Nhóm mà Đức Giêsu tụ tập quanh mình, về kỹ thuật được gọi là một phe phái. Mỗi một phần tử của một phe nhóm như thế thì có tương quan trực tiếp, quan trọng, và tương đối vững mạnh với người lãnh đạo nhưng họ biết nhau rất ít hoặc ít tương quan với nhau.
Trong câu chuyện hôm nay, ông Giacôbê và Gioan, hai anh em, thi hành điều rất bình thường và theo thói quen của nền văn hóa này trong các phe phái. Họ dùng mánh khóe để được một vị thế vinh dự cao hơn trong nhóm và không lưu tâm đến người khác. Khi Đức Giêsu được vinh dự đầy đủ, hai anh em này muốn có phần trong đó bởi chiếm được các vị thế uy tín bên cạnh Người. Trong văn hóa này, mọi thứ thì luôn luôn về vinh dự.
Mỗi một phần tử nhóm thì đã có một mức độ vinh dự xuất phát từ sự sinh trưởng. Không gì có thể thêm vào hay lấy đi vinh dự đó. Như thế, Đức Giêsu từ Nagiarét là con của một người thợ. Simon và Anrê là các con trai của ông Giôna, cũng như Giacôbê và Gioan là các con trai của ông Giêbêđê.
Nhưng vinh dự cũng có thể đạt được, thông thường nhất là qua những cuộc tranh giành vinh dự được gọi là “thách đố và phản công”. Một người đặt những câu hỏi cho người kia với hy vọng hạ nhục họ và nhờ đó gia tăng vinh dự của mình. Lời yêu cầu của ông Giacôbê và Gioan là một cách khác để đạt được vinh dự: nỗ lực cá nhân. Ở đây, nỗ lực này thì hơi nhiều hơn xin một đặc ân.
Vì Đức Giêsu là người lãnh đạo được nhìn nhận của nhóm này, Người có thể ban đặc ân cho các phần tử và cho họ các đặc quyền khiến họ nổi bật trong sự tương quan với những người khác. Dĩ nhiên, những người khác nổi nóng khi biết về việc này và bày tỏ sự phẫn nộ (c. 41).
Thay vì ban cho vinh dự này, Đức Giêsu hỏi hai anh em “có thể uống chén” Người uống mà nó tạo thành vinh dự của Người hay không. Giống như tất cả các ẩn dụ, ẩn dụ này cũng phát triển từ một phong tục thực tế trong đời sống. Trong nền văn hóa Địa Trung Hải, người chủ gia đình rót đầy mọi chén trong bàn tiệc. Mỗi một người được mong sẽ chấp nhận và uống những gì mà gia chủ đã trao. Vì mọi thần học được dựa trên sự loại suy, và cách đối xử của Thiên Chúa cũng được giả sử giống như cách đối xử của con người trong một nền văn hóa, chén này tượng trưng cho số phận trong đời sống mà Thiên Chúa đã ấn định cho mỗi một người (xem Tv 11:6; 16:5; 23:5; v.v.)
Nếu Đức Giêsu chấp nhận số phận ấn định, Người sẽ đạt được vinh dự mà Thiên Chúa đã quyết định (Máccô 14:36). Hai anh em này hăng hái quả quyết rằng họ có thể chấp nhận và chu toàn cùng một số phận được ấn định cho Đức Giêsu.
Ở điểm này, Đức Giêsu nhắc nhở họ rằng Người là một trung gian trong vương quốc chứ không phải chủ nhân. Đức Giêsu có thể giúp họ tiếp xúc với Thiên Chúa chủ nhân, nhưng duy chỉ Thiên Chúa mới là người quyết định số phận của từng người và vinh dự đáng được.
Tiếp tục sự suy nghĩ của mình về vinh dự đích thực, Đức Giêsu mời toàn thể phe nhóm này suy nghĩ về đời sống như họ biết. “Những người ở ngoài” vùng Địa Trung Hải (những người cầm quyền và các vĩ nhân không phải người Giuđê) biết cách xác định địa vị cá nhân và cách đối xử phù hợp. Những người cầm quyền “khống chế” người dân bởi vì đây là cách người ta sử dụng quyền bính.
Đức Giêsu đề nghị một đường lối khác cho dân Ít-ra-en được đổi mới, cách đảo ngược địa vị. Những vĩ nhân trong cộng đồng này thì phải đối xử như những người phục vụ trong các bữa tiệc về nghi lễ, đó là, giống như các phó tế (deacon). Những ai giữ các chức vụ hàng đầu thì phải coi địa vị của mình như ngang hàng với nô lệ.
Trong nhóm của Đức Giêsu, khi xác định vinh dự đích thực, lý do của quy tắc mới này nằm ở lối đối xử của “Con Người” là người phục vụ (đóng vai trò của phó tế) và “ban mạng sống của mình như tiền chuộc” để như thế những người khác có thể được tự do (cũng xem 1 Tim 2:6).
Điều gì khiến nhà cầm quyền xâm lược hay kẻ áp bức chấp nhận một con tin và để những người khác được tự do? Chỉ có sự kiện rằng con tin này có địa vị cao hơn. Nhà cầm quyền xâm lăng sẽ vui lòng chấp nhận một hoàng tử hay một ông vua làm con tin và để thường dân được tự do. Có nhiều thanh danh hơn khi bắt giữ, và có thể xử tử, một hoàng gia hơn là sát hại vố số thường dân. Trong trò chơi cờ tướng, bắt được tướng (vua) thì trận đấu chấm dứt ngay cả khi các quân khác vẫn còn trên bàn cờ.
Nếu ai đó có địa vị cao của Đức Giêsu hy sinh chính mình vì lợi ích cho những người mà họ không có vinh dự cao, điều này có thể diễn dịch thế nào vào hoạt động chính trị của Hoa Kỳ và Giáo Hội Hoa Kỳ?