Trong toàn thể Phúc Âm của mình, Mátthêu có ý định trình bày Đức Giêsu là một nhân vật giống như Môsê. Ở đây khuôn mặt của Đức Giêsu sáng chói như mặt của ông Môsê ). Ông Môsê được chọn trước ông Êligia.
Các học giả đồng ý rằng không thể nào nói chính xác những gì “thực sự” đã xảy ra trong biến cố này trong sứ vụ của Đức Giêsu. Tuy nhiên, văn hóa vùng Địa Trung Hải đem đến một vài hiểu biết hữu ích.
Đức Giêsu không phải là không ý thức về các hậu quả có thể xảy ra trong sứ vụ của mình. Người nói với các môn đệ rằng “người phải đến Giêrusalem và phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư, và bị giết chết, và ngày thứ ba được chỗi dậy” (Mt 16:21). Khi hoàn toàn chấp nhận mọi rủi ro của sứ vụ, Đức Giêsu cũng tin rằng Thiên Chúa sẽ ban cho Người sự chiến thắng sau cùng thật vinh dự. Người sẽ được Thiên Chúa nâng dậy! Thật vinh dự dường nào!
Chỉ có Mátthêu đề cập đến cảm nghiệm này như một thị kiến (), nhưng đây là một mẩu thông tin quan trọng nhất. Các nhà nhân chủng học và tâm lý học vạch ra rằng những tình trạng ý thức khác tỉ như thị kiến và giấc mơ là những cảm nghiệm bình thường của con người rất phổ thông với phần lớn các nền văn hóa trên thế giới. Những nền văn hóa mà các cảm nghiệm này không phổ thông, như ở Hoa Kỳ hiện nay, thì cần được giải thích.
Trong bản văn Mátthêu nói về sự biến hình, hiển nhiên Đức Giêsu đang cảm nghiệm một tình trạng ý thức khác. Phêrô, Giacôbê, và Gioan là những người tham dự trong cảm nghiệm này, trong đó họ có được một sự hiểu biết rõ ràng hơn về Đức Giêsu là một người sống bấp bênh trên sự ô nhục nhưng vẫn giữ được vị thế là được Chúa Cha yêu mến. Trong mọi văn hóa, các tình trạng ý thức thay đổi là các phương tiện thông thường để biết được dữ kiện mới.
Ba môn đệ được chọn này nhận thức rằng trái với những dáng vẻ và ấn tượng bất chợt, Đức Giêsu là một người thật vinh dự mà các hoạt động của Người làm hài lòng Thiên Chúa. Việc Đức Giêsu vững vàng tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ phục hồi danh dự của Người bằng cách nâng Người dậy từ cõi chết (xem ; ; ) không phải là một tiếng huýt gió đơn giản trong bóng tối. Nó được ăn sâu trong sự yêu thương vững chắc của Thiên Chúa, được cảm nghiệm trong tình trạng ý thức khác.
Trong thời của Mátthêu, nhiều người Địa Trung Hải thực sự tin vào Đức Giêsu thì họ bị bối rối bởi cái chết nhục nhã của Người. Nếu đời sống và sứ vụ của người này làm hài lòng Thiên Chúa, tại sao dường như Thiên Chúa bỏ rơi người này?
Việc Môsê trình bày Đức Giêsu như một Môsê khác cho thấy rằng Thiên Chúa không bỏ rơi Đức Giêsu cũng như không bỏ rơi Môsê. Mátthêu cổ vũ giáo đoàn của ông là hãy đứng dưới quyền năng của Chúa phục sinh, Người là Môsê thứ hai và ban lề luật cho Giáo Hội của Người. Đức Giêsu sẽ đến khi tận thế để xét xử Giáo Hội theo sự công chính mới và tốt hơn mà Người đã dạy bảo, giống như Môsê, trên một ngọn núi (xem Mátthêu 5 – 7, nhất là .
Câu chuyện biến hình này nói gì với tín hữu Tây Phương hiện thời? Trong nền văn hóa vinh nhục, Đức Giêsu vẫn vững vàng tin tưởng vào Thiên Chúa bất kể những cảm nghiệm trong đời của Người có vẻ nhục nhã. Ở một mức độ lớn hơn, Người không có lựa chọn nào khác trong văn hóa của Người. Nhưng đức tin và sự tín thác của Người được đền bù: Thiên Chúa đã phục hồi vinh dự cho Người trong một phương cách mà không người nào khác có thể có được.
Trong văn hóa rất khác biệt của chúng ta, sự tự lực được đánh giá cao, nó cũng là một thách đố để tín thác vào Thiên Chúa, nhất là khi chúng ta cảm thấy rằng chúng ta thực sự kiểm soát được cuộc đời và định mệnh của mình. Liệu rằng lối đối xử của tất cả các tín hữu trong mọi nền văn hóa có đáng được Thiên Chúa khen ngợi rằng: “Đây là người yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về người. Hãy lắng nghe những gì người này nói!” hay không?