Nguoi Tin Huu Logo
  • Trang Nhà
  • Trang Chính
    • CHIA SẺ
      • ĐỖ TRÂN DUY
      • Lm. HỒNG GIÁO
      • NGUYỄN HUỆ NHẬT
        • TỪ ÁO CÀSA ĐẾN THẬP TỰ GIÁ
        • AI CHẾT CHO AI? AI SỐNG CHO AI?
        • ĐỐI THOẠI VỚI MỘT PHẬN TỬ
      • NHIỀU TÁC GIẢ
    • DÒNG MÁU ANH HÙNG
    • ĐƯỜNG VÀO ĐẠO
    • HIỂU ĐỂ SỐNG ĐẠO
    • HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
    • HỘ GIÁO
    • LỊCH SỬ GIÁO HỘI
    • MÁI ẤM GIA ĐÌNH
    • PHỤNG VỤ
      • Bài Giảng
      • Các Nghi Thức
    • SÁCH & TRUYỆN
  • Trang Hàng Ngày
    • GƯƠNG THÁNH NHÂN
    • SUY NIỆM HÀNG NGÀY
  • Trang Ngoài
    • VIETCATHOLIC
    • CẦU NGUYỆN BẰNG THÁNH VỊNH ĐÁP CA
    • HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
    • DÒNG CHÚA CỨU THẾ VN
    • DÒNG TÊN VN
    • LIÊN HIỆP BỀ TRÊN THƯỢNG CẤP VN
    • TRANG SỨ GIẢ TÌNH YÊU

John J. Pilch (Thế Giới Văn Hóa Thời Đức Giêsu - Pt Tv. Nhật lược dịch)

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH

Gioan 14:23-29

Các tín hữu Kitô thời đại sống thoải mái với sự chính xác thần học vì đã được trau chuốt sau hơn hai mươi thế kỷ của sự điều tra, tranh luận, và nhiều khi bất đồng sôi nổi. Họ ít khi nhận biết rằng tổ tiên của họ đã phải cảm nghiệm biết bao sự náo động và mơ hồ trong thế kỷ thứ nhất.

CÁI CHẾT CỦA CÁC TÔNG ĐỒ

Các tín hữu tiên khởi trân quý sự hiện diện của các chứng nhân tông đồ về đời sống, tác vụ, và thông điệp của Đức Giêsu. Là một nối kết sống động với Đức Giêsu, các nhân chứng này đã có thể dẫn giải và áp dụng những dạy bảo của Đức Giêsu vào các hoàn cảnh mới, trong đó cộng đồng này được thiết lập.

Khi các tông đồ bắt đầu từ trần, các tín hữu cảm thấy mất mát. Với cộng đồng của Gioan, cái chết của người Môn Đệ Yêu Dấu (có lẽ ngay trước khi Phúc Âm IV được thành hình khoảng 90 TL) là một tai họa trầm trọng cho từng người. Ai sẽ giúp đỡ họ bây giờ?

SỰ TIÊU HỦY THÀNH GIÊRUSALEM

Sau một cuộc chiến bốn năm, các đạo quân La Mã được dẫn đầu bởi Titus đã tiêu hủy thành Giêrusalem và Đền Thờ trong năm 70. Người Giuđê và người phái Thiên Sai cả hai đều bị ảnh hưởng sâu đậm. Người Giuđê bị mất mát nhiều hơn là một công trình kiến trúc yêu dấu. Họ mất nơi ngự trị đặc biệt của Thiên Chúa ở giữa họ, nơi chính yếu mà Thiên Chúa có thể được gặp gỡ qua các phụng vụ.

Người phái Thiên Sai mong đợi rằng khi Đức Giêsu trở lại thì sẽ kéo theo sự phán xét đầy thịnh nộ của Thiên Chúa trên thành Giêrusalem. Nhưng Đức Giêsu đã không trở lại vào dịp đó, và khi nhiều năm đã trôi qua, sự mong đợi Người trở lại nhanh chóng bắt đầu mờ nhạt. Cái chết của người Môn Đệ Yêu Dấu cũng làm gia tăng sự thất vọng liên quan đến sự trở lại của Đức Giêsu bởi vì ông là một trong những người hy vọng còn sống cho đến lúc đó (Gioan 21:22; cũng xem Máccô 13:30; Mt 10:23). Nếu Đức Giêsu chưa trở lại, bây giờ ai sẽ giúp các tín hữu?

“PARACLETE”

Các học giả kết luận rằng ý niệm “paraclete” là câu trả lời cho câu hỏi này. Trong sự thiếu vắng các nhân chứng sống động cho Đức Giêsu và với sự chậm trễ gia tăng của việc Đức Giêsu trở lại, “paraclete” sẽ hướng dẫn và giúp đỡ các tín hữu.

Các Kitô Hữu ngày nay biết rằng “Paraclete” là “Chúa Thánh Thần.” Tổ tiên trong Đức Tin thời sơ khai của chúng ta, các Kitô Hữu thế kỷ thứ nhất của cộng đồng thánh sử Gioan, thì thiếu chính xác trong sự hiểu biết của họ. Đức Giêsu là “pareclete” trong 1 Gioan 2:1; và Chúa Thánh Thần là “paraclete” trong Gioan 16:7. Các đoạn này gợi ý rằng tốt nhất nên hiểu chữ này là để diễn tả một chức năng thay vì được dùng như một danh xưng hay chức vụ trong các bản văn của Gioan.

