Thánh Bernadine ở Siena

(1380 - 1444)

N

ếu Thánh Phaolô Tông Ðồ nổi tiếng là người hăng say rao giảng thời tiên khởi, thì Thánh Bernardine là người thuyết giảng nhiệt thành của thế kỷ 15.

Thánh Bernardine sinh ở Massa Marittima (gần Siena) và là con của thống đốc tỉnh, nhưng khi lên bảy tuổi người đã mồ côi cha mẹ và được bà dì chăm sóc, dạy dỗ thật chu đáo.

Khi người 20 tuổi, trận dịch hạch lan tràn khắp thành phố Siena. Nhiều khi, trong một ngày ở bệnh viện có đến 20 người chết. Với sự tiếp tay của các thanh niên thiện chí khác, Bernardine tình nguyện điều hành toàn thể bệnh viện, tận tụy chăm sóc bệnh nhân trong bốn tháng.

Khi 22 tuổi, người gia nhập Dòng Phanxicô và hai năm sau đó được thụ phong linh mục. Các tu sĩ Phanxicô thường nổi tiếng là các nhà truyền giáo, nhưng Bernardine rao giảng rất ít vì giọng nói của người thật yếu và khàn khàn. Trong hai mươi năm người sống âm thầm trong bóng tối, dành thời giờ và năng lực để cầu nguyện và rèn luyện tâm linh. Vào lúc ấy, người được sai đi Milan trong công tác truyền giáo. Khi đứng lên rao giảng, giọng nói của người mạnh mẽ và có sức thuyết phục đến nỗi giáo đoàn không để người ra về nếu người không hứa sẽ trở lại.

Từ đó, người bắt đầu cuộc đời truyền giáo mà Ðức Giáo Hoàng Piô II gọi người là Thánh Phaolô thứ hai. Cũng như khi chăm sóc bệnh nhân trận dịch hạch, người nhiệt thành lăn xả vào hoạt động truyền giáo. người ngang dọc khắp nước Ý, thường là đi bộ, rao giảng hai ba giờ đồng hồ và nhiều lần trong một ngày.

Người nổi tiếng là sùng kính Thánh Danh Ðức Giêsu, người nghĩ ra dấu hiệu -- IHS, là ba chữ đầu của tên Ðức Giêsu bằng tiếng Hy Lạp để thay cho những dấu hiệu dị đoan thời ấy. Việc sùng kính Thánh Danh lan dần, và dấu hiệu ấy bắt đầu xuất hiện trong các nhà thờ, tư gia và nơi công cộng. Nhiều người ghen tức đã vu khống người , cho rằng đó là sự đổi mới nguy hiểm và dị đoan. Họ đưa vấn đề lên đức giáo hoàng để chống đối người , nhưng sự thánh thiện, sự chính truyền và lời rao giảng là bằng cớ cho sự trung tín của người .

Năm 1427, Ðức Giáo Hoàng Martin V đề nghị người làm giám mục Siena nhưng người từ chối, sau đó người cũng từ chối làm giám mục của Ferrara và Urbino. Năm 1430, người làm bề trên một chi nhánh Dòng Phanxicô, các Tu Sĩ Sống Nghiêm Nhặt, người đặc biệt chú trọng đến kiến thức và nghiên cứu thần học cũng như giáo luật. Lúc đầu chi nhánh này chỉ có 300 tu sĩ; khi người từ trần số tu sĩ ấy lên đến 4,000 người.

Người cũng viết một số luận án thần học bằng tiếng Latinh và Ý đề cập đến các học thuyết căn bản của Kitô Giáo, cũng như luận án về Ðức Maria. người thiết lập phân khoa thần học ở Perugia và Monteripido.

Trong hai năm cuối cuộc đời, người trở về đời sống rao giảng và đã từ trần "trên đường công tác," lúc ấy người gần 64 tuổi.

Ngôi mộ của người ở Aquila trở nên trung tâm hành hương. người là người truyền giáo lỗi lạc của thế kỷ 15, và được Ðức Giáo Hoàng Nicôla V phong thánh năm 1450, chỉ có sáu năm sau khi người từ trần.

Thánh Gioan ở Capistrano

(1385-1456)

N

gười ta thường nói các thánh là những người lạc quan nhất thế giới. Các người không bị mù quáng bởi sự dữ hay hậu quả của nó, nhưng các người luôn đặt niềm tin vào quyền năng ơn cứu độ của Ðức Kitô. Sức mạnh hoán cải của Ðức Kitô không chỉ ảnh hưởng đến người có tội mà còn ảnh hưởng đến cả tai họa.

