Trong ấn bản mùa xuân của một tờ đặc san sinh viên phát hành trong một đại học Công Giáo có uy tín, một biên tập viên suy nghĩ về những điều mà anh đã hài lòng thực hiện. Điểm số hai trong danh sách của anh là từ bỏ Giáo Hội Công Giáo. Ngay khi là sinh viên năm I, anh biết rằng vì những lý do luân lý anh không thể tiếp tục là một phần tử của Giáo Hội và sống thật “với các giá trị mà tôi tin tưởng.”
Cảnh tượng trong phúc âm hôm nay thì khá song song với hoàn cảnh của người sinh viên này, nhưng chỉ có một chút tương tự. Ở đây, ngay giữa sứ vụ của Đức Giêsu, chỉ sau một suy nghĩ khác thường về các bài đọc trong hội đường, các thính giả bị chia cách. Một số phản ứng cách tiêu cực: “Đây là một lời khó nghe; ai có thể nghe được?” (c. 60). Những người khác bỏ đi: “Nhiều môn đệ của Người rút lui và không còn đi theo với Người” (c. 66).
Đức Giêsu nhắc nhở những ai bị sửng sốt rằng "manna" là một quà tặng từ trời, nó thuộc về lĩnh vực đời sống trên trái đất. Nó là một trợ giúp tạm thời mà sau đó không còn sử dụng. Những lời Đức Giêsu nói với họ (6:35-58) là thần khí và sự sống” (c. 63). Những lời này đưa tín hữu chạm đến Thánh Thần và qua đó với nguồn sự sống.
Đức Giêsu biết rằng có một số trong những người nghe thì không trung thành với Người, họ sẽ từ chối liên kết với Người (“có một số người trong anh em mà họ không tin,” c. 64). Ngay cả có người sẽ chứng minh là hoàn toàn không trung thành, xa cách, và không thực sự cam kết với Đức Giêsu và nhóm của Người (người này sẽ phản bội Đức Giêsu). Đức tin, sự trung thành, sự cam kết, và sự đoàn kết là những món quà. “Không ai có thể đến với tôi trừ khi điều đó được ban cho họ bởi Chúa Cha” (c. 65).
Những người bỏ Đức Giêsu mà đi, chắc chắn họ làm Người thất vọng, nhưng với một người sáng lập nhóm sự từ bỏ chỉ trầm trọng nếu những người cốt yếu, Nhóm Mười Hai, bỏ Người mà đi. Người thẳng thắn hỏi họ: “Anh em cũng sẽ bỏ đi sao?” (c. 67). Lên tiếng thay cho nhóm, ông Simon Phêrô trả lời, “Lạy Chúa, chúng con sẽ đến với ai? Thầy có những lời sự sống đời đời và chúng con tin, và biết rằng, Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (c. 68).
Câu trả lời của ông Phêrô được diễn dịch theo các giá trị văn hóa Địa Trung Hải là: chúng con đã cam kết với Thầy, bất kể gì (“chúng con tin”). Việc nhận biết Đức Giêsu là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” thì âm vang việc sử dụng câu này trong Cựu Ước để nhận biết những người được thánh hiến cho Thiên Chúa. Ông Samson được diễn tả như vậy (Thủ Lãnh 13:7; 16:7), cũng như ông Aaron (Tv. 106:16). Trong Gioan 10:36, Đức Giêsu tự diễn tả mình là “người mà Thiên Chúa thánh hiến,” và trong Gioan 17:19, Đức Giêsu nói, “Chính vì họ [môn đệ của con] mà con tự thánh hiến.”
Ông Phêrô nghĩ là ông nói thay cho Nhóm Mười Hai, nhưng Đức Giêsu biết rõ hơn. Thực sự, bất cứ người Địa Trung Hải nào cũng biết rõ hơn. Trong thế giới Địa Trung Hải, lòng trung thành giữa phần tử của một phe nhóm và người lãnh đạo thì mạnh mẽ. Người lãnh đạo tuyển chọn từng phần tử bởi chính họ và từng người.