Sau 30.4.1975, lần lượt mọi tầng lớp dân chúng đã mở mắt. Họ nhìn thấy tường tận sự lừa dối gian ngoa của anh Việt Cộng. Người chiến sỹ du kích mới hôm nào xin cơm nguội của họ vào nửa đêm, bây giờ vênh vang làm ông bí thư xã, ông công an khu vực, ông chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp... Ðầy hống hách, đam mê sự thù hận một cách tối tăm. Họ tham lam, độc đoán; lúc nào mở miệng ra cũng Ðảng và Bác, cũng Mác và Lê...Trong tay luôn thủ khẩu súng và cái còng, sẵn sàng xiết cổ bất cứ ai có dấu hiệu bất đồng chính kiến với mình. Chính cái bộ mặt thật của anh Việt Cộng đã lộ nguyên hình như thế, dân chúng đã mở mắt và nhớ về anh lính VNCH ngày xưa. Dần dần họ tự tìm ra câu trả lời cho tình cảm của chính họ giữa hai miền Nam & Bắc phân chia. Người chiến sỹ miền Nam buông súng đầu hàng khi còn vũ khí ấy cũng là những con người không quyết chí sống mái tranh chấp, những con người không hiếu chiến. Anh ta thà chấp nhận chịu nhục buông súng ra đi chứ không chấp nhận giết, giết để thắng, vì bản chất của anh ta hiếu hòa chứ không phải là cuồng sát như anh Việt Cộng miền Bắc. Người sỹ quan quân lực VNCH không hiếu chiến đã chịu buông súng và chấp nhận đầu hàng để hy vọng một sự hòa giải. Từ ý niệm hòa giải mơ hồ đến thực tế thua trận phụ phàng. Người sỹ quan quân lực VNCH nay đã thực chứng về tội ác cộng sản một cách tận tường, đồng thời cũng thực chứng được cái hậu quả căn bịnh chính trị bè phái cục bộ của những nhà lãnh đạo chính phủ bên trên của mình.
Trong trại học tập cải tạo, anh ta đã thấm thía nhớ lại ngày còn vũ khí trong tay như hỗ nhớ rừng. Nhưng nếu người sỹ quan ấy chỉ uất ức mà không mở mắt ra để dấn thân vào một trận chiến ý thức hệ và bảo vệ văn hóa, truyền thống, đạo đức dân tộc thì thật là vô cùng đáng tiếc và đáng trách. Người chiến sỹ quân lực VNCH dù đã chiến đấu oai hùng đến mấy cũng đành bó tay trước những đường lối chính trị kém cỏi, hẹp hòi nơi những người cầm đầu chính phủ của họ; nơi những nhà lãnh đạo tôn giáo đầy phàm tục của họ. Chỉ mất một phần tư thế kỷ mà toàn dân đã mở mắt thấy được con quỷ đỏ Cộng Sản, thế thì chúng ta đừng giữ mãi thói quen hẹp hòi kháu ó nhau nữa. Hãy kịp thời nắm lấy cơ hội với toàn dân trong nước. Toàn dân cũng đã trải qua một sự thực chứng như vậy suốt 25 năm qua. Dù bị kềm kẹp dưới chế độ cộng sản sau lớp sơn mầu đỏ, gọi là học tập cải tạo, không có gì quí hơn độc lập tự do, nhưng càng đau khổ vì cộng sản, tình cảm người dân lại quay về với anh lính VNCH. Dù một thiểu số lính kiểng đã làm cho quân lực VNCH bị mang tiếng vừa chiến đấu vừa nhảy đầm, nhưng hàng triệu chiến sỹ đã từng chiến thắng, đã từng hy sinh trong trận mạc suốt mấy chục năm; nay được dân nhớ lại mà cảm thấy dễ thương hơn anh Việt Cộng khát máu tham tàn đang cướp bóc, hành hạ mình. Bây giờ hai hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa và người lính Việt Cộng tương phản nhau rất rõ trong lòng người dân. Một người lính VNCH mặc đồ đẹp, không hiếu chiến nên đành thua trận, ra đi xa lìa quê hương đất tổ, hoặc bị tù đày, hoặc chịu tật nguyền nghèo khổ đến tận cùng. Một người lính Việt Cộng có kỷ luật, ốm o, xơ xác từng ngửa tay xin cơm nguội đồng bào để chiến đấu kiên trì với cây súng Liên Xô; nay trở nên mập mạp đẫy đà ngồi trong những chiếc xe đắt tiền luôn có người kè kè bảo vệ, suốt ngày nhân danh Ðảng và Bác để bóc lột, cướp của và sẵn sàng tiêu diệt bất cứ ai dám chỉ trích mình. Trước mắt người dân, đây là một hình ảnh rất dễ ghét ! Ðáng khinh! Ðáng nguyền rủa nhất trong lịch sử từ trước đến nay!
Sách Nho nói rằng có người lớn lên là có trí thông minh hiểu biết, có người phải học mới hiểu biết, có người nhờ dấn thân hành động mà hiểu biết, và có khi nhờ đau khổ mà hiểu biết. Tựu chung, hiểu biết bằng cách nào cũng có giá trị cả. Nhân sinh nhi tri chi, học nhi tri chi, hành nhi tri chi, khốn nhi tri chi; cập kỳ tri giả như giả. (Anh không thuộc câu chữ Nho nên sợ viết sai, nếu chú có sách tham khảo thì sửa lại dùm). Vậy những người Việt Nam ngày trước không hiểu sự gian ác của Cộng Sản, nay trải qua những kềm kẹp khổ đau dưới chế độ cộng sản mới hiểu; sự hiểu biết ấy cũng là đáng quý. Người Việt Nam ở trong nước đã hiểu rõ, nhưng phải có người Việt Nam ở hải ngoại cũng cần hiểu và cần đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh chung. Chúng ta chưa cần nói đến một cuộc vũ trang chống cộng, nhưng thiết thực nhất là bày tỏ thái độ xa lánh lũ quỷ đỏ để khỏi bị sập bẩy nguỵ ngoại giao, nguỵ văn hóa nhằm mục đích lường gạt kiếm ngoại tệ của bọn Việt cộng trá hình Việt kiều núp trong guồng máy các văn phòng đại sứ việt cộng trên nhiều nước. Khi chúng ta nhận thức rành mạch giữa bạn và địch, chắc chắn lũ quỷ đỏ phải gặp nhiều lúng túng ngay trên đấu trường dư luận quốc tế. Ngày nay bộ mặt tà đạo của cộng sản không còn che giấu được nữa. Nhưng chúng ta phải có con mắt biết nhận diện chúng, vì chúng còn ngụy trang một cách vô liêm sỹ.
Tháng 3 năm 1999, tại Nhà Văn Hóa Berlin, Việt Cộng đã lợi dụng một diễn đàn Hội Nghị quốc Tế về Văn Hóa Việt Nam để tuyên truyền đường lối kêu gọi đầu tư. Trong buổi khai mạc Hội Nghị, có ông Lê Kinh Tài, đại sứ Việt cộng tại nước Ðức đến phát biểu. Anh đã nêu vài câu hỏi nhằm lột mặt nạ đảng CSVN. Chỉ vài câu hỏi trúng tim đen, Lê Kinh Tài đã đỏ mặt tía tai hù dọa anh ngay trước một diễn đàn quốc tế. Ðó, bản cất ngoại giao phi nghĩa của chúng đã mất hết nhuệ khí, chỉ cần khui ra một chút bản mặt của chúng là chúng lòi chành con ác quỷ ra ngay. Dù đứng trước một diễn đàn quốc tế, Lê Kinh Tài vẫn để lộ cả bộ mặt con quỷ đỏ. Hàng trăm tham dự viên Hội Thảo đã cười ồ khiến cho đại sứ Việt cộng không kịp chui mặt xuống đất sau khi đã bí lối không trả lời được các câu hỏi thực tế của anh. Ðài phát thanh Multyculty của Berlin đã phát nguyên bài phát biểu của anh. Bọn cán bộ sứ quán vào trại tỵ nạn hăm dọa anh.
Rất nhiều lần anh được nói chuyện với những người CSVN tại nước Ðức nầy. Hầu hết những người CSVN đều cho rằng họ đã chiến thắng cuộc chiến thật là anh hùng. Nhưng anh nói với họ rằng kẻ chấp nhận thua trận mới là anh hùng. Tiêu biểu nhất là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có thừa vũ khí, thừa sức mạnh nhân tài vật lực để đè bẹp CS Bắc Việt trong vòng một thời gian rất ngắn. Nhưng nếu Hoa Kỳ làm thế, Nga và Trung Cộng trực tiếp nhảy vào trực tiếp và cuộc chiến có thể trở nên thê thảm hơn nhiều. Nhưng Hoa Kỳ đã không làm, vì họ muốn chiến thắng bằng chính nghĩa tự do và chính trị dân chủ. Khi nhận thức rằng CSVN hiếu chiến, khát máu như đỉa đói trong khi các chính phủ miền Nam không có khả năng làm cho dân mình biết rõ hiểm họa cộng sản. Nếu Hoa Kỳ đánh thắng Bắc Việt bằng quân sự thì VNCH vẫn không đủ khả năng tự bảo vệ mình. Chẳng lẽ Hoa Kỳ cứ tiếp tục ôm cục nợ máu cho VNCH một cách vô định trên một mặt trận quân sự nhỏ? Hoa Kỳ đã chấp nhận mang tiếng thua CSVN trên mặt trận quân sự nhỏ để đầu tư vào một cuộc chiến ý thức hệ toàn cầu. Họ đã chiến thắng bậc thầy của CSVN bằng chính trị, khoa học và ngoại giao trên một bình diện rộng lớn hơn nhiều mà không tốn xương máu của con em họ. Vậy kẻ mạnh mà chịu thua kẻ cuồng sát mới là anh hùng. Trong tiềm thức quần chúng Hoa Kỳ có đức tin và tinh thần hòa bình, do đó họ đã biểu tình đòi hỏi chính phủ của họ ngưng tham chiến tại Việt Nam. Có thể khi đó dân chúng và chính phủ Hoa Kỳ rất đau xót vì phải chịu thua trận và mang tiếng bỏ rơi đồng minh VNCH, nhưng một sức mạnh vô hình đã buộc họ chịu thua khẩu súng. Theo anh, Hoa Kỳ đã chịu thua khẩu súng như thế mới là anh hùng vĩnh viễn, còn CSVN dùng khẩu súng của Liên Xô và Trung Cộng đem thí mạng cùi hàng triệu người để chiến thắng VNCH, nhưng sau cùng là tự làm bại lộ sự gian ác hiếu chiến của mình mà thôi. Dần dần thế giới phải công nhận rằng Mỹ rút lui khỏi cuộc chiến Việt Nam là một thái độ can đảm, sáng suốt. Cũng nhờ vậy mà dân tộc Việt Nam ngày nay hiểu rõ tội ác cộng sản. Nhưng VNCH có ý thức được để học bài học của mình hay không, đó là quyền của VNCH. Không có một em bé Châu Phi nào tước đoạt cái quyền đó trong tim, trong trí chúng ta đâu. Dân tộc Việt Nam phải chịu trách nhiệm đấu tranh cho mình trước. Khi anh nói như thế, những người CSVN tại nước Ðức nầy đã nhận ra rằng sự chiến thắng ngu dốt tham tàn của họ đang kết án họ càng ngày càng nghiêm khắc hơn. Vậy, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, ai là người cần phải học bài học thua và thắng?
