(k. 156)
à môn đệ của Thánh Gioan Tông Ðồ và là bạn của Thánh Ignatiô ở Antioch, Thánh Polycarp, Giám Mục của Smyrna (bây giờ là Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ), là một vị lãnh đạo đáng kính của Kitô Giáo trong tiền bán thế kỷ thứ hai. Tuy nhiên các vị lãnh đạo Giáo Hội thuộc thế hệ thứ hai đã gặp những thử thách mà thế hệ trước không đề cập đến. Họ phải làm gì khi thế hệ chứng nhân thứ nhất ấy không còn nữa? Lời dạy dỗ xác thực của Chúa Giêsu phải truyền lại như thế nào? Phải trả lời thế nào với các câu hỏi chưa từng có? Khi các tông đồ không còn ở trần thế nữa, các lạc thuyết bắt đầu xuất hiện ngụy trang chính giáo, sự bách hại lại mạnh mẽ và bắt đầu xuất hiện các tranh chấp về vấn đề phụng vụ mà Ðức Giêsu không bao giờ nói đến. Polycarp, một người thánh thiện và là giám mục của Smyrna, chỉ thấy có một câu trả lời - trung thành với đời sống Ðức Giêsu và bắt chước đời sống ấy. Thánh Ignatiô nói với Thánh Polycarp "tinh thần của anh đặt nền móng nơi Thiên Chúa như trên một tảng đá không thể nào lay chuyển nổi." Khi đối diện với lạc giáo, người có "bộ mặt bộc trực" đến nỗi Thánh Ignatiô phải thán phục khi người bắt chước cách Ðức Giêsu trả lời người Pharisêu. Marcion, người lãnh đạo lạc thuyết nhị nguyên (*) khi đối chất với Ðức Polycarp đã yêu cầu người thừa nhận họ, "Polycarp, hãy thừa nhận chúng tôi." Ðức Polycarp trả lời, "Tôi thừa nhận người , phải, tôi thừa nhận người là đứa con của Satan." Trái lại khi đối diện với các bất đồng của Kitô Hữu, người rất khoan dung và tôn trọng. Một trong những tương tranh thời ấy là việc cử hành lễ Phục Sinh. Ðông Phương, là xuất xứ của Thánh Polycarp, cử hành mầu nhiệm Vượt Qua như sự Thương Khó của Ðức Kitô tiếp theo sau bằng một Thánh Lễ vào ngày kế tiếp. Tây Phương cử hành lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật sau tuần lễ Vượt Qua. Khi Thánh Polycarp đến Rôma để thảo luận về vấn đề này với Ðức Giáo Hoàng Anicetus, họ bất đồng ý kiến. Nhưng các người cũng không thấy sự khác biệt trong đức tin Kitô Giáo. Và Ðức Anicetus đã yêu cầu Thánh Polycarp cử hành Thánh Lễ ngay trong nhà nguyện của đức giáo hoàng. Thánh Polycarp đối diện với sự bách hại cũng như Ðức Kitô đã làm. Chính giáo đoàn của người phải thán phục người vì đã theo sát "gương phúc âm" - không tìm cách để tử đạo như một số người đã làm, nhưng trốn tránh sự bách hại cho đến khi thánh ý Chúa được thể hiện như Ðức Giêsu Kitô đã làm. Họ coi đó là "một dấu chỉ tình yêu nói lên sự khao khát không muốn chỉ cứu chuộc có một mình, nhưng còn cứu chuộc tất cả anh chị em Kitô Hữu." Trong thời kỳ người Kitô đẫm máu tử đạo trong đấu trường, dân chúng trở nên điên cuồng đòi hỏi phải tìm bắt Thánh Polycarp, vì người nổi tiếng thánh thiện. Thánh Polycarp thật điềm tĩnh nhưng giáo dân thúc giục người đi trốn trong một nông trại gần thành phố. Quân lính tìm ra người sau khi tra khảo hai đứa bé. người thết đãi họ ăn và xin họ để người cầu nguyện trước khi điệu về đấu trường. Thấy đức tin vững vàng không lay chuyển của Thánh Polycarp, quan thống đốc ra lệnh thiêu sống, và khi quân lính châm lửa, nhiều người chứng kể lại họ được nhìn thấy một phép lạ. Lửa cháy thành một vòng cung chung quanh thánh nhân, bao bọc người như các cánh buồm, và thay vì bị đốt cháy, người lại rực sáng như vàng đang chảy trong lò lửa. Khi quân lính thấy người không hề hấn gì, chúng đã lấy dao đâm người . Máu người đổ ra đã dập tắt ngọn lửa. Quan thống đốc ra lệnh đốt xác thánh nhân mà không để giáo dân lấy xác, vì ông sợ họ sẽ thờ Thánh Polycarp mà không thờ tà thần của người Rôma. "Chứng từ" tử đạo của Thánh Polycarp là chứng từ được ghi nhận một cách xác thực về sự tử đạo của người Kitô ngay từ thuở ban đầu. người chết vào khoảng năm 156. Trong nhiều lá thư của Thánh Polycarp, chỉ còn một lá người viết cho Giáo Hội Philippi, Macedonia là còn giữ được cho đến ngày nay. (*) Marcion chủ trương có hai Chúa. Một Chúa trong Cựu Ước thì khác với Chúa của Tân Ước, và Ðức Giêsu là Con của Thiên Chúa trong Tân Ước. ![]() Thánh Ignatius ở Antiôkia(k. 107?)
inh trưởng ở Syria, Ignatius trở lại Kitô Giáo và sau đó làm Giám Mục Antiôkia. Vào năm 107, hoàng đế Trajan ghé thăm Antiôkia và buộc các Kitô Hữu phải chối đạo hoặc chịu chết. Ðức Ignatius cương quyết không chối bỏ đức tin và do đó bị án tử hình ở Rôma. Trên đường từ Antiôkia đến Rôma để chịu tử đạo, Ðức Ignatius đã viết bảy lá thư nổi tiếng. Năm lá thư cho các Giáo Hội ở Tiểu Á; khuyến khích các Kitô Hữu trung thành với Thiên Chúa và vâng lời bề trên. người cảnh giác họ hãy đề phòng những giáo thuyết lầm lạc, và dạy bảo họ những chân lý vững chắc của đức tin Kitô Giáo. Lá thư thứ sáu gửi cho Ðức Polycarp, Giám Mục ở Smyrna, là người sau này cũng tử đạo vì đức tin. Lá thư sau cùng người xin các Kitô Hữu ở Rôma đừng ngăn cản người chịu tử đạo. "Ðiều duy nhất tôi xin các bạn là hãy để tôi được tự do dâng hiến máu tôi cho Thiên Chúa. Tôi là hạt lúa của Thiên Chúa, ước chi tôi được nghiền nát dưới nanh thú dữ để trở nên bánh tinh tuyền của Ðức Kitô." Lời ước của người đã được thể hiện, và Ðức Ignatius từ trần dưới nanh vuốt của sư tử ở Colosseum năm 107. Thánh Perpetua và Thánh Felicity(k. 203?)
