Anh viết:
(6) Trong cái thư của tôi, tôi có viết rằng: "Bất cứ ai để tâm tới phật giáo thì đều bị phật giáo cuốn hút". Anh viết lại cho tôi rằng - điều tôi nói không đúng bởi vì phật giáo không cuốn hút được anh. Xin thưa anh, anh chẳng là cái thá gì cả, duyên gặp Pháp Phật của anh chỉ đến đó mà thôi. Không lẽ so sánh anh với Bertrand Russe (1812-1970). Danh nhân này đã viết:
"Trong các tôn giáo lớn của loài người, tôi chọn phật giáo. . . Ðạo phật là sự phối hợp triết học suy cứu và triết lý của khoa học. Nó áp dụng phương pháp khoa học để đi tới một cứu cánh hợp lý trong đó có những câu giải đáp cho những thắc mắc quan trọng của loài người, như tâm và vật là gì? Cái nào quan trọng hơn? Vũ trụ có tiến tới một cứu cánh nào không? Cương vị của con người là gì? Có đời sống nào cao quí không? Ðạo phật giải đáp những điều mà khoa học không có khả năng giải đáp vì khoa học bị gò bó bởi phương tiện của nó. Ðạo phật có khả năng giải đáp những câu hỏi liên quan tới tinh thần.
Chính vì tư duy như vậy nên ông đã viết cuốn "Why I Am Not A Christian. " (1)
Tôi xin trả lời:
Anh cho rằng "bất cứ ai để tâm tới phật giáo thì đều bị phật giáo cuốn hút. " Viết thế là anh đã cường điệu, vì tôi biết nhiều người đã để tâm tới PG, nhưng trong số đó cũng có nhiều người không bị cuốn hút như anh nghĩ. Ở đây tôi chỉ nêu một mình tôi cho anh khỏi cãi. Anh giỏi thật, thế mà anh cũng cãi được và còn hạ thấp tôi xuống như "kẻ chẳng ra cái thá gì cả"để nâng cao ông Bertrand Russe (1812-1970). Những vấn đề Bertrand Russe đã hiểu khi tôi chưa sanh ra, nhưng ngày nay tôi hiểu thêm nhiều điều mà ngày xưa ông ta chưa nghĩ đến. Lịch sử có lắm kẻ ác cũng đã thành "danh nhân. " Hiện tại tôi đang đối thoại với anh Hai Bảo Lộc chứ không phải với những danh nhân đã chết.
Anh viết:
"Còn nhà văn Herman Hesse (1877-1962), người đoạt giải thưởng Nobel, đích thật là con người đi tìm chân lý, ông viết: "Bất cứ ai nếu chăm chú đọc một vài bài thuyết pháp của Ðức Phật cũng sẽ nhận thấy sự nhịp nhàng, sự yên tĩnh của tâm hồn, sự cao đẹp vui tươi, sự quyết tâm không mảy may lay chuyển, lòng yêu thương dạt dào, và sự kiên trì không bờ bến.
Nhưng thuyết pháp của phật chỉ là một phần sự đóng góp của ngài. Nữa còn lại đời sống của ngài, đời sống thật mà ngài đã sống. . . một sự rèn luyện tinh thần cao độ mà ngài đã hoàn tất và đem ra giảng dạy. . . Thật vậy đức phật đã hoàn tất sự rèn luyện chính mình và đem ra áp sụng cho các đệ tử. Người đã chọn lựa mục tiêu và đã đạt được những kết quả mà các nhà hành động chân chính nổi danh của tây phương đã phải ngả mũ kính phục. " (2)
"Còn thiên tài khoa học Albert Einstein (1879-1955) thì viết: "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ (Cosmic religion). Nó cần vượt qua một thượng đế cá thể, tránh những giáo điều và thần học. Gồm cả thiên nhiên, vật lý và tinh thần. Nó cần y cứ vào một ý niệm tôn giáo vươn lên từ kinh nghiệm của mọi thứ, kinh nghiệm về thiên nhiên (vật lý) và về tinh thần và vươn lên từ một nhất thể tràn đầy ý nghĩa (meaningful unity). Phật giáo bao gồm các thứ đó. Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng được yêu cầu của nền khoa học tân tiến, tôn giáo đó chính là phật giáo""(3).