Người lính VNCH là kẻ thua trận phải bỏ chạy chưa phải là xấu. Ai chưa biết ý nghĩa của sự chiến bại mà vẫn khoe tài khoe chữ, khoe công mới là đáng buồn. Ai chiến thắng mà không hề chiến bại? Ai nên khôn mà không khốn một lần? Ngày nay, sau một phần tư thế kỷ, bài học hơn thua của lịch sử đang cho chúng ta một tia sáng soi rọi vào cánh cửa phúc lành cho một dân tộc. Ðó là việc đầu hàng của tướng Dương Văn Minh. Nếu tướng Dương Văn Minh không chịu đầu hàng, tình hình lúc đó cũng không có gì thay đổi được. Thái độ hiếu chiến của cộng sản Bắc Việt không có lực cản. Nếu tinh thần chiến đấu của chiến sỹ VNCH còn duy trì tại miền Nam thêm một thời gian nữa, anh nghĩ rằng nhiều thành phố Miền Nam chắc cũng đã bị san bằng như Quảng Trị, An Lộc và hàng triệu dân vô tội bị chôn vùi, chỉ gây thêm hàng trăm nấm mồ tập thể như tết Mậu Thân mà thôi. Thái độ buông súng của quân đội miền Nam đã cứu sống hàng triệu con người. Sự kiện những thành phố miền Nam được bảo tồn nguyên vẹn là nhờ quân đội VNCH tự chấm dứt chiến đấu. Sau nầy lịch sử sẽ dành cho quân lực VNCH một sự cảm mến, một sự khâm phục, vì họ thà chấp nhận thua để khỏi phí xương máu và tài sản của toàn dân. Trời cũng yêu quí những con người chịu thua trận để cứu mạng sống đồng bào mình hơn là chỉ biết say máu căm thù như Cộng Sản. Sự nhịn nhục của kẻ chấp nhận thua trận sẽ được bù lại bằng phước lành và tiếng thơm vĩnh cữu. Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Sau khi Cộng Sản vào tiếp thu một miền Nam nguyên vẹn, tiêu biểu nhất là thành phố Sài Gòn trù phú, họ đã làm được những gì? Họ đã cướp bóc, trấn lột. Hàng ngàn đoàn xe chuyền của cải ra Bắc. Họ đã tháo gỡ lầu đài, dọn sạch các cao ốc. Họ ép dân đi kinh tế mới, đưa dân ra biển để tịch thu nhà, chia nhau của cướp ngang xương. Sài Gòn trở nên thành phố không điện, không nước, thiếu gạo, không chợ búa. Khách sạn cũng thành nhà tù. Ðầy dẫy sự sợ hãi, sự rình mò...Những xâu còng thép móng ngựa chất đầy các chốt công an. Người dân còn lại bị đày đi lao động xã hội chủ nghĩa như đào hồ Kỳ Hòa, Ðầm Sen, Cần Giuộc, kênh mương nông trường Dầu Tiếng, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Cội. v.v. Hơn cả triệu người Sài Gòn và vùng lân cận đã phải vượt biên trong thập tử nhất sinh! Nông dân bị lùa vào hợp tác xã nông nghiệp dưới cái gông lao động tập thể mà khẩu phần là vài củ khoai lang mỗi ngày. Sau đó cả nước đã bị nghèo đói kiệt quệ. Sự thiếu thốn đã lột trần từ Bắc chí Nam. Trong khi đó chính những người đầu hàng ra đi lại gởi hàng triệu thùng quà, thuốc tây, quần áo, bột ngọt về nuôi sống dân mình. Chưa ai có thể thống kê nổi số hàng hóa, thuốc men, thực phẩm và đô la mà người vượt biên gởi về vừa nuôi, vừa cứu sống biết bao nhiêu triệu gia đình quốc gia và cộng sản kể từ 1978 đến nay.
Ngày nay CSVN tham nhũng mập ú nù, nhưng Việt Kiều hải ngoại vẫn gởi hàng tỷ đô la về nuôi bà con mình và gián tiếp giúp cho chế độ gian ác nầy được tiếp tục đứng vững. Khi viết đến đây, anh nghe quê nhà đang xẩy ra một trận lũ lớn nhất từ 75 năm qua tại miền trung Bình Ðịnh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Ðà Nẵng, Huế, Quảng trị, Quảng bình Thanh Hóa. Làng anh có gia đình ông Nguyễn Gia Trường, một sỹ quan bị đi học tập cải tạo đến nỗi thành một người thủng và bại liệt, được Cộng Sản cho cáng về nhà để chết bên cạnh mẹ già vợ trẻ. Nhưng sau đó được sự chăm sóc của người vợ hiền, anh Trường khỏe lại và đã vượt biên. Mấy năm nay chính quyền Cộng Sản trong làng Cổ Lũy đã xin anh Trường nhiều ngàn đô la để xây trường học. Nay gặp trận lũ lớn, gia đình, anh em của anh Trường đã đem về làng Cổ Lũy cả chục ngàn đô la để giúp dân. Ðặc biệt là tin tức internet đã loan đi rằng đồng bào Phật Tử ở Mỹ đã quyên góp đợt một đủ cả triệu đô la gởi về giúp dân. Số tiền nầy lớn gấp năm lần so với số tiền của chính phủ cộng sản Cuba gởi giúp đồng chí của họ. Ở hải ngoại, nhiều người lấy làm kiêu hãnh vì có tiền gởi về giúp đồng bào mình, ở trong nước thì đảng và chính phủ CSVN tóm gọn những nguồn ngoại tệ ấy vào tay mình. Cứ mỗi lần có thiên tai bão lụt, mất mùa là mỗi dịp cho đảng CSVN hốt ngoại tệ.
Tại Việt Nam ngày nay có một tội ác đặc biệt mà nhiều người đã biết. Ðó là hành động của một số người lớn bắt cóc con nít bẻ gẫy tay chân, đâm mù mắt và buộc chúng đi ăn xin về nuôi mình giống như đảng và chính phủ CSVN đã làm cho dân mình nghèo mạt, đui mù, rồi đưa họ ra nước ngoài kiếm đô la gởi về VN. Thử hỏi đảng CSVN suốt 20 năm qua chỉ moi móc mồ hôi và xương máu của dân chứ làm được gì cho dân? Ngày nay Cộng Sản thua hay thắng? Dù Cộng Sản đang nắm quyền tại Sài Gòn & Hà Nội, nhưng anh nói cho em biết rằng chúng đang thua. Lòng dân đã nhìn ra bản mặt của loài quỷ đỏ. Tội ác của chúng đang bị trả báo. Chúng đã và đang trừng trị nhau, tranh chấp nhau. Bây giờ chúng chỉ còn tranh nhau ăn những miếng của cướp cuối cùng. Anh tin chắc rằng Cộng Sản đang dần dần dẫy chết. Chúng sẽ cắn nhau mà chết. Những đứa con bị bẻ gãy chân tay, đâm mù đôi mắt để đi ăn xin không thể nào sống lâu với những vết thương như thế. Anh hy vọng rằng thế hệ sinh sau đẻ muộn sẽ bình tĩnh hơn để học bài học lịch sử. Anh vẫn kiên nhẫn và bình tĩnh làm việc để nói lên chính nghĩa quốc gia mà không cần phải nuôi lòng căm thù loài ma Cộng Sản. Anh sẽ không bao giờ thỏa hiệp với loài quỷ đỏ gian hùng ấy, nhưng cũng không cần căm thù chúng. Vì tội ác của chúng sẽ trừng trị chúng. Khi nhìn đảng CSVN thờ cái xác chết Hồ Chí Minh, anh nhớ tới hàng ngàn xác chết bị Việt cộng giết tập thể ở Huế và những tội ác của họ, anh cảm thấy thời đại nầy là thời đại của ma vương. Ai có lòng yêu chân thiện mỹ để khỏi bị guồng máy cộng sản kéo vào việc ác thật là có phước. Tại Hà Nội, nhiều người đã cho anh biết cảm giác lờm lợm của họ khi đi ngang qua cái lăng sang trọng của Hồ Chí Minh. Cái xác chết của Hồ Chí Minh sẽ trở thành một vật bêu rếu cho đảng CSVN và cho cá nhân ông. Tại Hà Nội, anh gặp cả chục thanh niên dám nói riêng cho anh nghe về sự chán chường của họ đối với việc trả tiền chăm sóc xác chết Hồ Chí Minh. Ngay cả những thanh niên kính trọng Hồ Chí Minh cũng không muốn toàn dân phải chi hàng triệu đô-la để bảo dưỡng một thây ma như thế. Ngày nay cái thây ma ấy trở nên một quái vật làm bằng chứng sự cuồng điên của đảng CSVN. Một người cộng sản biết thành thật nhận tội, anh có thể quý mến, nhưng những con người che giấu tội ác của cá nhân mình trong guồng máy tội ác ấy thì vẫn còn đáng tởm.
Anh tin tuyệt đối vào Luật Trời. Khi chúng ta biết tôn trọng tự do dân chủ, biết giữ lập trường hiếu hòa một cách vững chắc, chúng ta sẽ được thế giới ủng hộ bên ngoài, và toàn dân ủng hộ bên trong. Ngày chiến thắng sẽ đưa chúng ta về xây dựng lại quê nhà chứ không phải để trả thù. Vì căm thù và trả thù là sở trường của những người đam mê chủ nghĩa Cộng Sản. Tội ác không có khả năng vô biên đâu. Hãy nhìn lại lịch sử các bạo chúa thuở xưa, của Liên-Xô và các nước Ðông Âu. Chỉ một đêm mà hầu như không còn một đảng Cộng Sản nào tồn tại! Ðến nay ý thức hệ Cộng Sản đã chết tiệt ngay trong đầu óc người cộng sản. Bây giờ danh từ vô sản chuyên chính càng thêm mỉa mai trong túi tiền tham nhũng vô độ của mỗi đảng viên. Trong đức tin vào Chúa, anh thấy rằng đã, đang và sẽ có nhiều người Việt Nam trót đi theo Cộng Sản vì hoàn cảnh, vì sai lầm, nay lần lượt trở về xé lòng ăn năn muốn được Trời tha tội, muốn được toàn dân tha tội. Càng xẩy ra như thế, chúng ta cần phải tiếp nhận họ và càng cảnh giác đối với những người giả hình, và kịp thời giúp đỡ người thật sự ăn năn. Nhưng chúng ta, ai là người suy nghĩ ngu dốt như Thúc cũng phải cam đảm ăn năn. Thật đáng tiếc cho những người Việt Nam đã sống trong thế giới tự do mà chưa biết tôn trọng tự do của người khác, biết tội ác cộng sản mà không quan tâm đến nỗi đau của dân tộc dưới ách cộng sản, biết hưởng sự thương xót của nước ngoài mà không biết thương xót đồng bào mình. Cố chạy chọt với cộng sản mua một tờ giấy học tập cải tạo ''đủ thời hạn'' để xin đi diện HO, khi qua Mỹ, họ tỏ ra hãnh diện với cây hot dog trong tay, quên hết tình ruột thịt, quên hết đồng bào. Thật là đáng tiếc cho những người tự đặt mình vào tình trạng vong quốc chỉ vì miếng ăn nhất thời.