rong những truyền thuyết mù mờ về đời sống các vị tử đạo tiên khởi, may mắn chúng ta vẫn còn được tài liệu về sự can đảm của Thánh Perpetua và Felicity từ chính nhật ký của Thánh Perpetua, của giáo lý viên Saturus, và các chứng nhân. Văn bản này, thường được gọi là "Sự Tử Ðạo của Perpetua và Felicity," được nổi tiếng trong các thế kỷ đầu tiên đến nỗi văn bản ấy đã được đọc trong phụng vụ. Vào năm 203, Vibia Perpetua quyết định trở nên một Kitô Hữu, mặc dù người biết điều đó có thể dẫn đến cái chết trong thời kỳ bách hại của Septimus. Một người em trai của người cũng noi gương và trở nên người dự tòng. Cha của người cuống cuồng lo âu và ông cố gắng thay đổi ý định của người . Sự lo âu của ông thì dễ hiểu, vì một phụ nữ 22 tuổi, hăng say và có học thức như Perpetua thì không có lý do gì lại muốn chết - chưa kể người còn có một đứa con mới sinh. Nhưng thái độ của Perpetua thì rất rõ ràng. người chỉ tay vào một bình đựng nước, và hỏi cha người , "Cha có thấy cái bình đó không? Cha có thể gọi nó một cái tên nào khác với bản chất của nó không?" Người cha trả lời, "Dĩ nhiên là không." Và Perpetua thản nhiên tiếp lời, "Con cũng không thể gọi con bằng một cái tên nào khác hơn là bản chất của con - một Kitô Hữu." Câu trả lời đã làm người cha bực mình và ông đã tấn công chính con mình. Nhật ký Perpetua kể cho chúng ta biết, sau biến cố ấy người phải sống tách biệt với cha người trong vài ngày, và sự tách biệt ấy đã đưa đến sự bắt bớ và tù đầy của chính người . Perpetua bị bắt với bốn người dự tòng khác, kể cả hai người nô lệ là Felicity và Revocatus. Người dạy giáo lý cho các người là Saturus đã bị bắt trước đó. Nhà tù đầy chật người đến nỗi họ ngộp thở vì nóng nực và không có một chút ánh sáng. Quân lính thì xô đẩy họ không một chút xót thương. Perpetua thật khiếp sợ, nhưng trong tất cả những sự ghê rợn ấy, điều đau khổ lớn lao nhất của người là phải xa cách đứa con thơ. Người nô lệ trẻ tuổi là Felicity lại càng đáng thương hơn nữa, vì cô đang mang thai tám tháng và phải sống trong cái nóng nực, chen chúc, và thô bạo ấy. Hai phó tế phục vụ tù nhân đã đút lót lính canh để các người được ở chỗ tốt nhất trong nhà tù. Ở đó, mẹ và em của Perpetua đã đến thăm và đưa con đến cho người . Khi được phép giữ con trong tù, người cảm thấy "nhà tù như trở nên cung điện". Cha người lại nài nỉ người thay đổi ý định, ông hôn tay người và ngay cả quỳ dưới chân người . Perpetua nói với ông, "Chúng ta không thể dựa vào quyền thế của chúng ta, nhưng quyền thế của Thiên Chúa." Trong khi người bị đưa ra xét xử, cha người cũng đi theo, nài nỉ quan tòa. Vì thương hại, quan tòa cũng cố thay đổi ý định của Perpetua, nhưng người vẫn cương quyết, và cùng với các người khác, người bị kết án tử hình bằng cách ném cho thú dữ ăn thịt trong đấu trường. Trong khi đó Felicity cũng rất đau khổ. Theo luật lệ, giết người phụ nữ mang thai là điều trái phép. Giết hài nhi trong bụng mẹ là đổ máu người vô tội và linh thiêng. Trong khi đó, Felicity lại lo rằng người không kịp sinh con trước ngày tử đạo, và các bạn người sẽ bước vào vinh quang ấy mà không có người . Hai ngày trước khi bị hành quyết, Felicity đau đớn chuyển bụng. Bọn lính canh chế diễu, nhục mạ người và nói, "Nếu đau đớn bây giờ mà còn chịu không nổi, thì làm sao đương đầu với thú dữ?" Felicity điềm tĩnh trả lời, "Bây giờ tôi là người phải chịu đau khổ, nhưng trong đấu trường, một Ðấng khác sẽ ở trong tôi, chịu đau khổ dùm tôi vì tôi đã chịu đau khổ vì người ." Felicity sinh hạ một bé gái kháu khỉnh và được một Kitô Hữu ở Carthage nhận làm con nuôi. Vào ngày hành quyết, bốn bổn đạo mới và giáo lý viên bước vào đấu trường với niềm vui và sự bình thản. Khi dân chúng đòi hỏi Perpetua và các bạn người phải mặc y phục dành cho việc thờ cúng tà thần, Perpetua đã đối chất với các lý hình. "Chúng tôi tự ý chịu chết để được tự do thờ phượng Thiên Chúa của chúng tôi. Chúng tôi đã trao mạng sống cho các ông thì không có lý do gì chúng tôi phải thờ lạy thần thánh của các ông." Và các người đã được phép giữ quần áo của mình. Những người đàn ông thì bị tấn công bởi gấu, beo và heo rừng. Các phụ nữ thì bị bò dại tấn công. Perpetua, dù bị tan nát và rối bời, người vẫn nghĩ đến các bạn và chạy đến giúp Felicity đứng dậy. Cả hai đã đứng cạnh nhau khi bọn lính cắt cổ tất cả năm vị tử đạo. Thánh Irenaeus
|
C |
ác văn bản của Thánh Irenaeus giúp người có một địa vị cao trọng trong các giáo phụ của Giáo Hội, vì các tư tưởng ấy không những giúp hình thành nền thần học Kitô Giáo mà còn phô bầy và bài bác các sai lầm của phe Gnostic, gìn giữ được Ðức Tin Công Giáo khỏi những nguy hiểm của lạc thuyết.
