Nếu chúng ta sẽ bỏ qua những giả dối mà nền văn minh không ngừng lấp đầy tâm trí chúng ta, chúng ta cũng phải quyết tâm chấm dứt lừa dối chính mình. Chúng ta không thích bị lừa dối bởi người khác, tuy vậy chúng ta lại có khả năng kinh ngạc để lừa dối chính chúng ta.
Một trong lý do chúng ta chấp nhận và hấp thụ những giả dối của thế gian thật dễ dàng là vì chúng ta sống trong một nền văn minh của sự giả bộ và lừa dối. Cùng với sự thèm khát hạnh phúc và chân lý, chúng ta đói khát sự xác thực. Chúng ta muốn ai đó, ở đâu đó, thực sự đúng như họ có vẻ như thế. Ngay cả điều này cũng phức tạp, bởi vì chúng ta dễ mong đợi sự tuyệt hảo nơi người khác và rồi sau đó chúng ta ngạc nhiên khi thấy họ không được tuyệt hảo. Người đầu tiên chúng ta mong đợi như thế là cha mẹ của chúng ta. Tại thời điểm nào đó khi còn nhỏ, chúng ta khám phá ra rằng cha mẹ chúng ta cũng chỉ là người bình thường.
Sự xác thực và tuyệt hảo thì không giống nhau. Người xác thực nhìn nhận rằng mình không tuyệt hảo. Họ cởi mở, thành thật, và có nhược điểm về những bất toàn của họ, nhưng họ quyết tâm vượt qua những bất toàn đó và chắc chắn không dùng chúng để bào chữa cho lối sống hủy hoại hay có ảnh hưởng tiêu cực đến người khác.
Chúng ta tự lừa dối mình trong nhiều cách. Tôi thường tự hỏi có phải khi làm như thế thì cần thiết cho đến mức độ nào đó để vẫn được lành mạnh. Nếu toàn thể sự thật về chính mình, về đời sống, và thế giới được tiết lộ cho chúng ta, có lẽ tâm thần chúng ta sẽ vỡ nát. Bị bao quanh và chấp nhận quá nhiều sự giả dối trong thời gian quá lâu, đơn giản là nó quá trùm lấp.
Cái tôi và sĩ diện thường đóng một vai trò quan trọng trong đời sống con người, bạn và tôi cũng không khác gì. Chúng ta bị gắn bó mãnh liệt với việc được nhận biết trong một cái nhìn tích cực, ngay cả bởi những người chúng ta không biết và sẽ không bao giờ gặp – có lẽ đáng kể nhất, ngay cả chúng ta muốn được nhận biết cách tích cực bởi những người mà chúng ta không thích.
Nói tóm, chúng ta muốn mọi người thích chúng ta. Dĩ nhiên điều này đưa chúng ta đến việc tự trình bày chính mình trong các phương cách không xác thực. Đây là một công thức đưa đến thảm họa và trực tiếp gắn liền với một trong những bài học mà tôi thường khổ sở học được, và tôi đã nhắc đến trong một vài chương trước: Tôi không bao giờ hạnh phúc khi tôi làm ra vẻ là ai đó không phải con người thực của tôi.
Người ta thường làm ra vẻ khác hơn với con người thực của họ. Tất cả chúng ta đều như thế. Bị thúc đẩy bởi cái tôi và khao khát giữ được một hình ảnh nào đó, chúng ta làm ra vẻ khác hơn và nhiều hơn con người thực của chúng ta. Việc khai sinh truyền thông xã hội đã đưa sự giả bộ này lên cực điểm. Các hậu quả thê thảm của khía cạnh nền văn minh này thì không cùng. Trước hết và trên hết, sự ám ảnh với truyền thông xã hội đã cướp đi đời sống thực sự và giây phút hiện tại quý báu của chúng ta. Nó cướp đi đời sống chúng ta, bởi vì nó cướp đi giây phút hiện tại. Tôi thường du hành trên thế giới, tôi ngạc nhiên khi thấy rất nhiều người chỉ thích chụp hình thay vì đắm mình trong cảm nghiệm trước mặt họ.
Hôm nay tôi ở Ba-lê và đang ngồi viết những dòng chữ này khi mặt trời vừa ló dạng. Đó là một thành phố kỳ diệu, và dĩ nhiên nó đầy những du khách. Nếu tôi lang thang trong bảo tàng viện Louvre hôm nay vào bất cứ lúc nào, tôi sẽ thấy một đám thật đông đứng trước bức tranh Mona Lisa của da Vinci. Mỗi người sẽ tìm cách chụp một tấm hình, và vài phút sau họ đã đưa hình ấy lên trang mạng xã hội. Người ta thích chụp hình hơn là thực sự cảm nghiệm một tác phẩm nghệ thuật trước mắt họ.
Truyền thông xã hội đã cướp đi đời sống chúng ta. Nó khiến chúng ta không còn tập trung vào cuộc sống và chuyển sang việc trình bày cho người khác thấy một hình ảnh sai lạc về chính chúng ta và đời sống chúng ta. Giống như ngày đầu tiên đi phỏng vấn xin việc làm, hầu hết người ta tự trình bày họ trong cái nhìn tốt nhất có thể trong các mạng xã hội. Và những ai không có xu hướng làm như vậy vì các lý do riêng tư khác. Dường như chúng ta thích làm ra vẻ sống một cuộc đời thú vị hơn là thực sự sống cuộc đời ấy.