"Ông tuyên bố thêm: "Những tôn giáo của những dân tộc văn minh, đặc biệt là những dân tộc Ðông Phương, chính yếu là những tôn giáo dạy luân lý. Sự phát triển từ tôn giáo lấy căn bản là sự sợ hãi sang tôn giáo dạy luân lý là một bước tiến vĩ đại trong đời sống của các dân tộc". (4)
"Ông nói tiếp: "Khoa học không có tôn giáo là khoa học què quặt, tôn giáo không có khoa học"- Chỗ nầy hình như anh thiếu một cái gì đó(?). (5). (Trích trong Ideas and opinions, dell Publishing, inc 1954).
Còn văn hào H. G. Wells (1866-1946):
"Lời giảng của Người Cồ Ðàm, nghiên cứu từ cội gốc, ngày nay đã trở nên rõ ràng phải dễ hiểu và hoàn toàn phù hợp với những tư tưởng tân tiến. Ðó là công trình của một khối óc thông minh tuyệt vơì của thế giới". (6).
Hơn hết mọi ảnh hưởng khác trong lịch sử loài người, đạo phật đã giúp nhiều nhất cho bước tiến văn minh và văn hóa nhân loại. (7)
Về NGHIỆP. Triết gia Hoa Kỳ William James (1842-1910) viết: "I am ignorant of Buddhism, but as I apprehend the Budditic doctrine of Kama. I agree in principle with that. " - Tôi biết rất ít về đạo phật nhưng cũng đồng ý về lý thuyết Nghiệp quả. (7)
Tôi xin trả lời:
Nhà văn Herman Hesse (1877-1962), nhà khoa học Albert Einstein (1879-1955) là những người tin kính Chúa. Họ chỉ đọc một ít sách dịch thuật từ Phật Học và họ khen những điều hay trong đó. Vì bản tính cầu tiến và thái độ yêu chuộng sự hiểu biết của người vốn đã có Chúa, Hesse và Einstein đã đọc sách Phật Giáo mà không cố ý tìm những cái sai trật trong Phật Giáo. Dĩ nhiên họ tôn trọng những bậc vĩ nhân như Ðức Phật. Lòng tôn trọng ấy được giáo dục theo tinh thần Cơ Ðốc giáo từ khi họ còn bé. Ngày nay anh mượn lòng tốt của người tin Chúa để chứng minh rằng Phật Giáo của anh là hay, trong khi đó chính bản thân anh đã làm cho tôi thấy Phật Giáo không giúp anh thành một người khiêm tốn thật thà mấy cả. Phải chăng anh đang lấy cái hay của người tin Chúa để che đậy cái dở của người tin Phật trong anh? Tôi biết rõ ràng là bên Phật Giáo các anh có nhiều người trí thức kiêu ngạo, chê bai đạo Chúa một cách thô lỗ; tiêu biểu nhất là cái đám "tiến sỹ" Giao Ðiểm ở Hoa Kỳ. Rất tiếc là hàng trăm bài viết gây hấn của Giao Ðiểm và Trần Chung Ngọc đã tự chứng minh sự sa bại về mặt đạo đức trong Phật Giáo càng ngày càng nhiều.
Văn hào H. G. Wells (1866-1946) Triết gia Hoa Kỳ William James (1842-1910), tôi chưa biết về họ, nhưng dầu sao thì nhận xét của họ cũng chỉ có giá trị tương đối thôi. Nếu được gặp những người như họ, tôi luôn luôn muốn giới thiệu cho họ về Ơn Cứu Rỗi của Chúa Jesus Christ. Tôi không muốn nói nhiều đến tôn giáo, triết học như họ. Sau khi nhận biết Chúa, thánh Phao-lô biết rằng kiến thức phàm tục của mình trong thế gian chỉ như rơm rác. Lịch sử nhân loại cho thấy rằng tôn giáo cũng đã từng là phương tiện trong tay kẻ ác. Kinh Thánh Cựu Ước cũng như Tân Ước đều nhấn mạnh nhiều lần về những sai lầm của các nhà tôn giáo. Chúa Jesus Christ không đem đến cho nhân loại một tôn giáo nào cả. Người đem Ơn Cứu Rỗi đến cho thế giới chúng ta. Những người đã tiếp nhận Ơn Cứu Rỗi trong Chúa Jesus Christ hiệp lại để cùng nhau sống với Lời Chúa để rao truyền Ơn Cứu Rỗi của Người.