Chúng ta biết rằng 24 năm trước đây VNCH đã chịu thua Cộng Sản về quân sự, nhưng bây gờ hình ảnh VNCH đang được phục hồi trong tình cảm của người dân. Chính nghĩa và tình cảm nầy mới là nguyên tố đem lại chiến thắng lâu bền trong hàng ngũ dân tộc. Trước đây, cả dân tộc Việt Nam bị Cộng Sản lừa bịp. Ngày nay, cả dân tộc đã mở mắt nhìn thấy hậu quả của sự lừa dối chính trị và ý thức hệ cộng sản là tai hại đến mức nào. Nếu là chiến sỹ chiến đấu cho tự do và chính nghĩa của dân tộc, lúc nầy mới là giai đoạn vô cùng quan trọng để chúng ta tái lập lại tình kết dân tộc nhằm mưu cầu cứu lấy quê hương và đồng bào mình, chứ không phải là lúc chúng ta tiếp tục chỉ trích nhau vì thói quen cá nhân cục bộ hẹp hòi, vô trách nhiệm. Tất cả những tỵ hiềm cục bộ, tầm nhận thức chính trị ấu trĩ của chúng ta chỉ làm lợi cho kẻ địch mà thôi. Chúng ta không phải ngồi mơ sẽ có một ngày tái lập lại một nước VNCH cho miền Nam Việt Nam, nhưng chúng ta phải lập chí để tái lập một nước Việt Nam thống nhất, có tự do, dân chủ và không chấp nhận độc đảng độc quyền như kiểu cộng sản. Các chính phủ miền Nam đã non yếu về chính trị nên đã đưa chế độ VNCH vào chỗ bại trận quân sự, nhưng đó là một thử thách để toàn dân trưởng thành hơn về ý thức chính trị.
Ngày nay chúng ta đang lưu lạc khắp thế giới, đây là cơ hội để chúng ta bày tỏ tinh thần hiếu hòa, truyền thống Việt Tộc đáng quý của Phương Ðông để thế giới nhận biết rằng ở Á Châu có một giống dân Việt không cộng sản, hiếu hòa, kiên nhẫn, khôn ngoan, đang rải giống tình người ra khắp năm châu. Một nền văn minh không bao giờ bị mất, đó là nền văn minh của tinh thần yêu tổ quốc, tinh thần trách nhiệm đối với đồng bào và đồng loại. Ai cấm chúng ta vun trồng và thể hiện tinh thần nầy để thu hút sự ủng hộ của toàn thế giới? Nếu chúng ta chỉ biết kiếm tiền đến nỗi bỏ quên cội nguồn văn hóa Việt, chúng ta sẽ bị thế giới xem như một số người thua trận chuyên đi ăn bám khắp năm châu mà thôi. Khi ấy dù cộng sản có độc ác đến mấy, chúng ta cũng không có tư cách gì mà vạch trần tội ác của chúng. Ðừng để các thế hệ đến sau lên án chúng ta, nhưng hãy trao lại cho họ những kinh nghiệm quý giá của bài học thất bại. Toàn dân, toàn quân Việt Nam cần phải cùng nhau học bài học nầy mới mong có một tương lai cho quê nhà. Trước đây mấy tháng, anh nói rằng anh chưa gặp một người Việt quốc gia nào hiểu rõ sự thâm độc của Cộng Sản. Nếu họ hiểu rõ sự thâm độc của Cộng Sản trên quê hương mình, chắc chắn họ trở nên thâm trầm suy nghĩ và hành động trong tình đoàn kết với những người đồng hương, để làm một cái gì cho đất nước; chứ không thể nào bạ ai chưởi nấy như anh hùng rơm. Vì mới ra nước ngoài, anh chưa gặp. Chưa gặp không có nghĩa là không có. Hãy đi tìm nhau và gây dựng trong nhau những ước muốn tích cực. Tuy chưa gặp được một ''ngôi sao chống cộng'', nhưng anh đã gặp nhiều chiến hữu có tinh thần chiến đãu rất cao trong MTQGTNGPVN, và LMVNTD. Anh tin rằng còn nhiều tổ chức khác nữa đang cùng nhau tiến tới một khối đoàn kết để loại bỏ chủ nghĩa gian tà cộng sản ra khỏi quê nhà. Anh nghe nói một số người đã lợi dụng các tổ chức chính trị chống cộng để trục lợi và kiếm hư danh. Thậm chí họ đã bị dư luận xem như một thứ mafia chống cộng. Ðau đớn thay dân tộc chúng ta sinh ra nhiều con sâu quá. Những con người nầy đang bán rẽ niềm tin và sự ủng hộ của dân chúng khiến cho những người chân chính bị hiểu lầm một cách oan uổng. Nhưng ai là người chân chính thì không bao giờ run sợ, không bao giờ nhụt chí. Ðướng đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông.
Sau khi chế độ miền Nam tan rã, Cộng Sản thâu tóm toàn cõi Việt Nam, nhiều người mới vỡ lẽ ra sự gian ác lừa bịp của Cộng Sản. Dân tộc ta đã bị lường gạt bởi Cộng Sản miền Bắc và bị thua vì những chính phủ chống cộng thiếu sáng suốt ở miền Nam. Ngay từ cuối năm 1975, mặt nạ gian hùng của Cộng Sản Việt Nam đã lòi ra, các phong trào Phục Quốc trong thanh niên đã anh dũng đứng lên chống cộng. Tiếc thay họ là rắn không đầu. Một số các lãnh tụ miền Nam đã ra ngoài và được an thân, hay đã bị buộc phải đầu hàng rồi bị lọt vào cái bẫy 10 ngày học tập cải tạo. Chắc chắn chú cũng biết sau 1975, các hợp tác xã nông nghiệp ở miền quê đã đưa người dân vào con đường đày đọa, đói rách phi lý tới mức nào. Một số bạn bè của anh, lúc đó tuổi còn trẻ, nhưng bị buộc lao động quá sức, trong khi không đủ khoai sắn để ăn; họ đã bị suy dinh dưỡng, bị bịnh đi tiểu ra máu. Trong các hợp tác xã nông nghiệp, vì quá đói nên không có một người dân nào là không ăn cắp mỗi ngày một nhúm lúa tập thể nhét trong ống quần để đem về giã thành bột nấu cháo lỏng mà ăn. Tết năm 1978, anh về quê thăm làng Cổ Lũy đã chứng kiến biết bao nhiêu gia đình ăn tết bằng khoai, sắn. Chiều 30 tết, người chú họ của anh, ông Nguyễn Ðạo Cảng đã đi vay mượn vài lon sắn lát phơi khô để cúng giao thừa. Ở quê anh, người ta dùng lon sữa bò làm đơn vị đong lúa, gạo, sắn khoai. Nhờ Cộng Sản khéo bóc lột, nhờ chính sách cộng sản bần cùng hóa dân chúng để dễ cai trị, câu nói của ông Thiệu lúc đó mới vang ra trong toàn dân: Ðừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm. Câu nầy vang lên một sự thật đầy mỉa mai đau xót trong lòng người dân, vì trước đó đã không có một lãnh tụ nào đủ sáng suốt để giúp họ quan tâm và ý thức đúng mức về hiểm họa cộng sản. Tại sao miền Nam không có một lãnh tụ nào đủ uy tín để nói lên hiểm họa cộng sản cho dân tin đến nỗi một câu nói đúng phóc của tướng Nguyễn Văn Thiệu mà đã không mấy ai tin? Tại vì các chính phủ miền Nam đã không có khả năng, không có đường lối đưa đất nước đi lên. Trong khi đó Cộng Sản đã núp trong nhiều hang ổ thôn quê, thành thị, tôn giáo, sinh viên và cả Dinh Ðộc Lập để thao túng, phá đám. Nói tóm lại là các chính phủ miền Nam chưa biết địch, chưa biết ta. Bây giờ toàn dân đã thấy, biết, nhìn xem Cộng Sản. Nhưng các nhà chính trị miền Nam đã thấy, đã biết chưa hay còn che giấu mặc cảm kém cỏi của mình? Khi ký ức người dân còn văng vẳng câu nói của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, thì mỉa mai thay cho đôi mắt của họ phải nhìn vào thực tế của câu nói của Hồ chí Minh: không có gì quí hơn độc lập tự do sơn mầu đỏ choét nhan nhản khắp nơi, đặc biệt là treo chình ình trước các nhà tù cộng sản đỏ ngầu! Khi đó chiếc còng cộng sản đã khép miệng người dân, khóa hai chân và dọn sạch bao tử. Hồ Chí Minh làm ác mà nói lành. Nguyễn Văn Thiệu làm sai mà nói đúng. Khi ở trong dinh Ðộc Lập, ông chỉ lo giành quyền độc diễn, tự bản thân ông không hề nhìn xem Cộng Sản làm gì một cách cụ thể. Cộng Sản Vũ Ngọc Nhạ đã bò vào tận phòng ngủ của ông để làm "cố vấn" cho ông. Sau cùng ông đã bỏ chạy để cho dân chúng chứng nghiệm rằng ông độc diễn ấy đã đào tẩu, nhưng còn để lại một câu nói bất hũ. Toàn dân đã trắng mắt nhìn xem những gì Cộng Sản làm, và cũng điếc tai phải nghe loa rao mỗi ngày những gì Cộng Sản nói. Khi đó dân đói, dân bịnh, dân sốt rét trong vùng kinh tế mới, trên hàng ngàn nông trường cải tạo. Hàng trăm ngàn sĩ quan đã chiến đấu dưới chế độ miền Nam nhưng thiếu trang bị ý thức chính trị đã dễ dàng bị lọt vào cái bẫy mười ngày cơm gạo học tập cải tạo. Mười ngày mà hóa ra cuộc trả thù bất tận mút mùa. Chỉ một mình ông Thiệu ôm lá số tử vi ngồi trên dư luận của 16 tấn vàng tự đay nghiến với câu nói đúng phóc của mình! Chính câu nói nầy đã vang vọng trong lòng dân khi họ nhìn thấy thực tế suốt 1/4 thế kỷ qua. Ôi những nhà chính trị miền Nam! Thật là mỉa mai chua xót. Chẳng biết có bao giờ ông Thiệu, ông Kỳ còn nhớ lại những lời hứa hẹn, cam kết với toàn dân khi họ ra tranh cử để biết nói một câu xin lỗi toàn dân. Làm anh hùng rơm rất dễ, lãnh đạo đất nước cũng không khó khăn bằng nói một lời xin lỗi người dân sau khi mình đã bất tài hoặc bội tín!
