Thế giới ngày càng xuất hiện nhiều chứng bệnh tâm lý. Năm 1987, Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần (DSM - III - R: Diagnosis and Statistical Manual of Mental Disordess) của Hội tâm thần học Hoa Kỳ, đã định nghĩa và mô tả trên 200 rối nhiễu tâm trí. Hiện nay, ấn bản DSM IV, xuất bản năm 1994, có tới 687 đơn vị phân lọai. Trong số những rối nhiễu tâm thần, bệnh trầm uất / trầm cảm được đánh giá là một trong những chứng rối nhiễu tâm thần phát triển rộng.
Chứng bệnh này, không chỉ phát triển ở các nước phương tây, nhưng hiện nay cũng đang hoành hành nơi những quốc gia đang trên đường phát triển. Tại Việt Nam, trầm cảm xuất hiện ở mọi lứa tuổi, chiếm tỉ lệ khoảng 2 - 5% dân số.
Đứng trước tình hình này, Giáo Hội nhận thấy việc dấn thân chăm lo cho những bệnh nhân trầm cảm là điều vô cùng cần thiết. Trong ba ngày từ 13 - 15/11/2003 vừa qua, tại Roma, Hội Đồng Giáo Hoàng Về Mục Vụ Sức Khỏe đã tổ chức hội nghị quốc tế về căn bệnh này. Chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II cũng rất quan tâm và đưa ra cho chúng ta nhiều chỉ dẫn quan trọng.
Trong vai trò một linh mục giải tội và chăm sóc mục vụ tại giáo xứ, các linh mục không thể không gặp những bệnh nhân này. Làm thế nào để giúp đỡ họ? Nhân dịp ngày quốc tế bệnh nhân, xin được cùng qúy cha khám phá đôi nét về căn bệnh này và đôi nét mục vụ cho họ như lời mời gọi của Đức Thánh Cha: "cần có một kiến thức sâu xa về căn bệnh đó, hầu thăng tiến những sự chăm sóc hoàn hảo hơn và một sự nâng đỡ thích ứng hơn với những người bệnh và gia đình họ" (Diễn văn tại hội nghị - 14/11/2003)
1.1. Bệnh trầm cảm/ trầm uất (Depression), là một tình trạng tâm thần có đặc trưng là buồn cực độ. Có 2 dạng: rối nhiễu lưỡng cực và trầm cảm đơn cực.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
Hiện nay, các nhà tâm lý có 4 cách tiếp cận để tìm hiểu nguyên nhân của trầm cảm. Đó là: tiếp cận nhận thức, tâm động, ứng xử và sinh học. Một số nguyên nhân thường được chú ý tới là:
Các tham dự viên tại hội nghị mục vụ sức khỏe còn đưa ra thêm một số nhận định về nguyên nhân của căn bệnh này.
Theo Đức Hồng y Poupard: Trong nền văn hóa hiện đại có những yếu tố gây ra những nứt nẻ trong tận sâu kín của nhân tính. "Nó làm biến tính con người và làm hại sự phát triển hài hòa của con người". "Nguyên do của sự mất mát sự hiệp nhất cá tính nằm trong những tư tưởng thống trị của nền văn hóa có khuynh hướng làm giảm giá trị của việc làm, làm biến tính những mối liên hệ giữa những con người, cả trong tình bạn cũng như trong đời sống xã hội (có khuynh hướng) đóng kín sự phát triển trí tuệ trong một con đường bế tắc, và đánh lạc hướng con người trên con đường dẫn đến Thiên Chúa".
Đức Hồng Y Javier Lozano Barragan cho rằng: "khi con người mất Thiên Chúa, họ trở thành yếu đuối và đơn độc như kẻ lang thang trong sa mạc".
Đức Thánh Cha trong diễn văn chào mừng, Ngài nhắc đến nguyên nhân do "chuyện lục đục lứa đôi, tranh chấp trong gia đình, vấn đề khó khăn trong công việc, tình trạng cô đơn..., gây ra một sự nứt nẻ, hay đến cả sự cắt đứt những mối liên hệ trong xã hội, trong việc làm và gia đình". Bên cạnh đó, nền văn hóa tiêu thụ, "sự thỏa mãn tức thời của các dục vọng, sự chạy đua để đạt được đời sống thỏai mái về vật chất ngày càng lớn mạnh" cũng là nguyên nhân khiến con người dễ mắc bệnh trầm cảm do thiếu nền tảng đời sống thiêng liêng.
Khi xuất hiện những rối nhiễu tâm lý, phần lớn bệnh nhân tìm đến với các nhà tư vấn không chuyên, thường là chỗ quen biết. Những nhà tư vấn này có thể là; những thành viên trong gia đình, bạn thân, các bác sỹ, các luật sư, giáo viên... để được nâng đỡ và cho lời khuyên. Có những người đi tìm lời khuyên nơi bạn nhậu, người thợ hớt tóc,... hoặc bất kỳ ai lắng nghe họ. Những người có tín ngưỡng thường tìm đến với những cố vấn tôn giáo. Người bệnh trầm cảm cũng thường có ứng xử bước đầu như thế. Trong thực tế xã hội hiện nay, những nhà tư vấn không chuyên này cũng đã góp phần không nhỏ làm giảm nhẹ những bất cập hoặc những xung đột bị dồn nén của nhiều người bệnh.
Cố vấn tôn giáo, theo đúng nghĩa trong trường hợp này, là những người được đào tạo đặc biệt về kiến thức thuộc bộ môn tôn giáo chuyên việc điều trị các rối loạn tâm trí. Những người này sẽ phối hợp với hướng giải quyết các vấn đề thực tiễn và tâm linh.
Tuy thế, bất cứ linh mục, tu sỹ và cả những người phụ trách các đoàn thể nào... trong giáo xứ cũng có thể làm được công việc gần gũi và trợ giúp những người mắc chứng trầm cảm.
Xin được xem xét công việc chúng ta dưới hai góc độ: tâm lý và tâm linh.
Dưới góc độ tâm lý, khi những bệnh nhân này đến với chúng ta, chúng ta có thể làm được một số công việc như sau:
Dưới góc độ tâm linh, xin được tổng hợp một vài ý kiến của các tham dự viên tại hội nghị quốc tế về mục vụ cho bệnh nhân trầm cảm:
Sau một thời gian, nếu việc giúp đỡ của chúng ta không đem lại hiệu quả, nên đề nghị họ đến với các trung tâm sức khỏe tâm thần để được điều trị bằng thuốc.