Hai câu chuyện này (1-5 và 6-9) một lần nữa lại nêu cao tâm điểm về chính kiến và những lưu tâm chính trị trong tác vụ của Đức Giêsu.
Trong bầu khí ngột ngạt của Palestine bị La Mã chiếm đóng thế kỷ thứ nhất, những người hung ác thường thuật một tin đồn (không được chứng thực ở bất cứ đâu trong văn chương đương thời) cho Đức Giêsu nghe về việc Philatô giết các người dâng lễ vật. Sự dối trá này là một cái bẫy.
Nếu Đức Giêsu theo lời khuyên của Ngôn Sứ Amốt 5:13 và giữ im lặng, Người sẽ bị kết án là vô cảm, bất trung, và ngay cả phản quốc. Người yêu nước nào dám đặt câu hỏi về cuộc cách mạng và du kích chiến? Nếu Đức Giêsu phê bình Philatô, chắc chắn Người sẽ bị báo cáo với nhà cầm quyền La Mã và bị trừng phạt.
Những ai bị đau khổ vì đàn áp chính trị và những người bảo vệ họ thường cho rằng sự đau khổ chính trị là loại duy nhất đáng được lưu ý đến. Họ trở nên lãnh đạm với sự đau khổ khác, nhất là khi nó đến từ một nguồn phi chính trị.
Đây là lý do cho câu trả lời của Đức Giêsu khi chuyển sự thảo luận về tin đồn chính trị sang tội và đau khổ cá nhân, và Người kết luận với một lời cổ vũ là tất cả phải sám hối! Đức Giêsu chuyển sự chú ý đến giới đàn áp bị thù ghét (Philatô/La Mã) và thay vào đó tập trung đến người than phiền. Họ phải quên Philatô đi và lo lắng về sự tương quan của chính họ với Thiên Chúa. Người ta chỉ có thể tự hỏi tại sao những người đặt vấn đề đó không nộp Đức Giêsu và giết Người ngay tại chỗ vào lúc này, như họ đã từng toan tính trong một cuộc đụng độ tương tự ở hội đường Nagiarét (Luca 4:29).
Nếu bạn muốn phong trào phản đối của bạn được thành công, hãy nhớ rằng trong những người phản đối đều có người tốt và người xấu cũng như trong những người đàn áp.
Trong khi cuộc thảo luận trước liên quan đến người dân, chuyện này chắc chắn liên quan đến giới lãnh đạo (= cây vả) là những người cướp mạng sống của người dân (= vườn nho; xem Isa 5:7). Sau này trong Phúc Âm Luca (20:19) giới lãnh đạo (các luật sĩ và thượng tế) hiểu rõ rằng các dụ ngôn vườn nho thì trực tiếp nhắm đến họ và nói về họ. Do đó dụ ngôn này hiển nhiên xác định rằng giới lãnh đạo hiện thời trong quốc gia thì không có kết quả và phải nhổ đi.
Các chi tiết của dụ ngôn này phản ánh bối cảnh văn hóa Địa Trung Hải cách tuyệt hảo. Chủ vườn nho hiển nhiên sống ở thành phố và cho các tá điền thuê vườn nho của ông, họ là người đào xới, trồng trọt, v.v. Ông “muốn cây được trồng.”
Cây vả vùng Palestin có trái mười tháng trong năm, và vì thế người ta có thể hợp lý mong tìm thấy trái vào hầu như bất cứ lúc nào. Thứ tự thời gian về cây vả thì như thế này: trước hết, cây cần có ba năm để lớn lên sau khi trồng. Trái của ba năm kế tiếp được cho là bị cấm (xem Lêvi 19:23). Trái của năm thứ bảy được coi là sạch và phải được dâng cho Chúa (Lêvi 19:24).
Người chủ trong dụ ngôn này đã đến tìm trái trong ba năm, như thế kể từ khi trồng đó là chín năm, và tình hình bắt đầu có vẻ tuyệt vọng. Ông ta đúng khi muốn nhổ nó đi, nhưng người làm vườn nài xin “sự thương xót,” cho cây này một cơ hội khác.
Hãy nhớ rằng dụ ngôn này thì không nói về các cây nhưng về giới lãnh đạo quốc gia. Đề nghị chữa trị của người làm vườn cho các vấn đề của cây này phản ánh sự thành thạo “khôi hài lăng mạ” của Đức Giêsu. Trong các Phúc Âm, Đức Giêsu, người đích thực sinh quán ở Địa Trung Hải, thường xuyên dùng đến sự lăng mạ, và chúng thường là các viên ngọc quý. Người làm vườn có thể đề nghị dùng đất mới cho cây này, hoặc gia tăng tưới nước. Thay vào đó ông đề nghị rải phân trên đó. Nông dân nguyên thủy của Đức Giêsu chắc chắn họ phải cười rộ. Đây đúng là điều giới lãnh đạo “cà chớn” cần!
Hơn nữa, trong tiếng Aramaic có sự chơi chữ giữa “đào nó lên” và “hãy để nó yên” (cũng là chữ cho sự tha thứ), mà nó làm cho dụ ngôn này và điểm chính rất dễ nhớ. Trừng phạt (đào nó lên)? Không, thương xót và tha thứ (hãy để nó yên)! Cây thì không thể tự nâng lên bởi rễ của nó. Chúng (giới lãnh đạo) cần sự can thiệp của người bên ngoài, người làm vườn, là chính Thiên Chúa!
Những người hăng say cải cách thì thường quá chú trọng đến những người xấu cần tiêu diệt mà họ quên đi nhu cầu cũng phải cải cách chính mình. Điều này đúng với mọi người cũng như giới lãnh đạo. Đây là điểm mà Đức Giêsu của Luca muốn đưa ra trong chuỗi bài đọc siêu việt hôm nay. Đoạn này thì rất thích hợp với mùa Chay. Không cần bàn thêm.