Bài Ca Bình Minh

Phần I: Những Bài Suy Niệm Cho 40 Ngày

ĐỨC GIÊSU CHÚC LÀNH CHO TRẺ NHỎ

Theo tôi, cử chỉ đặc biệt của Đức Giêsu được đề cập trong Mát-thêu 19:15, là đoạn văn ý nghĩa nhất khi nói về bản tính con người của Đức Giêsu, Ngài đã biểu lộ cử chỉ Ngài khi gặp gỡ người khác như: cho kẻ đói được ăn, chữa lành người bệnh tật, khiển trách những người buôn bán trong đền thờ, nhưng với trình thuật trên, chúng ta thấy Ngài ở bên trẻ nhỏ chính là bức họa miêu tả rõ nét nhất về nhân tính của Ngài. Thật vậy, chúng ta cần khám phá ra những cử chỉ đặc thù khác của Đức Giêsu vốn họa lại chính con người của Ngài cũng như chúng ta vậy,mà không làm mất đi thiên tính của Ngài. Vì thế, chúng ta không thể thấy hết được toàn cảnh bức họa khi Đức Giêsu cũng cười cũng vui. Phải chăng chúng ta vẽ lên trong tâm trí chúng ta những bức họa của một thế giới ngày nay chỉ toàn là sợ hãi, tang thương, lo âu và đau khổ? Những cử chỉ thân ái và chân tình giữa người với người với nhau thật cần thiết trong việc xây dựng các mối tương quan.

Người Phi-líp-pin có một phong tục rất tốt đẹp mà chúng ta cần phải bảo tồn và duy trì - mano po (mano: tay; po: kính trọng. Mano po: hôn tay khi chào nhau). Một vài người đã nhầm lẫn khi thấy tục lệ thân thiện ấy nhưng hơi kỳ lạ khi hôn tay nhau chào hỏi, nhưng trong văn hóa của chúng ta, chúng ta có thể thấy ý nghĩa phong tục văn hóa này bắt nguồn từ cử chỉ của Đức Giêsu được đề cập trong Kinh Thánh.

Thực vậy, tôi lấy làm thắc mắc tại sao các trình thuật Tin Mừng rất ngắn gọn. Có thể Hội Thánh chỉ muốn chúng ta chú trọng vào sự chúc lành của Chúa Giêsu lên trẻ thơ cũng như những ai nên như trẻ thơ, chẳng hạn như bạn và tội.

Cử cỉ bắt tay, ôm hôn có thể được thay cho việc chào hỏi. Tuy nhiên thông điệp mano po muốn chuyển tải cho chúng ta thì khác biệt nhiều lắm.

Cử chỉ Mano po diễn tả không chỉ là thông điệp nói lên sự tôn trọng và sùng kính mà thôi, nhưng cử chỉ này còn cho thấy một kiểu hay một biểu tượng tình yêu của người con thảo. Tình cảm gắn kết được gia tăng. Cử chỉ ấy là sự biểu tỏ cho thấy mối tương giao ấy mang tính nhân bản rất trong sáng.

Người ta có thể không còn nhìn nhận phong tục tốt đẹp này theo cách thức nó đã có từ lâu, nhưng đây chẳng qua là cảm nhận trước đây của tôi mà thôi, cho đến khi tôi hôn bàn tay Lola và Lolo. Đáp trả lại, họ đã đưa tay ra đặt lên trán tôi và nói lời chúc lành cho tôi. Tôi vẫn còn nhớ những lời họ nói với tôi: “Dios te bendiga hijo” (Xin Chúa chúc lành cho anh) đây chẳng phải là một giá trị đáng được duy trì sao?

Khi chúng ta nói về các giá trị ở nhà, hoặc trong lớp, hay trong những giờ dạy giáo lý, khi chúng ta khai mở cho những trẻ thơ về phong tục mano po, thì chúng ta không nên tách biệt phong tục ấy ra khỏi cử chỉ của Đức Giêsu đã làm với những kẻ bé mọn trong thời của Ngài. Bởi vì nước Thiên Chúa là của chúng.

Thực thế, ý nghĩa trong cách biểu tỏ nhân tính khi Đức Giêsu đặt tay chúc lành lên kẻ bé mọn thì đáng quý biết dường bao!

coi tiếp