Nguoi Tin Huu Logo
  • Trang Nhà
  • Trang Chính
    • CHIA SẺ
      • ĐỖ TRÂN DUY
      • Lm. HỒNG GIÁO
      • NGUYỄN HUỆ NHẬT
        • TỪ ÁO CÀSA ĐẾN THẬP TỰ GIÁ
        • AI CHẾT CHO AI? AI SỐNG CHO AI?
        • ĐỐI THOẠI VỚI MỘT PHẬN TỬ
      • NHIỀU TÁC GIẢ
    • DÒNG MÁU ANH HÙNG
    • ĐƯỜNG VÀO ĐẠO
    • HIỂU ĐỂ SỐNG ĐẠO
    • HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
    • HỘ GIÁO
    • LỊCH SỬ GIÁO HỘI
    • MÁI ẤM GIA ĐÌNH
    • PHỤNG VỤ
      • Bài Giảng
      • Các Nghi Thức
    • SÁCH & TRUYỆN
  • Trang Hàng Ngày
    • GƯƠNG THÁNH NHÂN
    • SUY NIỆM HÀNG NGÀY
  • Trang Ngoài
    • VIETCATHOLIC
    • CẦU NGUYỆN BẰNG THÁNH VỊNH ĐÁP CA
    • HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
    • DÒNG CHÚA CỨU THẾ VN
    • DÒNG TÊN VN
    • LIÊN HIỆP BỀ TRÊN THƯỢNG CẤP VN
    • TRANG SỨ GIẢ TÌNH YÊU

John J. Pilch (Thế Giới Văn Hóa Thời Đức Giêsu - Pt Tv. Nhật lược dịch)

CHÚA NHẬT KHỔ NẠN CỦA ĐỨC GIÊSU

Máccô 14:1-15:47

Trong câu chuyện khổ nạn của Máccô, Mười Hai môn đệ được chính Đức Giêsu chọn đã phản bội Người (14:10), một người khác chối bỏ Người (14:66-72), và tất cả đã bỏ rơi Người trong giây phút cần thiết nhất (14:50). Nếu các môn đệ thân tình của Đức Giêsu không có mặt trong mọi biến cố của cuộc khổ nạn, ở đâu Máccô có được thông tin mà ông tường thuật?

Một số học giả tin rằng câu chuyện này đã có trong một hình thức tương đối cố định trước khi bất cứ thánh sử nào viết xuống. Máccô chỉ tường thuật những gì truyền thống đã thành hình. Những người khác tin rằng Máccô đã khéo léo ráp nối câu chuyện sự khổ nạn và sự chết của Đức Giêsu như một phần không thể thiếu cho Phúc Âm của ông. Lại còn những người khác, khi nhận thấy nhiều ám chỉ đến Sách Thánh Do Thái tỉ như Thánh Vịnh 22 và 69 và Bài Ca Người Tôi Tớ của Isaia, họ cho rằng câu chuyện này được thành hình theo những tưởng nhớ phụng vụ về cái chết của Đức Giêsu. Khi các môn đệ tiên khởi của Đức Giêsu suy nghĩ về sự đau khổ và sự chết của Người, họ nhờ vào Sách Thánh Do Thái để có cái nhìn sáng suốt. Đây là Sách Thánh duy nhất họ được biết. Rất có thể, sự tổng hợp tất cả các yếu tố này đã góp phần cho việc sáng tác câu chuyện khổ nạn của Máccô.

Trong khi sự am hiểu truyền thống Sách Thánh về tường thuật khổ nạn chú trọng đến sự tương quan giữa truyền thống và hoạt động sáng tạo của thánh sử này, một số học giả ngày nay nhìn đến nền văn hóa Địa Trung Hải để sáng sủa hơn. Văn hóa này cung cấp tối thiểu hai sự hiểu biết sâu sắc: vinh dự và ô nhục, và đau đớn và chịu đau khổ.

VINH DỰ VÀ Ô NHỤC

Các giá trị cốt yếu về vinh dự và ô nhục vang dội khắp vùng Địa Trung Hải. Trong cuộc đời của Đức Giêsu, không một đối thủ nào thành công làm nhục Người. Đức Giêsu thành công bảo vệ vinh dự của Người đối với mọi cuộc tấn công. Ngược lại trong cuộc khổ nạn này, một truyền thống xưa hơn các tường thuật còn lại của Phúc Âm, dường như Đức Giêsu bị ô nhục bởi các môn đệ thân tình của mình cũng như bởi các kẻ thù. Thật khó hiểu tại sao bậc thầy phản công này, trong phần còn lại của Phúc Âm, vẫn im hơi lặng tiếng trong câu chuyện khổ nạn.

Đàng khác, Người chiếm được vinh dự cao độ của nền văn hóa vùng Địa Trung Hải bởi cái chết vô cùng can đảm mà nó đã tạo ấn tượng mạnh nơi viên đại đội trưởng (15:39). Đàng khác, không ai từ chối rằng khổ hình thập giá là một hình phạt ô nhục được dành cho các tội phạm tỉ như những người ở bên trái và bên phải của Đức Giêsu (15:27).