Mỹ viện trợ, với tư cách một đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa để chống ý thức hệ Cộng Sản quốc tế đang dùng bàn đạp Hồ Chí Minh bành trướng tại Ðông Dương. Nhưng đúng ra Việt Nam Cộng Hòa phải chủ động một cuộc chiến giành tự do dân chủ cho quê nhà. Chúng ta đã thiếu nhận thức chính trị, thiếu ý chí tự cường, thiếu đường lối nêu cao chính nghĩa, thiếu tình đoàn kết. Anh nghĩ đó là lý do tại sao Mỹ phải bỏ rơi Miền Nam, chịu mang tiếng thất bại. Nhưng thật ra đó cũng là một thái độ chính trị sâu sắc của Mỹ. Thái độ chính trị ấy chứng tỏ Mỹ, hoặc phía tự do không hiếu chiến hiếu sát như Cộng Sản. Bằng chứng là họ có thừa vũ khí để thắng, nhưng họ không đánh. Họ bỏ rơi VNCH để miền nam Việt Nam phải học một bài học chính trị. So với chiến lược toàn cầu cả Thế Giới Tự Do, Việt Nam Cộng Hòa chưa phải là một trọng điểm để Mỹ phải bị mang tiếng giết sạch quân đội miền Bắc Việt Nam. Nhưng nếu Mỹ giết sạch cộng sản hiếu chiến ở Bắc Việt, sự luyến tiếc sai lầm trong dân chúng về cái đảng gian tà ấy vẫn còn. Sau gần hai thập niên chịu mang tiếng thất bại về quân sự ở Việt Nam, Mỹ đã cho VNCH và toàn dân Việt Nam thấy rõ đâu là chính đâu là tà. Ai là kẻ xâm lăng, ai là người ăn cướp. Về chiến lược toàn cầu, Mỹ đã quét rạp tất cả các nước cộng sản Âu Châu bằng chính trị, kinh tế và ngoại giao. Ngày nay họ hoàn toàn vượt trội về về khoa học kỷ thuật, kinh tế và cả quân sự, chính trị. Hiện nay CSVN đang tuần tự khoanh tay tùy thuộc vào cái van ngoại giao của Mỹ và các nước tự do. Mỹ đã bỏ súng chịu mang tiếng thua một kẻ cuồng sát để chiến thắng kẻ cuồng sát ấy bằng sức mạnh chính trị. Như thế nghĩa là toàn dân Việt Nam đã thua Cộng Sản quốc tế trên đất nước Việt Nam, nhưng Mỹ đã buông vũ khí tại một vùng chiến trận nhỏ để thắng Cộng Sản quốc tế bằng một trận chiến lớn không cần vũ khí. Thật là ngoạn mục ! Ðứng về chính nghĩa tự do, chúng ta cũng nên hãnh diện với sự chiến thắng nầy mà bớt cái mặc cảm đắng cay ''bị bỏ rơi'' mới phải chứ. Hiện nay CSVN đang run sợ diễn tiến hòa bình và xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, khoa học kỷ thuật, văn hóa qua xa lộ thông tin internet. Anh không hiểu tại sao các nhà chính trị Việt Nam chưa học được bài học chính trị và quân sự của Mỹ, trong khi đó họ đã từng xin viện trợ mỹ để chiến đấu. Họ không chiến thắng được về đường lối chính trị quốc nội nên mới bị Mỹ cắt viện trợ quân sự. Nhưng Mỹ đã chấp nhận cho hàng triệu người Việt thất trận được sống, ăn học trên đất nước họ. Một cách công bằng, anh nghĩ rằng chúng ta phải biết ơn Mỹ và thế giới tự do. Tại chúng ta không biết cách chiến thắng, họ đành phải bỏ; chứ không phải tại họ bỏ cho chúng ta thua. Không lẽ Mỹ phải hy sinh tài lực và mạng sống của họ để bảo vệ cho một miền Nam Việt Nam không đủ khôn khéo tự bảo vệ bản thân mình ?
Cụm từ đánh giăc thuê do ai nói và nói để chỉ ai? Ai cần phải tỏ ra mình là người đấu tranh cho lý tưởng tự do của dân tộc, chứ không phải là người lính đánh thuê? Cộng Sản gian ác có tài vu khống, xuyên tạc mình, nhưng ai cấm mình chứng tỏ lập trường chính trị và tinh thần chiến đấu hào hùng với ý thức tự do, độc lập dân tộc? Ai cấm mình nêu cao ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết với nhau? Ai cấm mình làm những việc đó, nếu không phải sự thiểu trí, lòng hẹp hòi cá nhân chủ nghĩa, tự ái vặt quá độ? Hình như em chưa biết phân biệt ai là thù ai là bạn nữa, nhưng lại muốn tỏ ra mình là một đầu nậu chống cộng không bằng. Còn người dân muốn nói lên một câu về tội ác cộng sản thì em cho là bây giờ dở giọng ... Những người trí thức trong xã hội cộng sản đã can đảm nói lên sự thật thì em cho là đồ láo toét. Ðịnh chơi canh bạc may rủi, định trở cờ đón gió...Nguyễn Chí Thiện tố cáo lại tội ác cộng sản đã phải chịu 27 năm tù đầy gian nan đau xót, em cho là một tù sĩ. Một mặt Thúc chơi trò thọc gậy bánh xe đối với những người chống tội ác cộng sản, nhưng một mặt khác em lại chêm thêm vài câu để khoe ta đây cũng chống cộng đầy mình. Hiện nay, loại người như Thúc không phải ít. Thật là đáng buồn. Nay anh già rồi, anh ra đi không vì kiếm sống qua ngày để phãi ăn nhờ ở tạm chốn tha hương như một thứ túi cơm giá áo. Con người ta sinh ra, học hành, hiểu biết và dấn thân cũng có thời, có kỳ. Có khi thành có khi bại. Ai đã nói nếu không thành công cũng thành nhân, Thúc nhớ không? Nếu có một thời thất bại, sau khi thành nhân, người ta vẫn còn cơ hội để thành công, chứ không phải chỉ lòn cúi chạy giấy tờ để tới nơi an toàn rồi nói dốc. Những con người không nuôi một chí nguyện thành nhân thì trở thành cái gì, em biết không?
Anh sẽ dùng mảnh đất tha hương tạm bợ nầy để đấu tranh cho đến chết. Có thể sẽ rất cô đơn, có thể sẽ rất nghèo khổ. Có thể sẽ gặp gian nguy, sẽ bị hiểu lầm, bị coi thường, bị nhạo báng; nhưng vì đã thấy, đã hiểu, đã chứng nghiệm sự gian ác của CSVN nên anh không muốn buông mình cho sự lưu lạc. Cuộc đời mình thật là ngắn ngủi. Nếu anh có điều kiện để được làm hai công việc, một là rao truyền Tình Yêu Cứu Rỗi của Thiên Chúa cho bất cứ ai, hai là kêu gọi người Việt Nam và thế giới ý thức hiễm họa Cộng Sản, anh sẽ làm cho đến chết. Ðược làm hai công việc nầy mà phải mặc áo rách, ăn cơm hẩm, ở tù, anh vẫn thấy có ý nghĩa hơn là lam lủ kiếm tiền một cách ích kỷ rồi nhắm mắt tắt thở mà không biết linh hồn mình đi đâu. Nếu không được chấp nhận tỵ nạn, anh sẽ cố gắng viết hoặc nói đến lời cuối cùng mới chịu về Việt Nam ngồi tù. Về ngồi tù ở Việt Nam, anh sẽ gặp những người Việt Nam trong tù. Họ cần có niềm tin vào Thượng Ðế, cần có những người tù bình an bị xiềng chung với họ. Như thế vẫn quý hơn vạn lần nếu anh đã chết vì nhiệt tình tự thiêu 1963-1965. Dù đau khổ đến mấy cũng chỉ vài chục năm nữa mình sẽ trút hơi thở cuối cùng rồi. Nguyễn Chí Thiện đã chịu đựng 27 năm tù đau khổ đến chừng nào mà ông vẫn chấp nhận được. Sở dĩ ông chịu đựng được là vì tinh thần phẫn nộ trước tội ác của loài quỷ đỏ. Ai cười nhạo anh, hất hủi anh, vì anh yêu tự do dân tộc thì cứ mặc họ. Những người đó chẳng đáng cho anh bận tâm. Dù vẫn muốn được ăn ngon, nhưng đôi khi miếng ăn ngon vừa đưa vào miệng, anh nhớ tới thân bằng quyến thuộc của mình mà ứa nước mắt. Biết bao nhiêu người tù ở VN thèm một miếng đường, một miếng mỡ đến nỗi khi ngủ mới được thấy trong chiêm bao.
Trong khi đó ở hải ngoại nhiều người phung phí thức ăn chẳng khác chi cỏ rác. Dù đang lưu lạc ở đất người, không có tự do, nhưng anh vẫn có nhiều đêm thao thức trằn trọc vì nhớ đến hàng triệu người già và trẻ đã và đang sống trong rách rưới, thiếu thốn trăm bề nơi quê mẹ. Biết bao nhiêu trẻ em có cha mẹ mà vẫn mồi côi, vì cha bị giam một nơi, mẹ bị giam một nơi trong khi chúng không hề được biết cha mẹ mình ở đâu, bản thân mình có anh chị em ruột hay không. Vì anh đã biết nhiều trường hợp xót xa như thế sau khi đã học những giáo lý từ bi trong chùa, học được tình yêu của Thiên Chúa, nên lòng anh suy nghĩ phải sống, phải hành động như thế nào với lương tâm của mình trước khi chết. Ðối với anh, đây là một cách sống bình thường, dù có trả giá nghèo khổ, cô đơn và bị hiểu lầm như một kẻ điên. Thật ra nếu điên được, anh cũng đã điên từ lâu rồi. Bây giờ mắt thấy nhà cao cửa rộng ở đất người, lòng anh xót xa với hàng triệu căn nhà ổ chuột ở Saigòn và mái tranh vách đất xơ xác trên vùng kinh tế mới, trên các nông trường cao su Sông bé, Dầu Tiếng, Lâm Ðồng, Long Khánh, Bù Ðăng Bù Ðớp, Ðắc lắp, Ðắc Lắc, Phú Riềng, Phước Long, Phước Bình, An lộc...Nhìn cuộc sống no đủ, nếp sống có kỷ luật và sự văn minh của người Âu Mỹ mà anh cảm thấy tủi nhục ghen tuông cho dân tộc mình. Ðâu phải dân tộc mình ngu dại mà phải chịu lạc hậu, nhưng tại sao dân tộc mình chỉ sản sinh ra những chính phủ ngu dại và cả những chính phủ gian ác để làm kiệt quệ dân tộc mình! Nước mắt anh đã bị dồn nén suốt 24 năm dưới chế độ cộng sản. Ðáng ra anh đã chết, nhưng nay còn được sống, vậy anh muốn tranh đấu cho nhân quyền, cho tự do dân tộc với phần bé nhỏ, yếu đuối của anh. Hành động nầy dù có cô đơn đến mấy vẫn là một phước ấm cho cá nhân anh. Ðồng bào ruột thịt của chúng ta đang bị đẩy vào con đường cùng ngay trên mảnh đất thân yêu quê nhà, còn đồng bào ruột thịt của chúng ta ở hải ngoại thì sao? Ai đang mang cái mặc cảm thua trận nên bạ đâu chưởi đó, hay là đang che giấu cái mặc cảm ấy bằng cách tỏ ra ta đây là anh hùng? Một số người trố mắt tìm tòi xem ai hoạt động có vẻ thành công để hạ bệ, xuyên tạc vì lòng ganh ghét lợi danh !
