Nguoi Tin Huu Logo
  • Trang Nhà
  • Trang Chính
    • CHIA SẺ
      • ĐỖ TRÂN DUY
      • Lm. HỒNG GIÁO
      • NGUYỄN HUỆ NHẬT
        • TỪ ÁO CÀSA ĐẾN THẬP TỰ GIÁ
        • AI CHẾT CHO AI? AI SỐNG CHO AI?
        • ĐỐI THOẠI VỚI MỘT PHẬN TỬ
      • NHIỀU TÁC GIẢ
    • DÒNG MÁU ANH HÙNG
    • ĐƯỜNG VÀO ĐẠO
    • HIỂU ĐỂ SỐNG ĐẠO
    • HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
    • HỘ GIÁO
    • LỊCH SỬ GIÁO HỘI
    • MÁI ẤM GIA ĐÌNH
    • PHỤNG VỤ
      • Bài Giảng
      • Các Nghi Thức
    • SÁCH & TRUYỆN
  • Trang Hàng Ngày
    • GƯƠNG THÁNH NHÂN
    • SUY NIỆM HÀNG NGÀY
  • Trang Ngoài
    • VIETCATHOLIC
    • CẦU NGUYỆN BẰNG THÁNH VỊNH ĐÁP CA
    • HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
    • DÒNG CHÚA CỨU THẾ VN
    • DÒNG TÊN VN
    • LIÊN HIỆP BỀ TRÊN THƯỢNG CẤP VN
    • TRANG SỨ GIẢ TÌNH YÊU

John J. Pilch (Thế Giới Văn Hóa Thời Đức Giêsu - Pt Tv. Nhật lược dịch)

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN

Ga 1:35-42

Học giả Tân Ước Jerome Neyrey nhận ra một khuôn mẫu thú vị về hoạt động truyền giáo trong Phúc Âm Gioan. Bài đọc hôm nay trình bày hai trong bốn thí dụ liên tục.

KHUÔN MẪU

(1) Một người tin vào Đức Giêsu rao giảng cho một người khác (2) bởi sử dụng một danh hiệu đặc biệt của Đức Giêsu. (3) Người rao giảng này dẫn người hoán cải đến với Đức Giêsu (4) là người gặp gỡ người mới hoán cải và xác nhận quyết định của mình. (5) Sự hoán cải được chứng thực.

Thí dụ 1: Gioan 1:35-39

(1) Ông Gioan Tẩy Giả rao giảng cho hai môn đệ của chính ông (c. 35) (2) sử dụng danh hiệu “Chiên Thiên Chúa” (c. 36). (3) Kết quả là hai môn đệ này đi theo Đức Giêsu (c. 37). (4) Đức Giêsu gặp và mời họ “Hãy đến và xem” (cc. 38-39). (5) Họ đã đến, đã nhìn thấy, và ở lại với Người ngày hôm ấy (c. 39), đó là một ngày thứ Sáu, hoặc áp ngày Sabát (4g chiều). Điều này có nghĩa các người hoán cải ở lại với Đức Giêsu cho đến khi ngày Sabát chấm dứt.

Ông Gioan Tẩy Giả thực sự là một sứ giả của Đức Giêsu: “Chính tôi đã nhìn thấy và xác nhận rằng đây là Con Thiên Chúa… Kìa, đây là Chiên Thiên Chúa!” (Gioan 1:34-35). Ông rao giảng cho hai môn đệ của ông là những người đã chuyển sự phục tùng ông Gioan sang Đức Giêsu.

Thí dụ 2: Gioan 1:40-43

Một trong những người mới hoán cải là Anrê, anh của ông Simon Phêrô. (1) Anrê rao giảng cho em mình, ông Simon Phêrô (c. 40) (2) sử dụng danh hiệu “Mêsia” (c. 41). (3) Anrê dẫn Simon Phêrô đến với Đức Giêsu (c. 42) (4) là người gặp gỡ ông Phêrô và thừa nhận: “Anh là Kêpha” (c. 42). (5) Việc chứng thực sự hoán cải của ông Phêrô thì không được nhắc đến nhưng được biết bởi truyền thống này.

Các tín hữu quen thuộc với truyền thống Kitô Giáo thì ngạc nhiên khi thấy Đức Giêsu đổi tên ông Phêrô ở đây ngay từ lúc khởi đầu sứ vụ trong khi các phúc âm Nhất Lãm thì không thấy việc đó cho đến thời gian sau này trong sứ vụ (xem Mt. 16:18). Hơn nữa, ngay bấy giờ ông Anrê đã nói với ông Phêrô rằng Đức Giêsu là Mêsia, và trong truyền thống Nhất Lãm, dường như ông Phêrô không đi đến kết luận này cho đến khoảng giữa thời gian sứ vụ (xem Máccô 8:29).

Thánh sử Gioan đã cô đọng việc hình thành nhóm môn đệ trong một vài cảnh tượng đáng kinh ngạc. Thực tế, tiến trình này thì lâu hơn, theo như các bản văn Nhất Lãm cho biết.

Thí dụ 3: Gioan 1:43

Trong trường hợp của ông Philípphê, khuôn khổ này đường như bị cắt ngắn. Bản văn Hy Lạp thì không rõ ràng cho biết người nào tìm thấy ông: Phêrô hay Anrê. Tuy nhiên, Đức Giêsu xác nhận sự hoán cải đó bằng cách mời ông Philípphê “hãy theo tôi.”