Các tổ tiên đức tin của chúng ta ở vùng Địa Trung Hải, là những người hiểu rất rõ về vinh dự và ô nhục, họ nhận thức các khía cạnh mâu thuẫn của câu chuyện này thật rõ ràng. Khi đọc câu chuyện này kỹ hơn, nó giải thích những người Địa Trung Hải đã nhào nặn cuộc khổ nạn này như thế nào với ý định cho thấy rằng Đức Giêsu đã biến cảm nghiệm ô nhục thành điều gì đó rất vinh dự. Người phụ nữ đã xức dầu thơm Đức Giêsu (14:3-9) để lường trước sự vinh dự mà nó bị thiếu trong việc mai táng Người (15:46). Trong cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, người con biết vâng lời này lấy danh dự để cam kết thi hành ý định của Cha mình bất kể sự xa cách thế nào (14:36).

Trong sự dò xét của các thượng tế và Thượng Hội Đồng, những cáo buộc “giả dối” (14:58-64) về căn tính mêsia của Đức Giêsu là một tuyên bố mỉa mai về địa vị vinh dự đích thực của Người. Trong sự gặp gỡ với Philatô, “Vua” Giêsu đã giữ một địa vị cao hơn và vì thế đã đối xử đúng với văn hóa khi không đếm xỉa đến Philatô quan tổng trấn, một người kém hơn (15:2-5). Và sự kiện là Thiên Chúa đã nâng Đức Giêsu dậy từ cõi chết xác nhận một vinh dự mà không sự tuyên dương nào của loài người có thể sánh được (16:1-8). Trong câu chuyện khổ nạn, các độc giả vùng Địa Trung Hải nhìn thấy một sự công bố mỉa mai về vinh dự đích thực của Đức Giêsu.

ĐAU ĐỚN VÀ CHỊU ĐAU KHỔ

Không bị cảm kích với vinh dự và ô nhục, độc giả Tây Phương có khuynh hướng chú trọng đến sự chịu đựng cao độ của Đức Giêsu: bị đánh đòn, đội mão gai, chịu đóng đinh. Trong văn hóa Tây Phương, sự đau đớn và chịu đựng được cảm nghiệm bởi thân xác và vì thế phải tránh và loại trừ. Tại sao Đức Giêsu không tránh điều đó? Người hy vọng đạt được điều gì khi chịu đựng sự đau khổ?

Trái lại, Đức Giêsu và nền văn hóa của Người chia sẻ các niềm tin tưởng chung đối với toàn thể thế giới xưa kể từ thời Aristotle. Linh hồn, không phải thân xác, cảm thấy sự đau đớn và chịu đựng, và vì thế chúng không bao giờ có thể loại trừ nhưng chỉ vơi bớt. Người khắc kỷ, Pythagore, Đức Giêsu, và tất cả những người xưa phản ứng với sự đau đớn dựa trên niềm tin đó. Bởi gánh chịu sự thống khổ theo kiểu cách can đảm của người Địa Trung Hải, Đức Giêsu minh chứng sự vâng lời của đạo làm con đối với Cha mình.

Ở Hoa Kỳ ngày nay, điều hợp thời là tôn trọng và tán dương tính cách đa dạng của văn hóa. Câu chuyện khổ nạn của Đức Giêsu đem cho tín hữu Tây Phương ngày nay một cơ hội để thi hành điều đó.

Liên Lạc Với Chúng Tôi

  • 8810 Diamond Lake Ln - Houston, TX 77083
  • 713-870-8955
  • nth@nguoitinhuu.org

Vể NGƯỜI TÍN HỮU

NguoiTinHuu.org được thành lập năm 1997 với mục đích loan truyền Tin Mừng qua hệ thống tin học và chuyển tải tài liệu. Sứ vụ này được thể hiện qua việc cung cấp MIỄN PHÍ cho tất cả mọi người các kiến thức về đức tin Công Giáo, kể cả tin tức và mọi vấn đề liên quan đến đời sống Công Giáo. Chúng tôi nhất quyết trung thành với Huấn Quyền của Giáo Hội, Đức Thánh Cha và các Giám Mục trên toàn thế giới cùng với hợp nhất với người như các chủ chăn của Giáo Hội, trong khi vẫn cởi mở đối thoại với bất cứ ai.
NguoiTinHuu.org được duy trì bởi Pt. Giuse Trần Văn Nhật với sự cộng tác của các linh mục Việt Nam trên toàn thế giới, nhất là các linh mục và phó tế của tổng giáo phận Galveston-Houston.

How to Help Nguoi Tin Huu

Please pray daily for all the members and benefactors of NguoiTinHuu.org, past and present, living and deceased.

Về Bài Trích Trong www.nguoitinhuu.org

Có thể sử dụng các bài trong www.nguoitinhuu.org cho nhu cầu tinh thần, xin đừng làm thương mãi và xin ghi rõ xuất xứ cũng như tác giả.

Về Bài Gửi Cho www.nguoitinhuu.org

Bài gửi cho www.nguoitinhuu.org thì xin đừng gửi cho chỗ khác.
Khi tự ý gửi bài cho www.nguoitinhuu.org, tác giả đương nhiên cho phép phổ biến theo quy tắc của www.nguoitinhuu.org.
Chúng tôi có toàn quyền kiểm duyệt hay từ chối đăng tải mà không cần nêu lý do.
© 2019 NGUOI TIN HUU - All Rights Reserved.NGUOITINHUU