Thánh Boniface

(672-754)

Thanh Boniface
T

hánh Boniface, vị tông đồ của người Ðức, là một đan sĩ người Anh thuộc Dòng Biển Ðức, đã hy sinh vinh dự khi được chọn làm đan viện trưởng để tận hiến cuộc đời trong việc hoán cải các sắc tộc ở Ðức. người có hai đặc tính nổi bật: Kitô Giáo chính truyền và trung thành với đức giáo hoàng ở Rôma.

Thánh Boniface, tên thật là Wilfrith, sinh ở Anh Quốc. Ngay khi còn nhỏ, hình ảnh cao quý của các đan sĩ truyền giáo đã in sâu trong tâm khảm của người , do đó, khi bảy tuổi người đã nài nỉ xin theo học trường dòng, dù rằng cha người mong muốn cho con một sự nghiệp ở ngoài đời.

Lớn lên, người làm giám đốc một trường học ở Nursling, Winchester, tại đây người là người đầu tiên viết về văn phạm Latinh bằng tiếng Anh, cũng như sáng tác nhiều bài diễn giảng được nhiều người sao chép và phổ biến.

Năm ba mươi tuổi, người được thụ phong linh mục và đi rao giảng ở Friesland (thuộc Hòa Lan bây giờ), nhưng không bao lâu người phải trở về Nursling vì cuộc chiến giữa vua ngoại giáo của Friesland và Charles Martel của Pháp.

Sau cái chết của đan viện trưởng, các đan sĩ ở Nursling tìm cách giữ chân người bằng cách bầu người làm đan viện trưởng, nhưng người đã từ chối để tận hiến cho công cuộc truyền giáo.

Năm 718, người đến Rôma để gặp Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô II, là người sai người đi truyền giáo cho người Ðức ở Hesse và Bavaria.

Ở Hesse, trước sự hiện diện của đám đông người ngoại giáo rất tin dị đoan, người đã chặt cây Sồi Thần Linh ở Geismar to lớn và già nua, được dân ngoại dâng cúng cho thần Thor. Người ta kể rằng chỉ sau vài nhát rìu, cây sồi đã lung lay và sụp đổ, tách ra làm bốn cho thấy sự mục nát bên trong. Ðó là khởi đầu của một công cuộc truyền giáo rất thành công của Thánh Boniface và cũng là hạt giống đức tin cho một giáo hội đầy sinh lực ở Ðức, mà sau này Thánh Boniface được tấn phong làm giám mục ở đây. người xin các Kitô Hữu ở Anh hỗ trợ công cuộc truyền giáo của người và họ đã đáp ứng với tiền bạc, sách vở, vật liệu, và nhất là thường xuyên cung các các đan sĩ để giúp đỡ người trong việc giảng dạy.

Thánh Boniface không chỉ hạn chế hoạt động ở nước Ðức. người còn giúp hình thành sự tương giao giữa Ðức Giáo Hoàng và các vua ở Ý cũng như ở Pháp. người thúc giục các thái tử kế vị vua Charles của Pháp triệu tập công đồng để cải tổ giáo hội trong các phần đất của họ, là nơi chức giám mục được bán cho những người trả giá cao nhất.

Người không bao giờ quên sự thất bại ở Friesland, do đó khi về già, người từ chức giám mục và trở về hoạt động ở đây với sự thành công đáng kể. Vào một ngày trong tháng Sáu năm 754, khi người đang chuẩn bị cho người Friesland chịu phép Thêm Sức thì tất cả bị tấn công và bị giết chết bởi các chiến sĩ ngoại giáo.

Thánh Cyril và Thánh Methodius

(k. 869, c. 884)

V

ì thân phụ của hai thánh nhân là một sĩ quan trong phần đất của Hy Lạp nhưng có nhiều người Slav chiếm ngụ, do đó hai anh em thánh nhân đã trở nên nhà truyền giáo, thầy dạy và quan thầy của người Slav.

Sau thời gian học tập, Cyril (thường được gọi là Constantine cho đến khi người trở thành tu sĩ ít lâu trước khi từ trần) đã từ chối địa vị trong chính quyền mà anh người đã chấp nhận làm việc cho những người nói tiếng Slav. người gia nhập một đan viện là nơi anh người là Methodius đã là một đan sĩ sau thời gian giữ chức vụ trong chính quyền.