Có lẽ người sinh vào khoảng năm 125, trong một vùng ven biển của Tiểu Á là nơi có đông người Kitô Giáo và ký ức về các tông đồ vẫn còn được trân quý. người chịu ảnh hưởng rất nhiều của Thánh Polycarp là người đã từng được gặp các tông đồ hoặc các môn đệ trực tiếp của các người .
Khi các linh mục và nhà thừa sai người Á Châu đem tin mừng đến cho người Gaul và thiết lập một giáo hội địa phương ở Lyons, Thánh Irenaeus đã phục vụ ở giáo phận này dưới quyền vị giám mục đầu tiên là Thánh Pothinus. Vào năm 177, Irenaeus được sai đến Rôma, vì thế người không được phúc tử đạo như Ðức Pothinus trong thời kỳ bách hại ở Lyons. Khi trở về, người kế vị đức giám mục trông coi giáo phận.
Vào lúc ấy, tuy sự bách hại không còn nhưng lạc thuyết Gnostic tràn lan khắp xứ Gaul. Khi thấy các Kitô Hữu bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạc thuyết, người biết việc phải làm là phô bầy các lầm lạc của phe Gnostic. người viết năm cuốn sách mà trong đó nêu ra các sai lầm nội tại của các lạc thuyết, đồng thời so sánh các thuyết ấy với Kinh Thánh và giáo huấn của các Tông Ðồ. Công trình này, được viết bằng tiếng Hy Lạp mà ngay sau đó được dịch sang tiếng Latinh, được lưu hành rộng rãi và rất thành công trong việc đối phó với phe Gnostic. Từ đó trở đi, ở bất cứ cấp độ nào, lạc thuyết Gnostic không còn là một đe dọa đối với đức tin Công Giáo.
Một nhóm Kitô Hữu ở Tiểu Á bị Ðức Giáo Hoàng Victor III ra vạ tuyệt thông vì họ không chấp nhận ngày tháng cử hành lễ Phục Sinh của Giáo Hội Tây Phương. Thánh Irenaeus đã can thiệp với đức giáo hoàng để rút lại hình phạt này, người cho thấy đó không phải là vấn đề quan trọng vì họ theo thói quen cũ mà Ðức Polycarp và Ðức Giáo Hoàng Anicetus không coi đó là sự chia cắt trong Giáo Hội. Ðức giáo hoàng đã phản ứng cách thuận lợi và hàn gắn được sự bất hòa.
Người ta không rõ Thánh Irenaeus từ trần vào lúc nào, nhưng tin là vào năm 202. Thi hài của người được chôn trong hầm mộ ở cung thánh của nhà thờ Thánh Gioan, và sau đó được đổi tên là Thánh Irenaeus. Vào năm 1562, nhà thờ và hầm mộ của người bị phe Calvin tiêu hủy, mọi thánh tích của người dường như cũng tiêu tan.
(k. 258)
T |
hánh Cyprian góp phần quan trọng trong sự phát triển tư duy và tập tục Kitô Giáo trong thế kỷ thứ ba, nhất là ở bắc Phi Châu.
Là một người được giáo dục rất kỹ lưỡng và có tài hùng biện, người trở lại Kitô Giáo khi đã trưởng thành. người phân phát tài sản cho người nghèo, và trước khi được Rửa Tội người đã làm mọi người kinh ngạc khi thề giữ đức khiết tịnh. Trong vòng hai năm người được thụ phong linh mục và được chọn làm Giám Mục Carthage (gần Tunis bây giờ), trái với ý của người .
Thánh Cyprian than phiền rằng sự ổn định mà Giáo Hội đang được hưởng đã làm suy nhược linh đạo của nhiều Kitô Hữu, và đã mở cửa cho những người trở lại đạo mà không thực sự có đức tin. Khi cuộc bắt đạo dưới thời hoàng đế Decian bắt đầu, nhiều Kitô Hữu đã bỏ Giáo Hội cách dễ dàng. Chính sự kiện tái nhập đạo (sau khi từ chối đức tin) đã khuấy động nhiều tranh luận trong thế kỷ thứ ba, và đã giúp Giáo Hội hiểu biết hơn về Bí Tích Hòa Giải. Novatus, một linh mục từng chống đối việc tuyển chọn Cyprian làm giám mục, đã tự tấn phong y làm giám mục khi Ðức Cyprian vắng mặt và tiếp nhận tất cả những người bội giáo mà không bắt đền tội theo giáo luật. Hiển nhiên Novatus bị lên án. Ðức Cyprian có lập trường trung dung, người chủ trương rằng những người đã thực sự thờ tà thần thì chỉ được rước Mình Thánh khi sắp chết, trong khi những ai chỉ mua giấy xác nhận rằng họ đã thờ tà thần thì có thể được tiếp nhận lại sau một thời gian đền tội. Tuy nhiên lập trường này đã được nới lỏng trong thời kỳ bắt đạo sau này.
Khi thành phố Carthage bị bệnh dịch, Ðức Cyprian khuyến khích người Kitô giúp đỡ mọi người khác, kể cả những kẻ thù nghịch và bắt đạo.
Là bạn thân của Ðức Giáo Hoàng Cornelius, Ðức Cyprian chống đối vị giáo hoàng kế tiếp là Stephen. Ðức Cyprian và các giám mục Phi Châu khác không công nhận giá trị của bí tích Rửa Tội do những người lạc giáo và ly giáo cử hành. Ðây không phải là quan điểm chung của Giáo Hội, nhưng Ðức Cyprian không nao núng ngay cả khi ÐGH Stephen đe dọa phạt tuyệt thông.
Người bị lưu đầy bởi lệnh của hoàng đế và sau đó được gọi về để xét xử. người từ chối không chịu rời thành phố, nhất quyết để người dân chứng kiến việc tử đạo của người .
