Một phụ nữ kia có người bạn bị điếc. Ngày nọ bà ta hỏi người bạn muốn được tặng gì vào ngày sinh nhật. Người bạn ấy đáp lại thật bất ngờ: “Xin bạn hãy vui lòng viết thư cho Ann Landers yêu cầu bà ta in lại bảng kinh cầu nguyện cho người điếc. Bà ấy đã từng in nó trước đây vào mục của bà trong một tờ báo, nhưng tôi đã đánh mất bản sao mục đó rồi!”. Thế là người phụ nữ đã viết thư cho Ann Landers. Và vào ngày 1.6 ngày sinh nhật của cô bạn, bà Ann đã in lại lời cầu nguyện đó trong cột báo của mình. Một đoạn trong lời cầu đó như sau:
”Lạy Chúa, nỗi đau khổ mà người điếc phải gánh chịu là đa số thiên hạ xem họ như những người chuyên làm phiền người khác. Người ta thường thiện cảm với người mù, người què, nhưng lại thường nổi xung và bực bội với người điếc. Kết quả là người điếc thường phải trốn lánh bạn bè và càng ngày càng trở nên khép kín” (William Barclay)
Lời kinh trên cho chúng ta thấy một nỗi niềm, một uẩn khúc nào đó của người điếc mà ít người trong chúng ta thường nhận ra được. Đa số chúng ta đều cho rằng mù thì tệ hại hơn điếc. Thế nhưng Helen Keller vừa bị mù lẫn điếc thì cho rằng bị điếc không nghe được, thì quả là phần lớn những cánh cửa trong cuộc đời ta đã bị khép chặt lại, chẳng hạn: mở radio thì chả hiểu gì, xem truyền hình cũng chả thú vị gì mà còn phát chán, và hầu như không thể trò chuyện với ai được cả. Vì thế, sau một thời gian chúng ta sẽ cảm thấy cô đơn như bị bỏ rơi.
***
Câu chuyện về người điếc nói trên giúp ta hiểu rõ hơn bài Phúc Âm hôm nay. Nó giúp ta hiểu được người câm điếc vui sướng như thế nào sau khi được Chúa Giêsu chữa lành. Lần đầu tiên trong cuộc đời anh ta cảm nếm được một phần nào vui thú của cuộc sống.
Điều này dẫn chúng ta đến một vài câu hỏi:
Câu trả lời nằm trong bài đọc thứ nhất ngày hôm nay. Trong lời mô tả vài dấu chỉ sẽ xảy ra khi Đấng Mêsia đến, tiên tri Isaia đã nói: “Kẻ điếc sẽ được nghe, ai không nói được sẽ mừng rỡ reo lên”… Qua việc chữa lành người câm điếc trên, Chúa Giêsu đã hoàn tất hai dấu chỉ mà tiên tri Isaia đã nói để giúp dân chúng nhận ra Đấng Mêsia. Vậy, một trong những mục đích của việc chữa lành ngày hôm nay là xác nhận rõ hơn Đức Giêsu chính là Đấng Mêsia.
Tuy nhiên, việc chữa lành ngườì câm điếc kia còn tỏ lộ một điều ẩn kín nào đó nơi bản thân Đức Giêsu. Nó cho ta thấy Đức Giêsu là một mẫu người giàu lòng thương xót. Điều này đặc biệt biểu lộ qua cung cách Người tách biệt anh chàng câm điếc ra khỏi đám đông. Như ta biết, người điếc thường hay mặc cảm nên lúng túng trước tình cảnh của mình. Họ không hiểu ất giáp gì cả khi nghe người ta hỏi, nên họ luôn cảm thấy mình như ở ngoài rìa. Vì thế khi dẫn anh chàng câm điếc ra khỏi đám đông, Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng xót thương thực sự của Người đối với anh, Người rất nhạy cảm đối với tình cảnh đáng thương của anh. Như thế ngoài việc tỏ cho ta biết Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, việc chữa lành người câm điếc còn cho ta thấy rõ lòng thương xót của Đức Giêsu.
Cuối cùng, việc Đức Giêsu chữa lành cho người câm điếc đã tạo nên nguồn hy vọng cho chúng ta là những kẻ đang sống ở thời đại ngày nay.
Trạng thái của người câm điếc không giống trạng thái của riêng chúng ta. Nhiều người trong chúng ta không điếc về thể lý nhưng lại điếc về tâm linh. Chúng tôi muốn ám chỉ gì đây? Hãy dùng một ví dụ để làm sáng tỏ.
Mới đây một bà mẹ và ông bố đến thăm đứa con gái của họ đang lâm trọng bệnh ở nhà thương. Ngay khi họ lái xe rời bệnh viện, bà mẹ bắt đầu vừa khóc vừa nói; “Anh Ron ơi, em chả biết rõ điều gì đang xảy đến cho em, lẽ ra 10 năm trước em có thể cầu nguyện với tất cả tấm lòng cho con gái chúng ta. Lẽ ra em có thể trình bày với Chúa về nó, và lẽ ra em có thể nghe lời Chúa dặn dò em 'Đừng lo'. Thế nhưng em không còn làm điều ấy được nữa. Em không còn cầu nguyện được nữa, em không thể nói chuyện với Chúa như em đã thường làm. Hình như về mặt thiêng liêng em đã trở nên như câm như điếc”.
Câu chuyện trên mô tả tình trạng của nhiều người trong chúng ta. Chúng ta đôi lúc cũng cảm thấy khó cầu nguyện khác với chúng ta ngày xưa. Chúng ta cũng cảm thấy khó đối thoại với Chúa và chúng ta cũng cảm thấy khó khăn trong việc nghe Chúa nói với chúng ta. Vậy trong trường hợp này, chúng ta phải làm gì? Câu trả lời đã nằm sẵn trong bài Phúc Âm hôm nay. Chúng ta có thể bắt chước người câm điếc trên, nghĩa là tìm kiếm Chúa Giêsu, cùng Người bước ra khỏi đám đông và tận hưởng đôi chút thời gian bên sự hiện diện có khả năng chữa lành của Người.
Bài Phúc Âm hôm nay khuyên chúng ta nên tạo điều kiện thuận lợi cho Chúa Giêsu để Người mở miệng lưỡi chúng ta về mặt thiêng liêng, để Người đặt ngón tay của Người khai mở đôi tai điếc của chúng ta. Nói cụ thể hơn, Phúc Âm hôm nay mời gọi chúng ta hãy làm lại những gì chúng ta đã từng có thói quen hay làm, tức là bỏ ra ít phút mỗi ngày để cầu nguyện, để Chúa Giêsu thực hiện nơi chúng ta điều Người đã làm cho người câm điếc ấy, nghĩa là bài Phúc Âm mời gọi chúng ta hãy để Chúa Giêsu chữa lành bệnh câm điếc của chúng ta.
Như thế, câu chuyện người câm điếc trên nói với chúng ta 3 điều:
Để tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề khổ tâm này, chúng ta hãy bắt chước người câm điếc, là tìm kiếm Chúa Giêsu và xin Người chữa lành chúng ta. Cụ thể hơn, chúng ta hãy để riêng vài phút mỗi ngày tiếp xúc với Chúa Giêsu ngõ hầu Người sẽ chữa lành và làm cho chúng ta hoàn toàn khoẻ mạnh trở lại.