Chức năng này là gì? Nhiều kiểu dịch được thấy trong các Kinh Thánh hiện đại cho thấy thật khó trả lời cho câu hỏi này. Chữ “Paraclete” chỉ là chuyển ngữ chữ Hy Lạp mà căn bản có nghĩa “bào chữa”. Chữ này có nghĩa về luật pháp. Theo nghĩa đen, nó có nghĩa “người đứng bên cạnh một bị cáo.”

Cuốn Jerusalem Bible 1956 dịch “paraclete” là “người bào chữa,” nhưng bản dịch năm 1985 lại dùng chữ “paraclete!” Cuốn New American Bible dùng chữ “paraclete,” nhưng bản dịch năm 1986 đã thay thế chữ đó với “người bào chữa!” Các bản dịch khác thích dùng chữ “counselor” (người chỉ giáo – New International Version) hoặc “comforter” (người an ủi – King James Version).

Ý nghĩa nào có thể chính thánh sử muốn trình bày? Đấng “Paralete” thi hành tối thiểu ba chức năng hoặc hoạt động. (1) Đó là tiếp tục sự hiện diện của Đức Giêsu trên trái đất sau khi Người lên trời (14:12, 16). Đó là một thần khí nói sự thật (14:17; 16:13) để làm chứng thay mặt cho Đức Giêsu và bảo vệ Người. Đấng ấy xác nhận rằng Đức Giêsu không phải là một sự thất bại nhục nhã nhưng thật ra là con yêu dấu của Thiên Chúa, một người Con trung tín và phục tùng. (3) Đấng ấy nhắc nhở họ những gì Đức Giêsu đã nói (14:26) và tiết lộ những điều mà Đức Giêsu không thể truyền đạt (16:12-14). Như thế, “Paraclete”, đại diện cho sự hiện diện thánh thiêng và là sự hướng dẫn cho các người phái Thiên Sai tiên khởi.

Rất có thể các tín hữu Tây Phương ngày nay thấy khó khăn để cảm được sự bực dọc của tổ tiên trong Đức Tin chúng ta mà họ đã cảm nhận khi không có một “paraclete” như vừa diễn tả. Nói cho cùng, chúng ta hăng hái bảo vệ “quyền được biết” của mỗi người chúng ta. Thế giới ngày xưa đầy những yếu tố bí ẩn và dối trá. Nếu có, họ tin rằng không ai có quyền được biết.

Ngoài ra, ngay cả chính chúng ta cũng tin rằng chúng ta có thể có được sự giải thích cho mọi thứ. Chúng ta trông cậy vào pháp lý bởi ý nghĩa của “luật tự do thông tin.” Trong thế giới xưa, nếu bạn không có một “nguồn bên trong,” hoặc một “paraclete”, chắc chắn bạn không ở “trong sự hiểu biết”.

Đức Giêsu bảo đảm rằng Chúa Cha sẽ ban cho các môn đệ của Người một “paraclete”, điều đó đem cho họ một sự bình an lớn lao,” và “không như thế gian ban sự bình an” (14:27). Ngay cả bây giờ chúng ta cũng có thể thấy tại sao.

Liên Lạc Với Chúng Tôi

  • 8810 Diamond Lake Ln - Houston, TX 77083
  • 713-870-8955
  • nth@nguoitinhuu.org

Vể NGƯỜI TÍN HỮU

NguoiTinHuu.org được thành lập năm 1997 với mục đích loan truyền Tin Mừng qua hệ thống tin học và chuyển tải tài liệu. Sứ vụ này được thể hiện qua việc cung cấp MIỄN PHÍ cho tất cả mọi người các kiến thức về đức tin Công Giáo, kể cả tin tức và mọi vấn đề liên quan đến đời sống Công Giáo. Chúng tôi nhất quyết trung thành với Huấn Quyền của Giáo Hội, Đức Thánh Cha và các Giám Mục trên toàn thế giới cùng với hợp nhất với người như các chủ chăn của Giáo Hội, trong khi vẫn cởi mở đối thoại với bất cứ ai.
NguoiTinHuu.org được duy trì bởi Pt. Giuse Trần Văn Nhật với sự cộng tác của các linh mục Việt Nam trên toàn thế giới, nhất là các linh mục và phó tế của tổng giáo phận Galveston-Houston.

How to Help Nguoi Tin Huu

Please pray daily for all the members and benefactors of NguoiTinHuu.org, past and present, living and deceased.

Về Bài Trích Trong www.nguoitinhuu.org

Có thể sử dụng các bài trong www.nguoitinhuu.org cho nhu cầu tinh thần, xin đừng làm thương mãi và xin ghi rõ xuất xứ cũng như tác giả.

Về Bài Gửi Cho www.nguoitinhuu.org

Bài gửi cho www.nguoitinhuu.org thì xin đừng gửi cho chỗ khác.
Khi tự ý gửi bài cho www.nguoitinhuu.org, tác giả đương nhiên cho phép phổ biến theo quy tắc của www.nguoitinhuu.org.
Chúng tôi có toàn quyền kiểm duyệt hay từ chối đăng tải mà không cần nêu lý do.
© 2019 NGUOI TIN HUU - All Rights Reserved.NGUOITINHUU