Trước công đồng Vaticanô II, thì Mùa Thương Khó bắt đầu từ Chúa Nhật thứ năm Mùa Chay và kéo dài hai tuần trước Lễ Phục Sinh (với Chúa Nhật Thương Khó 1 và Chúa Nhật Lễ Lá 2). Thế nhưng với cuộc canh tân phụng vụ năm 1969, thì phụng vụ không còn nói đến Mùa Thương Khó nữa, mà chỉ còn Mùa Chay kéo dài cho tới Lễ Phục Sinh. Thuật từ “thương khó” chỉ còn được gắn cho hai ngày: Chúa Nhật Lễ Lá và Thứ Sáu Tuần Thánh . Vào hai dịp đó, phụng vụ đọc bài Thương Khó (Passio): Lễ Lá thì dựa theo Phúc Âm nhất lãm thay đổi theo chu kỳ ABC (Mt 26,14-27,66; Mc 14,1-15,47; Lc 22,14-23,6); còn ngày Thứ Sáu thì luôn luôn đọc Phúc Âm theo Thánh Gioan (Ga 18-19).
Sau công đồng Vaticanô II, để dịch thuật từ passio trong tiếng Latin, ngoài từ thương khó, chúng ta thấy có thêm từ khổ nạn. Như vậy, hai thuật từ này đồng nghĩa hay có gì khác biệt và thuật từ nào thích hợp hơn để dịch tiếng passio?
Trong tiếng Latinh, passio, có nhiều nghĩa:
Theo phụng vụ hiện nay, từ “passion” chỉ còn được gắn cho hai ngày:
Cũng nên biết là trong tiếng Latinh, từ “passio” cũng được áp dụng cho trình thuật kể lại cuộc tuẫn đạo của các Kitô hữu cổ thời. Ở số nhiều “Passiones” có nghĩa là “Truyện các Thánh Tuẫn Ðạo” 3.
2.1 Nghĩa chữ thương
Chữ thương trong Hán văn có đến 34 chữ, nhưng trong thuật từ thương khó, thương là chữ Nôm, có hai chữ là 愴 4 và 傷 5.
Chữ thương 愴 (bộ tâm) có nghĩa là: (đt.)
Chữ thương傷 (bộ nhân) mượn chữ thương của tiếng Hán, có nghĩa là: (dt.)
Trong từ thương khó, chữ thương (愴 hay 傷) lấy nghĩa “hư hao, tổn hại”.
2.2 Nghĩa chữ khó.
Khó là tiếng Nôm, có ba chữ: 苦, 𧁷, và 庫 6 (cũng đọc là kho).
Chữ苦là mượn chữ khổ của tiếng Hán, nghĩa là: (dt.)
Chữ 庫 là mượn chữ khố của tiếng Hán, nghĩa là: (dt.)
Trong từ thương khó, chữ khó (苦hay 庫) lấy nghĩa “khốn khổ, đau thương”.
2.3 Nghĩa của từ thương khó.
Trong tiếng Việt cổ, từ “thương khó” dùng để chỉ sự đau đớn, khốn khó. Ca dao có câu: “Thấy điều thương khó, ai đành bỏ qua”, hoặc câu thành ngữ “Chịu thương chịu khó” nhằm ca ngợi tính cần cù chịu đựng gian khổ, không quản ngại khó khăn vất vả trong cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam. Những từ điển cổ xưa hàng đầu cũng đã ghi nhận từ này, ví dụ:
- Tự vị Việt La (1772) và từ điển Taberd (1838) 7: Thương khó 傷苦có nghĩa là “aerumna”, tức là sự khốn khó, khốn nạn, cực khổ.
- Tự vị của Paulus Của 8 (1895), thương khó nghĩa là (dt.) Sự thể đau đớn, khốn khó.
- Từ điển của Genibrel 9 (1898): Thương khó có nghĩa là “Misère, angoisse, douleur, compassion, souffrances”, tức là sự khốn khổ, lo lắng, đau đớn, từ bi, đau khổ.
Từ này đã đi vào những lời kinh cổ xưa của Công Giáo như: Kinh Cầu Chịu Nạn 10, Kinh Ngắm Đàng Thánh Giá 11, Kinh Ngắm Bảy Sự Thương Khó Đức Mẹ 12, Kinh Bởi Lời 13 v.v... để chỉ về sự đau đớn, khốn khó nói chung, chứ không phải chỉ riêng “sự đau đớn, khốn khó của Chúa Giêsu” như chúng ta quen nghĩ hiện nay.
3.1 Nghĩa chữ khổ.
Khổ trong tiếng Hán là chữ 苦, nghĩa là: (tt.)
Nghĩa Nôm là: (tt.)
3.2 Nghĩa chữ nạn.
Nạn trong tiếng Hán có hai chữ: 難 (难). Trong từ khổ nạn, nạn là chữ 難, chữ này có 3 âm là nan, nạn và na. 難có nghĩa là: (Đọc là nan) (tt.)
3.3 Nghĩa của từ khổ nạn.
Theo Từ điển của “Đức-Trụ” 14: Khổ nạn (dt.) có hai nghĩa: (1) Tai nạn đau khổ; (2) Cực khổ và hoạn nạn: Gánh nhiều khổ nạn.
Thương khó (Nôm) có nghĩa là sự đau đớn khốn khó, được dùng để dịch những chữ dolor, aerumna, passio trong tiếng Latin, hay misère, angoisse, douleur, compassion, souffrances, passion trong tiếng Pháp. Còn từ khổ nạn (Hán Việt) có nghĩa là sự cực khổ hoạn nạn, “khốn nạn” (theo nghĩa cổ của từ này 15), được dùng để dịch chữ malum trong tiếng Latin, hay malheur trong tiếng Pháp (xem từ điển Gouin 16). Gần đây, khoảng sau năm 1965, được sử dụng để dịch từ passio, có lẽ từ Nhóm phiên dịch các văn kiện Công đồng Vatican II của Phân Khoa Thần Học GHHV Thánh Piô X 17. Hiện nay, từ khổ nạn được sử dụng phổ biến để dịch chữ passio.
Theo chúng tôi, với nghĩa “cực khổ và hoạn nạn” thì từ khổ nạn rất gần nghĩa với từ thương khó, “sự đau đớn khốn khó”. Cả hai từ đều thuộc ngôn ngữ toàn dân. Nhưng ngoài xã hội, thương khó đã trở thành từ cổ, còn trong Giáo hội, từ này vẫn còn sử dụng như một thuật ngữ song song với từ khổ nạn. Trong hầu hết ngữ cảnh, hai từ có thể hoán đổi cho nhau. Ngoại trừ vài trường hợp từ thương khó đã được quen sử dụng rồi. Ví dụ: Tuồng Thương Khó, Bài Thương Khó... hay lễ kính những sự đau khổ của Đức Mẹ trong tiếng Latin là Mater Dolorosa (hay Septem Dolorum), trong tiếng Anh là Dolors of Our Lady (hay Seven Dolors of Blessed Virgin, Seven Sorrows of Our Lady), còn trong tiếng Việt ngày xưa gọi là lễ kính Bảy Sự Thương Khó của Đức Bà hay lễ Đức Bà Bảy Sự, ngày nay thì gọi là Lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Trong trường hợp này, không ai nói là “lễ kính Bảy Sự Khổ Nạn của Đức Bà” cả!