Những anh hùng trong văn hóa Hoa Kỳ thì bao gồm cả những người có nguồn gốc khiêm tốn mà đã đạt được tình trạng vĩ đại. Abraham Lincoln là một thí dụ. Sở dĩ có thể có thành tích như thế bởi vì hệ quả của sự tin tưởng vào sự bình đẳng của mọi người. Khi cảm nghiệm thực tế mâu thuẫn với điều tin tưởng này, người Hoa Kỳ trở về ý tưởng cơ hội bình đẳng. Tối thiểu, mọi người có thể vươn đến một địa vị lớn lao hơn là chỉ bởi dòng dõi.
Một ý niệm như thế thì hoàn toàn không có trong thế giới Địa Trung Hải. Vinh dự căn bản thì bắt nguồn từ dòng dõi và đi vào những hoàn cảnh rất đặc biệt. Vinh dự đòi hỏi người ta phải ở trong tình trạng này, duy trì và bảo vệ vinh dự ấy, và không bao giờ nghĩ đến việc “tiến lên.” Bất cứ toan tính nào để cải thiện hoặc có lối đối xử không phù hợp với tình trạng của dòng dõi thì ô nhục bởi vì đó là một động lực chia rẽ trong cộng đồng.
Ngay cả khi các thính giả bị cảm kích bởi lời giảng dạy của Đức Giêsu và ngạc nhiên với những chủ đề Người khai triển từ Sách Thánh đọc trong hội đường cho mùa Vượt Qua, việc Người áp dụng cho chính mình thì chói tai. Nó khiến họ xầm xì.
Tiếng Hy Lạp “xầm xì” xuất hiện ở đây thì giống như chữ mà nó xuất hiện trong Sách Thánh Hebrew bản dịch Hy Lạp khi họ diễn tả sự xầm xì của người Ít-ra-en trong sách Xuất Hành (Xh 16:2, 7, 8). Sự ám chỉ liên tưởng này là một tuyệt tác.
Điểm nổi bật hơn nữa là sự than phiền có tính cách phán đoán được bùng lên về sự giải thích Xuất Hành 16! Lúc đầu (6:31) dân chúng đưa ra sự giải thích của họ, mà Đức Giêsu đã sửa lại (6:32, 35). Họ hoài nghi về sự giải thích của Đức Giêsu và nói lên sự lưu tâm của mình theo kiểu cách người Địa Trung Hải. Họ tấn công Đức Giêsu vì đã đi ra ngoài vinh dự được thừa hưởng theo thân phận (cc. 42-43).
Đại từ nhân xưng trong câu “Giêsu này không phải là…?” (c. 42) ám chỉ một giọng điệu thiếu tôn trọng và cũng thích hợp để được dịch là “tên này” hoặc “gã này.” Dân chúng kể ra thân phận được thừa hưởng của Đức Giêsu: con của ông Giuse; họ biết rất rõ về loại vinh dự của cha mẹ Người. Cha mẹ và dòng dõi tạo thành vinh dự nền tảng mà một người tự nhận. Lời tuyên bố “đến từ trời” (6:32) thì táo bạo, khó tin, và là mối đe dọa đối với một cộng đồng đã được thiết lập và có thứ tự. Làm thế nào Đức Giêsu lại tuyên bố một vinh dự cao hơn Người đáng được?
Các học giả gợi ý rằng chữ “xầm xì” giữa những dịch giả bộ Tôra trong thế giới của Đức Giêsu cho thấy có một sự bất đồng giải thích Sách Thánh. Sự bất đồng này được thấy trong câu được mở đầu với chữ “làm thế nào”. Hiển nhiên dân chúng bất đồng với sự giải thích Sách Thánh của Đức Giêsu và việc áp dụng cho chính Người. Phản ứng của Đức Giêsu thì rất trực tiếp: “Hãy chấm dứt sự xầm xì.”
Như thường xảy ra trong Phúc Âm Gioan, sự truyền đạt xảy ra ở nhiều cấp bậc. Giáo Hội nhắc nhở độc giả Kinh Thánh hãy phân biệt ý nghĩa của đoạn văn có thể xảy ra khi Đức Giêsu còn sống so với ý nghĩa mà nó có thể có trong thời của thánh sử.
Cuộc bàn cãi trong Gioan 6:35-50 rất hợp lý phản ánh cuộc đời của Đức Giêsu. Việc ăn bánh thì không được nhắc đến cho đến câu 51. Bánh trong Cựu Ước thường tiêu biểu cho huấn lệnh của Thiên Chúa. Trong câu 45, Đức Giêsu lỏng lẻo trích dẫn Isaia 54:13: “Tất cả sẽ được dạy bảo bởi Thiên Chúa.” Như thế điểm được hiểu trong thời của Đức Giêsu đó là sự giảng dạy của Đức Giêsu về Chúa Cha là bánh đem sự sống cho những ai tin vào đấng mà Thiên Chúa đã sai đến.
Ý tưởng ăn bánh này xuất hiện và trở nên vững mạnh trong các câu 51-58 thì dường như là sản phẩm của sự hiểu biết của Kitô Hữu tiên khởi, bây giờ được đặt vào môi miệng của Đức Giêsu. Tuy nhiên nó còn là một chủ đề thứ hai trong các câu 35-50. Nói cách khác, trong khi đọc giả Kinh Thánh ngày nay nhận biết việc sáng tạo của các thánh sử trong các Phúc Âm, phần lớn được bắt nguồn từ cuộc đời lịch sử của chính Đức Giêsu.
Hơn năm mươi năm qua hay lâu hơn, Giáo Hội trao cho các học giả và tín hữu một bộ hướng dẫn gây ấn tượng sâu sắc về việc đọc và dẫn giải Phúc Âm một cách đầy tôn trọng. Những suy tư ở trên được rút ra từ các học giả mà họ đi đến các kết luận nhờ sự giúp đỡ của các hướng dẫn này. Một sự dẫn giải Kinh Thánh đầy tôn trọng thì rất khó nhọc nhưng rất đáng.
Chín mươi lăm phần trăm dân số thời Đức Giêsu thì mù chữ, nhưng sự quen thuộc với Sách Thánh của họ tạo ra những bàn cãi sôi nổi. Điều này phải khích lệ Kitô Hữu ngày nay học hỏi các hướng dẫn này và thành thạo Kinh Thánh.