Mátthêu tóm lược hoạt động của Đức Giêsu trong chuyến đầu tiên đến Galilê để dạy bảo, chữa lành, và giảng đạo (). Tác giả mở rộng sự dạy bảo của Đức Giêsu trong các chương 5 – 7, về sự chữa lành của Người trong các chương 8 – 9, và về sự giảng đạo của Người trong chương 10 và các chương kế đó.
Sau khi tái định nghĩa lối đối xử đáng kính trọng trong các phúc thật, Đức Giêsu của Mátthêu công bố chủ đề bài giảng của Người: sự chính trực của những ai đi theo Người (hay môn đệ, 6:19 – 7:27) phải vượt quá các luật sĩ () và người Biệt Phái.
Sự chính trực có nghĩa các tương quan thích hợp và đáng kính trọng với người khác, được hiểu trong bài giảng này là những ai đi theo Đức Giêsu và Thiên Chúa. Mátthêu gọi những người này là “anh em”.
Các luật sĩ, “các học giả Kinh Thánh” trong ngày ấy, nhất là trong Lề Luật (Tôra) và tuân giữ luật cách thích hợp. Lề Luật thường được tóm lược trong các điều răn ().
Về lịch sử, mục đích của “mười” điều răn là để chỉnh đốn lối đối xử giữa và trong người Ít-ra-en. Ý niệm là giảm bớt sự tiêu diệt người Ít-ra-en vì hậu quả của những mối thù đẫm máu trong nội bộ, và vì danh giá. Trong một xã hội dựa trên thanh danh, việc giết người, trộm cắp (kể cả ngoại tình), dối trá, và những điều tương tự thì phải trả thù. Đức Giêsu bị giết, một phần là vì Người thường làm xấu hổ các đối thủ (tỉ như, các luật sĩ và người Biệt Phái) trong các tranh luận công khai.
Trong các câu bài phúc âm hôm nay, Đức Giêsu nhắm đến các luật sĩ qua việc giải thích lại các giới răn. Người đem cho các môn đệ một đường lối vinh dự để thoát khỏi những hoàn cảnh có thể dẫn đến sự thù hận và cái chết. Nếu đi theo cách giải thích của Người, nhóm của Đức Giêsu sẽ tồn tại và đạt được các mục đích của mình.
Giết người (cc. ). Đức Giêsu cấm tức giận và sỉ nhục vì có thể dẫn đến việc giết hại. Đức Giêsu cấm gọi người khác là “đồ ngốc,” dù rằng Người thốt ra những lời đó với các luật sĩ và Biệt Phái trong . Với Đức Giêsu, chấm dứt hận thù thì đi trước việc thờ phượng trong Đền Thờ!
Ngoại tình và ly dị (cc. ). Trong xã hội này, sự tách biệt nam nữ một cách cứng rắn và bó buộc cách nghiêm khắc khiến cho việc ngoại tình hầu như không thể che giấu khi xảy ra. Thực sự, việc ngoại tình ít khi là hậu quả của một sự đam mê hơn là một toan tính của người đàn ông cố ý để làm nhục một người khác.
đòi hỏi cả hai đều phải chết, nhưng người nam thường thoát chết trong khi cha và anh em của người nữ sẽ giết bà vì làm nhục gia đình của họ. Nếu ông chồng bị khổ sở mà không hành động đối với vợ mình, ông sẽ bị coi là “bị cắm sừng”. Nếu ông không hành động đối với người kia, tư cách đàn ông của chính ông sẽ bị đặt vấn đề. Đức Giêsu nói hãy quên việc ngoại tình là một cách thách thức người khác. Các hậu quả thường rất hủy hoại.
Ly dị thì cũng phá vỡ một cộng đoàn chặt chẽ như nhóm của những người theo Đức Giêsu. Vì các phần tử lý tưởng của hôn nhân là anh chị em họ (mẹ vợ của ông Phêrô cũng là bà dì của ông), sự ly dị có thể xé nát các làng mạc mà các gia đình sống trong đó và sinh kế. Đức Giêsu nói: “Hãy quên đi sự ly dị. Hãy cố sống với nỗi khó khăn của mình vì sự đoàn kết gia đình.”
Tuy nhiên, cộng đoàn của Mátthêu dường cho phép ly dị vì các lý do “bất thường về tình dục” (xem ). Những chữ Hy Lạp ở đây và các chữ Hebrew tương ứng là các vấn đề được bàn cãi sôi nổi trong thế kỷ thứ nhất. Đức Giêsu của Mátthêu đứng về phía bảo thủ của phái Shamai mà họ nhìn nhận sự sai trái tình dục về phía phụ nữ là lý do duy nhất để ly dị, trái với phái Hillel cấp tiến hơn, nó cho phép các lý do khác (tỉ như, khi người vợ làm hư một bữa ăn).
Nói dối (). Khung cảnh ở đây là sự mua bán. Ở đây không có thực phẩm hay thuốc để đảm bảo sự thành thật. Người bán sẽ gián tiếp kêu gọi Thiên Chúa làm chứng cho luận điệu của mình về món hàng bán. Vì không bao giờ được nhắc đến danh Thiên Chúa, người bán sẽ thề “bởi cái đầu của tôi, râu của tôi, trên sự sống của tôi, bởi Giêrusalem, v.v.”. Khi ông từ chối cầu viện đến Thiên Chúa, sự xung đột bùng nổ. Đức Giêsu khuyên các môn đệ hãy thành thật và thẳng thắn với nhau ở nơi buôn bán: có hoặc không.
Các tín hữu ngày nay phải nhớ hai điều khi suy nghĩ về đoạn này. Thứ nhất, những dẫn giải này được Đức Giêsu trực tiếp hướng đến các phần tử của nhóm thân cận của Người; xã hội vinh nhục của Người sẽ tan rã nếu mọi người sống như thế này. Thứ hai, Đức Giêsu không tẩy chay hệ thống xã hội dựa trên vinh dự. Đúng hơn, Người tái định hình nó để trở nên nhân bản hơn.
Xã hội Hoa Kỳ thì ăn sâu trong các nền kinh tế thay vì sự vinh nhục. Làm thế nào những tương quan con người trong hệ thống này được tái định hình để trở nên một hình thức nhân bản hơn?