Trong nước Ðức nầy anh có một số người bạn tốt thường mời anh về nhà họ nghỉ ngơi. Nhà họ giầu có lắm, nhưng sau vài ngày ở trong nhà họ, dù tình cảm rất là nồng ấm, nhưng sự đầy đủ của họ làm cho anh lúng túng, mất tự do hơn là sự thiếu thốn của riêng anh. Phải nói rằng anh có những người bạn ở Ðức rất tốt, nhưng tiếc thay mình đã quen sống cảnh nghèo quá lâu đến nỗi khó mà cảm thấy thoải mái trong ngôi nhà sang trọng của họ. Anh có dịp được một cơ quan văn hóa xã hội quốc tế mời và được ở lại tại một nơi sang trọng, nhưng sự sang trọng quá sức đối với anh đã làm cho anh lạc lõng bơ vơ, khốn khổ một cách rất khó tả. Trong chốn cao sang thừa mứa đó, anh nghĩ rằng, mình chỉ là một con chim gặp nạn được họ thương mến nhất thời đem về cho ở tạm một hai hôm trong chiếc lồng vàng. Chiếc lồng vàng là một tài sản quý giá, nhưng chỉ tạm bợ tù túng không thể làm cho con chim ca hát như khi nó đậu trên cành cây. Anh nghiệm lại mà cảm tạ Chúa, vì Người đã cho mình một cuộc sống đơn sơ, nhưng thật sự được gần gũi biết bao nhiêu kẻ nghèo khó cơ cực như mình, để mình được hiểu họ, yêu kính họ và tìm thấy ý nghĩa cuộc đời với họ. Sự giàu sang là cần thiết và quý hóa lắm, nhưng không phải luôn luôn tốt đẹp đối với riêng anh, vì anh vẫn tìm kiếm những giá trị cao hơn trong ý nghĩa làm người chứ không chỉ những vật chất tạm bợ đó.
Tại Tây Ðức, anh đã gặp một vị bác sỹ người Việt Nam rất giàu có, luôn luôn đệm tiếng chưởi thề ngay đầu miệng; anh ta chống cộng triệt để. Khi đã nhậu sương sương mà nói tới cộng sản là anh ta muốn ăn tươi nuốt sống bằng cả chục tiếng chưởi thề. Một hôm trong câu chuyện trà dư tửu hậu, anh nói với vị bác sỹ nầy rằng ngày xưa ở miền Nam có những người lính VNCH chiến đấu rất anh dũng, nhưng cũng có những người lính mặc áo ủi hồ, mang hoa mai rực rỡ, trang bị súng ống khá tối tân; đến khi ra chiến trường thì thua những người lính Việt Cộng chai lì chỉ có vài chục viên đạn và một mo cơm nguội với chút muối mè trong lưng. Thế là anh bác sỹ ấy cho rằng Huệ Nhật đang làm nhục những người đã hy sinh cho lý tưởng tự do. Anh ta lớn tiếng bảo rằng nếu Huệ Nhật tiếp tục nói câu đó vào một nơi khác là sẽ bị đấm mập mình ngay tức khắc. Anh tự hỏi, cái phản ứng võ biền của vị bác sỹ chưởi thề ấy là để bảo vệ danh dự cho quân lực VNCH hay là để tự khoe cái tánh anh hùng rơm? Hỏi ra, anh mới biết vị bác sỹ chưởi thề nầy chưa hề đi lính cho miền nam Việt Nam, nhưng bố anh ta là một sỹ quan quân lực VNCH bị học tập cải tạo. Ông ta muốn đấm vào mặt anh để bảo vệ ''danh dự'' cho những anh hùng thua trận như bố mình. Ðối với vụ Trần Văn Trường và lá cờ máu ở Mỹ, vị bác sỹ chưởi thề nầy đòi thuê một thằng Mễ nào đó chừng 5.000 đô la để thí vào đầu Trần Văn Trường một viên đạn, vừa rẻ vừa khỏi mất công đi biểu tình đòi dẹp cờ, dẹp ảnh Hồ quỷ tặc làm chi cho phí sức. Với ý nghĩ về cách thức, thái độ và mục đích chống cộng như thế, vị bác sỹ chưởi thề kia cho rằng anh ta sẽ thắng cộng sản chứ không bao giờ thua. Vừa lớn tiếng chưởi thề, vừa nguyền rủa Cộng Sản, anh bác sỹ nhà giầu hát lớn bài Lá Ðỏ, tiếp theo là bài Trường Sơn Ðông Trường Sơn Tây để chứng tỏ rằng mình căm thù cộng sản nhưng cũng có ''tinh thần văn nghệ'' rất cao. May thay anh chỉ gặp một nhà trí thức chưởi thề có đường lối chống cộng bằng võ mồm ''siêu đẳng'' như vị bác sỹ nầy mà thôi. Phải chăng hiện nay đa số người Việt nam ở hải ngoại đang tỏ thái độ bàng quan đối với đất nước phải không? Không! Anh đang thấy ba thế hệ Việt kiều đã làm gì đưới lá cờ vàng ba sọc đỏ tại Ca-li để tỏ thái độ với vết thương dân tộc trước lá cờ máu và tấm ảnh họ Hồ . Anh đã đọc được tình cảm và ý muốn trong hàng chục ngàn đôi mắt, trên những cánh tay của họ. Anh đã nếm tình cảm ấy nơi tuổi trẻ Việt Nam tại Ðức, Pháp. Anh đã thức đêm bên những con người bé nhỏ cầm trên tay hàng trăm ngọn nến sắp theo hình bản đồ Việt Nam. Thế hệ tuổi trẻ hải ngoại hôm nay tuy không có gì phải căm thù CSVN cả, nhưng cái biểu tượng lá cờ máu và hình ảnh Hồ Chí Minh đối với họ vẫn là một nỗi nhục, vì họ biết CSVN đã đưa đất nước đến chỗ nghèo mạt như thế nào.
Lửa lòng thắp sáng trên tay
Ðêm chong ngọn nến đợi ngày Việt Nam
Niềm tin dân Việt kết đàn
Góp nhau ánh lửa xóa tan giặc Hồ.
Theo anh, hiện nay một số người Việt Nam vừa công khai vừa âm thầm hoạt động để nêu cao chính nghĩa quốc gia nói chung và để chiến thắng nỗi buồn mất nước, chứ không phải chỉ nóng giận theo kiểu anh hùng rơm như Thúc và vị bác sỹ chưởi thề kia. Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội, huống chi người xa quê ai không hiểu thấu nỗi buồn? Dân tộc chúng ta ngày nay không chỉ là 75.000.000 người đang bị áp bức trong nước mà gần cả 3.000.000 người đang lưu lạc tại nhiều nơi trên thế giới. Dù giàu hay nghèo, dù là Thiên Chúa giáo hay Phật giáo, Tin Lành hay Hòa Hảo, Cao Ðài, hay thờ cúng ông bà; dù trí thức hay bình dân đều là người Việt Nam đang tạm thời xa quê hương đất tổ. Trong mỗi con người đó vẫn còn mang giòng máu Việt Nam, còn tâm tư, tình cảm quê nhà, còn nỗi nhớ thương thân bằng quyến thuộc, ruộng lúa vườn rau, thị thành, thôn xã... Bây giờ chúng ta nên tìm lại nhau, hãy lấy tình yêu dân tộc, lấy nước mắt mà rửa những tổn thương lòng cho nhau. Hãy bỏ qua cho nhau những hiểu lầm, những tàn tích thất bại, những tư lợi cá nhân để tiến tới cái nghĩa thành nhân mà đạt đến thành công và lật qua một trang sử mới. Một dân tộc đã từng kiêu hãnh với lịch sử bốn ngàn năm văn hóa gì mà lại cắn xé nhau, thoá mạ nhau, nhạo báng nhau, phân rẽ nhau từ những bất đồng về chính trị, tôn giáo và tư tưởng một cách hẹp hòi, tiểu tâm đến thế ! Ðúng ra thời gian và lịch sử luôn đem đến những bài học quý giá để chúng ta có những kinh nghiệm và tiến bộ. Qua biến cố Trần Văn Trường, anh thấy chứng cớ của sự trưởng thành chính trị, cũng như tinh thần đoàn kết trong cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại. Và đây là một bằng chứng cho niềm hy vọng, cho tình đoàn kết người Việt đang sống lưu lạc bên ngoài. Tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại đang thao thức về quê hương đất tổ, nơi mà cha mẹ họ đã đau xót ra đi. Chúng ta không nên để họ lớn lên trong sự mơ hồ về hình ảnh quê hương và chỉ biết bập bẹ vài câu bằng tiếng mẹ đẻ ngượng ngập, nhút nhát.
Anh không mơ ước làm một người hùng chính trị như Thúc khuyên. Anh xem sự tiếng tăm ấy là phù phiếm, hư không và thường là oan nghiệt lắm. Anh quý sự chân thành, tình thương xót, lòng vị tha và tâm tình nhận biết những yếu kém, những giới hạn của chính mình. Anh đã hai lần vừa được, vừa bị nổi tiếng trong hai tôn giáo mà anh đã đi theo: Phật Giáo và Tin Lành. Người ta thổi phồng cho mình được nổi tiếng để người ta thỏa mãn tính phe phái cục bộ nhất thời, sau đó người ta coi mình như rơm rác, vì mình không chấp nhận một sự dàn dựng để bị lợi dụng một cách bất nghĩa. Dù rằng anh sẵn sàng cho bất cứ ai biết sử dụng anh, ai là người Việt Nam yêu nước nắm lấy anh để cùng nhau xua loài ma cộng sản vô thần ra khỏi quê nhà, đó là chiến hữu của anh. Anh không phải là một người tài ba, thông thái, nhưng tối thiểu anh cũng được làm một đứa con dân Việt. Một kẻ thật tâm yêu nước không ngồi một chỗ để sợ chẳng có ai sử dụng mình.
