(1182-1226) ![]()
hánh Phanxicô Assisi là một người nghèo hèn nhưng đã làm bàng hoàng và phấn chấn Giáo Hội bởi người sống sát với phúc âm--không trong ý nghĩa cực đoan, nhưng thực sự sống theo những gì Ðức Giêsu Kitô đã nói và hành động, một cách vui vẻ, không giới hạn và không một chút tự tôn. Cơn trọng bệnh đã giúp chàng thanh niên Phanxicô nhận ra sự trống rỗng của một đời sống vui nhộn khi còn là người lãnh đạo nhóm trẻ ở Assisi. Sự cầu nguyện--thật lâu giờ và thật kham khổ--đã giúp người trút bỏ mọi sự để theo gương Ðức Kitô, đến độ người đã ôm lấy một người cùi mà người gặp trên đường. Ðiều đó nói lên sự tuân phục những gì người được thụ khải trong khi cầu nguyện: "Phanxicô! Mọi sự con yêu quý và khao khát qua thân xác thì đó chính là điều con phải khinh miệt và ghét bỏ, nếu con muốn biết ý định của Thầy. Và khi con bắt đầu thi hành điều này, tất cả những gì đối với con dường như ngọt ngào và đáng yêu sẽ trở nên quá quắt và cay đắng, nhưng tất cả những gì mà con thường hay tránh né sẽ trở nên thật ngọt ngào và cực kỳ vui sướng." Từ thánh giá trong một nguyện đường bỏ hoang ở San Damiano, Ðức Kitô nói với người , "Phanxicô, hãy đi xây dựng nhà của Thầy, vì nó đã gần xụp đổ." Phanxicô trở nên một người hoàn toàn khó nghèo và là người lao động thấp hèn. Chắc chắn người đã nghi ngờ ý nghĩa sâu xa của câu "xây dựng nhà của Thầy." Nhưng người không bằng lòng chấp nhận việc đi xin từng cục gạch về xây lại nguyện đường hoang phế ấy. người từ bỏ tất cả những gì người có, ngay cả đống quần áo người cũng trao lại cho cha của mình (là người đòi Phanxicô bồi thường những gì người đã cho người nghèo), để người hoàn toàn thuộc về "Cha trên trời." Thời gian ấy, người bị coi là một người đạo đức "gàn dở", người đi ăn xin từng nhà khiến các bạn cũ phải buồn rầu và ghê tởm, và bị những người thiếu suy nghĩ nhạo cười. Nhưng sự thực dần tỏ lộ. Người ta bắt đầu nhận ra rằng con người này đang cố gắng trở nên một Kitô Hữu đích thực. người thực sự tin vào điều Ðức Kitô dạy: "Hãy đi công bố nước trời! Ðừng mang theo vàng bạc, tiền của trong túi, đừng mang theo bao bị, giầy dép, gậy gộc" (x. Luca 9:1-3). Quy luật đầu tiên của Phanxicô cho những người muốn theo người là thu lượm tất cả những văn bản của Phúc Âm. người không có ý thành lập một dòng tu, nhưng một khi tu hội thành hình, người đã bảo vệ và chấp nhận mọi hình thức tổ chức hợp lý cần thiết. Sự tận tụy và tuyệt đối trung thành với Giáo Hội của người quả thật là tấm gương sáng trong một thời đại mà nhiều phong trào cải cách dường như muốn phá vỡ sự hợp nhất của Giáo Hội. Người bị giằng co giữa một đời sống tận hiến cho sự cầu nguyện và một đời sống tích cực rao giảng Tin Mừng. Và người đã quyết định theo đuổi đường lối sau, nhưng luôn luôn trở về sự tĩnh mịch bất cứ khi nào có cơ hội. người muốn đến truyền giáo ở Syria và Phi Châu, nhưng trong cả hai trường hợp người đều bị đắm tầu và đau nặng. người cũng cố gắng hoán cải các vua Hồi Giáo ở Ai Cập trong lần Thập Tự Chinh thứ năm. Trong những năm cuối cùng của cuộc đời ngắn ngủi (Người từ trần khi 44 tuổi) người gần như mù và đau nặng. Hai năm trước khi chết, người được in năm dấu thánh, là những vết thương thực sự của Ðức Kitô ở tay chân và cạnh sườn của người . Trong giờ phút cuối cùng, người lập đi lập lại phần phụ thêm của Bài Ca Anh Mặt Trời, "Ôi lạy Chúa, con ca tụng Chúa, vì người Chị Tử Thần." người hát Thánh Vịnh 141, và khi đã đến giờ lìa đời, người xin cha bề trên cho người cởi quần áo ra để nằm chết trần truồng trên mặt đất, giống như Ðức Giêsu Kitô. Thánh Ðaminh Guzman(1170-1221) ![]()
