Nguoi Tin Huu Logo
  • Trang Nhà
  • Trang Chính
    • CHIA SẺ
      • ĐỖ TRÂN DUY
      • Lm. HỒNG GIÁO
      • NGUYỄN HUỆ NHẬT
        • TỪ ÁO CÀSA ĐẾN THẬP TỰ GIÁ
        • AI CHẾT CHO AI? AI SỐNG CHO AI?
        • ĐỐI THOẠI VỚI MỘT PHẬN TỬ
      • NHIỀU TÁC GIẢ
    • DÒNG MÁU ANH HÙNG
    • ĐƯỜNG VÀO ĐẠO
    • HIỂU ĐỂ SỐNG ĐẠO
    • HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
    • HỘ GIÁO
    • LỊCH SỬ GIÁO HỘI
    • MÁI ẤM GIA ĐÌNH
    • PHỤNG VỤ
      • Bài Giảng
      • Các Nghi Thức
    • SÁCH & TRUYỆN
  • Trang Hàng Ngày
    • GƯƠNG THÁNH NHÂN
    • SUY NIỆM HÀNG NGÀY
  • Trang Ngoài
    • VIETCATHOLIC
    • CẦU NGUYỆN BẰNG THÁNH VỊNH ĐÁP CA
    • HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
    • DÒNG CHÚA CỨU THẾ VN
    • DÒNG TÊN VN
    • LIÊN HIỆP BỀ TRÊN THƯỢNG CẤP VN
    • TRANG SỨ GIẢ TÌNH YÊU

John J. Pilch (Thế Giới Văn Hóa Thời Đức Giêsu - Pt Tv. Nhật lược dịch)

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH

Gioan 21:1-19

Ba lần xác nhận của ông Phêrô khi trả lời cho ba lần Đức Giêsu hỏi, “Này Simon con của Gioan, con có mến ta hơn những người này không?” (Gioan 21:15, 16, 17) thì được coi như sự hối lỗi của ông Phêrô vì ba lần chối bỏ Đức Giêsu (Gioan 18:15-18, 25-27). Nhưng nó còn hơn thế nữa.

SỰ GANH ĐUA GIỮA CÁC MÔN ĐỆ

Trong vùng Trung Đông xưa và nay, các người lãnh đạo quy tụ các đồ đệ và thành lập các phe nhóm với mục đích có được một số thuận lợi hơn những người khác. Những ai đi theo người lãnh đạo thì biết và hiểu rất rõ người lãnh đạo này theo đuổi những gì. Họ tham gia với người lãnh đạo này bởi vì họ tin rằng sự đoàn kết tạo nên sức mạnh, và phe nhóm này có thể thành công hơn và hữu hiệu hơn bất cứ cá nhân nào thi hành một mình. Mỗi phần tử của nhóm thì gắn bó chặt chẽ với người lãnh đạo.

Ngược lại, các phần tử lại rời rạc liên kết với nhau. Không ngạc nhiên khi hai ông Giacôbê và Gioan, là các con ông Dêbêđê, xin được hai địa vị cao nhất khi Đức Giêsu đến trong vinh quang của Người (Máccô 10:35-37), và mười người kia tức giận bởi vì hai người này đã qua mặt họ (c. 41). Ngay cả trong bữa Tiệc Ly, họ cãi nhau về địa vị và vinh dự và “người nào trong bọn được coi là người lớn nhất” (Luca 22:24).

Trong Phúc Âm Gioan, người Môn Đệ Yêu Dấu hiển nhiên nổi bật là người được Đức Giêsu đặc biệt quý mến. Ông được ngồi cạnh Đức Giêsu trong bàn ăn (13:23) và được đặc ân biết tin từ Đức Giêsu về tên phản bội (13:25-26). Ngay cả ông Phêrô cũng không biết điều này và phải nhờ đến người Môn Đệ Yêu Dấu như một người trung gian để đến với Đức Giêsu (13:24).

ÔNG PHÊRÔ VÀ NGƯỜI MÔN ĐỆ YÊU DẤU

Có một sự tương phản rõ rệt giữa ông Phêrô và người Môn Đệ Yêu Dấu trong Phúc Âm Gioan. Người Môn Đệ Yêu Dấu có vẻ cao hơn ông Phêrô. Khi ông này diễn tả người mục tử cao quý (Gioan 10:1-18), Đức Giêsu nhận xét rằng mục tử này “đi vào bằng cửa chính” (c. 2). Hơn nữa, người giữ cửa xác nhận danh tính của người mục tử: “Người nào đi vào cửa chính, đó là mục tử của đàn chiên. Người giữ cửa mở cửa cho ông.”

Người mục tử cao quý còn dẫn dắt chiên ra vào. “Ông gọi chiên của mình bằng tên và dẫn chúng đi ra. Khi ông đã đưa tất cả chiên ra ngoài, ông đi trước chúng, và đàn chiên đi theo ông” (cc. 3-4).