Trên phương diện trần tục, bất cứ người Việt Nam nào có niềm tin tôn giáo, dù tin Chúa hay tin Phật vẫn còn hơn một người Việt Nam theo Cộng Sản vô thần. Vì người vô thần quan niệm rằng chết đi là hết, cho nên khi còn sống, dù làm bất cứ việc ác nào, họ cũng không bị dày vò ray rứt lương tâm. Họ đã bán đất nước cho chủ nghĩa vô thần, họ buôn thần bán thánh để kiếm lợi riêng cho bản thân và phe nhóm, đảng phái của mình; ngoài ra ai chết mặc ai. Họ có thể nhân danh đủ thứ chủ nghĩa, kể cả nhân danh dân tộc nhằm bóp méo lịch sử. Việt Nam không cần chủ thuyết, không cần chủ nghĩa chính trị nào nữa. Việt Nam đã có một bề dày văn hóa, một lịch sử oai hùng, và chiều sâu tình cảm tổ tiên giống nòi. Tinh thần văn hóa dân tộc sâu xa của Việt Nam là biết ơn Trời, nóng lạnh kêu Trời, chứ không phải vô thần duy vật. Nay Việt Nam cần những đứa con biết đoàn kết để ứng dụng và tô bồi nền văn hóa truyền thống ấy một cách thành thật, mới mẻ, linh hoạt. Anh nói như thế trên một nhãn quan văn hóa và con người. Anh không phải là một người chuyên môn về chính trị. Khi đặt mình vào trong đức tin Thiên Chúa, anh đoan chắc rằng con người chúng ta không thể nào thắng được cộng sản và tội ác nếu chúng ta không thành tâm tìm kiếm ơn Trời. Người cộng sản có con quỷ đỏ vô thần tiếp sức để làm việc ác. Nếu chúng ta không thành tâm nhờ ơn Trời phò hộ để làm việc lành thì chẳng tốt hơn ai đâu. Nếu không nhờ cậy ơn Trời, chúng ta cũng chỉ rời rạc làm cho chúng cười cho mà thôi. Thuần túy con người không thể khôn lanh hơn ma quỷ. Nhưng con người biết đứng trong quyền năng vô lượng của Ðấng Tạo Hóa thì ma quỷ phải sợ mà lánh xa. Ở trong Phật Giáo đã nói '' Phật cao nhất xích, ma cao nhất trượng''. Trong Kinh Thánh nói '' Quỷ Satan kiêu ngạo muốn ngang với Ðấng tạo Hóa''. Vậy con người chúng ta muốn thắng ma quỷ phải nhờ quyền lực của Ðức Chúa trời, nếu không thì chúng ta cũng chỉ làm quỷ con cho đến khi tàn hơi mà chưa thấy ánh sáng chân lý. Loài quỷ Cộng Sản không nhờ Ơn Trời nên chỉ thọ được 73 năm tại Nga. Loài người như chúng ta mà không biết nhờ Trời thì phải thua loài quỷ Cộng Sản đôi ba chục năm là chuyện thường. Ngày nay loài quỷ Cộng Sản đang núp trong các mặt nạ văn hóa kiểu mê tín dị đoan để hốt tiền dân thờ ma lạy quỷ, đốt vàng mã đầy đường. Chúng ta không biết nhờ Ơn Trời thì cũng khó mà thoát ra khỏi những hũ tục văn hóa lạc hậu ấy lắm. Còn dính vào các hũ tục mê muội ấy thì đừng nói gì đến chủ thuyết chính trị, văn hóa cao siêu làm gì. Luật Nhân Quả là luật trời. Khi chúng ta tin vào luận Nhân Quả công minh thì không thể chối từ Ðấng tạo ra luật Nhân Quả công minh ấy. Nhưng định nghĩa luật Nhân Quả công minh đúng hay sai, hay hoặc dở vẫn tùy thuộc vào một phần trí tuệ của con người. Tuy nhiên con người không tự chế tạo ra trí tuệ cho mình đâu. Chúng ta có thể trau dồi trí tuệ như trau dồi mầu mỡ đất đai, nhưng không có nghĩa là chúng ta đã sáng tạo ra trí tuệ và mầu mỡ đất đai cho mình.
Anh đã thấy Việt Nam nơi hàng ngàn làng, thôn, ấp, làng xóm; nơi hàng vạn gia tộc nơi phường xã thân thương. Anh tâm niệm rằng truyền thống dân tộc Việt Nam có những nét riêng và chung, vừa đặc thù, vừa linh hoạt biến hóa, thích nghi và cởi mở giữa vòng nhân loại, chứ không cố chấp bất di bất dịch và cuồng tín hay mê tín. Tinh thần dân tộc oai hùng và linh hoạt đến nỗi chuyển mình từ cây bút lông để vươn mình với cây bút sắt mà vẫn gìn giữ giềng mối của cây bút lông mềm mại, nhu hòa. Truyền thống dân tộc đã có nội lực thu hút và Việt Hóa những tinh hoa của các nền văn hóa, tôn giáo khác để làm giàu cho mình mà vẫn còn giữ bản chất Việt Nam chứ không bị mất gốc. Anh là đứa con sinh ra và lớn lên trong niềm vui và nước mắt của truyền thống Việt Tộc. Anh yêu mến và thụ hưởng chứ không phải hy sinh gì cả. Khi dân tộc đau, anh được đau chung, chứ không phải là hy sinh. Khi yêu, người ta có thể như yêu điên như dại, và người ta được bày tỏ hết mình. Em cứ tưởng tượng đi; một lúc nào đó, em nghe tiếng trẻ con gọi nhau ơi ới ngoài đường xóm, bất giác em thấy mình đang ở quê nhà. Mẹ mình đang nách một rổ rau đi vào trước ngõ. Và em chợt nhớ ra rằng quê hương. Quê hương đang ở đây trong nỗi nhớ của một con người đang lưu lạc. Nơi đó còn chịu hậu quả của một chính sách chính trị độc đảng độc tài, đem đến cho dân tộc mình muôn vàn cay nghiệt thương đau, chưa có sách vở nào tả xiết. Khi còn chạy nhảy giữa quê hương ấy, Bùi Giáng đã bày tỏ tình cảm của mình một cách cụ thể như sau:
Một đàn gà bé vịt choai
Thôn trên xúm xít, xóm ngoài xôn xao
Bùi Giáng yêu Việt Nam bắt đầu từ những bà con thấp bé ở thôn quê bị lợi dụng, bị ruồng rẫy qua bao thế hệ, bao giai đoạn lịch sử ngửa nghiêng. Thế mà thôn làng vẫn còn tồn tại trong lời ru nguyên chất của mẹ, trên bước đi về đầy mồ hôi trên áo sờn, vai nặng của cha. Sự hồn nhiên của thôn dã trải qua biết mấy thăng trầm mà vẫn còn nguyên vẹn cho đến khi chủ nghĩa Cộng Sản đẩy dân quê vào hợp tác xã nông nghiệp, chúng bóc lột người dân từ con heo, con vịt, con gà, hạt thóc củ khoai chí đến con trâu, cây cày cây cuốc và mồ hôi lao động. Ðảng Cộng Sản đưa dân vào sự đói khổ cùng đường, từ đó mà những dối gian trộm cắp nẩy mầm, vì bần cùng sinh đạo tặc. Ở làng anh một bà mẹ đã nói lên sự bóc lột ấy bằng câu vè:
Ai dè hợp tác hợp te
Không còn miếng vải để che cái mồng.
Thế là bà mẹ ấy bị kêu lên công an xã, được ''giáo dục'' bằng những lời điều tra: ''Ai viết câu nầy cho bà đọc?'', Bà bị bắt buộc làm tờ tự kiểm và phải nhổ cỏ ba ngày tại văn phòng xã. Sau khi được tha về, bà phải trình diện công an xã thường xuyên. Bà đi đâu, gặp ai cũng phải báo cáo, và cuối cùng bị bắt buộc phải theo dõi lại những người quen thân của mình mới được sống yên ổn.
Với tình yêu dân tộc, anh còn có một tình yêu lớn hơn, đó là Tình Yêu Thiên Chúa. Tình Yêu Thiên Chúa bao trùm hết thảy loài người trên trái đất và thiên nhiên trong vũ trụ. Nhưng tình yêu dân tộc Việt Nam thì chỉ giới hạn trong con dân Việt Nam; dù khác tôn giáo, khác miền, khác chính kiến, dù người Việt đang sống trong nước, hay đang rải rác khắp nơi trên thế giới, trong đó có những người bà con thân thích, cùng tiếng nói, cùng nếp nghĩ, cùng mầu da, cùng một cái nôi Hồng Lạc mắm tôm, mắm ruốc, mắm nêm, mắm cà. Một thái độ cởi mở, thật thà, lịch sự, theo anh nghĩ, là một sự biểu lộ của cả hai thứ Tình Yêu một lúc. Một con chiên hay một phật tử vẫn là con người Việt Nam.
Bước vào lãnh vực siêu thoát, anh tin rằng tình yêu dân tộc dù lớn lao đến mấy cũng là hữu hạn, lệ thuộc vào quy luật thành trụ dị không của trời đất mà Phật giáo thường diễn tả. Nhưng Tình Yêu Thiên Chúa là hằng còn. Tình yêu dân tộc giới hạn trong nòi giống, văn hóa của con người trong một khoảng thời gian ngắn ngủi năm bảy ngàn năm, hoặc vài chục ngàn năm trên một vùng lãnh thổ nhất định; được hình thành trong quá trình sinh trưởng từ cha mẹ, họ hàng đến đất nước. Tình yêu Thiên Chúa đối với anh là một cảm nhận sâu xa hơn, siêu thoát hơn, vì tình yêu nầy là tình yêu vô lượng vô biên từ trước vô cùng đến sau vô tận trong Ðấng Tạo Hóa toàn năng. Tình yêu nầy luôn luôn hiện hữu ngay bây giờ, nơi chốn anh đang là. Anh không thể định nghĩa được, nhưng anh nhận được một cách nhiệm mầu trong Ðức Tin Thiên Chúa. Những ai không nhận được tình yêu Thiên Chúa như anh, họ vẫn không xa lạ với anh bao giờ, vì anh đã từng sống trong những ngày mà mình chưa biết gì về tình Yêu Thiên Chúa như họ. Nhưng thật đáng tiếc cho họ, vì anh biết con người cũ của anh ngày xưa chưa biết Chúa là một con người u mê, cố chấp, hẹp hòi, dễ phạm tội, hay giả hình, chẳng hạnh phúc gì cả. Bây giờ anh kinh nghiệm rằng một đức tin chân chính trong Chúa chẳng những không làm hại đến tình yêu dân tộc, trái lại còn làm cho tình yêu dân tộc phong phú thêm. Cũng như những người Phật tử chân chính đã tiếp nhận tư tưởng Phật Giáo từ Trung Hoa và Ấn Ðộ làm cho văn hóa Việt Nam phong phú hơn; nếu những người Phật tử ấy dám bước đến với Chúa, chắc chán họ phải có những kinh nghiệm hạnh phúc tuyệt vời như anh đang có. Những người Phật tử chân chính là những người khao khát chân lý như thái tử Tất Ðạt Ða ngày xưa bên Ấn Ðộ. Còn những người chỉ mang danh Phật tử để kiêu căng, ưa gây bè phái, ưa luồng lách với cộng sản thì anh chỉ kính nhi viễn chi. Phật Giáo cũng là một tôn giáo từ nước ngoài đem vào Việt Nam như các tôn giáo khác. Tôn giáo nào đã đến Việt Nam lâu ngày đều được đãi lọc qua phong thái và tính chất Việt Nam không nhiều thì ít. Trong quá trình đãi lọc đó không làm sao tránh được những cọ xát để hóa giải những mâu thuẩn tương đối, nhiên hậu mới trở nên nhuần nhuyễn và linh hoạt trong nếp sống văn hóa dân tộc. Văn hóa dân tộc thì không bất di bất dịch, nó linh hoạt, biến hóa theo từng thời đại văn minh, từng thể chế kinh tế chính trị để được thích nghi và phát triển. Anh tin rằng những gì chân chính, nhân bản thật sự không bao giờ tiêu diệt nhau. Anh không dám khoe khoang, nhưng anh đã thật sự nhờ Tình Yêu Thiên Chúa mới có đủ sức nhịn nhục sống hơn 23 năm dưới ách cộng sản để mục kích tường tận những gì chủ nghĩa nầy đã đem đến cho đất nước. Chắc chắn Chúa đã biết sự sai lầm, sự yếu đuối của anh, nhưng Người biết lòng thành thật của anh, nên Người đã hiện đến trong đời sống của anh sau khi anh ra khỏi nhà tù cộng sản. Nếu ra khỏi nhà tù cộng sản mà không gặp được đức tin của Chúa, chắc chắn anh đã loạn trí, hoặc chết mất trong tuyệt vọng, vì tánh anh hay nặng lòng quan tâm đến cuộc sống của bà con xung quanh và tự đặt mình trong hoàn cảnh của họ. Nhờ gặp rất nhiều người cùng có đức tin, nghe tâm tình cầu nguyện và lòng vị tha cũng như niềm hy vọng vững chắc của họ mà anh được sự nâng đỡ rất nhiều. Ðức tin trong Thiên Chúa quả thật vô cùng quý báu đối với anh suốt 20 năm qua.