Thế kỷ 14 là thời kỳ hỗn loạn cả về đạo cũng như đời. Một phần ba dân số và gần 40 phần trăm giáo sĩ bị tiêu diệt bởi bệnh dịch hạch. Cuộc Ðại Phân Ly của Tây Phương đã phân tán Giáo Hội đến độ Tòa Thánh không chỉ có một giáo hoàng mà đến hai, ba giáo hoàng môät lúc. Nước Anh và nước Pháp đang giao chiến với nhau. Thủ đô nước Ý luôn luôn có tranh chấp. Hiển nhiên sự u ám đó đã bao trùm cả thời đại và khống chế tinh thần văn hóa.

Thánh Gioan sinh ở Capistrano, nước Ý năm 1385. người là con của một cựu hiệp sĩ người Ðức sống trong thành phố. người học luật ở Ðại Học Perugia và hành nghề luật sư ở các tòa án Naples. Khi 26 tuổi, người được Hoàng Ðế Ladislas của Naples bổ nhiệm làm thủ hiến xứ Perugia. Trong cuộc chiến tranh với người Malatestas ở lân cận, người bị phản bội và bị cầm tù. Sau khi được thả về, người quyết tâm thay đổi cuộc đời và gia nhập dòng Phanxicô ở Perugia năm người 31 tuổi.

Sau khi được thụ phong linh mục vào bốn năm sau, người đi rao giảng khắp các nước Ý, Ðức, Bohemia, Áo, Hungary, Ba Lan và Nga. Vào lúc người ta thờ ơ và nghi ngờ tôn giáo thì người đã lôi cuốn được nhiều người trở về với Giáo Hội. Các quốc gia miền trung Âu Châu đã tiếp đón người cùng với các tu sĩ Phanxicô như các thiên thần của Thiên Chúa. Họ là những khí cụ để hồi phục niềm tin đang dẫy chết.

Chính dòng Phanxicô cũng trong tình trạng xáo trộn về việc giải thích và tuân giữ quy luật của Thánh Phanxicô. Qua các nỗ lực không ngừng của Cha Gioan Capistrano và nhờ kinh nghiệm luật pháp của người , tà giáo Fraticelli bị cấm hoạt động và Linh Ðạo Phanxicô tinh tuyền lại được nêu cao.

Khi vua Hồi Giáo là Mohammed II đe dọa tấn công Vienna và Rôma, Cha Gioan Capistrano, dù đã bảy mươi tuổi, được Ðức Giáo Hoàng Callistus II giao cho công việc rao giảng và chỉ huy thập tự quân chống với sự xâm lăng của người Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng với đoàn quân bảy mươi ngàn Kitô Hữu, người đã chiến thắng người Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến sau cùng ở Belgrade năm 1456. Ba tháng sau người từ trần ở Illok, Hungary ngày 23-10-1456. người được đặt làm quan thầy của các luật gia.

Thánh Jeanne d'Arc

(1412 - 1431)

T

hánh Jeanne d'Arc sinh trong một gia đình nông dân đạo đức người Pháp ở ngôi làng hẻo lánh Domremy, gần tỉnh Lorraine. Jeanne không biết đọc và biết viết. Khi lên 13 hoặc 14 tuổi, cô được các cảm nghiệm siêu nhiên là nghe các tiếng nói mà cô nhận ra là của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Thánh Catarina ở Siena, và Thánh Margaret.

Lúc đầu việc thị kiến chỉ có tính cách riêng tư và tổng quát. Sau đó, vào tháng Năm 1428, các tiếng nói ấy bảo Jeanne đến với vua nước Pháp và giúp ông ta tái chiếm lại quốc gia. Vào lúc ấy, vua nước Anh đang tìm cách xâm chiếm nước Pháp, và Công Tước ở Burgundy, là đối thủ chính của vua Pháp cũng đứng về phe Anh để nuốt dần nước Pháp.

