Trong sự nghiên cứu mới đây về sự biến hình của Đức Giêsu, học giả kinh thánh và cũng là nữ tu dòng Đa Minh ở Chicago là Chị Barbara Reid kết luận rằng tường thuật của Luca có lẽ bao gồm hình thể sớm nhất của câu chuyện này. Hai người đàn ông xuất hiện trong vẻ huy hoàng và nói về “cuộc xuất hành” của Đức Giêsu, mà Người sẽ chu toàn ở Giêrusalem. Ông Phêrô và những người cùng đi với ông đã nhìn thấy sự huy hoàng của Đức Giêsu và hai đấng cùng đứng với Người. Hai đấng này rất có thể là các thiên thần đang trình bày một thông điệp có tính cách hướng dẫn về các biến cố sắp đến cho người nghe ở trần thế. Chịu ảnh hưởng bởi Máccô, soạn giả Luca đặt ngang hàng các thiên thần này với ông Môsê và Êligia và thêm vào thông tin khác từ Máccô.
Cũng như nhiều học giả Kinh Thánh khác loại phê bình lịch sử, Chị Reid cho rằng chứng cớ của bản văn này thì quá rời rạc để đem lại các kết quả khoa học nào đó về những gì có thể thực sự xảy ra từ cảm nghiệm này. Tuy nhiên, sự hoài nghi như thế thì không bảo đảm. Nó được dựa trên các thiên kiến không được xem xét và không nghi ngờ của văn hóa Tây Phương mà quá thấm nhuần khoa học đến độ hầu như không thể thấy được điều khác biệt.
Các phân tích khoa học về văn hóa của 488 xã hội từ mọi nền văn hóa trên thế giới thấy rằng 90 phần trăm các xã hội này thường xuyên và bình thường cảm nghiệm các thực tại khác thường (alternate realities) trong các thị kiến hay xuất thần. Cụm từ này diễn tả một cảm nghiệm của con người là “tình trạng nhận thức bị biến đổi.”
Ngay cả những người Hoa Kỳ có đầu óc khoa học cũng quen thuộc với các cảm nghiệm này. Một khúc nhạc ưa thích, một bức tranh được trân trọng, hoặc ngay cả một ly rượu cũng có thể tạo ra những thay đổi trong ý thức. Tuy nhiên, nói chung, người Hoa Kỳ không tin vào bất cứ gì không thể kiểm soát. Những cảm nghiệm về thực tại khác thường thì tự nhiên, nếu người ta để chúng xảy ra. Nhưng kể từ khi khoa học phát triển trong thế kỷ mười bảy, người Tây Phương đã thành công ngăn chặn sự truy cập các cảm nghiệm này và có khuynh hướng không tin hoặc nghi ngờ những ai có cảm nghiệm này.
Trong thế giới Địa Trung Hải xưa, những cảm nghiệm về thực tại khác thường trong thị kiến và xuất thần thì phổ thông. Những người sùng mộ thần chữa lành, Asclepius, thường biết về bệnh tật của họ và sự chữa trị thích hợp từ thần này trong một giấc mơ “linh thiêng”. Các ngôn sứ như Isaia (6:1-13), Giêrêmia (1:11-19), và Êgiêkien (1:4-28) đã diễn tả cảm nghiệm của họ về Thiên Chúa trong một thực tại khác thường. Toàn thể sách Khải Huyền là một tường thuật về những gì mà tác giả, Gioan, đã cảm nghiệm trong một tình trạng biến đổi nhận thức mà có thể được gọi là “ngây ngất” hay “xuất thần” (tiếng Hy Lạp nghĩa đen là “trong thần khí” trong Khải Huyền 1:10; 4:2; 17:3; 21:10).
Trong Phúc Âm Luca, sự thanh tẩy của Đức Giêsu (3:21-22) có thể được coi như một cảm nghiệm thực tại khác thường, trong đó người ta có thể nhìn thấy các tầng trời mở ra và Thánh Thần trong hình thể chim bồ câu, và nghe tiếng từ trời nói rõ ràng. Câu chuyện cám dỗ của Luca, được hình thành như thế bởi truyền thống (x. Mc 1:12-13), cũng có thể được giải thích như một cảm nghiệm thực tại khác thường trong một tình trạng biến đổi nhận thức.
Câu chuyện biến hình làm cho cảm giác hợp lý văn hóa này là một cảm nghiệm như thế. Nó tương tự như một tường thuật xưa của một dịch giả một cuốn sách chữa bệnh bởi Asclepius. Ông ta bị bệnh và cùng đi với người mẹ đến đền thờ xin chữa lành. Trong một thị kiến, bà nhìn thấy vị thần này đến với ông, và khi bà đánh thức ông để kể lại những gì đã thấy, trước khi bà lên tiếng nói thì ông đã cho bà biết rằng chính ông cũng nhìn thấy như vậy trong giấc mơ.
Đức Giêsu và các môn đệ được tuyển chọn chia sẻ một cảm nghiệm về thực tại khác thường. Bản văn không cho chúng ta biết Đức Giêsu đã thấy và nghe những gì, chỉ có khuôn mặt của Người cho thấy dấu hiệu bên ngoài về cảm nghiệm của Người. Bản văn tường thuật những gì ông Phêrô, Giacôbê, và Gioan đã thấy và đã nghe. Cảnh tượng này kết thúc với lời trấn an từ trời: “Đây là Con ta, người được chọn của ta, hãy lắng nghe Người.”
Một chức năng phổ thông của các cảm nghiệm thực tại khác thường là để khai sáng về một số điều khó xử, hoặc hướng dẫn về hành động thích hợp phải có. Trong câu chuyện của Luca, sự giảng dạy và hoạt động chữa lành của Đức Giêsu đã giúp Người thêm bạn (4:38-39; 8:40) và kẻ thù (5:21; 6:46; 7:31, 39; 8:43). Dân làng đồng hương của Người (4:29) và những người khác (6:11) muốn giết Người.
Cần có một cảm nghiệm như sự biến hình để trấn tĩnh tâm trí của Đức Giêsu và các môn đệ được chọn. Bất kể các dấu hiệu đáng lo ngại, Thiên Chúa hài lòng với Đức Giêsu và khích lệ ba môn đệ hãy lưu tâm đến những gì Người nói. Ngay cả nếu một học giả nhất định từ chối rằng đây là điều “thực sự” xảy ra, cảnh tượng này thì rất hợp lý về văn hóa Địa Trung Hải. Người ta chỉ có thể thán phục thánh sử nào đã tạo ra cảnh tượng này nếu nó không thực sự xảy ra.
Sự say mê khoa học của người Tây Phương đã đem theo các phúc lành cũng như các thiệt hại. Không ai từ chối rằng khoa học đã tạo ra nhiều lợi ích. Sự thách đố thì không phải là làm mất các quà tặng quý giá của con người như khả năng cảm nghiệm huyền bí và các cảm nghiệm về thực tại khác thường mà nó có một vị thế vinh dự trong truyền thống và đạo đức của Kitô Giáo.