Ðức Cyprian là một tổng hợp của sự nhân từ và can đảm, của hăng hái và điềm tĩnh. người vui vẻ nhưng nghiêm nghị nên dân chúng không biết là nên quý mến hay tôn trọng người hơn. người nóng nẩy trong cuộc tranh luận về bí tích rửa tội; nhưng người đã nghĩ lại, vì đó chính là lúc người viết luận thuyết về sự kiên nhẫn. Thánh Augustine nhận xét rằng Ðức Cyprian đã đền tội nóng nẩy của người bằng sự tử đạo.
(k. 165)
T |
hánh Justin là một giáo dân và triết gia Kitô Giáo đầu tiên đã có những sáng tác vĩ đại bảo vệ đức tin Kitô Giáo. Nhờ các văn bản ấy, chúng ta biết về cuộc đời người .
Thánh Justin sinh ở Flavia Neapolis, Samaria khoảng năm 100, cha mẹ người là người ngoại giáo, gốc Hy Lạp. người được giáo dục kỹ lưỡng và đặc biệt yêu thích khoa hùng biện, thi ca và sử học. Khi còn trai trẻ, người bị thu hút bởi triết thuyết Plato. Tuy nhiên, người nhận thấy chỉ có Kitô Giáo mới trả lời được những thắc mắc lớn lao về đời sống và sự hiện hữu.
Qua những tài liệu Kitô Giáo cũng như việc quan sát các gương anh hùng tử đạo, Thánh Justin đã trở lại Kitô Giáo khi người 30 tuổi. người tiếp tục mặc áo choàng của các triết gia thời bấy giờ, và trở nên triết gia Kitô Giáo đầu tiên. người tổng hợp Kitô Giáo với các yếu tính đặc sắc nhất của triết lý Hy lạp. Theo quan điểm của người , triết lý là một nhà mô phạm của Ðức Kitô, một nhà giáo dục dẫn đưa người ta đến với Ðức Kitô.
Thánh Justin nổi tiếng là một người biện giáo (apologist) thời bấy giờ. người đi đây đó và tranh luận với các người ngoại giáo, lạc giáo và Do Thái Giáo. Khi người Kitô tiếp tục bị bách hại bởi nhà cầm quyền, người đã công khai bảo vệ Kitô Giáo qua lời giảng dạy cũng như văn bản. Trong các sáng tác của người , hiện nay chúng ta vẫn còn giữ được hai bản văn gửi cho hoàng đế Rôma và cho Thượng Viện.
Sau cùng người bị bắt và bị đưa ra trước quan tổng trấn Rôma là Rusticus. Khi được yêu cầu thờ cúng tà thần, Thánh Justin trả lời, "Người có suy nghĩ đúng đắn không chối bỏ sự thật vì sự giả trá."
Thánh Justin bị chém đầu ở Rôma năm 165.
(k. 253)
S |
au khi Thánh Fabian tử vì đạo thì Giáo Hội thời ấy không có giáo hoàng trong vòng 14 tháng, vì sự bách hại quá mãnh liệt. Trong thời gian ấy, Giáo Hội được điều hành bởi một tập thể linh mục. Cyprian, một người bạn của Cornelius, viết lại rằng Cornelius được chọn làm giáo hoàng "bởi quyết định của Thiên Chúa và của Ðức Kitô, bởi sự chứng thực của hầu hết mọi giáo sĩ, bởi lá phiếu của người dân, với sự đồng ý của các linh mục lớn tuổi và những người thiện chí."
Vấn đề lớn nhất trong thời gian hai năm làm giáo hoàng của Thánh Cornelius có liên quan đến Bí Tích Hòa Giải và nhất là việc tái gia nhập của các Kitô Hữu đã chối đạo trong thời bị bách hại. Cả hai thái cực của vấn đề đều bị lên án. Ðức Cyprian, giám mục của Phi Châu, yêu cầu đức giáo hoàng xác nhận lập trường của người là người bội giáo chỉ có thể hoà giải bởi quyết định của vị giám mục.
Tuy nhiên, ở Rôma, Ðức Cornelius lại gặp một quan điểm đối nghịch khác. Sau khi bầu giáo hoàng, một linh mục tên Novatian (một trong những người điều hành Giáo Hội) tự tấn phong cho mình là Giám Mục Rôma--giáo hoàng đối lập đầu tiên. Vị này cho rằng Giáo Hội không có quyền hòa giải chẳng những người bội giáo, mà cả những người phạm tội sát nhân, tội ngoại tình, tội gian dâm hay ngay cả tái hôn! Ðức Cornelius được sự hỗ trợ của hầu hết mọi người trong Giáo Hội (nhất là Ðức Cyprian ở Phi Châu) để lên án chủ thuyết của Novatian, dù rằng giáo phái này kéo dài trong vài thế kỷ. Vào năm 251, Ðức Cornelius triệu tập thượng hội đồng ở Rôma và ra lệnh những người "sa ngã" được hòa giải với Giáo Hội qua "bí tích hoà giải" thông thường.
Một tài liệu từ thời Ðức Cornelius cho thấy sự phát triển của Giáo Hội Rôma trong giữa thế kỷ thứ ba: 46 linh mục, bảy phó tế, bảy phó trợ tế. Số Kitô Hữu được ước lượng khoảng 50,000 người.
Thánh Cornelius từ trần vì hậu quả của sự lưu đầy ở phần đất bây giờ là Civita Vecchia.
(296? - 373)
C |
uộc đời Thánh Athanasius đầy bôn ba vì tận tụy phục vụ Giáo Hội. người là quán quân bảo vệ đức tin đối với sự lan tràn của lạc thuyết Arian. Nhiệt huyết của người được thể hiện trong các trước tác giúp người xứng đáng là Tiến Sĩ Hội Thánh.
Sinh trong một gia đình Kitô Giáo ở Alexandria và được giáo dục kinh điển, Athanasius gia nhập hàng giáo sĩ và là thư ký cho Ðức Alexander, Giám Mục của Alexandria, và sau đó chính người được nâng lên hàng giám mục. Vị tiền nhiệm của người , Ðức Alexander, từng là người lớn tiếng chỉ trích một phong trào mới đang bành trướng ở Ðông Phương thời bấy giờ, đó là lạc thuyết Arian, họ khước từ thiên tính của Ðức Kitô và không coi Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa.