Sau khi trải qua các chống đối từ hàng giáo sĩ và các quan trong triều, người thiếu nữ mười bảy tuổi đã được giao cho một đạo quân mà cờ hiệu của cô có hàng chữ "Giêsu-Maria" và dấu hiệu Thiên Chúa Ba Ngôi với hai thiên thần cầm hoa huệ hai bên. Trong bộ giáp trắng và với tinh thần hăng say, cô đã khích động tinh thần yêu nước của dân Pháp và đã giải thoát thành Orleans ngày 8 tháng Năm 1429. Sau đó là một chuỗi chiến thắng mà vua Pháp có thể tiến vào Rheims để đăng quang với sự hiện diện của cô ở bên cạnh.

Vào tháng Năm 1430, khi cố gắng giải vây Compiegne, cô bị người Burgundi bắt và bán cho Anh, trong khi đó vua Charles và nước Pháp đã bỏ mặc cô trong tay quân địch. Sau nhiều tháng tù đầy, cô bị đưa ra tòa ở Rouen dưới quyền xét xử của Peter Cauchon, Ðức Giám Mục ở Beauvais, mà ông hy vọng rằng người Anh sẽ giúp ông lên chức tổng giám mục ở Rouen. Cô bị gạn hỏi về "các tiếng nói", về đức tin và tại sao cô lại mặc y phục đàn ông.

Không ai có thể chối bỏ sứ mạng và sự hy sinh của cô nên tòa tìm cách bôi nhọ tên tuổi của cô với các lời cáo buộc về tội lạc giáo và việc sử dụng ma thuật. Tuy nhiên, các câu trả lời thông minh và chân thật của cô chứng tỏ một đức tin vững mạnh và một tâm hồn thanh khiết đã khiến mọi người sửng sốt.

Sau cùng, khi cô không chịu rút lại lời khẳng định rằng chính các thánh của Thiên Chúa đã ra lệnh cho cô phải thi hành những gì trong quá khứ, cô đã bị kết án tử hình về tội lạc giáo, về tội sử dụng ma thuật và bị thiêu sống ngày 30 tháng Năm 1431, và hài cốt của cô bị quăng xuống sông Seine. Lúc ấy, cô mới mười chín tuổi.

Vào năm 1456, người mẹ và hai em của cô kháng án xin mở lại hồ sơ, mà Ðức Giáo Hoàng Callistus III đã chấp thuận. Sau cuộc điều tra của giáo hội, cô được tuyên bố là vô tội đối với các lời cáo buộc trước đây. Cô được Ðức Giáo Hoàng Bênêđíc XV phong thánh năm 1920, và được tuyên xưng là quan thầy của nước Pháp năm 1922.

Thánh I-nha-xiô ở Loyola
(Y Nhã)

(1491-1556)

V

ị sáng lập dòng Tên này đang trên đà danh vọng và quyền thế của một sĩ quan trong quân đội Tây Ban Nha thì một trái đạn đại bác đã làm người bị thương ở chân. Trong thời kỳ dưỡng bệnh, vì không có sẵn các cuốn tiểu thuyết để giết thời giờ nên người đã biết đến cuộc đời Ðức Kitô và hạnh các thánh. Lương tâm người bị đánh động, và từ đó khởi đầu một hành trình lâu dài và đau khổ khi trở về với Ðức Kitô.

Vào năm 1522, được thấy Mẹ Thiên Chúa trong một thị kiến, người thực hiện cuộc hành hương đến đan viện dòng Biển Ðức ở Monserrat. Ở đây, người xưng thú tội lỗi, mặc áo nhặm và đặt thanh gươm trên bàn thờ Ðức Maria thề hứa sẽ trở nên một hiệp sĩ cho Ðức Mẹ.

Trong khoảng thời gian một năm, người sống gần Manresa, có khi thì ở với các tu sĩ Ða Minh, có khi thì ở nhà tế bần, nhưng lâu nhất là sống trong một cái hang ở trên đồi để cầu nguyện. Chính trong thời gian hoán cải này người bắt đầu một công trình mà sau đó rất nổi tiếng, cuốn Những Thao Luyện Tâm Linh.

Vào năm 1523, người rời Manresa đến Rôma và Giêrusalem, là nơi người sống nhờ việc khất thực và hăng say hoán cải người Hồi Giáo ở đây. Vì lo sợ cho tính mạng của người các tu sĩ Phanxicô khuyên người trở về Barcelona. Tin tưởng rằng kiến thức uyên bác sẽ giúp đỡ tha nhân cách thiết thực hơn, người dành 11 năm tiếp đó trong việc học ở Alcalá, Salamanca và Balê.