Thí dụ 4: Gioan 45-50

(1) Ông Philípphê rao giảng cho ông Nathanaen về Đức Giêsu (c. 45) (2) bằng việc diễn tả Người là “đấng mà Môsê trong sách luật và các ngôn sứ đã đề cập đến” (c. 45). (3) Để trả lời cho sự hồ nghi của ông Nathanaen (“Từ Nadarét có thể xuất phát điều gì hay?” c. 46), ông Philípphê mời ông Nathanaen đến gặp Đức Giêsu: “Hãy đến và xem.” Ông Nathanaen nổi bật trong một loạt câu chuyện này là một người khó hoán cải, không dễ bị thuyết phục. (4) Tuy nhiên Đức Giêsu xác nhận sự hoán cải này với lời nhận xét: “Đây đích thực là một người Ít-ra-en không có gì gian dối!” (c. 47). (5) Sự hoán cải này được chứng thực với lời hứa của Đức Giêsu: “Anh sẽ thấy những điều lớn lao hơn những điều này” (c. 50).

Khuôn mẫu truyền giáo cũng được trình bày trong câu chuyện của người phụ nữ Samari. Sau khi được rao giảng bởi Đức Giêsu, đến lượt bà rao giảng cho những người ở Xikha: “Hãy đến và xem ông này, ông ấy đã nói với tôi tất cả những gì tôi làm! Có thể nào ông là Mêsia chăng?” (Gioan 4:29). Họ đã đến, và đã nhìn thấy, đã lắng nghe Đức Giêsu, và sau cùng trở nên các môn đệ được xác nhận (Gioan 4:39-42).

Thánh sử Gioan đặt ra một khuôn mẫu nhiều thử thách cho việc rao giảng. Người đầu tiên được rao giảng thì đến lượt họ rao giảng về Đức Giêsu cho bà con, bạn hữu, và ngay cả người xa lạ.

Nội dung điều rao giảng thì bản chất là “các dấu chỉ” về Đức Giêsu, và mục tiêu của họ là để dân chúng chấp nhận Đức Giêsu như một ngôn sứ hay người lãnh đạo có các chứng cớ được Thiên Chúa xác nhận. Đôi khi những người rao giảng đặt sự hoạt động của họ trên sự tranh luận về Kinh Thánh, như trong trường hợp ông Philípphê và Nathanaen.

Kitô Hữu thời này thường được cổ vũ hãy đi rao giảng, nhưng người Hoa Kỳ thấy công việc ấy không dễ chịu và lúng túng. Nó gợi lên những hình ảnh của một cặp đi rao giảng (Chứng Nhân Giêhôva, các phái Tin Lành địa phương, v.v.), mặc y phục sậm mầu, bấm chuông mọi nhà trong khu xóm để tìm kiếm người hoán cải.

Những nhân vật điển hình này dường như chia sẻ một điểm chung với các người rao giảng trong Phúc Âm Gioan: sự hăng say về Đức Giêsu. Ở đâu và làm thế nào các tín hữu thời nay có thể khám phá và phát triển tinh thần hăng say như thế?

Liên Lạc Với Chúng Tôi

  • 8810 Diamond Lake Ln - Houston, TX 77083
  • 713-870-8955
  • nth@nguoitinhuu.org

Vể NGƯỜI TÍN HỮU

NguoiTinHuu.org được thành lập năm 1997 với mục đích loan truyền Tin Mừng qua hệ thống tin học và chuyển tải tài liệu. Sứ vụ này được thể hiện qua việc cung cấp MIỄN PHÍ cho tất cả mọi người các kiến thức về đức tin Công Giáo, kể cả tin tức và mọi vấn đề liên quan đến đời sống Công Giáo. Chúng tôi nhất quyết trung thành với Huấn Quyền của Giáo Hội, Đức Thánh Cha và các Giám Mục trên toàn thế giới cùng với hợp nhất với người như các chủ chăn của Giáo Hội, trong khi vẫn cởi mở đối thoại với bất cứ ai.
NguoiTinHuu.org được duy trì bởi Pt. Giuse Trần Văn Nhật với sự cộng tác của các linh mục Việt Nam trên toàn thế giới, nhất là các linh mục và phó tế của tổng giáo phận Galveston-Houston.

How to Help Nguoi Tin Huu

Please pray daily for all the members and benefactors of NguoiTinHuu.org, past and present, living and deceased.

Về Bài Trích Trong www.nguoitinhuu.org

Có thể sử dụng các bài trong www.nguoitinhuu.org cho nhu cầu tinh thần, xin đừng làm thương mãi và xin ghi rõ xuất xứ cũng như tác giả.

Về Bài Gửi Cho www.nguoitinhuu.org

Bài gửi cho www.nguoitinhuu.org thì xin đừng gửi cho chỗ khác.
Khi tự ý gửi bài cho www.nguoitinhuu.org, tác giả đương nhiên cho phép phổ biến theo quy tắc của www.nguoitinhuu.org.
Chúng tôi có toàn quyền kiểm duyệt hay từ chối đăng tải mà không cần nêu lý do.
© 2019 NGUOI TIN HUU - All Rights Reserved.NGUOITINHUU