng càng xa chân lý. Tuy nhiên không ai cấm mình khát khao kiếm tìm chân lý. Kẻ đi tìm chân lý thường phải trả cái gía đau thương của họ để đến mục đích. Giống như Ðức thích Ca đã hy sinh ngôi báu, tình phụ tử, vợ đẹp con thơ. Người hy sinh cả một gia đình cao quý mà Người cho rằng đó không phải là hạnh phúc vĩnh cửu. Nhưng vua cha Tịnh Phạn cùng người vợ đẹp và đứa con thơ của Người cho rằng cha con, vợ chồng phải được gần gũi chăm sóc nhau để có hạnh phúc. Ðối với những bậc thầy của người như năm anh em Kiều Trần Như, Ác Bệ, Bạc Ðà ... người cũng lìa bỏ khi nhận ra rằng những người nầy không dạy cho mình chánh đạo. Ngược lại thái tử Tất Ðạt Ða đã cho rằng các anh em Kiều Trần Như là tà đạo sau sáu năm Thái Tử đã đích thân học theo giáo lý của họ. Không có một chân lý nào mà không phải trả cái giá của nó. Cái giá mà anh phải trả đó là một sự dấn thân đi tìm kiếm. Khi đã tìm kiếm mà chỉ thấy những điều sai lầm thì đành chịu sự mất mát bạn bè, bị hiểu lầm, bị xuyên tạc bởi những kẻ tiểu tâm, hoặc những kẻ hiểu biết chưa chín chắn. Kẻ thất học chưa hẳn là kẻ dốt. Có người học đâu đậu đó, học thuộc lòng tất cả các bài giáo khoa để thi lấy bằng, nhưng đầu óc vẫn dốt. Vì trí nhớ khác với trí khôn.
Anh tin Chúa trong hoàn cảnh bị Cộng Sản khủng bố, chứ không phải tin Chúa để kiếm mùng mền cơm gạo như nhiều người Việt Nam trong thời chiến tranh. Những người Việt Nam đã theo Chúa vì muốn có hàng viện trợ của Mỹ ngày xưa chẳng có phước hạnh gì hơn. Những kẻ lừa phỉnh Ðạo Chúa để kiếm ăn, sau đó quay về với đạo cũ của mình thì cũng không phải nhờ vậy mà trở thành những người chân chính bao giờ. Những người còn ôm cứng tôn giáo của mình trong tay để xuyên tạc tôn giáo khác cũng không phải là người đói khát chân lý mà chỉ đói khát tỵ hiềm và lòng ganh ghét. Khi em nói tới chữ lừa thầy phản đạo là đã bày tỏ cả một tinh thần hẹp hòi, nông cạn, không hiểu gì về ý nghĩa của đạo. Anh phải nhắc lại một lần nữa rằng chính Ðức Thích Ca cũng đã mang tiếng lừa thầy phản đạo sau khi rời bỏ con đường tu khổ hạnh với năm anh em Kiều Trần Như, Ác Bệ, Bạc Ðà... Một trong những lý do mà nhóm thầy tu Biệt Phái (Pha-ri-si) kết án Chúa Jesus để đóng đinh Người cũng là vì họ cho rằng Chúa Jessu đã hủy bỏ truyền thống có sẵn trong đạo Do Thái (phản đạo)!
Anh thiết nghĩ đối với một người anh em như Thúc, nếu anh viết nhiều quá, em khó tiêu hóa nổi. Vậy bất cứ điều gì em không thể hiểu hết, hay không đồng ý, cứ viết thẳng cho anh. Anh rất vui để chia xẻ với em những thắc mắc thành thật. Mẹ cha đã dạy con rằng: Học thầy chớ tầy học bạn. Học bạn cũng mạnh dạn học anh em. Học anh em cũng làm quen học xã hội. Học xã hội cũng lặn lội về học vợ con. Học vợ con vẫn còn học chắt chít.... đến khi nhắm mắt mới thôi học.