Một quyết định đã thay đổi cuộc đời của các người khi Công Tước của Moravia xin Hoàng Ðế Micae của Ðông Phương cho được độc lập về chính trị với nhà cầm quyền Ðức, và được tự trị về phương diện tổ chức giáo hội (có giáo sĩ và phụng vụ riêng). Cyril và Methodius đã lãnh nhận công việc truyền giáo này.

Công việc đầu tiên của Cyril là sáng chế ra bản mẫu tự, giống như mẫu tự vẫn được dùng trong phụng vụ ở các phần của Nam Tư cũ. Những người theo người có lẽ đã hình thành mẫu tự Cyrillic từ các chữ cái của Hy Lạp. Ngày nay, họ dịch Phúc Âm, Thánh Thi, Thánh Thư và các sách phụng vụ sang tiếng Slav, và sáng tác phần phụng vụ bằng tiếng Slav rất đặc biệt.

Vì lý do đó và vì việc xử dụng tiếng mẹ đẻ đã dẫn đến việc chống đối của hàng giáo sĩ Ðức. Các giám mục Ðức từ chối việc tấn phong các giám mục và linh mục Slav, và Cyril buộc phải thỉnh cầu lên Rôma. Trong chuyến viếng thăm Rôma, hai anh em thánh nhân đã vui sướng khi thấy bản văn phụng vụ mới của họ được Ðức Giáo Hoàng Adrian II chấp thuận. Nhưng Cyril không bao giờ trở lại Moravia nữa, người từ trần ở Rôma sau 50 ngày nhận áo dòng.

Methodius tiếp tục công cuộc truyền giáo trên 16 năm nữa. người là đại diện giáo hoàng đối với toàn thể người dân Slav, được tấn phong giám mục và được giao cho trông coi một giáo phận cũ (thuộc Nam Tư). Khi lãnh thổ trước đây thuộc về họ nay bị tước khỏi quyền tài phán, vị giám mục Bavaria đã trả thù với hàng loạt điều cáo buộc Ðức Methodius. Kết quả là Hoàng Ðế Louis của Ðức đã lưu đầy Ðức Methodius trong ba năm. Sau đó Ðức Giáo Hoàng Gioan VIII đã đảm bảo sự tự do cho người .

Hàng giáo sĩ người Frank vẫn còn ấm ức nên họ tiếp tục chụp mũ, và Ðức Methodius phải sang Rôma để bảo vệ người khỏi điều cáo buộc về tội lạc giáo và xin duy trì việc dùng bản văn phụng vụ Slav. Một lần nữa người lại thành công.

Truyền thuyết nói rằng, trong một giai đoạn cực kỳ hăng say, Ðức Methodius đã chuyển dịch toàn bộ Phúc Âm sang tiếng Salv chỉ trong vòng tám tháng. người từ trần vào ngày thứ Ba Tuần Thánh, với các môn đệ tụ tập chung quanh. Sau khi người chết sự chống đối vẫn chưa dứt, và công trình của hai anh em thánh nhân ở Moravia đã đi vào chỗ tận tuyệt, các môn đệ của hai người phải phân tán khắp nơi. Nhưng sự trục xuất ấy đã có ảnh hưởng tốt đẹp trong việc phổ biến các công trình về phụng vụ, tinh thần và văn hóa của hai anh em thánh nhân đến các vùng Bulgaria, Bohemia và nam Ba Lan.

Là quan thầy của Moravia, và được đặc biệt sùng kính bởi người Công Giáo Czech, Slovak, Croatia, Chính Thống Giáo Serb và người Bulgaria, Thánh Cyril và Methodius thật xứng đáng là người bảo vệ sự hiệp nhất Ðông và Tây, là điều được mọi người khao khát từ lâu.

Thánh Rômuanđô

(950?-1027)

Thanh Romuando
T

hánh Rômuanđô thuộc dòng họ quyền quý ở Ravenna, nước Ý và quãng đời thanh thiếu niên của người không có gì là đặc biệt. Một ngày kia, người chứng kiến cảnh người cha nóng tính của người đã giết chết người bà con trong cuộc tranh chấp về đất đai. Quá hoảng sợ, người trốn trong một đan viện gần Ravenna trong 40 ngày để ăn năn đền tội cho cha mình cũng như cho sự đồng lõa của chính người .

Lẽ ra người đã trở về cuộc sống bình thường như trước, nhưng thời gian 40 ngày ấy thực sự đã hoán cải con người của người . Do đó, thay vì trở về nhà, Rômuanđô đã xin gia nhập dòng Biển Ðức. Sau ba năm, người từ giã đan viện để đi tìm một đời sống khắc khổ hơn, và trở nên một môn đệ của vị ẩn sĩ Marinus gần Venice.