Khi Ðức Athanasius đảm nhận vai trò Giám Mục của Alexandria, người tiếp tục chống với lạc thuyết Arian. Lúc đầu, cuộc chiến dường như dễ dàng chiến thắng và lạc thuyết Arian sẽ bị kết án. Nhưng thực tế thì trái ngược. Công Ðồng Tyre đã được triệu tập và vì một vài lý do không rõ ràng, Hoàng Ðế Constantine đã trục xuất Ðức Athanasius đến miền bắc nước Gaul. Ðây là chuyến đi đầu tiên trong một chuỗi hành trình và lưu đầy có nét phảng phất như cuộc đời Thánh Phaolô.
Khi Constantine từ trần, người con trai kế vị đã phục hồi quyền giám mục của Ðức Athanasius. Nhưng chỉ được có một năm, người lại bị truất phế vì sự liên hiệp của các giám mục theo phe Arian. Ðức Athanasius đã đệ đơn lên Rôma, và Ðức Giáo Hoàng Julius I đã triệu tập một công đồng để duyệt qua vấn đề và các khó khăn liên hệ.
Trong bốn mươi sáu năm làm giám mục, người đã phải lưu đầy mười bảy năm chỉ vì bảo vệ tín điều về thiên tính của Ðức Kitô. Trong một thời gian, người được an hưởng 10 năm tương đối bình an để đọc sách, viết lách và cổ võ lý tưởng của đời sống đan viện mà người hết lòng tận tụy.
Các văn bản và giáo lý của người hầu hết là các bài bút chiến, trực tiếp chống lại mọi góc cạnh của lạc thuyết Arian. Trong các văn bản của người về đời sống khổ hạnh, cuốn Ðời Sống Thánh Anthony được nhiều người biết đến và góp phần lớn trong việc thiết lập đời sống đan viện trên khắp thế giới Kitô Giáo Tây Phương.
(345 - 420)
H |
ầu hết các thánh được nhớ đến là vì một vài nhân đức trổi vượt hay sự sùng kính đặc biệt của các người , nhưng Thánh Giêrôme được nhớ đến là vì tính nóng nẩy! Thật sự người râát nóng tính và có tài viết cay độc, và tình yêu của người dành cho Thiên Chúa và Ðức Kitô Giêsu thật mãnh liệt, nên bất cứ ai dạy bảo điều gì sai trái người đều coi là kẻ thù của Thiên Chúa và chân lý, và Thánh Giêrôme theo đuổi người ấy đến kỳ cùng với lối viết táo bạo và đôi khi châm biếm.
Trên tất cả người là một học giả Kinh Thánh, dịch bộ Cựu Ước từ tiếng Hy Lạp sang tiếng La Tinh. người cũng viết những bài chú giải là nguồn cảm hứng về kinh thánh cho chúng ta ngày nay. người là một sinh viên nhiều tham vọng, một học giả thông suốt, một văn sĩ phi thường và là cố vấn cho các tu sĩ, giám mục và giáo hoàng. Thánh Augustine nói về người , "Ðiều mà Thánh Giêrôme không biết, thì thần chết cũng không biết."
Thánh Giêrôme đặc biệt nổi tiếng trong việc chuyển dịch Kinh Thánh mà cuốn người dịch được gọi là Vulgate. Ðó không phải là bộ Kinh Thánh tuyệt hảo nhưng Giáo Hội công nhận đó là một kho tàng. Như các học giả ngày nay nhận xét, "Không ai trước thời Thánh Giêrôme hay cùng thời với người và rất ít người hậu sinh sau đó hàng thế kỷ cũng không đủ khả năng để thực hiện công trình đó." Công Ðồng Trent đã tu sửa bản Vulgate và công bố đó là văn bản chính thức được dùng trong Giáo Hội.
Ðể thực hiện công trình đó, Thánh Giêrôme đã phải chuẩn bị rất kỹ. người là bậc thầy về tiếng La Tinh, Hy Lạp, Cổ Do Thái và Chaldaic. Học vấn của người bắt đầu từ nơi sinh trưởng, ở Stridon thuộc Dalmatia (Nam Tư cũ). Sau giai đoạn giáo dục sơ khởi, người đến Rôma, là trung tâm học thuật thời ấy, và đến Trier, nước Ðức, là nơi quy tụ các học giả. Mỗi nơi người sống một vài năm, để tìm những vị thầy giỏi.
Sau phần chuẩn bị kiến thức người tung hoành ở Palestine cốt để ghi nhận những nơi đã in dấu Ðức Kitô với lòng sùng kính dạt dào. người cũng là một nhà thần bí, đã sống trong sa mạc Chalcis năm năm để hy sinh cầu nguyện, hãm mình và nghiên cứu. Sau cùng người dừng chân ở Bêlem, là nơi người sống trong một cái hang mà người tin rằng Ðức Kitô đã sinh hạ ở đấy. Vào ngày 30 tháng Chín năm 420 Thánh Giêrôme từ trần ở Bêlem. Thi hài của người hiện được chôn cất trong Ðền Ðức Bà Cả ở Rôma.
(329 - 379)
T |
hánh Basil đang là một thầy giáo nổi tiếng thì người quyết định theo đuổi đời sống tu trì nghèo hèn của Phúc Âm. Sau khi tìm hiểu các phương thức tu trì, có thể nói người là người sáng lập đan viện đầu tiên ở Tiểu Á. người nổi tiếng đối với các vị ẩn tu Ðông Phương cũng như Thánh Benedict nổi tiếng ở Tây Phương, và quy luật người viết đã ảnh hưởng đến đời sống đan viện Ðông Phương mãi cho đến ngày nay.
Sau khi thụ phong linh mục, người phụ tá cho Ðức Tổng Giám Mục của Caesarea (bây giờ là vùng đông nam Thổ Nhĩ Kỳ) và sau cùng chính người trở thành tổng giám mục, bất kể sự chống đối của các giám mục phó, có lẽ vì người đã nhìn thấy những canh tân cần thiết. Trong nhiệm vụ của một tổng giám mục, người siêng năng học hỏi và làm việc liên lỉ. Ðiều này giúp người được gọi là "Cả" ngay trong thời của người và là Tiến Sĩ Hội Thánh sau khi chết.