inh trong một gia đình quyền quý và đạo hạnh ở Tây Ban Nha, ngay từ nhỏ Thánh Ða Minh đã có chí hướng đi tu. người theo học ở Palencia, và có lẽ được thụ phong linh mục trong khi còn đi học, và được bổ nhiệm là kinh sĩ ở Osma năm 1199. Ở đây người làm bề trên của một tu nghị, nổi tiếng là theo sát quy luật của Thánh Bênêđíctô. Năm 1203, người tháp tùng Ðức Giám Mục của Osma đến Languedoc, là nơi Thánh Ða Minh rao giảng chống với lạc thuyết Albigensian, và giúp cải tổ dòng Xitô. Thánh Ða Minh thành lập một tổ chức dành cho phụ nữ ở Prouille trong thuộc địa của phe Albigensian và giao cho một vài nữ tu trông coi với quy luật do chính người viết ra. Khi vị đại diện đức giáo hoàng bị bè phái Albigensian sát hại năm 1208, Ðức Giáo Hoàng Innôxentê III đã phát động một cuộc thập tự chinh do Bá Tước Simon IV cầm đầu để chống với bè rối này. Thánh Ða Minh đi theo đạo quân để rao giảng cho những người lạc giáo, nhưng không thành công lắm. Vào năm 1214, Bá Tước Simon tặng cho Thánh Ða Minh một lâu đài ở Casseneuil, và cùng với sáu môn đệ, thánh nhân đã thành lập một tu hội tận tụy cho việc hoán cải người lạc giáo Albigensian. Trong Công Ðồng Latêranô lần thứ tư năm 1215, Thánh Ða Minh thất bại trong việc xin phê chuẩn tu hội, nhưng được Ðức Giáo Hoàng Honorius III chuẩn y vào năm tiếp đó, và Dòng Thuyết Giảng (các tu sĩ dòng Ða Minh) được thành lập. Thánh Ða Minh dùng quãng đời còn lại để tổ chức dòng, đi khắp nước Ý, Tây Ban Nha và Pháp để rao giảng và thu hút các thành viên mới, cũng như thiết lập các trung tâm của dòng. Dòng Thánh Ða Minh thành công trong việc hoán cải khi áp dụng quan niệm của thánh nhân là hài hòa giữa đời sống trí thức với nhu cầu của quần chúng. Người triệu tập hội đồng chung trong dòng vào năm 1220 ở Bologna và từ trần ở đây vào năm tiếp đó, sau khi bị lâm bệnh và buộc phải trở về trong chuyến rao giảng ở Hung Gia Lợi. Người được phong thánh năm 1234. * Thuyết Albigensian dựa trên thuyết nhị nguyên về hai nguyên tắc đối nghịch nhau, sự thiện và sự dữ, mà mọi vật chất được coi là xấu xa và người tạo nên thế giới vật chất được coi là ma quỷ. Do đó, học thuyết Nhập Thể bị khước từ, và Cựu Ước cũng như các Bí Tích bị tẩy chay. Ðể trở nên tuyệt hảo hay "tinh tuyền", người theo thuyết này phải tránh tình dục và cực kỳ kiêng cữ ăn uống. Nhịn đói đến chết được coi là một hành động cao quý. Với hình thức thái quá này, thuyết Albigensian được coi là nguy hiểm cho xã hội. Thánh Louis nước Pháp
|
K |
hi đăng quang làm vua nước Pháp, Louis thề hứa sẽ sống như một người được Thiên Chúa xức dầu, đối xử với người dân như một hiền phụ và là tướng công của Vua Hòa Bình. Dĩ nhiên, các vua khác cũng phải thi hành như vậy. Nhưng Thánh Louis khác biệt ở chỗ người thực sự nhìn đến bổn phận làm vua dưới con mắt đức tin. Sau những xáo trộn của hai triều đại trước, người đã đem lại hoà bình và công bằng trong nước.
Người được tôn vương lúc 12 tuổi, khi cha người từ trần. Mẹ người cầm quyền trong thời gian khi người còn nhỏ. Ðến lúc 19 tuổi, người kết hôn với Marguerite ở Provence. Ðó là một hôn nhân hạnh phúc, bất kể tính tình kiêu căng và náo động của bà hoàng hậu. Họ có đến 10 người con.