Người khao khát được tử đạo vì Ðức Kitô và đã được đức giáo hoàng cho phép để đi truyền giáo ở Hung Gia Lợi. Nhưng khi đến nơi người phải trở về vì lâm trọng bệnh và vì cao tuổi. Trong 30 năm tiếp đó, người đi khắp nước Ý để thành lập các đan viện và viện khổ tu ở miền bắc và trung nước Ý. Năm viện khổ tu người thành lập ở Camaldoli đã trở thành nhà mẹ của Dòng Camaldoli, có truyền thống tổng hợp giữa đời sống khổ tu giữa Ðông và Tây và dưới quy luật Biển Ðức đã được người biến cải.

Người từ trần ở Piceno, nước Ý năm 1027.

Thánh Brunô

(1030? -- 1101)

T

hánh Brunô được vinh dự là đã sáng lập một tu hội mà, như người ta thường nói, không bao giờ phải cải cách vì dòng chưa bao giờ đi lạc đường. Chắc chắn là vị sáng lập cũng như các tu sĩ dòng sẽ từ chối lời khen ngợi này, nhưng đó là một kết quả của tình yêu mãnh liệt mà thánh nhân đã dành cả cuộc đời để hãm mình đền tội trong cô độc.

Người sinh ở Cologne, nước Ðức, và là thầy giáo nổi tiếng ở Rheims và được bổ nhiệm làm chưởng ấn của tổng giáo phận khi 45 tuổi. người hỗ trợ Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô VII chôáng lại sự suy đồi của hàng giáo sĩ và tiếp tay trong việc cách chức vị tổng giám mục gây nhiều tiếng xấu là Manasses. Dân chúng muốn đưa người lên làm tổng giám mục nhưng người lại muốn sống ẩn dật.

Người là một ẩn tu dưới quyền tu viện trưởng là Thánh Robert Molesmes (sau này sáng lập dòng Xitô), nhưng sau đó, vào năm 1084 cùng với sáu người bạn người di chuyển đến Grenoble. Họ được vị giám mục của Grenoble là Thánh Hugh cấp cho một nơi để sinh sống trong một vùng cao nguyên hoang vắng, được gọi là La Grande Chartreuse.

Brunô và các bạn xây một nhà nguyện nhỏ với các phòng riêng cách xa nhau, sống sát với quy luật của Thánh Benedict, và từ đó xuất phát Dòng Carthusian. Trong một ngày họ chỉ gặp nhau để đọc kinh sáng và tối, thời giờ còn lại họ sống trong cô độc, làm việc lao động, cầu nguyện và sao chép lại các văn bản Kinh Thánh. Ngay cả việc ăn uống, họ cũng chỉ ăn chung trong những ngày lễ lớn.

Ðức Giáo Hoàng Urbanô II nghe biết sự thánh thiện của Brunô, đã gọi người về Rôma để làm phụ tá trong việc cải cách hàng giáo sĩ. Sau khi khước từ chức tổng giám mục mà đức giáo hoàng ban cho, Thánh Bruno đã xin Ðức Urbanô cho phép người trở về đời sống ẩn dật, thành lập cộng đồng Thánh Maria ở La Torre trong vùng Calabria, và người sống ở đây cho đến khi lìa đời, ngày 6-10-1101.

Người chưa bao giờ được chính thánh phong thánh vì quy luật dòng Carthusian không chấp nhận những vinh dự công cộng, nhưng vào năm 1514, Ðức Giáo Hoàng Leo X đã cho phép dòng Carthusian mừng lễ kính người , và tên của người được xếp trong niên lịch Công Giáo Rôma từ năm 1623.

Thánh Tôma Becket

(1118 -- 1170)

Thanh Toma Becket
L

à một người kiên quyết dù có đôi lúc giao động, nhưng sau đó biết rằng không thể hòa giải với tội lỗi, người trở nên một giáo sĩ hăng say, bị tử đạo và được tuyên xưng là thánh -- đó là cuộc đời Thánh Tôma Becket, Tổng Giám Mục của Canterbury, bị giết ngay trong vương cung thánh đường của người vào ngày 29-12-1170.

Thánh Tôma sinh ở Luân Ðôn. người theo học ở cả hai trường đại học Luân Ðôn và Ba lê. Sau cái chết của người cha, người bị khánh tận, Ðức Tổng Giám Mục Canterbury, là người đã từng sai người đến Rôma một vài lần, đã cấp dưỡng và cho người theo học giáo luật.