Vào thời ấy, một trong những nguy hại nặng nề cho Giáo Hội là bè rối Arian, mà họ khước từ thiên tính của Ðức Kitô. Hoàng đế Valens bách hại đạo chính thống, và ép buộc Ðức Basil phải giữ im lặng và chấp nhận cho những người bè rối được rước lễ. Ðức Basil giữ vững lập trường, và Valens phải nhượng bộ. Nhưng khó khăn vẫn còn. Khi vị đại thánh Anthanasius từ trần, trách nhiệm che chở bảo vệ đức tin chống với bè rối Arian đổ xuống trên Ðức Basil. người cố gắng khủng khiếp để kết hợp và phục hồi những người Công Giáo theo người đang bị tan nát vì sự bạo ngược và vì chia rẽ nội bộ. Có thể nói sự chiến thắng tà thuyết Arian trong Công Ðồng Nicene và việc lên án tà thuyết này trong Công Ðồng Constantinople năm 381-382, phần lớn là do công lao của người .
Người làm việc không biết mệt trong công việc mục vu, chống với nạn buôn thần bán thánh, giúp đỡ nạn nhân của hạn hán và đói kém, cố gắng thay đổi hàng giáo sĩ, nhấn mạnh đến tinh thần kỷ luật, người không sợ lên án những điều xấu xa một khi được nhận thấy, và ra vạ tuyệt thông những ai dính líu đến nạn mãi dâm ở Cappadocia.
Ðức Basil nổi tiếng là một nhà diễn thuyết. Các văn bản của người , dù thời ấy không nổi tiếng, đã đưa người lên hàng các bậc thầy của Giáo Hội. Bảy mươi hai năm sau khi người từ trần, Công Ðồng Chalcedon đã đề cập đến người là "Ðức Basil vĩ đại, người thừa tác ơn sủng đã dẫn giải chân lý cho toàn thể trái đất."
(330 - 395)
T |
hánh Grêgôgiô là con út của một gia đình đã góp phần rất lớn cho Giáo Hội và gia đình ấy có ít nhất năm vị thánh.
Sinh trưởng trong thành phố bây giờ là Thổ Nhĩ Kỳ, Grêgôriô là con của hai vị thánh Basil và Emmilia, và lớn lên trong sự dẫn dắt của người anh là Thánh Basil Cả, và người chị Macrina. Sự thành công trong việc học của Grêgôriô tiên đoán một tương lai rạng rỡ. Sau khi là giáo sư hùng biện, người được khuyến khích dâng hiến tài năng và hoạt động cho Giáo Hội, và người đã gia nhập đan viện của người anh là Basil Cả. Sau khi lập gia đình, Grêgôriô tiếp tục học làm linh mục và được phong chức (vấn đề độc thân thời bấy giờ không phải là điều kiện để làm linh mục).
Người được chọn làm Giám Mục của Nyssa năm 372, là giai đoạn nhiều căng thẳng về bè rối Arian, họ từ chối thiên tính của Ðức Kitô. Sau một thời gian giam cầm vì bị bè rối Arian vu oan là biển thủ ngân quỹ Giáo Hội, Ðức Grêgôgiô được phục hồi quyền bính năm 378.
Chính sau cái chết của người anh yêu quý là Thánh Basil mà Ðức Grêgôgiô mới thực sự chứng tỏ khả năng của người . Các học thuyết của người chống với Arian và các sai lầm khác lừng danh đến nỗi người được xưng tụng là người bảo vệ chính giáo. người được sai đi trong các sứ vụ chống trả các bè rối, và giữ một vị thế quan trọng trong Công Ðồng Constantinople.
Danh tiếng của người kéo dài cho đến khi từ trần, nhưng qua nhiều thế kỷ, danh tiếng ấy lu mờ dần khi người ta không rõ người có phải là tác giả của các học thuyết ấy hay không. Tuy nhiên, chúng ta phải cám ơn công trình của các học giả trong thế kỷ 20, vì nhờ đó mà tầm vóc của Thánh Grêgôriô lại được phục hồi. Thật vậy, Thánh Grêgôriô ở Nyssa không chỉ được coi là một trụ cột của chính giáo, nhưng còn là người đóng góp quan trọng cho các truyền thống bí nhiệm trong tinh thần Kitô Giáo và cho hệ thống đan viện.
(329 - 390)
T |
hánh Grêgôriô ở Nazianzus - Tiến Sĩ Hội Thánh và là một trong ba vị Giáo Phụ Cappadocian (hai vị khác là Thánh Basil Cả và Thánh Grêgôriô ở Nyssa) - là con của đức giám mục ở Nazianzus thuộc Cappadocia. người được học hỏi nhiều về các văn bản Kitô Giáo, nhất là của Origen, và triết Hy Lạp. Trong khi theo học ở Cappadocian Caesarea, người gặp Ðức Basil, và từ đó nẩy nở một tình bạn thắm thiết có ảnh hưởng tốt cũng như xấu đến cuộc đời người .
Theo lời mời của Ðức Basil, Grêgôriô gia nhập một đan viện mới thành lập của Ðức Basil. Tuy nhiên, đời sống ẩn dật phải bỏ dở khi cha của người cần người trông coi địa phận và bất động sản. Và dưới áp lực của người cha, người chịu chức linh mục. Vì sự giằng co giữa đời sống ẩn dật và công khai, hơn một lần người phải trở về đan viện khi cộng đoàn cần đến người .
Người khéo léo tránh cuộc ly giáo đang đe dọa thời ấy, vì cha của người có thoả hiệp với bè rối Arian. Lúc 41 tuổi, Grêgôriô được chọn làm Ðức Giám Mục Phó của Caesarea và ngay lập tức đụng độ với Hoàng Ðế Valens, là người hỗ trợ bè rối Arian. Kết quả không may của cuộc chiến chống với tà thuyết là sự lạnh nhạt tình bạn giữa hai người. Ðức Basil, là tổng giám mục, đã sai người đến một thành phố nghèo nàn và bệnh hoạn tiếp giáp với phần đất lấn chiếm cách bất công vào địa phận của người .
