Nếu bạn đang tìm kiếm ý nghĩa đời sống, tôi nghĩ gần đây thực sự chỉ có ba lựa chọn.
Lựa chọn thứ nhất là thuyết hư vô. Đó là, không có ý nghĩa đời sống và việc tìm kiếm ý nghĩa này là chuyện vặt vãnh của người khùng, một công việc vô nghĩa. Nếu đó là quan điểm của bạn, tôi nghĩ tốt hơn bạn hãy dừng ngay tại đây và đi chuẩn bị đồ ăn.
Tuy nhiên, nếu bạn tin rằng đời sống có một ý nghĩa nào đó, thì có hai sự lựa chọn: đức tin hay một ý thức hệ.
Khi tôi nói “đức tin” tôi muốn nói một loại tôn giáo rõ rệt phản ứng với các bí ẩn của đời sống. Tôi sẽ giải thích thêm điều này, nhưng tôi phải nói ngay là sự lựa chọn “đức tin” thì không chỉ có đức tin Công Giáo. Tôi tin rằng đức tin Công Giáo thì đầy đủ nhất và đích thực nhất và là sự diễn tả tuyệt vời về đức tin, nhưng có nhiều hình thức đức tin để chọn.
Sự lựa chọn thứ ba sau thuyết hư vô và đức tin là một ý thức hệ. Một ý thức hệ là bất cứ hệ thống tin tưởng nào mà nó được tôn trọng triệt để không thắc mắc và nó cung cấp một loại khuôn khổ mà qua đó mọi thứ khác được nhận thức và được hiểu. Một ý thức hệ thì thường liên quan đến sự hiểu biết về thái độ tuân thủ luật pháp của con người. Ở đó không chỉ có một số tín điều phải tuân thủ, nhưng theo sau còn có một số lối sống được mong đợi. Hơn thế nữa, dấu chỉ của một ý thức hệ là những người theo nó có bổn phận phải áp đặt nó trên người khác. Kiểu cách của nó thì như thế này: nếu những điều tin tưởng và lối sống thì chính đáng, vậy điều tiếp theo là người khác phải chấp nhận các điều tin tưởng ấy và thích nghi với các lối sống ấy.
Các ý thức hệ thì ở khắp nơi. Một số thì chính thức và có thể nhận thấy như chủ nghĩa Mácxít, quyền phụ nữ cấp tiến, Đức Quốc Xã hay Người Da Trắng Tối Cao. Tuy nhiên, có nhiều ý thức hệ hơn là văn hóa. Các ý thức hệ này vô hình đan quyện vào một văn hóa hơn là qua truyền thông, giáo dục và những mệnh danh văn hóa. Do đó, tỉ như ở Hoa Kỳ, ý thức hệ về nhân quyền là đức tính cao nhất được thấm nhập vào mọi thứ từ luật pháp cho đến những mệnh danh giáo dục, truyền thông và những giao dịch thương mãi hàng ngày. Đừng hiểu lầm tôi, một sự tin tưởng không nhất thiết là sai chỉ vì nó trở nên một ý thức hệ. Thật vậy, các ý thức hệ có kết quả nhiều nhất thì được dựa trên các điều tin tưởng chân chính và tốt lành. Chúng trở nên các ý thức hệ khi các chân lý ấy bị lấy đi hoặc không còn quân bình hoặc được dùng để phủ nhận các chân lý khác.
Điều thực sự làm tôi lưu ý là tôn giáo dễ có thể trở nên các ý thức hệ.
Thật vậy, khi đọc định nghĩa của một ý thức hệ là một hệ tin tưởng mà nó đem lại ý nghĩa cho mọi thứ và nó đưa ra một lối sống, nhiều người sẽ kết luận rằng mọi tôn giáo thì cũng giống như vậy. Sự thật, mọi tôn giáo đều có một nhóm người bên trong mà họ biến đổi tôn giáo thành một ý thức hệ. Họ định nghĩa tôn giáo như một số tín điều và lối sống được mong đợi và nếu một người không tán thành các điều tin tưởng đó và thích nghi với các lối sống đó thì bị loại trừ.
Một tôn giáo có thể bị xoáy vặn thành một ý thức hệ, và điều rất đúng là một số tôn giáo chỉ là một ý thức hệ, nhưng một ý thức hệ tôn giáo thì không phải là đức tin.