Trong khi làm tổng phó tế cho giáo phận Canterbury, vào lúc 36 tuổi người được Vua Henry II, là bạn của người , chọn làm thủ tướng Anh, là nhân vật quyền thế thứ nhì trong nước, chỉ sau vua. người nổi tiếng vì lối sống xa hoa và phung phí, nhưng khi Vua Henry chọn người làm giám mục chính tòa Canterbury thì cuộc đời người thay đổi hoàn toàn. người được thụ phong linh mục chỉ một ngày trước khi được tấn phong giám mục. Và người quyết liệt thay đổi đời sống bằng sự khổ hạnh. Không bao lâu, người đụng độ với vua về vấn đề quyền lợi của Giáo Hội và hàng giáo sĩ.

Vua Henry nhất quyết nắm lấy quyền điều khiển Giáo Hội. Có khi, vì cố giữ hòa khí, Ðức TGM Tôma phải nhượng bộ. người tạm thời chấp nhận Hiến Chương Clarendon, không cho phép giáo sĩ được xét xử bởi một toà án của Giáo Hội và ngăn cản họ không được trực tiếp kháng án lên Rôma. Nhưng sau cùng Ðức TGM Tôma tẩy chay Hiến Chương này, người trốn sang Pháp và sống ở đó trong bảy năm. Khi trở về Anh người biết mình sẽ chết. Vì người từ chối không miễn tội cho các giám mục được vua sủng ái, vua Henry đã tức giận kêu lên, "Không có ai đưa tên giáo sĩ rắc rối này khuất mắt ta hay sao!" Bốn hiệp sĩ đã thể hiện lời nguyện ước của vua, và đã hạ sát Ðức TGM Tôma ngay trong vương cung thánh đường Canterbury.

Chỉ trong vòng ba năm sau, Ðức Tôma được phong thánh và ngôi mộ của người trở nên nơi hành hương. Chính Vua Henry II đã ăn năn sám hối tại ngôi mộ Thánh Tôma, nhưng người kế vị vua là Henry VIII đã chiếm đoạt ngôi mộ ấy và tẩu tán các thánh tích của người . Tuy nhiên, Ðức Tôma Becket vẫn là một thánh nhân anh hùng trong lịch sử Giáo Hội cho đến ngày nay.

Thánh Bernard ở Clairvaux

(1091-1153)

Thanh Bernard Clairvaux
N

hân vật của thế kỷ! Phụ nữ của thế kỷ! Chúng ta nghe những câu xưng tụng này quá nhiều đến độ ngày nay câu ấy không còn nhiều ý nghĩa. Nhưng "người của thế kỷ 12" thì chắc chắn phải là Thánh Bernard ở Clairvaux. Vị cố vấn cho các giáo hoàng, tuyên uý đạo quân Thập Tự Chinh (lần II), người bảo vệ đức tin, người hàn gắn sự li giáo, người canh tân đời sống đan viện, học giả Kinh Thánh, thần học gia và hùng biện gia: bất cứ danh hiệu nào kể trên đều làm nổi nang một người bình thường. Tuy nhiên, Thánh Bernard có tất cả những danh hiệu ấy - nhưng người vẫn mong muốn trở về đời sống âm thầm của đan viện.

Vào năm 1111, khi 20 tuổi, Bernard từ giã quê nhà ở Burgundy, nước Pháp, để gia nhập cộng đồng đan sĩ ở Citeaux (Xitô). Năm người anh em, hai người chú của người và khoảng 30 người bạn theo người vào đan viện. Trong vòng bốn năm, một cộng đoàn đang tàn lụi đã phục hồi sinh lực đủ để khai sinh một đan viện mới trong thung lũng Wormwoods gần đó, với Bernard làm đan viện trưởng. Nhiệt huyết của người thanh niên trẻ tuổi này là một đòi hỏi thật khắt khe, nhưng đối với chính người hơn là với người khác. Một cơn bệnh nặng đã khiến người kiên nhẫn hơn và thông cảm hơn. Không bao lâu, thung lũng này được gọi là Clairvaux, thung lũng ánh sáng.

