Vào năm 1984, học giả Kinh Thánh Đại Học Boston là Pheme Perkins viết, “Nhiệm vụ thần học về việc nói rõ ý nghĩa của sự phục sinh cho Kitô Hữu thế kỷ hai mươi vẫn phải được thực hiện” (Resurrection, Doubleday, p. 30). Bất kể các ấn bản của chính bà và nhiều tác giả khác kể từ lúc đó, sự đánh giá của bà vẫn đúng. Cuộc thảo luận cực kỳ không chính xác của các ký giả trong các nguyệt san Time, Newsweek, và US News and World Report vào khoảng Phục Sinh 1995 cho thấy rằng ngay cả khi các học giả không ngừng đưa ra sự nghiên cứu của mình cho công chúng, thông điệp này vẫn cần được phát biểu rõ ràng hơn.
Các học giả đồng ý rằng sự phục sinh của Đức Giêsu thì tuyệt nhiên không phải là một sự trở lại lạ lùng của người chết hay điều gì đó giống như cảm nghiệm cận tử (near-death). Những khác biệt thực sự trong các tường thuật và giải thích của các thánh sử và các tác giả Tân Ước khác hiển nhiên cho thấy không có một hình ảnh đơn độc, thống nhất về sự phục sinh trong truyền thống này.
Từ quan điểm này, điều rất quan trọng là đoạn phúc âm được ấn định cho ngày đại lễ Phục Sinh này, Gioan 20:1-9, là câu chuyện về việc tìm thấy ngôi mộ trống! Không có sự xuất hiện phục sinh của Đức Giêsu được chọn.
Một mục đích của truyền thống ngôi mộ trống là để nhắc nhở tín hữu rằng đức tin đến từ sự nghe biết. Sự tường thuật của Gioan rằng Môn Đệ Yêu Dấu “nhìn thấy” (ngôi mộ trống và các khăn liệm) và “tin” (rằng Đức Giêsu đã chỗi dậy thay vì xác của Người bị ăn cắp) dường như thay thế cho lời công bố của thiên thần trong các tường thuật khác rằng “Đức Chúa đã chỗi dậy!”
Bà Maria Mácđala tiêu biểu cho cộng đoàn đang đau buồn về cái chết của Đức Giêsu và cần sự an ủi. Sự tường thuật của bà rằng “chúng” đã lấy cắp thân xác này thì rất có thể ám chỉ đến các kẻ thù của Đức Giêsu nhưng cũng có thể phản ánh sự lưu tâm của cộng đoàn này về lời cáo buộc rằng một số tín đồ phái Thiên Sai đã lấy cắp xác này để hỗ trợ cho chuyện bịa đặt rằng Đức Giêsu đã chỗi dậy từ sự chết.
Truyền thống về ông Phêrô lúc đầu thì cũng không giúp gì, bởi vì, theo sự tường thuật đó, ông đã đến ngôi mộ này, thấy mộ trống, và trở về với các bạn của ông mà không hiểu chút gì về việc đã xảy ra (Luca 24:12). Trong tường thuật của Gioan, ông Phêrô bước vào ngôi mộ trống đầu tiên, và sau đó phản ứng của Môn Đệ Yêu Dấu giải thích những gì cả hai đều nhìn thấy.
Trong đoạn phúc âm này, niềm tin vào sự phục sinh của Đức Giêsu được phát triển từ sự khám phá một ngôi mộ trống và không phải từ sự xuất hiện của Đức Giêsu. Nó phát triển từ những gì các tín hữu đầu tiên tường thuật và cách họ giải thích về những gì họ cảm nghiệm.
Các tín hữu lớn tuổi có lẽ còn nhớ những ngày trước Vatican II khi bài giáo lý thường bao gồm một môn được gọi là “hộ giáo,” hoặc “cách bảo vệ hay minh chứng đức tin cho người không tin và những ai hồ nghi.” Chúng ta học và nhớ các lý luận để “minh chứng” đức tin của chúng ta, kể cả đức tin rằng Đức Giêsu đã chỗi dậy từ sự chết.
Công Đồng Vatican II trào ra hàng loạt làn sóng hiểu biết mới mẻ mà nó cải tiến kiến thức của chúng ta và cho thấy sự hộ giáo của chúng ta thì quá đơn giản. Tỉ như, những bản dịch Kinh Thánh mới đã dịch chính xác đoạn công bố rằng “Đức Giêsu đã được nâng dậy [bởi Thiên Chúa] từ sự chết” làm chúng ta ngạc nhiên. Chúng ta chưa bao giờ nhận thấy điều này trước đây.
Khi sự hiểu biết của chúng ta về thế giới cổ xưa và văn hóa của nó gia tăng và tiếp tục gia tăng, chúng ta nhận ra rằng điều tuyên bố của Kitô Hữu là có được “sự cứu chuộc trong Đức Giêsu” dường như không thỏa mãn việc tìm kiếm ngày nay về ý nghĩa và sự thịnh vượng trong một thế giới định hướng tâm lý và được chúc phúc (và nguyền rủa) về kỹ thuật.
Có lẽ một mẩu dữ kiện Kinh Thánh có thể giúp chúng ta. Bằng chứng Kinh Thánh này gợi ý rằng Đức Giêsu phục sinh thì khác biệt cách nào đó, “được biến đổi” (Mc 16:12) và cách nào đó không thể nhận ra được (Lc 24:16; Ga 20:14; 21:14), tuy Người chính là Giêsu ở Nagiarét đã từng sống và bước đi trên mặt đất này. Những điều này dường như là hai yếu tố không thay đổi mà các tín hữu tường thuật trong những lần Đức Giêsu phục sinh xuất hiện với họ trong một trạng thái ý thức bị biến đổi. Cả hai yếu tố này làm đặc tính cho cảm nghiệm về các thực tại khác trong mọi nền văn hóa, do đó họ không thực sự ngạc nhiên. Như mỗi tường thuật cho biết, cảm nghiệm này trấn an và linh hứng, thật phù hợp với chức năng văn hóa của các cảm nghiệm trạng thái ý thức bị biến đổi.
Phụng vụ trong tang lễ nhắc nhở Kitô Hữu rằng họ cũng sẽ cảm nghiệm được sự biến đổi này. Trong sự chết “sự sống thì thay đổi, không bị mất đi.” Điều này lập lại quan điểm của Phaolô: “Việc sống lại của kẻ chết cũng vậy. Cái gieo xuống thì hư nát, cái chỗi dậy thì bất diệt. Cái gieo xuống thì ô nhục, cái chỗi dậy thì vinh dự. Cái gieo xuống thì yếu đuối, cái chỗi dậy thì mạnh mẽ. Cái gieo xuống là một thân xác, cái chỗi dậy là một thân thể có thần khí” (1 Cor 15;42-44).
Lễ hôm nay và niềm tin Kitô Giáo trong sự phục sinh của Đức Giêsu đã thách đố tất cả, học giả cũng như thường dân, hãy tìm tòi các phương cách mới để cho thấy rằng niềm tin nơi Đức Giêsu là hành vi cứu chuộc chắc chắn của Thiên Chúa thì thực sự đem lại mục đích tối hậu và ý nghĩa cho cuộc đời chúng ta.