Tội nghiệp ông Tôma! Bị vĩnh viễn gán cho cái tên “hồ nghi” trong một câu chuyện mà các học giả đồng ý rằng đó là sự sáng tác của thánh sử Gioan. Ông Tôma bị coi là tiêu biểu cho “những nghi ngờ,” không tin, và sự do dự gây tai hại cho tất cả các nhân chứng ban đầu của sự phục sinh của Đức Giêsu.
Sự bí mật, mưu mẹo, và nói dối thì rất phổ thông và thịnh hành trong đời sống hàng ngày ở Trung Đông xưa và nay mà mọi người địa phương luôn tán thành một sự hoài nghi lành mạnh về đủ mọi thứ. Trong khi một người sinh trưởng ở Missouri nhất định rằng bất cứ ai có những tuyên bố giật mình thì phải “cho tôi thấy!”, ám chỉ rằng “thấy là tin,” thì những người ở Trung Đông sẽ không đồng ý.
Có nhớ dụ ngôn ông Lagiarô và người tham lam (Luca 16:19-31) không? Khi người tham lam này chịu hình phạt đời đời vì lối sống của ông, ông nài xin ông Abraham hãy sai ông Lagiarô đến với các anh em của ông này để cảnh cáo họ. Ông Abraham trả lời: “Nếu họ không lắng nghe ông Môsê và các ngôn sứ [đó là, không tin Sách Thánh mà họ đọc hay nghe], thì họ cũng không tin ngay cả khi ai đó chỗi dậy từ kẻ chết.”
Vậy, mục đích của tình tiết trong câu chuyện ông Tôma là gì?
Chư “Tôma” là một tiếng Hy Lạp được chuyển ngữ từ chữ Hípri to’am, có nghĩa “song sinh”. Kitô Hữu nói tiếng Hy Lạp sẽ không hiểu “Tôma” nhưng chắc chắn hiểu sự phiên dịch tiếng Hy Lạp, “Didymus,” có lẽ ông Tôma không phải là một người “song sinh” theo nghĩa hiện thời nhưng đúng hơn là một cái tên để phân biệt ông với một người khác có cùng tên như ông. Một truyền thống (Công Vụ của Tôma) gán cho ông một cái tên phổ thông của người Giuđê là “Giuđa Tôma,” như thế “Tôma” hay “Didymus” sẽ nhận diện ông là “một Giuđa khác.”
Cuốn Phúc Âm thứ Tư này cung cấp những thoáng hiện về cá tính của ông. Trong Gioan 11:16 ông nổi bật là một người vững mạnh giữa các môn đệ, sẵn sàng đi với Đức Giêsu đến vùng Giuđê thù nghịch dù có phải chết (11:7). Đồng thời, đoạn này còn bóng gió rằng ông là một người không tin những gì đã và sẽ xảy ra cho Lagiarô, người em của cô Maria và cô Mácta.
Trong bữa Tiệc Ly, ông Tôma nhìn nhận là thiếu hiểu biết (14:5) về Đức Giêsu và số mạng của Người. Trong khu vườn tăm tối, ông Tôma hiển nhiên đã cùng với các người khác “bỏ rơi Đức Giêsu và chạy trốn” (Mc 14:59). Như vậy, trong nhiều phương cách, ông Tôma thì không tốt hơn hoặc khác hơn so với các tông đồ bạn.
Liệu ông Tôma có bị xúc phạm khi biết rằng thánh sử này đã tạo ra một câu chuyện với đặc điểm là ông bị coi như người “hồ nghi” không? Có lẽ không. Đặc tính này thì thật phù hợp với những gì được biết về ông trong Gioan 11:16 và 14:5. Một số người nghĩ rằng có lẽ ông đã thực sự có mặt với nhóm này trong 20:19 khi Đức Giêsu phục sinh xuất hiện và thoạt tiên thì ông Tôma không tin vào mắt mình.
Vào lần xuất hiện này, Đức Giêsu cho các môn đệ xem tay và cạnh sườn của Người (c. 20). Hành động này chắc chắn có dụng ý xua tan các hồ nghi tuy không nói ra nhưng có thật để trấn an các ông (và chúng ta) rằng con người này không phải là ma nhưng chính là Đức Giêsu ở Nagiarét, đấng đã bị đóng đinh và chết trên thập giá. Với các môn đệ này, dường như thấy là tin. Không ai xin động chạm và kiểm chứng các vết thương này.
Ông Tôma bày tỏ sự tương phản. Ông muốn dò xét thân thể của Đức Giêsu để xác nhận sự lạ lùng này. Tuy nhiên khi đối diện với Đức Giêsu và được mời chạm đến Người (c. 27), ông Tôma lại thoái lui. Ông mau chóng có được ý thức và tuyên xưng đức tin của ông: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con.” Ông chấp nhận lời mời mới của Đức Giêsu: “Đừng cứng lòng tin, những hãy tin.”
Viết cho một thế hệ sau này của những người theo phái Thiên Sai mà họ dần dần mất đi các nhân chứng tông đồ vì sự từ trần, ông Gioan đã sáng tác câu chuyện Tôma và “phúc lành” kết thúc tình tiết hôm nay: “Phúc cho những ai không thấy mà tin.”
Cũng như ông Tôma và các tông đồ bạn đã có một bước nhảy vọt về văn hóa đầy ý nghĩa và tạm chấm dứt sự hồ nghi để tin những gì họ đã thấy, Kitô Hữu ngày nay, đầu óc khoa học, họ là những người không còn bất cứ gì để thấy mới tin thì phải tin vào những gì họ được nghe. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng “đức tin đến từ sự nghe biết” (Rôma 10:17).