Tại Việt Nam các Hội Thánh Thiên Chúa Giáo La Mã cũng như Tin Lành thường tóm tắt các điều răn của Chúa dạy bằng bốn chữ Kính Chúa Yêu Người. Bốn chữ nầy thường được viết lớn treo trên các vách tường nhà thờ. Khi Cộng Sản vào, họ bắt buộc các nhà thờ phải sửa lại là Kính Chúa Yêu Nước. Hầu hết các nhà thờ đều không làm theo, vì họ hiểu ý nghĩa của Lời Chúa. Và Lời Chúa là chân lý, dù con người có tự do để tin hay không tin Lời Chúa, nhưng không ai được phép thay đổi Lời Chúa. Khi con người kính Chúa là thờ kính Ðấng Tạo Hóa duy nhất đã dựng nên muôn loài muôn vật. Và Yêu Người là yêu bất cứ con người nào trên hành tinh nầy, không phân biệt màu da, chủng tộc, văn hóa, chủ nghĩa hay biên giới quốc gia. Vì Kinh Thánh dạy rằng Thượng Ðế dựng nên con người giống như ảnh tượng của Người. Vậy, người cộng sản cũng có ảnh tượng giống như Người. Ở đây anh không yêu chủ nghĩa Cộng Sản được, vì biết chắc chắn nó là tà đạo. Nhưng trong tình yêu Thiên Chúa, anh vẫn phải học tập để biết yêu con người cộng sản, vì trong con người cộng sản vẫn có linh hồn vĩnh cữu như chúng ta. Linh hồn vĩnh cửu ấy là phần ảnh tượng của Thượng Ðế trong mỗi con người chúng ta. Nhưng khi chúng ta yêu quốc gia nầy, thì rất dễ căm thù quốc gia khác, yêu chủ nghĩa nầy thì bài bác chủ nghĩa khác. Tình yêu trần gian và tình yêu của Thượng Ðế khác nhau là như vậy. Con người cộng sản vẫn là con người. Nhưng chủ nghĩa Cộng Sản là một chủ nghĩa có ma lực xúi con người bỏ mất tình yêu thiêng liêng để tôn thờ một chủ nghĩa duy vật chất.
Trong thời đại chúng ta, chủ nghĩa Cộng Sản phủ nhận tất cả giá trị của niềm tin thiêng liêng. Khi con người phủ nhận niềm tin thiêng liêng, họ không còn tin vào kết quả của tội ác và sự nhân lành nữa. Họ không còn tin vào sự sống đời đời nữa. Vì vậy cuộc sống của họ chỉ đấu tranh giành giật vì những ích kỷ thiển cận trước mắt mà thôi. Kết quả các dân tộc đã trót theo Cộng Sản đều mất tự do và gây nhiều tội ác. Giết người tập thể, cướp bóc, bất công, nghèo nàn, đói rách ...Hiện nay các nước Cộng Sản cũ vẫn còn mang hậu quả nầy. Hậu quả nầy có thể kéo dài thêm nhiều thập kỷ nữa mới mong được giảm dần tại các nước đó, vì những con người sinh ra trong chế độ cộng sản đã bị thiếu hụt phẩm chất giáo dục thiêng liêng từ khi còn nhỏ.
Ngay tại Hoa Kỳ sau những thập niên bị luật pháp của Liên Bang ngăn trở sự cầu nguyện của trẻ con trong học đường, ngày nay trẻ con Mỹ đã trở nên những tay giết người nhan nhản ở tuổi hãy còn rất ngây ngô! Lịch sử loài người đã từng bỏ mất lời dạy trong Kinh Thánh, họ đã quên Kính Chúa Yêu Người và đổi lòng kính thầy tu, yêu tổ chức tôn giáo, nên các tôn giáo đã bị những thầy tu dẫn đến những cuộc chiến tôn giáo tương tàn. Ðừng tưởng rằng dạy cho tuổi thơ có đức tin là vô ích. Ðức tin nơi con trẻ hồn nhiên hơn đức tin người lớn. Vì vậy CS không bao giờ để yên cho các nhà đạo đức giáo dục trẻ em về đức tin. Một đứa trẻ biết mở miệng cám ơn Chúa khi bưng chén cơm ăn, đến mấy chục năm sau, sự chân thành tiềm ẩn qua thái độ đức tin của tuổi thơ vẫn còn ảnh hưởng trong tâm hồn và trên hành vi của người đó cho đến tuổi già tóc bạc. Cũng có người quên lòng tin kính thuở ấu thơ của mình, nhưng sự thành bại giữa cuộc đời sẽ giúp họ nhớ lại tình yêu ban đầu để khỏi vướng vào những hành vi tội trọng. Bởi thế Chúa dạy rằng ''Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, dầu khi nó trở về già cũng không lìa khỏi đó''. (Sách Châm Ngôn 22:6). Người có đức tin từ tuổi thơ, khi lớn lên dễ sống đạo đức hơn những người mà buổi ấu thơ đã không có niềm tin. Nơi người lớn thì đạo đức là một điều dễ nói, nhưng khó làm. Nơi trẻ con thì đạo đức chỉ thể hiện vụng về nhưng chân thành và trong sáng hơn. Ðạo đức là một ''món hàng'' trừu tượng bị các nhà ''thông thái'' làm giả nhiều nhất. Các nhà ''thông thái'' đạo đức giả, thường có những quá khứ tuổi thơ bất ổn về tình cảm và thiều thốn về niềm tin. Cho nên, nếu con trẻ không được xây dựng đức tin sớm, thì khó tránh tội ác khi họ trưởng thành.
Tại sao chế độ Cộng Sản nắm chặt trẻ thơ và cấm các em theo tôn giáo, cấm các tôn giáo tổ chức những sinh hoạt giáo dục cho trẻ em? Ðường lối cách mạng cộng sản là làm đảo lộn nếp sống truyền thống gia đình và xã hội khiến trẻ em chịu nhiều thiệt thòi một cách sâu sắc. Cộng Sản muốn tiêu diệt niềm tin thiêng liêng và mầm móng đạo đức con người ngay trong lứa tuổi nhà trẻ. Nhiều đảng viên CS cuồng tín, không biết gì về sự tàn ác của chủ nghĩa vô thần. Suốt nửa thế kỷ qua, Việt Nam không có một nhà trẻ tư nào tại miền Bắc, và suốt 25 năm qua không có một nhà trẻ tư nào tại miền Nam được các tôn giáo thành lập. Ngay cả các cô nhi viện của các tôn giáo đều bị CS tước đoạt hết. Nhưng hiện nay CSVN đã hiểu rõ nguồn tài trợ nhân đạo, tài trợ giáo dục của Liên Hiệp Quốc, của các giáo hội Công Giáo và Tin Lành, các nước giầu...Nên chúng đã khéo léo sử dụng lại các bà xơ từ thiện để làm cò mồi cho chúng thu hút ngoại tệ. Nhưng cũng nhờ đó mà một số trẻ em được cơ hội hưởng chút tình yêu và niềm tin do bàn tay những bà xơ từ ái thực hiện sau tấm màn ''nhân đạo'' dối trá của đảng CSVN tại các cô nhi viện tôn giáo, và nhà trẻ tư nhân mới bắt đầu lấp ló một cách có giới hạn.
Một quả báo hiện tiền cho CSVN là hiện nay những băng đảng cướp của giết người, nghiện ngập hư đốn khắp nước Việt Nam đều do con cháu các đảng viên cao cấp trực tiếp thực hiện. Tại các nước cộng sản Ðông Âu tan rã, con cháu CSVN trong các băng nhóm mafia giết nhau, trộm cắp, trấn lột, móc túi, buôn lậu hằng ngày. Ðây là hậu quả của chủ nghĩa CS vô thần. Rất nhiều người đã sinh ra và lớn lên trong chế độ CS khó thay đổi hành vi bất chính, vì những ác tánh đã kết thành nhân cách con người trong xã hội cộng sản từ khi còn bé. Người muốn sống đạo đức thật sự, không thể nào phấn đấu lên đảng viên đảng CS được. Hơn hai triệu đảng viên đảng CSVN, đa số là quân lừa thầy phản bạn, quân cướp cạn bạo cường, nếu họ không có đức tin và quyền năng của Chúa cộng với lòng ăn năn thống hối của mỗi cá nhân, thì không ai có thể cải hóa họ thành người lương thiện nổi đâu. Còn nhiều chục triệu quần chúng đã sinh ra và lớn lên trong guồng máy vô đạo ấy đã bị nhuộm đỏ, nếu không nhờ Chúa thì ai có đủ năng lực giúp họ hoàn thiện? Qua thực tế mà anh đã tiếp xúc, những con người cộng sản nầy sau khi đã tin Chúa chân thành, họ ăn năn tội và được Chúa thay đổi rất tích cực. Ðây là những phép lạ lớn lao mà chỉ có quỷ Satan chống đối mà thôi. Trong năng quyền của Ðấng Tạo Hóa, tội ác không có khả năng vô biên. Vì vậy con quỷ đỏ Cộng Sản cũng sẽ bị tiêu diệt trong tội ác tối tăm của nó. Kinh Thánh dạy rằng "Kẻ ác vì sự gian ác mình mà sa ngã" (Châm Ngôn 11:5), Vì thế anh chống lại tội ác cộng sản để góp vào sự thức tỉnh cho nhiều người trong hàng ngũ con Lạc cháu Hồng. Anh không căm thù Cộng Sản, vì anh tin rằng Chúa sẽ xử đoán họ và bất cứ ai gian ác cứng lòng như họ, tuy nhiên Người tha thứ và bảo vệ cho bất cứ ai ăn năn và can đảm từ bỏ tội ác của mình. Hiện nay một số người cộng sản đã và đang ăn năn trở về trong lòng dân tộc. Một số người cộng sản cũng đang ăn năn trở về với Chúa. Khi một người cộng sản đã quay về với Chúa hay với dân tộc, y cần được tha thứ để có cơ hội thay đổi. Ðiều quan trọng là chúng ta phải sáng suốt để nhìn biết ai là người cộng sản thật sự ăn năn, ai là người cộng sản còn mang bản chất gian ác trá hình lẫn lộn chờ dịp thi hành ác tính tiếp theo. Những người cộng sản gian ác cuối cùng sẽ bị luật Trời xét xử nếu họ không biết ăn năn. Những kẻ tự cho mình không phải là cộng sản, nhưng không biết kính sợ luật Trời, thì hãy coi chừng kẻo ngã. Anh tin vào Luật Trời, nên anh không bận tâm căm thù Cộng Sản. Tuy nhiên những người Quốc Gia thiếu sáng suốt, tham danh, ích kỷ cũng không khá hơn người Cộng Sản mấy đâu.