Khi 30 tuổi, vua Louis "vác thập giá" cho đoàn thập tự chinh. Ðạo quân của người chiếm Damietta ở sông Nile nhưng sau đó không lâu, vì bệnh kiết lị và thiếu tiếp viện, họ bị bao vây và bị bắt. Vua Louis và đạo quân được trả tự do bằng cách giao lại thành phố Damietta và nộp một số tiền chuộc. người ở lại Syria trong bốn năm.
Mọi người thán phục người với tư cách của một thập tự quân, nhưng có lẽ công trạng lớn lao hơn của người là những lưu tâm về sự công bằng trong nền hành chính. người đặt ra các quy tắc cho các viên chức chính quyền, mà sau đó trở thành những chuỗi luật cải tổ. người thay thế hình thức xét xử đầy bạo lực bằng việc điều tra các nhân chứng, và nhờ người thúc giục, việc ghi chép lại các chi tiết trong toà được bắt đầu.
Vua Louis luôn luôn tôn trọng quyền bính của đức giáo hoàng, nhưng người bảo vệ quyền lợi của hoàng gia chống với các giáo hoàng và từ chối không công nhận bản án của Ðức Innôxentê IV chống với hoàng đế Frederick II.
Vua Louis là người tận tụy cho dân chúng, người thành lập các bệnh viện, thăm viếng người đau yếu, và cũng giống như quan thầy của người là Thánh Phanxicô, người chăm sóc ngay cả những người bị bệnh cùi. Bởi sự thánh thiện và cá tính của người , vua Louis đã đoàn kết nước Pháp thời bấy giờ, với đủ loại người -- tướng công, dân thành thị, nông dân, linh mục và các hiệp sĩ. Trong nhiều năm, quốc gia này sống trong an bình.
Vào năm 1267, lo lắng vì những cuộc tấn công mới của người Hồi Giáo vào Syria, vua Louis dẫn đầu cuộc thập tự chinh khác, khi ấy người đã 41 tuổi. Chỉ trong vòng một tháng, đạo quân bị tiêu hao nhiều vì bệnh tật, và chính vua Louis đã từ trần ở đất ngoại quốc khi 44 tuổi. người được phong thánh vào 27 năm sau.
(1194-1253)
T |
hánh Clara là thiếu nữ xinh đẹp của một gia đình giầu có ở Assisi. Khi mười tám tuổi, người được khích động bởi một bài giảng của Thánh Phanxicô Assisi, và cương quyết noi gương các tu sĩ Phanxicô, thề sống khó nghèo, tận hiến cho Thiên Chúa. Gia đình người hoảng sợ, dùng vũ lực ép buộc người phải trở về nhà; nhưng một đêm kia, trong một hành động vừa có tính cách khôn khéo và vừa có ý nghĩa, người lẻn ra khỏi nhà qua "cánh cửa người chết" (cánh cửa nhỏ để khiêng người chết ra ngoài), và đến với các tu sĩ Phanxicô.
Trong một nhà nguyện nhỏ bé ở ngoại ô, Thánh Phanxicô đã cắt mái tóc của Clara và trao cho thánh nữ chiếc áo nâu thô kệch làm chiếc áo dòng. Sau đó, thánh nữ sống với các nữ tu dòng Bênêđíctô cho đến khi có thêm sự gia nhập của các phụ nữ khác, trong đó có cả người mẹ goá bụa của người và các phụ nữ thuộc gia đình quý tộc ở Florence.
Cộng đoàn nhỏ bé ấy dần dà được biết đến dưới tên Các Chị Em Hèn Mọn (các tu sĩ Phanxicô là Anh Em Hèn Mọn). Khi tu hội được thành lập, Thánh Phanxicô đề nghị Clara làm bề trên, nhưng người từ chối cho đến khi được hai mươi mốt tuổi. Các nữ tu trong dòng tận tụy trong việc cầu nguyện, chăm sóc bệnh nhân và thi hành việc bác ái cho người nghèo và người bị ruồng bỏ.
Họ sống theo một quy luật khắc khổ hơn bất cứ tu hội phụ nữ nào khác trong thời ấy, và tuyệt đối khó nghèo, cả về phương diện cá nhân cũng như cộng đoàn. Họ đi chân đất, không có giường, mà nằm trên các khúc gỗ được kết lại và chăn mền là vỏ cây gai dệt thành. Gió mưa tha hồ lọt qua các vết nứt ở mái nhà cũng như vách gỗ. Họ ăn rất ít và không bao giờ ăn thịt. Thực phẩm của họ là tất cả những gì xin được. Bất kể sự khắc khổ của đời sống, những người theo Thánh Clara lại là những thiếu nữ xinh đẹp nhất Assisi và lúc nào họ cũng có niềm vui vì được sống gần Thiên Chúa.