Năm qua tôi được chuyển cho một email từ hiệu trưởng của một trường trung học II cấp gởi cho phụ huynh học sinh.
***
Một câu Latinh được chia sẻ với tôi thường nằm trong tâm trí của tôi: esse quam videri, được dịch là “hiện hữu thì hơn là ra vẻ hiện hữu.”
Chúng ta hãy nhìn nhận sự kiện rằng tất cả chúng ta đều mệt mỏi với những ai cố tỏ ra khác với con người thật của họ.
Tôi hy vọng, trong cuộc đời, mỗi con cháu chúng ta sẽ cố trở nên con người thật của nó thay vì chấp nhận làm ra vẻ điều gì đó mà chúng không thật như vậy.
Trong đề tài làm ra vẻ, các nền truyền thông xã hội dường như là một sự phí thời giờ đối với tôi. Khi người trẻ của chúng ta gieo mình vào các mạng xã hội này đến mức độ thật lớn lao để thành một thói quen, chúng có nguy cơ sống giả tạo hơn là sống thật. Chúng cố tự giới thiệu mình như chúng ao ước (và muốn được nhìn thấy) và khi làm như vậy chúng coi thường một số biện pháp của chính cá nhân và thực chất của chúng, hay người mà chúng thực sự là. Ảnh hưởng trên sự tự trọng bắt nguồn từ câu này là thảm họa.
Trên truyền thông xã hội, cái tôi của chúng ta cám dỗ chúng ta tự giới thiệu mình theo cách chúng ta muốn người khác nhìn đến chúng ta, chứ không phải con người thực của chúng ta, và khi thường xuyên phơi bày chúng ta với những ý nghĩ trần tục của người khác, dường như chúng ta không thể có những ý tưởng độc đáo của chính chúng ta và phát triển một ý nghĩa đích thực về chính mình.
Một trong những hy vọng lớn nhất của tôi là chúng ta sẽ cho phép (và dạy bảo) con em chúng ta hãy yên tâm và tin tưởng sống thực thay vì chấp nhận làm ra vẻ khi chúng lao mình vào bất cứ hành trình nào trước mặt chúng.
Cuộc đời thì ngắn ngủi nên đừng phí thời giờ trong các trang mạng xã hội. Cuộc đời thì đầy ý nghĩa nên đừng lo lắng về việc làm ra vẻ khi con em chúng ta có thể và phải sử dụng thời gian đó để sống thực.
Esse quam videri.
***
Làm ra vẻ là giới hạn đời sống. Truyền thông xã hội giới hạn khả năng của chúng ta để cảm nghiệm đời sống thực sự, nhưng nó chỉ là một thí dụ về cách chúng ta phung phí giây phút hiện tại và thiếu sót về đời sống. Nhiều năm trước đây tôi viết, “Sớm hay muộn, tất cả chúng ta gia tăng hay giảm bớt mức độ tình bạn.” Tôi vẫn tin như thế, tuy dường như cũng ngày càng đúng rằng sớm hay muộn, chúng ta gia tăng hay giảm bớt mức độ tham dự truyền thông xã hội. Là Kitô Hữu chúng ta phải coi truyền thông xã hội như một phương cách để đem thông điệp hy vọng tốt đẹp vào một lĩnh vực quá nhiều điều tiêu cực và tuyệt vọng.
Như thế, phải, thế giới lừa dối chúng ta, nhưng chúng ta cũng lừa dối chính mình – và chúng ta lừa dối về chúng ta. Ngay bây giờ bạn làm ra vẻ là ai? Bạn đang nói dối chính bạn về điều gì ngay bây giờ?
Chúng ta thật giỏi khi lừa dối chính mình. Hầu hết người ta nghĩ họ là người biết lắng nghe hơn họ thực sự như vậy; hầu hết người ta nghĩ họ là người lái xe giỏi hơn họ thực sự như vậy; hầu hết người ta nghĩ họ mạnh khỏe hơn họ thực sự như vậy; và hầu hết chúng ta nghĩ mình là Kitô Hữu tốt hơn thực sự như vậy.
Chúng ta mong đợi sự thật nơi người khác, nhưng rất thường xuyên chúng ta lại bỏ qua sự mong đợi đó nơi chính chúng ta. Dường như tất cả chúng ta sợ sự thật, nhưng chúng ta không cần phải như thế. Sự thật thì xinh đẹp, và sự thật về bạn thì xinh đẹp. Bạn và tôi thì không tuyệt hảo, nhưng chúng ta không tuyệt hảo một cách xinh đẹp. Có sự thật trong câu đó.
Hãy chấm dứt làm ra vẻ ai đó không phải là bạn, một cuộc đời không phải của bạn. Hãy chấm dứt lừa dối chính bạn. Và hãy cầu nguyện cho tôi để tôi có thể chấm dứt lừa dối và làm ra vẻ.
Trong tất cả những điều này có một câu hỏi bối rối mà nó vừa thiết yếu và cũng ít khi được nghĩ đến. Chỗ nào trong đời sống chúng ta muốn cho thấy sự thật? Chúng ta có muốn đặt sự thật lên ngôi trong đời sống chúng ta không, hay chúng ta muốn giấu nó đi trong tủ khóa kín? Có sự liên quan nào giữa hạnh phúc và sự quan hệ của chúng ta với sự thật không? Có thể nào một chút sự thật làm chúng ta hạnh phúc hơn một chút; có thể nào sự thật nhiều hơn làm chúng ta hạnh phúc nhiều hơn không?