Khi có một nhận thức sâu sắc về tội ác của cộng sản đối với dân tộc và đối với cả bản thân mình, anh không cần phải mang một mối thù trong lòng để chống lại họ. Chúng ta cần có bình tĩnh, sự nhịn nhục, tính kiên định để làm những công việc vừa có ích vừa gây tiếng thơm cho người Việt Nam, để thế giới cũng như đồng bào mình ở trong nước nghe, đọc, thấy và tin tưởng mình. Người chống lại tội ác cộng sản không cần phải là một người cứ mãi mãi nuôi căm thù cộng sản, nhưng người ấy phải là một người bao dung, có dũng khí, luôn luôn thành thật với chính mình và với chiến hữu của mình. cộng sản không bao giờ run sợ trước những con người căm thù uất hận, nhưng chúng run sợ những người tĩnh táo, hiểu biết và có một tinh thần hòa bình vừa thu hút vừa lan tỏa đến với những người chung quanh. Ðó là cốt lõi của tinh thần Nguyễn Trãi Lấy nghĩa nhân thay cường bạo mà trong các giáo lý tôn giáo đều có dạy. Ðạo Phật nêu cao giáo lý nầy raỉ rác trong nhiều sách kinh, nhưng Thánh Kinh thì dạy điều nầy rất cụ thể. Ðiều khác nhau giữa Kinh Thánh và các giáo lý tôn giáo là các tôn giáo học điều lành để tự mình hiểu biết, để tự mình áp dụng. Tôn giáo không quan tâm nhiều đến tính cách bất toàn của con người, nên tôn giáo không đưa con người đến nhận Ơn Cứu Chuộc của Thượng Ðế. Còn Kinh Thánh là Lời Sống gieo vào linh hồn con người như thực phẩm ăn vào trong thân thể; nếu không ăn thì đói. Linh hồn người nào biết tiếp nhận Lời Chúa là linh hồn ấy được sống và được lớn lên theo hình ảnh của Chúa. Nếu ai đọc Kinh Thánh như đọc một quyển giáo lý, triết lý để nghiên cứu việc lành, việc ác chứ không phải để nhận lấy sự sống thiêng liêng cho mình thì cũng như một người nhậu nhẹt chứ không phải ăn. Nhậu nhẹt cũng ngon miệng, sau đó thì ói ra, nhưng ăn thì có khi ngon nhiều, có khi ngon ít, nhưng no lòng và bồi bổ thân thể. Nghiên cứu Kinh Thánh mà không có đức tin giống như một người đọc thư tình của người khác, bao nhiêu lời âu yếm, bao nhiêu kỷ niệm dỗi hờn trong lá thư không ăn nhập gì với mình cả, thật là vô duyên. Nhưng một người chịu khó học được những cái hay của các tôn giáo, lại có đức tin trong Chúa và biết tìm về cội nguồn dân tộc, ôn cố tri tân, mở lòng đón nhận những luồng văn hóa nhân bản để Việt hóa thành tài sản quý báu cho mình là một người đáng khen lắm chứ.
Ðối với gia đình nhạc sỹ họ Phạm mà em đề cập, Thúc nên hiểu rằng Phạm Duy đã từng đi theo Việt Minh khi còn trẻ, ông ta cũng đã tin rằng Việt Minh có chính nghĩa trong chiêu bài chống pháp của Việt Minh. Sau khi khám phá sự phi nghĩa, phi nhân của Việt Minh, Phạm Duy đã kịp thời bước qua hàng ngũ Quốc Gia. Có nhiều người yêu nước đã đi theo Việt Minh, nhưng sớm tĩnh ngộ quay về, có kẻ nhận ra tội ác của nó hơi trễ, và cũng có người đã bị Việt Minh lừa đến lúc trở thành Việt Cộng. Phạm Duy không phải là một nhà chính trị mà là một nghệ sỹ. Khi chưa thấy hết tội ác của cộng sản, Phạm Duy không xem kẻ thù của mình là Quốc Gia hay Cộng Sản, mà kẻ thù là sự gian ác, phân rẽ, lưu manh, thủ đoạn, hận thù ích kỷ trong lòng con người. Có lẽ thời kỳ đi kháng chiến chống Pháp trong hàng ngũ Việt Minh, Phạm Duy cũng như nhiều người trí thức, nghệ sỹ khác chưa thấy hết những âm mưu gian trá của họ Hồ. Khi bước qua hàng ngũ Quốc Gia, Phạm Duy vẫn là một con người nghệ sỹ lãng mạn mê sáng tác âm nhạc nên không chuyên chú về chính trị. Thúc nên nghe lại bài hát Kẻ Thù Ta đâu có phải là người của Phạm Duy để hiểu về thái độ văn nghệ và chính kiến của ông ta.
Nhiều người không sợ Cộng Sản nhưng không muốn tội ác cộng sản di hại đến cuộc đời và giòng dõi của họ. Người sợ Cộng Sản chưa hẳn là người chống Cộng Sản. Chống Cộng Sản cũng không phải vì sợ, hay không sợ Cộng Sản. Tiền thân của Cộng Sản Việt Nam là Việt Minh còn che giấu bản chất khát máu của chủ nghĩa Cộng Sản nên nhiều người đã đi theo Việt Minh với lòng yêu nước mà không biết hết hiểm họa lâu dài của nó. Ngày nay chúng ta biết được điều nầy không phải vì chúng ta thông minh hơn những người đi trước, nhưng chúng ta đã chứng kiến tội ác cộng sản nhiều hơn những người đi trước chúng ta. Trong thời kỳ chống Pháp tại Việt Nam có nhiều nhân sỹ đứng chung trong hàng ngũ Việt Minh với tinh thần yêu nước chân chính. Dù mặt trận Việt Minh về sau nầy đã bị họ Hồ dẫn vào ngõ cụt vô thần, nhưng lòng yêu nước và tinh thần dân tộc trong những con người chân chính ấy vẫn không thay đổi. Thái độ và lập trường chính trị của một người có thể thay đổi tùy theo trình độ nhận thức của thức của người ấy trên mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. Nhưng mục đích và lý tưởng sâu xa của người ấy không dễ gì thay đổi. Có kẻ làm chính trị vì mục đích danh vọng và quyền lợi. Chế độ nào họ cũng cần vinh thân phì gia trước. Có kẻ làm chính trị vì lý tưởng an dân, như Nguyễn Hải Thần, Phan Bội Châu, Phan Châu trinh, Lý Ðông A, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Tường Tam, Cường Ðể, Huỳnh Thúc Kháng, hoặc là tướng Lê Văn Hưng... Ðến khi họ chết mà lý tưởng chính trị và tinh thần phục vụ dân tộc của họ không hề thay đổi.
Trong chế độ cộng sản ngày nay vẫn còn có những con người đang tỉnh ngộ, có lòng yêu nước mà chúng ta cần lắng nghe, cần cộng tác với họ để sức mạnh trong hàng ngũ dân tộc càng thêm tăng trưởng. Những Nguyễn văn Trấn, Trần Ðộ, Vũ Thư Hiên, Hà Sỹ phu,Tiêu Giao Bảo Cự, Nguyễn Thanh Giang, Ðỗ Trung Hiếu, Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Nguyễn Chí Thiện, Dương Thu Hương... Là những người tĩnh ngộ, họ đã sinh ra hoặc lớn lên trong mê hồn trận của Việt Minh và Việt Cộng; vì hoàn cảnh đó mà họ đã trở thành những người cộng sản, hoặc đã làm người dân trong chế độ cộng sản như chính anh em mình, nay họ nhận thức được sự sai lầm và tội ác của Cộng Sản đối với dân tộc; họ dần dần biểu lộ tiếng nói của lương tâm.Tiếng nói của họ không chỉ vì chúng ta, mà vì cả dân tộc Việt Nam và lương tri của họ. Lắng nghe họ là một mối lợi cho mình, đồng thời chúng ta có thể giúp họ hiểu biết về chính nghĩa của chúng ta. Trừ phi chúng ta nhắm mắt trong mặc cảm thua cuộc. Chẳng lẽ Thúc chỉ muốn họ cứ ở trong hàng ngũ của những kẻ vô thần phi nhân mãi, để mình được tiếng thơm vì tinh thần chống cộng với võ mồm chăng? Hay là Thúc ganh ghét những người cộng sản đã trở nên nổi tiếng hơn Thúc sau khi họ tỉnh ngộ? Trong lá thư của em, em đã nhạo báng họ không tiếc lời! Thúc nhân danh gì, nhân danh ai để nói những câu nhạo báng đó? Thúc nói như thế nhằm mục đích gì cho quê hương, dân tộc mình? Sức mạnh của một dân tộc không nằm trong tay một vài phe nhóm cá nhân đâu. Nhưng một vài cá nhân như em có thể làm nên giọt thuốc độc gây nội thương trầm trọng cho tinh thần dân tộc trong một giai đoạn lịch sử tối tăm như ngày nay. Mấy chục năm tù tội của Nguyễn Chí Thiện cũng chẳng có gì đáng cho Thúc quan tâm vì hôm nay ông ta không làm được một câu thơ nào, cho nên Thúc đã chán ngấy! Anh tự hỏi không biết Thúc có thành thật với bản thân chú khi viết những lời như thế cho anh, hay là Thúc đang nuốt trộng lời văn của ai đây? Thúc làm như chính em là bậc sư phụ của những người đi trước mình. Thúc làm như nhờ có Thúc mà họ biết cách làm thơ để trở nên tù sĩ. "Nhưng đáng trách là họ không làm thêm câu thơ nào cho Thúc nữa cả"!
Em đã xem họ là đồ láo toét. Ðịnh chơi canh bạc may rủi, định trở cờ đón gió... Vậy em nên đọc lại những câu văn của em sau đây để tự trả lời cho bản thân em.