Thật vậy, Thiên Chúa đã gìn giữ họ khỏi sự nguy hiểm khi bọn lính hung dữ đến tấn công Assisi và dự định bố ráp tu viện này trước hết. Lúc ấy, dù đang đau nặng, Thánh Clara đã gắng gượng quỳ xuống trước cổng, tay nâng Mình Thánh trong mặt nhật và người cầu xin, "Lạy Chúa, xin hãy gìn giữ các nữ tu mà con không thể nào bảo vệ nổi." Sau đó, dường như có tiếng trả lời: "Ta sẽ luôn gìn giữ họ," và đồng thời ngay lúc ấy, quân lính cảm thấy vô cùng sợ hãi và họ chạy tán loạn.
Thánh Clara làm bề trên tu viện trong bốn mươi năm mà hai mươi chín năm ấy người trong tình trạng đau yếu. Nhưng lúc nào người cũng vui vẻ vì cho rằng đó là sự phục vụ Thiên Chúa. Nhiều người cho rằng các nữ tu đau yếu là vì quá khắc khổ. người nói, "Họ nói chúng tôi quá nghèo khổ, nhưng một tâm hồn có được Thiên Chúa vĩnh cửu thì có thực sự nghèo hay không?"
Thánh Clara từ trần ngày 11 tháng Tám 1253. Chỉ hai năm sau, người đã được Ðức Giáo Hoàng Alexander IV phong thánh.
(1221-1274)
T |
hánh Bônaventura - một tu sĩ Phanxicô, một thần học gia, một Tiến Sĩ Hội Thánh --vừa uyên bác và vừa thánh thiện. Vì nét linh đạo luôn luôn thể hiện nơi con người và văn bản của người , nên lúc đầu người được gọi là Tiến Sĩ Ðạo Ðức; nhưng trong các thế kỷ gần đây người được gọi là Tiến Sĩ Thánh theo gương "Cha Thánh" là Thánh Phanxicô, vì người sống tinh thần đích thực của một tu sĩ Phanxicô.
Sinh ở Bagnoregio, một thành phố thuộc miền trung nước Ý, khi còn nhỏ, Bonaventura được chữa khỏi căn bệnh hiểm nghèo qua lời cầu nguyện của Thánh Phanxicô Assisi. Ðược sự khuyến khích của Thánh Phanxicô và cảm kích trước đời sống gương mẫu của các tu sĩ khác, người gia nhập Dòng Phanxicô lúc hai mươi hai tuổi. Sau khi khấn trọn, người đến Balê tiếp tục việc học với các giáo sư nổi tiếng là Thánh Alexander ở Hales và Gioan ở Rochelle. Tại Balê, người trở nên người bạn chí thân với Thánh Tôma Aquinas và cả hai cùng đậu bằng Tiến Sĩ.
Vào năm 1257, người được chọn làm bề trên Dòng khi mới ba mươi lăm tuổi và đã thành công trong việc hòa dịu các xáo trộn trong Dòng vì những bất đồng nội bộ. người rất có công với Dòng và đã viết lại tiểu sử của Thánh Phanxicô. người được Ðức Giáo Hoàng Clementê IV bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của York, nhưng người xin đừng ép buộc phải chấp nhận vinh dự ấy. Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô X đã buộc người phải chấp nhận một vinh dự cao hơn, đó là chức Hồng Y và Giám Mục của Albanô.
Vào sáng ngày 15 tháng Bảy 1274, trong khi Công Ðồng Lyon II đang khai diễn, Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô X và các giáo phụ trong Công Ðồng đã phải bàng hoàng khi nghe tin Ðức Bônaventura từ trần. Một người chép sử vô danh đã ghi lại cảm tưởng về người : "Một người uyên bác có tài hùng biện, và thánh thiện ngoại hạng, người nổi tiếng về sự nhân từ, dễ làm quen, hòa nhã và giầu lòng thương người. Với tất cả các đức tính ấy, người được Thiên Chúa yêu dấu và thực sự là một con người. Trong tang lễ của người , nhiều người đã nhỏ lệ, vì Thiên Chúa đã ban cho người một ơn sủng, đó là bất cứ ai biết đến người đều quý mến người một cách chân thành."