Người có tài phân xử và cố vấn. Do đó, càng ngày người càng phải xa đan viện để giải quyết các tranh chấp đã có từ lâu trong Giáo Hội. Trong một vài trường hợp, hiển nhiên người đã dẫm chân lên một vài chức sắc khó tính ở Rôma. Thánh Bernard hoàn toàn vâng phục tính cách ưu việt của Tòa Thánh. Tuy nhiên, để trả lời một lá thư cảnh cáo từ Rôma, người viết, các giáo phụ tốt lành ở Rôma có quá nhiều việc phải làm để duy trì sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Nếu có bất cứ vấn đề gì ảnh hưởng đến quyền lợi của họ thì người sẽ là người đầu tiên cho họ biết.

Sau đó không lâu, chính Thánh Bernard là người đã can thiệp vào một vụ li giáo đang bùng nổ mạnh và đã đứng về phía đức giáo hoàng ở Rôma để chống với phe ngụy giáo hoàng.

Trong cuộc Thập Tự Chinh II, Tòa Thánh thuyết phục được Thánh Bernard nhận làm tuyên uý cho cuộc viễn chinh này. Tài hùng biện của người đã giúp thành lập một đạo quân hùng mạnh và dường như đảm bảo cho sự chiến thắng. Tuy nhiên, tiêu chuẩn của các nhà lãnh đạo quân sự thì không giống như chủ trương của Thánh Bernard, và cuộc thập tự chinh đã kết thúc như một thảm họa về luân lý và quân sự.

Thánh Bernard cảm thấy phần nào có trách nhiệm trong sự suy sụp của thập tự chinh. Gánh nặng ấy có thể đã dẫn đến cái chết của người vào ngày 20 tháng Tám 1153.

Thánh Norbert

(1080-1134)

T

hánh Norbert sinh ở Xanten, Rhineland khoảng năm 1080. Khi là thanh niên, người rất yêu chuộng thế gian và các vui thú của nó. Ðó là thói quen từ một gia đình quyền quý và được nối tiếp trong sinh hoạt của triều đình nước Ðức. Không một cuộc vui nào mà người không có mặt. Ðể đảm bảo cho sự thành công trong triều đình, người không do dự chấp nhận chức kinh sĩ, là một chức thánh, và các lợi lộc tài chánh của chức vụ đó. Tuy nhiên, người đã do dự khi trở thành một linh mục với tất cả các trách nhiệm của ơn gọi ấy.

Các biến cố xảy ra trong đời sống là để Thiên Chúa thức tỉnh con người. Một ngày kia, trong cơn bão Norbert đã ngã ngựa và bất tỉnh gần một giờ đồng hồ dưới cơn mưa tầm tã. Khi tỉnh dậy, câu đầu tiên người hỏi là, "Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?" Và tận đáy tâm hồn, người nghe như có câu trả lời, "Hãy tránh xa sự dữ và làm việc lành. Hãy tìm kiếm bình an và theo đuổi sự bình an ấy."

Người bắt đầu một cuộc đời cầu nguyện và sám hối. Sau khi chịu chức linh mục năm 1115, người thay đổi hoàn toàn đến độ các bạn bè cũ trong triều đình đều cho là người giả hình. người phản ứng bằng cách phân phát hết của cải cho người nghèo và đến xin đức giáo hoàng cho phép người đi rao giảng.

Với hai linh mục bạn, Cha Norbert đi khắp Âu Châu để truyền giáo. Và để ăn năn đền tội, người đi chân đất giữa mùa đông buốt giá. Không may, hai linh mục bạn đã lâm bệnh và từ trần. Tuy nhiên, người bắt đầu được cảm tình của các giáo sĩ trước đây từng khinh miệt người . Ðức giám mục của Laon muốn người canh tân các kinh sĩ trong giáo phận, nhưng các kinh sĩ lại không muốn thay đổi theo kiểu của Cha Norbert, họ cho là quá khắt khe. Vị giám mục không muốn mất con người thánh thiện này, nên đã tặng cho Cha Norbert một phần đất đai để người có thể khởi sự một cộng đoàn. Trong thung lũng cô tịch ở Premontre, người đã khởi sự một tu hội với mười ba kinh sĩ. Dù với quy luật khắt khe, càng ngày tu hội càng thu hút được nhiều người, kể cả các kinh sĩ trước đây từng chống đối người .

Dù được sự giúp đỡ của các nhân vật thế lực trong triều, Cha Norbert biết không sức mạnh nào có thế lực cho bằng uy quyền của Thiên Chúa, do đó, tu hội Premonstratensian đặc biệt sùng kính Thánh Thể, và các tu sĩ đã thành công trong việc hoán cải các người lạc giáo, hoà giải các kẻ chống đối Giáo Hội và xây dựng đức tin cho các tín hữu.

