Hầu như mọi câu hỏi trong thế giới Địa Trung Hải đều là một thách đố. Đây là lý do Đức Giêsu thường trả lời với một phản thách đố, thường xuyên nhất là một sỉ nhục. Sự sỉ nhục ở đây là người đối thoại, ngụ ý rằng Đức Giêsu tự xa cách với người đặt câu hỏi hiềm thù (“Có đúng luật?”) và sự giải thích của họ về Lề Luật.
Trong thế giới Địa Trung Hải xưa, hôn nhân là giữa hai gia đình. Mỗi gia đình chọn một phần tử, kết hôn với người mà họ có ý định ràng buộc hai gia đình với nhau, tạo thành một đơn vị vững mạnh hơn. Cũng như con cái không thể chọn cha mẹ thì con cái trong văn hóa này cũng không thể chọn người phối ngẫu. Thiên Chúa chọn cha mẹ của một người, và qua cha mẹ của người ấy, Thiên Chúa chọn phần tử hôn nhân của người ấy. Do đó theo văn hóa thời Đức Giêsu lẽ hiển nhiên về hôn nhân là: “Điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, không ai được tách rời” (c. 9).
Ngay cả một tuyên bố ngắn gọn như thế về bản chất hôn nhân người Địa Trung Hải cho thấy sự ly dị là điều hiển nhiên không thể chấp nhận. Sự ly dị thì không phải là sự tách rời hai phần tử nhưng đúng hơn sự tách rời hai gia đình. Trong một xã hội được thúc đẩy bởi các giá trị của vinh dự và ô nhục, gia đình của cô dâu sẽ bị xấu hổ. Nhất là những người nam phía bà con của cô dâu sẽ gánh chịu sự xấu hổ cũng như có trách nhiệm cứu vãn. Hận thù là hậu quả và chắc chắn dẫn đến việc đổ máu. Điều này phải tránh bằng mọi giá, do đó quy tắc văn hóa là không ly dị.
Trong sự giải thích riêng cho các môn đệ, Đức Giêsu thêm sự phức tạp vào cuộc thảo luận này: sự tái hôn. Cuộc thảo luận thì không đơn giản về sự ly dị, mặc dù xấu nhưng được cho phép bởi Luật Môsê (xem c. 4). Vấn đề xoay quanh việc ly dị và tái hôn (cc 10-11).
Hơn nữa, cộng đồng của Máccô hiển nhiên quen với hoàn cảnh mà trong đó người phụ nữ hay gia đình người phụ nữ có thể khởi xướng việc ly dị. Sự lăng mạ này đối với gia đình người chồng thì quá xấu hổ đến độ cần có hậu quả trong sự hận thù.
Trong hệ thống xã hội này, sự tái hôn cần kéo theo việc ngoại tình. Nhưng hoàn cảnh này thì rất khác với những quan niệm Tây Phương hiện đại về ly dị và ngoại tình. Trong thế giới Trung Đông, tội ngoại tình là một chiến thuật mà qua đó ông này làm xấu hổ ông kia, là chồng của người vợ mà bà này là một phần tử trong sự ngoại tình.
Một người vợ thì không thể phạm tội ngoại tình. Về văn hóa, bà ta không thể làm xấu hổ vợ của một người đàn ông. Nếu một người chồng có quan hệ với bất cứ phụ nữ nào (ngay cả một gái điếm) khác hơn vợ của ông, ông ta không thể làm xấu hổ người vợ chung thủy của mình. Chỉ có những người nam mới có thể bị xấu hổ.
Vậy điều này có nghĩa gì khi Đức Giêsu của Máccô nói, “Ai ly dị vợ mình và kết hôn với người khác thì phạm tội ngoại tình đối với bà ta”? Từ quan điểm văn hóa Địa Trung Hải, sự xấu hổ phải phản ảnh trên một người nam, và những người nam có thể là cha, anh em trai của người vợ, hoặc các người nam quan trọng trong gia đình của bà này. Bởi vì sự đổ máu thì không thể tránh, một hoàn cảnh như thế thì phải tránh bằng mọi giá.
Các lối đối xử bị cấm trong Mười Điều Răn thì đúng là những sự lăng mạ của người nam đối với các người nam khác mà đòi hỏi sự trả thù. Do đó mục đích căn bản của các điều răn trong xã hội Ít-ra-en thời xưa là cắt bỏ sự hận thù mà nó dẫn đến việc đổ máu. Ý tưởng là để duy trì sự hài hòa và ổn định bên trong xã hội.
Trẻ em là những tờ báo biết đi thời bấy giờ. Chúng được gia đình huấn luyện và được phép bởi các gia đình khác để được tự do lang thang ra vào các căn nhà để theo dõi những gia đình khác đang làm gì. Những toan tính để giữ trẻ em tránh xa Đức Giêsu sẽ khuấy động sự nghi ngờ rằng Người có điều gì không tốt và có ý định hãm hại người khác. Đức Giêsu quả quyết rằng Người không có gì để giấu diếm. Hãy để các trẻ em rình mò.
Thứ hai, và có lẽ quan trọng hơn ở đây, các người mẹ muốn Đức Giêsu chạm đến con của họ. Trong thế giới Địa Trung Hải xưa, gần 30 phần trăm trẻ sinh ra thì bị chết vào lúc sáu tuổi. Sáu mươi phần trăm chết lúc mười sáu tuổi. Sự chạm đến của Đức Giêsu sẽ xua trừ “con mắt dữ”, đó là, sự ghen tương hiểm độc của người khác mà có thể gây ra bệnh tật và cái chết.
Tình tiết đoạn phúc âm này có thể giúp người Hoa Kỳ tìm cách vơi bớt những áp lực của văn hóa như thế nào tỉ như Đức Giêsu đã khắc phục trong thời của Người?