Lịch sử giáo hội đã có những giai đoạn sai lầm bởi những người lãnh đạo giáo hội thiếu sự sống của Lời Chúa. Ơn Cứu Rỗi đến với bất cứ cá nhân nào biết mình có tội và thật lòng ăn năn với Chúa. Những hình thức tôn giáo thuộc về đạo Chúa là phương tiện để rao truyền Ơn Cứu Rỗi. Mỗi cá nhân cần nhận biết sự hiện diện của Chúa trong đời sống thực tế của mình. Những ngôi giáo đường ngày nay đã bị xây quá lớn khiến người ta đã hiểu lầm rằng đó là đền thờ Thiên Chúa. Thật ra thân thể chúng ta mới là đền thờ Thiên Chúa. Trong thời kỳ Cựu Ước, loài người đến với Chúa qua trung gian các thầy tế lễ. Ðó là lý do xây dựng đền thờ bằng vật liệu gỗ, đá, kim loại... Kinh Thánh gọi đó là Ðền Tạm. Tất cả ý nghĩa đó là hình bóng để chỉ sự xuất hiện của Chúa Cứu Thế, Ðấng ban Ơn Cứu Rỗi. Khi Chúa Jesus khiển trách những người lợi dụng tôn giáo để mua bán đổi chác các lễ vật tôn giáo, Người đã nói rằng " Nhà Cha ta sẽ gọi là nhà cầu nguyện, nhưng các ngươi đã làm cho nhà ấy thành ra ổ trộm cướp" (Ma-thi-ơ 21:13). Ðiều nầy đã được mạc khải từ trong Thánh Kinh Cựu Ước Eâsai 56:7 và Giê-rê-mi 8:9-11. Sách Tin Lành Giăng đoạn 2 cũng ghi lại sự kiện Chúa Jesus khiển trách những người buôn bán trong đền thờ Giê-ru-sa-lem. Khi ấy Người phán rằng, Chúa Jesus nói " Hãy phá đền thờ nầy đi, trong ba ngày ta sẽ dựng lại. Nhưng Người nói về đền thờ của thân thể mình. Vậy sau khi Người được từ kẻ chết sống lại rồi, môn đồ gẫm Người có nói lời đó, thi tin Kinh Thánh và Lời Chúa Jesus đã phán. " (Giăng 2: 19-22)
Ở đây, chúng ta phải công nhận rằng khả năng hiểu biết của loài người chưa đủ để thấu triệt chân lý trong Kinh Thánh. Hàng ngàn năm trước, Chúa đã mạc khải trong Lời Người về tội lỗi liên hệ đến đền thờ trong sách Eâsai 56:7 và Giê-rê-mi 8:9-11, nhưng khi Chúa Jesus xuất hiện, Người bảo "Hãy phá đền thờ nầy đi, trong ba ngày ta sẽ dựng lại" (Giăng 2:19) để ám chỉ rằng Thân Thể của Người mới là Ðền Thờ. Nhưng khi ấy người I-xơ-ra-en cũng chưa hiểu (dù họ đã đọc Thánh Kinh Cựu Ước). Cho đến khi Người đã bị đóng đinh và đã chết, ba ngày sau, Người sống lại. "Vậy sau khi Người được từ kẻ chết sống lại rồi, môn đồ gẫm Người có nói lời đó, thi tin Kinh Thánh và Lời Chúa Jesus đã phán" (Giăng 2:21-22). Chúng ta thấy sự mặc khải của Chúa đã trải qua nhiều giai đoạn trong quá trình Chúa sáng tạo thế giới và loài người. Cho đến khi sự xuất hiện của Chúa Jesus là đỉnh cao của sự mạc khải về chính Người và thân thể Người là đền thờ. Thân thể Người đã chết để trả cái giá tội lỗi cho mỗi chúng ta. Thân Thể Người cũng đã sống lại để sức sống phục sinh của Người sống trong thân thể chúng ta qua thân vị Ðức Thánh Linh. Khi linh hồn chúng ta đã được chuộc, Thánh Linh Người hiện diện trong thân thể chúng ta. Vậy thân thể chúng ta là đền thờ của Người chứ không phải ngôi nhà xi măng là đền thờ của Người. Các môn đồ của Chúa đã tiếp nhận chân lý nầy và ghi lại cho chúng ta đến ngày nay: "Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Ðức Chúa Trời, và Thánh Linh Ðức Chúa Trời ngự trong anh em sao? Ví có ai phá đền thơ của Ðức Chúa Trời, thì Ðức Chúa trời phá hủy họ; vì đền thờ của Ðức Chúa Trời là thánh, mà chính anh em là đền thờ. " (1 Cô-rin-tô 3:16-17). Một chỗ khác Kinh Thánh chép: "Anh em há chẳng biết thân thể mình là đền thờ của Ðức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Ðấng mà anh em đã nhận bởi Ðức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Ðức Chúa Trời. " (1. Côâ-rin-tô 6:19-20).