Vào năm 1534, lúc ấy đã 43 tuổi, cùng với sáu người khác (trong đó có Thánh Phanxicô Xaviê) người thề sống khó nghèo và khiết tịnh và tất cả cùng đến Ðất Thánh. Các người thề quyết rằng nếu không thể ở đây thì sẽ dâng mình cho công việc tông đồ của đức giáo hoàng. Và đó là điều đã xảy ra. Bốn năm sau, Thánh Y Nhã hợp thức hóa tổ chức của người . Tu Hội của Ðức Giêsu (Dòng Tên) được Ðức Giáo Hoàng Phaolô III chuẩn nhận và Thánh Y Nhã được bầu làm bề trên đầu tiên.

Trong khi các bạn đồng hành được đức giáo hoàng sai đi truyền giáo thì Thánh Y Nhã vẫn ở Rôma, chăm sóc tổ chức mới của người nhưng vẫn dành thời giờ để thành lập các nhà cho cô nhi, cho người tân tòng. người thành lập Trường Roma (sau này là Ðại Học Grêgôriô), với mục đích là trường này sẽ trở nên khuôn mẫu cho các trường của Tu Hội.

Thánh Y Nhã đích thực là một vị thần bí. người tập trung vào đời sống tâm linh dựa trên các nền tảng thiết yếu của Kitô Giáo -- Thiên Chúa Ba Ngôi, Ðức Kitô, Bí Tích Thánh Thể. Linh đạo của người được tỏ lộ trong châm ngôn của Dòng Tên, ad majorem Dei gloriam -- "để Thiên Chúa được vinh danh hơn." Trong quan niệm của người , sự tuân phục là một đức tính nổi bật nhằm đảm bảo cho thành quả và sức sống của tu hội. Mọi hoạt động phải được hướng dẫn bởi lòng yêu mến Giáo Hội thực sự và tuân phục Ðức Thánh Cha vô điều kiện, vì lý do đó, mọi thành viên của dòng phải khấn lời thề thứ tư, đó là phải đến bất cứ đâu mà đức giáo hoàng đã sai đi vì sự cứu rỗi các linh hồn.

Thánh Phanxicô Xaviê

(1506-1552)

Ð

ức Kitô hỏi, "Có lợi ích gì nếu được cả thế gian mà mất sự sống?" (Mt. 16:26a). Câu hỏi trên đã trở thành lời tâm niệm của một giáo sư triết trẻ tuổi, với tương lai đầy hứa hẹn trong giới kinh viện mà sự thành công, uy tín và vinh dự đang chờ đón.

Vào lúc đó, Phanxicô Xaviê mới 24 tuổi, đang sinh sống và giảng dạy ở kinh thành Balê. người không thay đổi ngay lập tức khi nghe những lời ấy, nhưng tất cả là nhờ ở người bạn tốt, Ignatius ở Loyola (Y Nhã), đã liên lỉ thuyết phục và sau cùng đã chiếm được người thanh niên ấy cho Ðức Kitô. Sau đó, Phanxicô tập luyện đời sống tâm linh dưới sự hướng dẫn của Cha Ignatius, và năm 1534 người gia nhập cộng đoàn nhỏ bé của Cha Ignatius (là Dòng Tên thời tiên khởi). Tại Montmartre, các người khấn sống khó nghèo, khiết tịnh và hoạt động tông đồ dưới sự hướng dẫn của đức giáo hoàng.

Từ Venice, là nơi người thụ phong linh mục năm 1537, Cha Phanxicô Xaviê đến Lisbon và từ đó người dong buồm đến Ấn Ðộ, cập bến làng Goa ở bờ biển phía tây nước Ấn. Trong vòng 10 năm tiếp đó, người đã tích cực hoạt động để đem đức tin đến cho rất nhiều dân tộc, trong đó có người Ấn Ðộ, Mã Lai và Nhật Bản.

Bất cứ chỗ nào người đến, người đều sống với người nghèo, chia sẻ thức ăn và các phương tiện thô sơ với họ. người dành rất nhiều thời giờ để chăm sóc người đau yếu, nghèo khổ, nhất là người cùi. Rất nhiều khi người không có thời giờ để ngủ hoặc ngay cả để đọc kinh nhật tụng, nhưng, qua các thư từ người để lại chúng ta được biết, người luôn luôn tràn ngập niềm vui.