(1206-1280)
T |
hánh Albert Cả là linh mục Ða Minh người Ðức có ảnh hưởng đến lập trường dứt khoát của Giáo Hội đối với triết lý của Aristote được du nhập vào Âu Châu do sự phát triển của Hồi Giáo.
Các sinh viên triết biết đến người như vị thầy của Thánh Tôma Aquinas. Sự hiểu biết về triết Aristotle của Thánh Albert tạo môi trường thích hợp cho Thánh Tôma Aquinas phát triển cái nhìn tổng hợp của người về văn hóa Hy Lạp và thần học Kitô Giáo. Nhưng Thánh Albert vẫn xứng đáng là một học giả am tường, trung thực và cần cù.
Người là con cả của một lãnh chúa quyền thế và giầu có ở Ðức. Ngay từ nhỏ người đã nổi tiếng thông minh. Lớn lên, người vào trường đại học ở Padua, nước Ý, và chính ở đây người gia nhập dòng Ða Minh khiến gia đình thật khó chịu.
Sự lưu tâm vô bờ của người đến các lãnh vực khác nhau đã thúc giục người viết các tổng lược về: khoa học tự nhiên, hùng biện, toán học, thiên văn, luân lý, kinh tế, chính trị và siêu hình học. Công trình này phải mất 20 năm mới hoàn tất. người nói, "Mục đích của chúng tôi là đưa ra tất cả những học thuật trước đây để Giáo Hội Tây Phương có thể lĩnh hội được."
Người đạt được mục đích ấy trong khi vừa giảng dạy tại Paris và Cologne, vừa làm bề trên dòng Ða Minh và ngay cả khi là giám mục của Regensburg. người bảo vệ các dòng Ða Minh và Phanxicô chống với sự tấn công của William ở St. Amour, và giúp Thánh Tôma chống với tà thuyết Averroist.
Người từ trần ở Cologne ngày 15-11-1280. người được Ðức Giáo Hoàng Piô XI phong thánh và tuyên xưng làm tiến sĩ Giáo Hội năm 1931.
(1225 -- 1274)
M |
ọi người đều đồng ý Thánh Tôma Aquinas là tiếng nói trổi vượt của truyền thống Công Giáo về lý lẽ và về sự mặc khải của Thiên Chúa. người là một bậc thầy vĩ đại của Giáo Hội Công Giáo thời trung cổ, và được vinh danh với tước vị Tiến Sĩ Hội Thánh và Tiến Sĩ Thiên Thần.
Lúc năm tuổi, người được cha mẹ cho vào tu viện Biển Ðức ở Monte Cassino với hy vọng người sẽ thích lối sống ấy và trở nên một tu viện trưởng. Trong tu viện, các thầy giáo đều ngạc nhiên về sự tiến bộ của người , và mọi bạn cùng lớp đều thua kém người về việc học cũng như việc trau dồi nhân đức.
Khi đến tuổi khôn được lựa chọn con đường cho chính mình, Thánh Tôma đã khước từ mọi sự của thế gian và quyết tâm chọn Dòng Ða Minh trái với ý định của cha mẹ. Năm 1239, lúc mười bảy tuổi, người gia nhập Dòng Ða Minh ở Naples. Theo lệnh của bà mẹ, người bị các anh em bắt cóc và giam ở nhà trên một năm trời. Gia đình còn đi xa hơn nữa bằng cách dùng một cô gái điếm đến dụ dỗ người . Nhưng tất cả mọi cố gắng ấy đều vô hiệu, Thánh Tôma vẫn kiên trì với ơn gọi. Như một phần thưởng cho sự trung tín này, Thiên Chúa đã ban cho người ơn thanh sạch tuyệt đối, mà nhờ đó người xứng đáng với tước vị là "Tiến Sĩ Thiên Thần."
Sau khi tuyên khấn ở Naples, người theo học ở Cologne với vị thầy nổi tiếng là Thánh Albert Cả. Ở đây người có biệt danh là "bò câm", vì người to con và thường im lặng, nhưng thực sự người là một người rất giỏi. Vào năm hai mươi hai tuổi, người được bổ nhiệm để dạy học tại hai thành phố. Ðồng thời người cũng bắt đầu công bố các sáng tác của người . Bốn năm sau, người được gửi đến Balê. Vào năm ba mươi mốt tuổi, người đậu bằng tiến sĩ.