Trong tu hội, còn có các giáo dân thuộc hàng vương tước của triều đình, và khi tham dự lễ cưới của một bá tước, Cha Norbert được Hoàng Ðế Lothair để ý và chọn người làm giám mục của Magdebourg. Với nhiệt huyết canh tân giáo hội, người đã cải tổ giáo phận và gặp nhiều sự chống đối cũng như có lần bị ám sát hụt. Chán nản vì giáo dân không muốn cải tổ, người bỏ đi nhưng được hoàng đế và đức giáo hoàng gọi lại.

Khi hai vị giáo hoàng kình địch nhau sau cái chết của Ðức Honorius II, Ðức Norbert đã giúp hàn gắn Giáo Hội bằng cách thúc giục hoàng đế hậu thuẫn cho vị giáo hoàng được chọn đầu tiên, là Ðức Innôxentê II. Vào cuối đời, Thánh Norbert được chọn làm tổng giám mục, nhưng người đã từ trần sau đó không lâu, khi 53 tuổi.

Thánh Anselm

(1033-1109)

L

à một thanh niên lãnh đạm với tôn giáo, Thánh Anselm đã trở nên một trong những nhà lãnh đạo và thần học gia vĩ đại của Giáo Hội. người có danh xưng "Ông Tổ Phái Kinh Viện" vì những cố gắng phân tích và làm sáng tỏ các chân lý đức tin qua sự hỗ trợ của lý lẽ.

Thánh Anselm sinh trong một gia đình quyền quý ở Aoust, thuộc Piedmont. người được người mẹ đạo đức chăm sóc và dạy dỗ về giáo lý, và ảnh hưởng tốt đẹp ấy đã kéo dài suốt cuộc đời người .

Khi 15 tuổi, Anselm muốn gia nhập một đan viện, nhưng bị từ chối vì người cha phản đối. Sau thời gian mười hai năm sống trong sự thờ ơ tôn giáo và theo thói đời, sau cùng người đã trở thành một đan sĩ như lòng mong ước. người gia nhập đan viện Bec ở Normandy, ba năm sau người được bầu làm đan viện trưởng, và 15 năm sau người được bầu làm viện phụ.

Ðược coi là một nhà tư tưởng độc lập và độc đáo, Ðức Anselm được mọi người thán phục vì sự kiên nhẫn, hiền hòa và tài giảng dạy của người . Quả thật, người hiểu biết nhiều về thực chất và đam mê của con người đến độ dường như người đọc được tư tưởng và hành động của họ, bởi đó người nhìn thấy các nhân đức cũng như tật xấu của họ và khuyên bảo họ một cách thích hợp. Dưới sự lãnh đạo của người , Ðan Viện Bec trở nên trường đào tạo các đan sĩ, có ảnh hưởng đến các tư duy triết học và thần học thời ấy.

Trong những năm này, theo lời yêu cầu của cộng đoàn, Ðức Anselm bắt đầu công bố các công trình thần học của người , có thể sánh với các văn bản của Thánh Augustine. Công trình nổi tiếng nhất của người là cuốn Cur Deus Homo ("Tại Sao Thiên Chúa Làm Người").

Khi 60 tuổi, người được bổ nhiệm làm Ðức Tổng Giám Mục của Canterbury vào năm 1093, trái với ý muốn của người . Việc bổ nhiệm người , lúc đầu bị vua nước Anh là William Rufus chống đối nhưng sau đó phải chấp nhận. Rufus cố chấp từ chối cộng tác với các nỗ lực cải cách Giáo Hội.

Sau cùng Ðức Anselm phải đi lưu đầy cho đến khi Rufus từ trần năm 1100. người được gọi về nước Anh bởi Henry I, là em và là người kế vị Rufus. Tuy nhiên, Ðức Anselm lại bất đồng với Henry về việc nhà vua nhúng tay vào các vấn đề của hàng giám mục, do đó người lại phải đi lưu đầy ba năm ở Rôma.

Không chỉ lưu tâm đến hàng quý tộc, Ðức Anselm còn để ý và lo lắng cho người nghèo. người là người đầu tiên trong Giáo Hội chống đối việc buôn nô lệ. Và người đã được Hội Ðồng Quốc Gia Westminster thông qua đạo luật cấm buôn bán con người.

Người từ trần ở Canterbury, Anh Quốc năm 1109, và được phong thánh năm 1494.

© Copyright by Nguoi Tin Huu