Cha Phanxicô Xaviê đến các quần đảo ở Mã Lai, và Nhật Bản. người học tiếng Nhật và rao giảng cho các người dân chất phác, dạy giáo lý và rửa tội cho họ, cũng như thành lập các trụ sở truyền giáo cho những người muốn giúp đỡ công cuộc của người . Từ Nhật Bản, người mơ ước đến Trung Hoa, nhưng dự tính này không bao giờ thực hiện được. người đã từ trần trước khi đặt chân đến phần đất này.

Năm 1622, người được Ðức Giáo Hoàng Piô X phong thánh và đặt làm quan thầy các công cuộc truyền giáo nước ngoài.

Thánh Phêrô Canisius

(1521- 1597)

C

uộc đời đầy năng lực của Thánh Phêrô Canisius phải đánh đổ bất cứ ấn tượng nào cho rằng cuộc đời các thánh thì nhàm chán hay đều đều. Thánh nhân đã sống 76 năm với một nhịp độ không thể nói gì khác hơn là phi thường, ngay cả trong thời đại thay đổi mau chóng của chúng ta. Là một người được Thiên Chúa ban cho nhiều tài năng, thánh nhân là gương mẫu tuyệt hảo của một người sống cho phúc âm đã phát triển tài năng vì Thiên Chúa.

Người là một trong những khuôn mặt quan trọng trong giai đoạn cải cách của Giáo Hội Công Giáo ở nước Ðức. Vai trò của người thật quan trọng đến nỗi người thường được gọi là "vị tông đồ thứ hai của nước Ðức" mà cuộc đời của người thường được sánh với cuộc đời của Thánh Boniface trước đây.

Mặc dù thánh nhân thường cho mình là lười biếng khi còn trẻ, nhưng sự biếng nhác đó không được lâu, vì khi 19 tuổi người đã lấy bằng cử nhân của một đại học ở Cologne. Sau đó không lâu, người gặp Cha Peter Faber, người môn đệ đầu tiên của Thánh Ignatius Loyola, và cha đã ảnh hưởng người nhiều đến nỗi người gia nhập Dòng Tên vừa mới được thành lập.

Trong giai đoạn này người đã tập luyện được một thói quen mà sau này trở thành nếp sống của cuộc đời người -- không ngừng học hỏi, suy niệm, cầu nguyện và trước tác. Sau khi thụ phong linh mục năm 1546, người nổi tiếng qua công trình soạn thảo các văn bản của Thánh Cyril Alexandria và Thánh Leo Cả. Ngoài khuynh hướng suy tư về văn chương, thánh nhân còn hăng say trong việc tông đồ. Người ta thường thấy người đi thăm bệnh nhân và người bị tù đầy, ngay cả khi người được giao cho các trách nhiệm khác mà đối với nhiều người để chu toàn công việc ấy cũng đã hết thì giờ.

Năm 1547, thánh nhân được tham dự vài khoá họp của Công Ðồng Trent, mà sau này các sắc lêänh của công đồng ấy được giao cho người thể hiện. Sau một thời gian được bài sai việc giảng dạy ở trường Messina của Dòng Tên, thánh nhân được giao cho sứ vụ truyền giáo ở Ðức -- cho đến mãn đời. người dạy tại một vài trường đại học và góp phần chính yếu trong việc thiết lập nhiều trường học và chủng viện. người viết sách giáo lý giải thích đức tin Công Giáo cho những người bình dân để họ dễ hiểu - một công việc rất cần thiết trong thời ấy.

Nổi tiếng là vị rao giảng, thánh nhân thường lôi cuốn giáo dân đến chật cả nhà thờ qua tài hùng biện về Phúc Âm của người . người còn có tài ngoại giao, và thường làm người hòa giải giữa các bè phái tranh chấp. Trong các thư từ người để lại (tất cả đến tám bộ) người ta thấy các lời lẽ khôn ngoan của người khi khuyên nhủ người dân thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội.

Trong thời gian ấy, người cũng viết các lá thư bất thường chỉ trích các vị lãnh đạo trong Giáo Hội - tuy nhiên luôn luôn với một tâm tình đầy yêu thương, và thông cảm.

Năm 70 tuổi, thánh nhân bị liệt, nhưng người vẫn tiếp tục rao giảng và viết lách với sự trợ giúp của một thư ký cho đến khi người từ trần vào sáu năm sau đó, ngày 21-12-1597.

© Copyright by Nguoi Tin Huu