Khi việc chống đối bè rối Arian chấm dứt với cái chết của Valens, Ðức Grêgôriô được gọi về xây dựng lại đức tin trong giáo phận lớn Constantinople đã bị ảnh hưởng bởi tà thuyết Arian trong ba thập niên. Mệt mỏi và bối rối, người bị lôi vào cơn lốc của sự thối nát và bạo loạn. Trong hoàn cảnh ấy người bắt đầu viết các bài giảng nổi tiếng về Thiên Chúa Ba Ngôi. Kịp thời, người tái xây dựng đức tin của thành phố, nhưng phải trả bằng một giá quá đắt của sự đau khổ, vu khống, sỉ nhục và ngay cả hành hung cá nhân người .
Những ngày cuối đời, người sống cô độc và khắc khổ. người sáng tác thi ca tôn giáo, trong đó có một ít về tự truyện, thật sâu xa và mỹ miều. người nghĩ rằng đức tin nơi Thiên Chúa không thể thấu hiểu được là nền tảng cho thần học chân chính. Tài hùng biện và việc bảo vệ lập trường đức tin của người trong Công Ðồng Nicea đã giúp người xứng đáng được gọi là "Thần học gia."
(251 - 356)
C |
uộc đời Thánh Antôn nhắc nhở chúng ta nhiều điểm về cuộc đời Thánh Phanxicô Assisi. Khi 20 tuổi, người thật cảm kích trước câu Phúc Âm, "Hãy đi bán những gì anh có, và phân phát cho người nghèo" (Máccô 10:21b), và người đã thực sự thi hành đúng như vậy với gia tài kếch sù của người . người khác với Thánh Phanxicô ở cuộc đời ẩn dật. người nhìn thấy thế gian đầy những cạm bẫy, và người đã sống nhân chứng cho Giáo Hội cũng như thế gian qua cuộc đời khổ hạnh nơi ẩn dật, đầy hy sinh hãm mình và cầu nguyện. Nhưng không vị thánh nào thực sự xa lánh xã hội, và Thánh Antôn đã thu hút người ta đến với người để được hướng dẫn và được lành lặn tâm linh.
Lúc 54 tuổi, theo lời thỉnh cầu của nhiều người, người đã sáng lập một loại đan viện với các phòng ở rải rác cách nhau. Lúc 60 tuổi, người hy vọng sẽ là vị tử đạo trong thời tái bách hại của Rôma năm 311, và người đã không sợ nguy hiểm khi hỗ trợ tinh thần và giảng dạy đạo lý cho những người trong tù. Năm 88 tuổi, người chống với bè rối Arian (từ chối thiên tính của Ðức Kitô), vết thương to lớn ấy đã khiến Giáo Hội phải mất nhiều thế kỷ mới phục hồi được.
Ảnh Thánh Antôn thường được vẽ với thập giá hình chữ T, một cuốn sách và một con heo. Thập giá và con heo tượng trưng cho cuộc chiến dũng cảm của người chống với ma quỷ - thập giá luôn luôn là phương tiện quyền lực giúp người chế ngự ma quỷ, được tượng trưng là con heo. Cuốn sách nói lên sở thích của người là "học hỏi từ thiên nhiên" thay vì sách vở in ấn.
Thánh Antôn chết trong cô quạnh khi người 105 tuổi.
T |
hánh Pachomius sinh vào khoảng năm 292 trong vùng Thượng Thebaid ở Ai Cập và được tiến cử vào đội vệ binh hoàng đế khi hai mươi tuổi. Sự tử tế của Kitô Hữu vùng Thebes đối với binh lính đã có ảnh hưởng lớn đến Pachomius và người đã trở lại Kitô Giáo sau khi giải ngũ.
Sau khi được rửa tội, người trở thành một môn đệ của ẩn sĩ Palemon và cả hai sống một cuộc đời thật khắc khổ, tận hiến cho Thiên Chúa. Họ phối hợp đời sống lao động với sự cầu nguyện liên lỉ. Sau đó, Pachomius cảm thấy được kêu gọi để thiết lập một đan viện ở Tabennisi bên bờ sông Nile. Trong một thời gian ngắn có đến một trăm đan sĩ gia nhập và Pachomius đã tổ chức thành một cộng đoàn có quy củ. Từ đó, càng ngày càng nhiều người khao khát muốn theo gương Pachomius và các đan sĩ.
Cho đến khi người từ trần, đã có đến 10 đan viện người thiết lập cho quý ông và 2 nữ tu viện cho quý bà với số đan sĩ có đến bảy ngàn người, và dòng của người được tiếp tục phát triển ở Ðông Phương cho đến thế kỷ 11.
Thánh Pachomius là đan sĩ đầu tiên quy tụ các ẩn sĩ thành nhiều nhóm và viết Quy Luật cho họ. Cả hai thánh Basil và Biển Ðức đều trích từ Quy Luật này để viết thành các quy luật cho riêng mình. Do đó, mặc dù Thánh Antôn thường được coi là vị sáng lập hệ thống đan viện Kitô Giáo đầu tiên, nhưng thực sự Thánh Pachomius là người khởi sự hệ thống đan viện như chúng ta biết ngày nay.
(k. 407)
S |
ự mơ hồ và mưu đồ trong thời đại Thánh Gioan, vị thuyết giáo đại tài của Antiôkia, là đặc tính của bất cứ ai có địa vị sống ở thành phố lớn trong thời ấy. Ðược đưa đến Constantinople sau mười hai năm sống đời linh mục ở Syria, bỗng dưng Thánh Gioan thấy mình là nạn nhân bất đắc dĩ của vị hoàng đế mưu mô muốn đưa người làm giám mục của thành phố lớn nhất triều đình. Là một người khổ tu, không bệ vệ nhưng có phẩm cách, và bị đau bao tử vì những ngày sống trong hoang địa như một ẩn sĩ, Thánh Gioan bắt đầu chức giám mục dưới mây mù chính trị của triều đình.
Nếu thân xác người yếu đuối thì miệng lưỡi của người lại mạnh dạn. Nội dung các bài giảng của người , điều người dẫn giải về Kinh Thánh, không bao giờ sai vấn đề. Có khi những quan điểm ấy chọc giận giới quyền cao chức trọng. Có khi một số bài giảng kéo dài đến hai giờ đồng hồ.