Thánh sử Gioan dùng chính hình ảnh này để diễn tả người Môn Đệ Yêu Dấu. Sau khi Đức Giêsu bị bắt, Người bị đưa ra trước vị thượng tế. Ở đây, người Môn Đệ Yêu Dấu, là người quen biết với vị thượng tế, đi vào “với Đức Giêsu trong sân tư dinh của thượng tế, nhưng ông Phêrô đứng ở bên ngoài cổng” (18:15). Sau đó người môn đệ này, là “người quen biết với vị thượng tế, đi ra, nói với người phụ nữ giữ cổng, và đưa ông Phêrô vào” (Gioan 18:16). Hiển nhiên, người Môn Đệ Yêu Dấu này được diễn tả như một mục tử cao quý bởi vì (1) ông đi vào qua cửa chính, (2) người giữ cửa (phụ nữ) nhận biết ông, và (3) ông dẫn chiên vào. Ông Phêrô không phải là mục tử, ông là một con chiên thấp kém!

ÔNG PHÊRÔ, TỪ NGƯỜI LÀM THUÊ ĐẾN VỊ MỤC TỬ

Nếu người ta đọc lại sự tương phản giữa người mục tử cao quý và người làm thuê trong Gioan 10, ông Phêrô được thánh sử này miêu tả như một người làm thuê. Ông không biết tên phản bội; ông cần đến người Môn Đệ Yêu Dấu để được đi vào sân tư dinh của thượng tế. Khi bỏ rơi Đức Giêsu, ông cư xử như một người làm thuê chứ không phải một môn đệ. Ông từ chối Đức Giêsu, và ngay cả sau khi phục sinh, ông đi chậm hơn người Môn Đệ Yêu Dấu, ông nhìn thấy nhưng không biết nói gì (Gioan 20:4-9).

Tình tiết mà trong đó ông Phêrô ba lần xác nhận lòng quý mến của ông dành cho Đức Giêsu là một điểm đột biến trong Phúc Âm này, mặc dù các học giả nhìn nhận chương này (21) là một “phụ lục” được tạo ra không phải bởi thánh sử nhưng bởi nhóm môn đệ của ông. Trong đoạn này, ông Phêrô được Đức Giêsu công khai tuyên bố là mục tử chăn dắt đàn chiên. Ông Phêrô cương quyết tuyên xưng sự trung thành của ông với Chúa. Và người Môn Đệ Yêu Dấu rút lui khỏi toàn cảnh trong một vài câu kế tiếp (20-23) mà không nói lời nào khác.

Những hiểu biết sâu sắc về văn hóa Địa Trung Hải cho thấy các tín hữu sơ khai thật lộn xộn và khó hiểu chừng nào. Sự ganh đua thì đầy dẫy; đây là điều bình thường về văn hóa. Nhưng bất kể các mánh khóe tranh giành địa vị của các người khác, hoặc người Môn Đệ Yêu Dấu này đóng vai trò mục tử cao quý tốt đẹp thế nào, chính Đức Giêsu, vị lãnh đạo, là người có quyết định sau cùng: ông Phêrô được chọn là mục tử cao quý.

Tranh của Harry Anderson

Liên Lạc Với Chúng Tôi

  • 8810 Diamond Lake Ln - Houston, TX 77083
  • 713-870-8955
  • nth@nguoitinhuu.org

Vể NGƯỜI TÍN HỮU

NguoiTinHuu.org được thành lập năm 1997 với mục đích loan truyền Tin Mừng qua hệ thống tin học và chuyển tải tài liệu. Sứ vụ này được thể hiện qua việc cung cấp MIỄN PHÍ cho tất cả mọi người các kiến thức về đức tin Công Giáo, kể cả tin tức và mọi vấn đề liên quan đến đời sống Công Giáo. Chúng tôi nhất quyết trung thành với Huấn Quyền của Giáo Hội, Đức Thánh Cha và các Giám Mục trên toàn thế giới cùng với hợp nhất với người như các chủ chăn của Giáo Hội, trong khi vẫn cởi mở đối thoại với bất cứ ai.
NguoiTinHuu.org được duy trì bởi Pt. Giuse Trần Văn Nhật với sự cộng tác của các linh mục Việt Nam trên toàn thế giới, nhất là các linh mục và phó tế của tổng giáo phận Galveston-Houston.

How to Help Nguoi Tin Huu

Please pray daily for all the members and benefactors of NguoiTinHuu.org, past and present, living and deceased.

Về Bài Trích Trong www.nguoitinhuu.org

Có thể sử dụng các bài trong www.nguoitinhuu.org cho nhu cầu tinh thần, xin đừng làm thương mãi và xin ghi rõ xuất xứ cũng như tác giả.

Về Bài Gửi Cho www.nguoitinhuu.org

Bài gửi cho www.nguoitinhuu.org thì xin đừng gửi cho chỗ khác.
Khi tự ý gửi bài cho www.nguoitinhuu.org, tác giả đương nhiên cho phép phổ biến theo quy tắc của www.nguoitinhuu.org.
Chúng tôi có toàn quyền kiểm duyệt hay từ chối đăng tải mà không cần nêu lý do.
© 2019 NGUOI TIN HUU - All Rights Reserved.NGUOITINHUU