Ở Balê, người được vinh dự làm bạn với Vua Louis (sau này được phong thánh). Năm 1261, Ðức Urbanô IV gọi người về Rôma để dạy học, và người nhất quyết từ chối mọi vinh dự của một chức sắc trong giáo hội. Không những Thánh Tôma có tài viết, mà người còn có tài giảng thuyết với nhiều kết quả tốt đẹp.
Sự đóng góp lớn lao của người cho Giáo Hội Công Giáo là các trước tác. Sự đồng nhất, sự hài hòa và sự liên tục của đức tin và lý lẽ, của mặc khải và khiến thức loài người, được thấy đầy dẫy trong các văn bản của người .
Tập "Summa Theologica" là công trình sau cùng của người đề cập đến toàn thể thần học Công Giáo, nhưng không may chưa được hoàn tất. người ngưng sáng tác sau khi cử hành Thánh Lễ vào ngày 6 tháng Mười Hai, 1273. Ðược hỏi lý do, người trả lời, "Tôi không thể tiếp tục... Tất cả những gì tôi viết, đối với tôi dường như chỉ là cọng rơm so với những gì tôi được thấy và những gì tôi được mặc khải." người từ trần ngày 7 tháng Ba, 1274.
Thánh Tôma là một trong những thần học gia vĩ đại và ảnh hưởng đến mọi thời đại. người được phong thánh năm 1323 và được Ðức Giáo Hoàng Piô V tuyên xưng là Tiến Sĩ Hội Thánh.
(1266-1308)
C |
hân Phước John Duns Scotus là một tu sĩ Phanxicô khiêm tốn, mà tư tưởng của người có ảnh hưởng trong nhiều thế kỷ.
Sinh ở Duns trong quận Berwick, Tô Cách Lan, John thuộc dòng dõi một gia đình giầu có. Trong những năm về sau, người được gọi là John Duns Scotus để ghi dấu nơi sinh trưởng. ("Scotus" là chữ Latinh thay cho "Scotland").
John mặc áo dòng Phanxicô ở Dumfries, mà bác của người là Cha Elias Duns làm bề trên. Sau thời kỳ tập viện, John theo học ở Oxford và Paris và thụ phong linh mục năm 1291. Sau đó người tiếp tục theo học ở Paris cho đến năm 1297, người trở về làm giáo sư ở Oxford và Cambridge. Bốn năm sau, người trở lại Paris để dạy học và hoàn tất luận án tiến sĩ.
Vào thời đại mà nhiều người chấp nhận các hệ tư tưởng không có giá trị, thì John đã vạch ra sự phong phú của truyền thống Phanxicô-Augustinô, quý trọng sự uyên thâm của Thánh Aquinas, của Aristotle và các triết gia Hồi Giáo -- nhưng người vẫn duy trì là một nhà tư tưởng độc lập. Ðiều đó được chứng tỏ khi Hoàng Ðế Philip, trong một tranh chấp với Ðức Giáo Hoàng Boniface VIII năm 1303, đã cố chiếm lấy Ðại Học Paris về phía mình. John Duns Scotus bất đồng ý và được lệnh phải rời Pháp trong vòng ba ngày.
Trong thời đại của John Duns Scotus, một số triết gia chủ trương rằng con người bị định đoạt bởi các động lực ở bên ngoài cá thể. Họ cho rằng sự tự do của ý muốn là một ảo tưởng. Là một người rất thực tế, John lý luận rằng nếu tôi đánh đập một người nào đó mà họ khước từ sự tự do của ý muốn, thì ngay lập tức người ấy bảo tôi ngừng tay. Nhưng nếu tôi thực sự không có tự do của ý muốn, làm sao tôi có thể ngừng tay? John đã khéo léo đưa ra một thí dụ mà ai ai cũng dễ nhớ!
Sau một thời gian ở Oxford, người trở về Paris, là nơi người lấy bằng tiến sĩ năm 1305. người tiếp tục dạy ở đây và vào năm 1307 người đã bảo vệ sự Vô Nhiễm Nguyên Tội của Ðức Maria mà sau cùng đại học đã chính thức công nhận lập trường của người . Cùng năm đó, bề trên tổng quyền bổ nhiệm người về trông coi trường của dòng Phanxicô ở Cologne mà người đã từ trần ở đây năm 1308.
Dựa vào lý luận của John Duns Scotus, vào năm 1854 Ðức Giáo Hoàng Piô IX đã long trọng tuyên bố tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. John Duns Scotus, vị "Tiến Sĩ Khôn Ngoan", được phong chân phước năm 1993.