Giống như mọi thánh sử khác, Luca cũng tham khảo các nguồn tài liệu khi viết Phúc Âm của mình. Ông thú nhận điều này trong phần dẫn nhập (Lc 1:1-4). Các học giả nói chung đồng ý rằng Máccô, Phúc Âm được viết sớm nhất, là một trong những nguồn tài liệu này. Bài đọc hôm nay, được trích từ Luca 21, thì được dựa trên Máccô 13.
Nhiều tín hữu ngày nay nghĩ rằng các chương này diễn tả ngày tận thế. Trong một ý nghĩa nào đó thì đúng, nhưng điều này được xen lẫn với thông tin về việc tiêu hủy Đền Thờ Giêrusalem vào năm 70. Khi Máccô viết Phúc Âm, biến cố này chưa xảy ra. Khi Luca viết Phúc Âm (khoảng năm 85), điều này đã xảy ra.
Vậy, Luca muốn nói với độc giả của ông điều gì khi Đền Thờ bấy giờ không còn hiện hữu? Các câu được chọn cho phụng vụ hôm nay nêu bật phần đó của truyền thống này.
Trong các câu 25-28, Luca tách rời “điều gì đang xảy đến trên thế giới” (c. 26, một biến cố tương lai) với điều đã xảy ra trên Giêrusalem (một biến cố quá khứ trong thời Luca). Sự phán xét mà nó sẽ xảy ra khi “Con Người ngự đến trên một đám mây” (c. 27) sẽ quan trọng hơn nhiều và vĩ đại hơn nhiều việc phán xét Đền Thờ Giêrusalem mà nó theo sau việc khước từ Đức Giêsu là thầy dậy. Ở đây Luca gióng lên một tiếng chuông cảnh giác rõ ràng cho độc giả của ông.
Tuy nhiên, các tín hữu trung tín thì không có gì phải sợ hãi. Khi họ thấy các dấu hiệu trên trời và các thảm họa dưới đất khiến người khác phải kinh sợ, thì họ phải biết rằng sự cứu thoát hay giải thoát cá nhân thì gần kề. Những diễn dịch nói về “sự cứu chuộc” trong câu này không ám chỉ về sự chết và sự phục sinh của Đức Kitô nhưng đúng hơn sự giải thoát khỏi nguy hiểm sắp xảy đến.
Sự tin tưởng như thế từ đâu? Luca đưa ra giải thích của ông trong các câu 34-36. Lời khuyên này có thể trích từ nguồn riêng của Luca, đó là, những tài liệu không được các thánh sử khác biết đến. Hoặc ngay cả nó có thể là sáng tạo riêng của Luca. Bất kể nguồn của những câu này, Luca vẫn kiên định với lời cổ vũ của ông là hãy tỉnh thức và cầu nguyện.
Một cách đặc biệt ông cảnh cáo chống với sự chè chén, say sưa, và lo lắng sự đời (c. 34), nó làm con người ra nặng nề và sao nhãng trước các vấn đề cấp bách. Người Hoa Kỳ có thể cười thầm trước ba loại sao nhãng này và kết luận rằng tổ tiên trong Đức Tin của chúng ta cũng không khác chúng ta lắm. Đó là một sai lầm trầm trọng.
Các nông dân, họ đóng góp khoảng 95 phần trăm dân số của vùng Palestine thế kỷ thứ nhất, sống dưới mức tồn tại và thật khó khăn để có các phương tiên hay cơ hội để chè chén, để say sưa, hoặc để mơ tưởng và theo đuổi những tiện nghi vật chất. Họ thường xuyên lo lắng về bữa ăn sắp tới từ đâu đến và không biết có đủ cho mọi người hay không. Nói cách khác, họ cực kỳ chú trong đến giây phút hiện tại và thách đố để sống còn.
Không, loại cảnh cáo này sẽ được đặc biệt hướng đến giới thượng lưu, họ có cả sự an nhàn và cơ hội để chè chén và say sưa và để mình bị tiêu hao bởi “lo lắng sự đời.” Luca đặc biệt đề cập đến giới giầu có mà họ tham lam, không muốn chia sẻ (xem Luca 12:13-34, nhất là c. 15) với người có nhu cầu, như nền văn hóa kính trọng đòi hỏi. Thật vậy, mỗi lần gặp chữ “người giầu” trong Phúc Âm Luca thì nên gạch bỏ chữ đó và thay vào bằng chữ “tham lam.” Đó là điều làm Luca và Đức Giêsu của Luca khó chịu và, quả thật, tất cả mọi người trong Phúc Âm Luca.
Người như thế sẽ thực sự bị ngạc nhiên khi Con Người trở lại để phán xét! Không ngạc nhiên là Luca thúc giục: “Hãy tỉnh thức.”
Lời cầu nguyện tôn giáo là một hình thức thông tin được nhắm đến một người mà họ được nhận biết là có quyền kiểm soát trật tự tổng quát của sự hiện hữu. Trong Kinh Thánh, người này là Thiên Chúa. Các dấu hiệu trên trời và các thảm họa dưới đất mà Luca diễn tả thì hiển nhiên dưới sự kiểm soát của Thiên Chúa. Vì lý do đó, trong khi người Hoa Kỳ thiên về việc kiểm tra với thu thập tình báo và các vệ tinh thời tiết, các viễn vọng kính, các nhà thiên văn, các nhà khí tượng học, hoặc CIA để nhận diện và đánh giá các dấu hiệu trên trời và các thảm họa hiển nhiên dưới đất, lời khuyên của Luca với các tín hữu là hãy “cầu nguyện [với Thiên Chúa] để bạn có thể vững mạnh đủ để thoát khỏi tất cả những điều này.”
Tổ tiên trong Đức Tin của chúng ta là những người đầu tiên được nghe hoặc đọc về những cảnh cáo của Luca thì sa lầy trong những lo lắng hiện tại. Các nông dân cố gắng để sống còn; giới thượng lưu tìm cách làm cho đời sống càng trưởng giả hơn nữa. Người Hoa Kỳ có khuynh hướng nghĩ quá nhiều về tương lai đến độ quên cả hiện tại. Các đồng hồ đeo tay điện tử nhắc nhở tất cả chúng ta rằng giây phút hiện tại thì thật phù du thế nào. Lời khuyên của Đức Giêsu trong Luca thích hợp với thính giả của mọi thời đại: “Hãy tỉnh thức!” để bạn có thể thoát khỏi tai họa cuối cùng.