Đức tin là sự lựa chọn thứ ba. Đức tin là một cuộc mạo hiểm không có kết thúc với những thắc mắc, thất bại, lỗi lầm và nguy cơ. Đức tin là đời sống. Nó tự do. Nó nguy hiểm. Ý thức hệ đóng chặt tất cả những thứ đó vì thiên vị những tín điều và lối đối xử. Đức tin là bước đi trên sóng nước. Ý thức hệ là an tâm ở trong con thuyền.
Có một điều mà người theo ý thức hệ ghét bỏ hơn là người có đức tin, bởi vì đức tin có thể lật đổ. Nó thách đố một bộ tín điều và lối sống được mong đợi và kêu gọi con người hãy thi hành một điều gì đó còn hơn là mạo hiểm. Đó là lý do Đức Giêsu nói với các môn đệ là họ cần phải tốt lành hơn các Kinh Sư và giới Biệt Phái. Người Biệt Phái và Kinh Sự bị khóa chặt vào một ý thức hệ của một số tín điểu và lối sống. Các môn đệ phải tốt hơn thế.
Người theo ý thức hệ ghét bỏ và sợ đức tin bởi vì đức tin đe dọa sẽ lật đổ hệ thống này – đem lại tự do khi đối diện với thói vụ luật và đem lại những thắc mắc khi đối diện với một bộ tín điều.
Có phải điều này có nghĩa người có đức tin thì ưa thích sự tự do cá biệt và sự hỗn độn của chủ thuyết cá nhân?
Không. Đức tin cần một chuỗi tín điều và lối sống, nhưng người có đức tin coi những điều này chỉ là phương tiện cho một mục đích, không phải chính nó là mục đích. Những điều tin tưởng và lối sống được mong đợi thì giống như quy luật của một trò chơi. Bạn phải có quy luật và tuân theo quy luật, nhưng chính trò chơi mới quan trọng. Những điều tin tưởng và lối sống được mong đợi là các nốt nhạc viết trên giấy. Nhạc sĩ phải tuân theo quy tắc âm nhạc và trình diễn cách tuyệt hảo, nhưng để trình diễn thật hay, người nhạc sĩ phải vượt lên trên các nốt nhạc trên giấy. Họ dùng nốt nhạc như một bàn đạp để nhảy vào âm nhạc đích thực – chứ không chỉ các nốt nhạc trên giấy. Những điều tin tưởng và lối sống được mong đợi là những chữ và những hướng dẫn trong một vở kịch. Chúng được đưa ra bởi kịch tác gia, và được tuân theo bởi các diễn viên và giám đốc, nhưng họ dùng các chữ và các hướng dẫn trên sân khấu như một phương tiện để tạo thành chính vở kịch.
Vậy có hai sự lựa chọn: Đức tin hay một Ý thức hệ. Nhiều lần con người sai lầm trong lãnh vực tôn giáo là xoáy vặn tôn giáo thành một ý thức hệ. Điều này chắc chắn đã xảy ra trong đạo Công Giáo, nhưng nó cũng xảy ra trong bất cứ tôn giáo nào. Mọi giáo phái Kitô Giáo và mọi tôn giáo trên thế giới đều có những tín đồ họ xoáy vặn điều có thể là lối sống đức tin năng động thành một hệ thống tin tưởng và lối sống. Dấu hiệu mà họ đã từng thi hành điều này là họ không chỉ muốn áp dụng các tín điều và lối sống cho chính họ, nhưng họ trừng phạt và kết án bất cứ ai từ chối không tham gia với họ trong ý thức hệ này và họ muốn áp đặt ý thức hệ ấy trên mọi người khác.
Sau cùng, mọi ý thức hệ đều bắt đầu, tiếp tục và chấm dứt trong sự kiêu ngạo. Chính sự kiêu ngạo của một người khi tin rằng họ đã tìm thấy con đường đích thực và họ phải bảo vệ điều đó và phải đưa càng nhiều người khác tuân thủ điều đó nếu có thể. Sự kiêu ngạo này không chấp nhận sửa sai, và điều đó hoàn toàn trái ngược với đức tin. Ngược lại, đức tin luôn tìm kiếm, luôn học hỏi, luôn cười chính mình, luôn tìm kiếm chân, thiện, mỹ trong thế giới, trong người khác và trong chính Thiên Chúa.
Nếu bạn muốn, đức tin là một cuộc mạo hiểm vĩ đại.
Một người ý thức hệ thì khóa kín cửa và ở trong nhà.
(Pt Giuse Trần Văn Nhật phỏng dịch)