Vào năm 1868, khoa học gia Na Uy là Gerhard Hansen khám phá ra nguyên do y sinh của bệnh cùi, cực kỳ mãn tính nhưng không phải là bệnh rất dễ lây. Vợ/chồng ít khi bị nhiễm từ người phối ngẫu bị bệnh. Căn bản nó gây ra việc mất cảm giác và lan tràn tuy các vết lở loét thì không đau. Các bướu nhỏ xuất hiện trên mặt, nhưng bệnh cùi rất hiếm ảnh hưởng đến da đầu. Nó không bao giờ có mầu trắng.
Dựa trên căn bản này và kiến thức khoa học chi tiết hơn, các học giả quả quyết rằng bệnh cùi trong Kinh Thánh như được nói trong sách Lêvi 13-14 và trong bài phúc âm hôm nay thì không phải là bệnh cùi hiện đại. Ngay cả chữ Hebrew và Hy Lạp được dùng trong Kinh Thánh thì không phải là những chữ thích hợp cho bệnh cùi “thực sự”.
Vậy sự lưu tâm là gì? Và Đức Giêsu đã làm gì?
Trong sách Lêvi, chắc chắn rằng tổ tiên trong đức tin của chúng ta diễn tả một tình trạng ghê tởm, có vẩy. Khi nó ảnh hưởng đến da, các khoa học gia ngày nay nghĩ có thể đó là điều giống như bệnh vảy nến (psoriasis). Nó là một cảm nghiệm có thực, nhưng không phải là bệnh cùi ngày nay.
Sách Lêvi 13-14 nhận xét rằng ngay cả y phục và các bức tường trong nhà cũng có thể bị thiệt hại bởi bệnh này. Những diễn tả này làm các độc giả ngày nay bối rối, nhưng hiển nhiên nó có một ý nghĩa nghiêm trọng nào đó đối với người xưa.
Các tổ tiên trong đức tin của chúng ta quan tâm đến huấn lệnh của Thiên Chúa là “hãy thánh thiện như Đức Chúa Thiên Chúa của ngươi thì thánh thiện” (Lêvi 19:2). Sự thánh thiện bao trùm nhiều đặc tính, không ít quan trọng là sự toàn vẹn và lành lặn của thân thể. Bất cứ ai có những bất toàn về thể chất thì hiển nhiên không thánh thiện như Đức Chúa thánh thiện. “Vì không ai có tật có thể được lại gần, người đui mù hay què quặt, hoặc người có thương tích ở chân hay ở tay, hoặc gù lưng, hoặc người lùn, hoặc người có tật ở mắt hay bị ghẻ, hắc lào hay bị giập tinh hoàn” (Lêvi 21:16-20). Không ai trong những người này có thể đến với Đức Chúa. Sách Lêvi ra lệnh rằng người bị bệnh cùi “kiểu Kinh Thánh” thì phải “sống cô độc; nơi cư ngụ của nó phải ở bên ngoài lều trại” (Lêvi 13:46).
Không thể coi thường ảnh hưởng của phán quyết này. Các nền văn hóa Địa Trung Hải thì thích giao du và họp thành nhóm. Họ cần cộng đồng để sống cũng như cá cần nước. Không có cộng đồng, hệ xã hội, những liên lạc hay tương quan với người khác, người Địa Trung Hải hướng ngoại có thể đau khổ và có thể chết vì sự tách biệt này.
Vì động lòng thương, Đức Giêsu đến giải cứu người cầu xin. Hãy để ý rằng mệnh lệnh của Đức Giêsu thì theo giọng thụ động: “Hãy được sạch.” Trong văn chương Kinh Thánh điều này thường được gọi là sự thụ động thần học hay thần thánh, đó là, nó nhận biết Thiên Chúa là đấng thi hành việc này mà không dùng đến danh của Thiên Chúa. Đức Giêsu muốn điều đó; Thiên Chúa tẩy sạch người cùi.
Không thể nói điều gì thực sự xảy ra. Có phải vấn đề biến mất ngay tại chỗ? Tình trạng này “có thể tranh luận” không, tỉ như Đức Giêsu nhìn đến nó và nói nó không có ở đó, trong khi các tư tế trong Đền Thờ có thể nhìn đến nó và nói nó vẫn ở đó?
Ý nghĩa quan trọng hơn trong cách xử thế của Đức Giêsu là Người chạm đến người bệnh. Trong khi sự đụng chạm là điều phổ thông trong văn hóa này, chạm đến người cùi thì không. Hãy nhớ, bệnh cùi “hiện đại” thì rất ít “vướng mắc”. Người xưa biết điều này của tình trạng da có vẩy như thế. Sự lưu tâm của người xưa thì không phải là trạng thái “vướng mắc,” nhưng là “dơ bẩn”: không phải là lây bệnh, nhưng ô uế. Người có bệnh này thì không nhiễm độc cộng đồng; họ làm cho nó ô uế. Vì lý do này, họ phải sống ở bên ngoài trại, xa với dân thánh thiện của Thiên Chúa, sống một mình, cho đến khi không còn ô uế.
Bởi chạm đến “người cùi” Đức Giêsu thách đố sự phán đoán của văn hóa thời bấy giờ. Trong quan điểm của Đức Giêsu, vấn đề của “người cùi” thì không phải ô uế, và với sự chạm đến của Người, Đức Giêsu phục hồi người cùi trở về tình trạng thành viên trọn vẹn trong cộng đồng của Thiên Chúa, để liên kết trong tình người.
Sự phân biệt của người xưa giữa tình trạng lây nhiễm và ô uế thì đáng suy nghĩ. Các hậu quả cũng rất khác biệt. Bạn có thể nhận ra những hoàn cảnh song song hay có thể so sánh trong xã hội ngày nay không? Một Kitô Hữu phải đáp ứng với những hoàn cảnh ấy như thế nào?