Qua các câu Kinh Thánh trên đây, tôi muốn giúp anh Hai biết rằng Chân Lý là sự sống thật trong thân thể của người có Chân Lý. Sự hiểu sai Lời Chúa đã khiến người ta bỏ công xây đền thờ bằng xi măng và quét dọn trang trí cho đẹp, nhưng người ta không trang trí tâm hồn và thân thể để nó được xứng đáng làm nơi Chúa ngự vào. Tâm hồn thì tham lam, ích kỷ, lừa dối, ba xạo; thân thể dùng để nói dối, làm chuyện tà vạy... sau đó cứ cúi trước các hình tượng bằng đất đá để thờ lạy!
Khi chúng ta phạm tội, thân thể của chúng ta trở thành nơi chốn của tội lỗi; chúng ta đi vào đền thờ thì cũng đem tội lỗi vào trong đền thờ, vì tội lỗi ở trong thân thể của chúng ta. Chúng ta không tự mình đuổi tội lỗi ra khỏi thân thể mình được, nhưng khi mời Chúa vào trong thân thể chúng ta, Người sẽ đuổi tội lỗi của chúng ta ra ngoài và Thánh Linh Người sẽ làm sạch thân thể chúng ta để biến nó thành đền thờ của Người. Chúa Jesus Christ đã vào trong đền Giê-ru-sa-lem để kêu gọi mọi người chấm dứt tình trạng dùng đền thờ làm nơi buôn bán đổi chác. Ðó là Người mạc khải cho loài người biết thân thể Người là Ðền Thờ. Khi thân thể Người đã chịu chết để chuộc tội cho nhân loại, ba ngày sau Thân Thể Người sống lại. Sự sống lại mầu nhiệm nầy là sức sống phục sinh hiện ra trong thân thể người tin Chúa hôm nay. Thân thể người tin Chúa hôm nay là đền thờ Chúa. Tôi thờ Chúa bằng đời sống của tôi và bằng thân thể của tôi. Ðời sống của tôi là một của lễ sống và thánh để thờ phượng Chúa. Vì thế mỗi khi tôi sử dụng thân thể mình vì mục đích tội lỗi thì Chúa xem như tôi đang hủy phá đền thờ của Người. Nhiều người thờ Chúa như tôi nhóm lại với nhau để thành Thân Thể mầu nhiệm của Chúa Ðấng Christ mà Chúa gọi là Hội Thánh. Hội thánh nầy không nhất thiết phải xây một cái nhà thờ cao nghều nghệu, nhưng phải làm mọi cách để rao truyền Ơn Cứu Rỗi trong Chúa Jesus Christ ra giữa thế gian.
Tôi nghĩ rằng điều nầy còn rất xa lạ đối với anh. Giống như đứa con mồ côi từ thuở sơ sinh chưa từng biết mặt cha mẹ, chưa nghe ai nói về cha mẹ nó, nếu một ngày kia có một người kể cho nó nghe về cha mẹ nó, chắc chắn lòng nó cảm thấy họ là những người xa lạ. Nhưng nếu cha mẹ thật của nó còn sống và tìm gặp nó, yêu thương nó, từ đó nó sẽ dần dần biết tình yêu và mối liên hệ thiêng liêng của cha mẹ nó đối với nó..