Lối sống của người ở triều đình không được một số cận thần ưa thích. người đề nghị một chỗ ngồi khiêm tốn cho các kẻ bợ đỡ hàng giáo phẩm đang chầu chực để được hưởng ơn mưa móc của triều đình và giáo hội. Thánh Gioan phàn nàn về nghi thức triều đình đã đưa người lên địa vị cao hơn các viên chức chính phủ. người không phải là người muốn được ưu quyền.
Vì nhiệt huyết nên người hành động. Những giám mục hối lộ để được quyền cao chức trọng đều bị truất phế. Nhiều bài giảng của người kêu gọi những hành động thực tiễn để chia sẻ của cải cho người nghèo. Người giầu không thích thú gì khi nghe thánh nhân nói rằng, sở dĩ có của cải trần gian là vì Adong phạm tội, cũng như các ông không thích nghe người nói về sự trung tín trong hôn nhân của người chồng cũng giống như người vợ. Ðối với vấn đề công bình và bác ái, Thánh Gioan không bao giờ chấp nhận thái độ kỳ thị trong việc áp dụng.
Vì lối sống tách biệt, vì tính khí thẳng thắn, nhất là khi trên tòa giảng, Thánh Gioan chắc chắn là mục tiêu để nhiều người chỉ trích và hục hặc cá nhân. người bị kết tội tham ăn uống một cách lén lút. Vì trung thành trong công việc linh hướng cho một quả phụ giầu có, bà Olympia, người đã bị cho là giả hình trong vấn đề của cải và bác ái. Hành động của người chống với các giám mục bất xứng ở Tiểu Á bị các giáo sĩ khác coi là hám danh, lạm dụng quyền thế trái với quy tắc giáo luật.
Hai nhân vật nổi tiếng thời ấy đã đích thân làm mất uy tín Thánh Gioan là Theophilus, Tổng Giám Mục Alexandria, và Hoàng Hậu Eudoxia. Theophilus sợ rằng địa vị của Ðức GM Constantinople ngày càng quan trọng nên đã nhân cơ hội kết án Thánh Gioan là dung dưỡng tà thuyết. Ðứng sau Theophilus và các giám mục không ưa gì Thánh Gioan là hoàng hậu Eudoxia. Bà bực tức với bài giảng của thánh nhân về sự tương phản giữa giá trị phúc âm và cuộc sống xa hoa của triều đình. Không biết vô tình hay cố ý, một số bài giảng của người đề cập đến Jezebel* đáng ghê tởm và Herodias* vô đạo như những đồng minh của hoàng hậu, là người sau cùng đã xoay xở để Thánh Gioan phải lưu đầy. người chết trong cảnh đầy ải năm 407.
* Jezebel là một cái tên đã trở thành biểu tượng, đồng nghĩa với xảo trá và tội lỗi và thường để gán cho những phụ nữ dối trá một cách trơ trẽn.
Herodias là người đã dùng nhan sắc để lấy người em rể có quyền thế là vua Herod Antipas. Herodias là người đã mưu mô để giết Thánh Gioan Tẩy Giả.
(316?-397)
M |
ột người chống đối hành động vô lương tâm muốn trở nên một tu sĩ; một tu sĩ bị gài ép để trở nên một giám mục; một giám mục chống đối những người vô tôn giáo nhưng cũng xin tha thứ cho những người lạc giáo - đó là Thánh Martin ở Tours, một trong những vị thánh nổi tiếng.
Người sinh trong một gia đình vô tôn giáo ở chỗ bây giờ là Hungary và được lớn lên ở Ý. Là con của một cựu chiến binh, người bị ép buộc phải gia nhập quân đội vào lúc 16 tuổi. người theo học đạo và được rửa tội lúc 18 tuổi. Người ta kể rằng người sôáng như một tu sĩ hơn là một binh sĩ. Năm 23 tuổi, người từ chối tham dự cuộc chiến của Hoàng Ðế Julian Caesar chống với thế giới bằng lập luận như sau: "Tôi đã phục vụ người như một người lính; bây giờ hãy để tôi phục vụ Ðức Kitô. Hãy thưởng cho những người muốn chiến đấu. Nhưng tôi là một người lính của Ðức Kitô, và thật sai lầm nếu tôi đi đánh nhau." Sau nhiều khó khăn, người được giải ngũ và trở thành môn đệ của Ðức GM Hilary ở Poitiers.
Martin được tấn phong làm người trừ quỷ và hoạt động tích cực chống với bè rối Arian. người trở thành vị ẩn tu, trước hết sống ở Milan và sau đó sống ở một đảo nhỏ. Khi Ðức Hilary được phục hồi quyền bính sau thời gian lưu đầy, Martin trở về Pháp và thành lập tu viện có thể nói đầu tiên ở Pháp, gần Poitiers. người sống ở đó trong 10 năm, đào tạo các môn đệ và đi rao giảng khắp nước.
Dân chúng ở Tours đòi hỏi người làm giám mục cho họ. Và người bị lừa đến thành phố này và được đưa đến nhà thờ, là nơi người lưỡng lự nhận chức giám mục. Một vài giám mục tấn phong nghĩ rằng người không xứng đáng làm giám mục vì cái bề ngoài xuề xòa và mái tóc thiếu chải chuốt của người .
Cùng với Thánh Ambrose, Thánh Martin chống đối Ðức GM Ithacius về đề nghị xử tử những người lạc giáo - cũng như sự can thiệp của hoàng đế vào vấn đề này. người còn thuyết phục được hoàng đế tha chết cho Priscillian (người chủ trương những điều sai lạc về nhân tính của Ðức Kitô). Vì những nỗ lực này, Thánh Martin bị cho là cùng phía với bọn lạc giáo, và sau cùng Priscillian bị xử tử. Sau đó Thánh Martin xin chấm dứt việc bách hại những người ở Tây Ban Nha theo tà thuyết của Priscillian. người còn muốn cộng tác với Ðức GM Ithacius về một vài lãnh vực, nhưng vì lương tâm không thấy ổn thỏa nên người đã bỏ dở ý định ấy.
Khi đến giờ chết, các môn đệ xin người đừng bỏ họ. người cầu nguyện, "Lạy Chúa, nếu dân của người vẫn còn cần đến con, con sẽ không từ chối làm việc. Nhưng con xin vâng theo ý Chúa."